Kiên Quyết Là Gì, Cương Quyết Là Gì ❤️️ 8+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Cương Quyết ✅ Tham Khảo Thêm Thông Tin Về Ý Nghĩa, Cách Đặt Câu Với Từ Kiên Quyết.
Kiên Quyết Là Gì ?
Kiên quyết là việc tỏ ra hết sức cứng rắn, quyết làm bằng được điều đã định, dù khó khăn trở ngại đến mấy cũng không thay đổi
Cương Quyết Là Gì ?
Cương quyết được hiểu là có ý chí vững vàng, không bị lung lay thay đổi trước mọi tác động bên ngoài.
Những Biểu Hiện Của Cương Quyết, Kiên Quyết
Những biểu hiện của cương quyết, kiên quyết được SCR.VN tổng hợp chi tiết sau đây:
- Kỷ luật và nghiêm khắc đúng nơi đúng lúc với chính mình. Người có sự kiên quyết là người sống có kỷ luật và quy tắc, họ đưa mình vào khuôn khổ và luôn tạo ra những thói quen tốt, khác hẵn với việc gò bó ép buộc bản thân làm thứ mình không thích, không mong muốn.
- Người có tính cương quyết họ biết cách thay đổi linh hoạt tư duy. Sự kiên quyết còn được thể hiện rõ qua lối suy nghĩ tư duy phóng khoáng, chuyển mình vận hành để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
- Là người hiểu khá rõ về giá trị của mình. Họ không so sánh mình với ai khác, lấy điểm tốt của người khác làm động lực phát huy, hiểu điểm yếu cá nhân để khắc phục.
Đừng bỏ qua thông tin 🔥 Kiên Định Là Gì 🔥 ngắn hay
Đặt Câu Với Từ Cương Quyết, Kiên Quyết
Đặt câu với từ cương quyết, kiên quyết được SCR.VN gợi ý chi tiết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!
Ba tôi là người cư xử rất mềm mỏng nhưng cũng rất kiên quyết.
Nếu chúng ta kiên quyết vượt qua thì khó khăn và sự thiếu thốn sẽ là chuyện nhỏ
Tôi kiên quyết được giấy khen năm nay.
Từ ngày xa xưa nhân dân ta đã kiên quyết đánh giặc ngoại xâm.
Kiên quyết là một đức tính tốt mà một con người nên có.
Nhân dân ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, biển đảo quê hương.
Từ Đồng Nghĩa Với Cương Quyết, Kiên Quyết
Từ đồng nghĩa với cương quyết, kiên quyết đó chính là kiên định, ngoan cường, kiên cường, chính trực, dứt khoát,..
Từ Trái Nghĩa Với Cương Quyết, Kiên Quyết
Ngược lại, từ trái nghĩa với cương quyết, kiên quyết là nản chí, mềm yếu, lay động, khuất phục, …
SCR.VN chia sẻ 💧 Kiên Cường Là Gì 💧 đặc sắc
8 Ví Dụ Về Cương Quyết, Kiên Quyết Tiêu Biểu
Gợi ý cho bạn đọc 8 ví dụ về cương quyết, kiên quyết tiêu biểu nhất. Đừng vội bỏ qua nhé!
Tấm Gương Về Cương Quyết – Mẫu 1
Được mệnh danh là “Ông vua xe hơi” của nước Mỹ, Henry Ford là một trong những người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ít ai biết đến ông cũng đã có quãng thời gian liên tục phải đối mặt với thất bại.
Công ty xe hơi đầu tiên mà Ford lập ra đã bị phá sản chỉ sau một năm rưỡi vì không tạo ra được lợi nhuận. Sau đó ông bắt đầu vay tiền từ bạn bè và người thân để thành lập công ty một lần nữa. Nhưng cuối cùng, ông lại bị chính các cổ đông của mình đuổi khỏi công ty vì họ cho rằng cung cách quản lý của Ford kém hiệu quả.
Thất bại, chán chường nhưng ông không hề tỏ ra tuyệt vọng, nản chí. Một năm sau, Ford tiếp tục lập nên công ty thứ 3, Ford Motor, và giờ đây đã trở thành một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất tại Mỹ.
Câu Chuyện Về Cương Quyết – Mẫu 2
Ông trùm hãng hoạt hình Walt Disney, “cha đẻ” của chú chuột Mickey, là người đã sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thế giới và còn đầu tư xây dựng công viên giải trí khổng lồ Disneyland ở bang California (Mỹ), khơi nguồn cảm hứng cho hàng triệu bạn nhỏ trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, trước khi gặt hái được những thành công vang dội đó thì ông cũng đã từng có tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả, vấp phải nhiều thất bại trong cuộc sống.
Walt Disney đã bị sa thải bởi một biên tập viên vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng nào tốt cả”, phim hoạt hình về chú chuột Mickey đã từng bị từ chối vì “quá đáng sợ đối với phụ nữ”, ông còn thất bại mấy lần nữa trước khi ra mắt bộ phim “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, bị từ chối khoảng 302 lần khi vận động chi phí xây dựng công ty Walt Disney
Ví Dụ Về Kiên Quyết Của Chị Võ Thị Sáu – Mẫu 3
Chị Võ Thị Sáu, tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng.
Lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh giặc Pháp và bọn Việt gian hà hiếp, giết chóc đồng bào, tàn phá quê hương mình.
Vì vậy, chị đã sớm có lòng căm thù giặc. 12 tuổi, chị được anh trai giác ngộ và theo anh trốn lên chiến khu giúp cách mạng. Qua nhiều lần thử thách, chị đã được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ lúc 14 tuổi.
14 tuổi, ở cái tuổi vẫn còn được coi trẻ con ấy, chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.
Tại phiên chợ tết năm 1950, trong khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ thì chị bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.
Sau hai năm bị giam ở khám Chí Hòa, ngày 21/1/1952, chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo với số tù 6267 và bị giam riêng ở Sở Cò.
Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí tiết của người công an cách mạng.
Thực dân Pháp không khai thác được thông tin gì và kết án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Vụ án này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.
Chị Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh.
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản. Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.
Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, chị bị xử bắn tại Côn Đảo khi mới 19 tuổi. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm ngày 22, chị hát cho những bạn tù nghe những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh…
Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca – bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.
Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.
“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát “Tiến quân ca”. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Ví Dụ Về Cương Quyết, Kiên Quyết Ấn Tượng – Mẫu 4
Đồng chí Võ Văn Tần sinh tháng 8-1891 trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước ở làng Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Cả cuộc đời, đồng chí luôn cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì lợi ích của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Đồng chí Võ Văn Tần là một tấm gương cao đẹp về lòng trung thành vô hạn với lý tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời vì dân, vì nước.
Đồng chí Võ Văn Tần sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, hiếu học, sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản và đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng. Năm 1923, do tham gia đấu tranh chống chính quyền thực dân thu thuế sát sinh vô lý cùng nông dân, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam, khép tội “cầm đầu các cuộc chống đối”, nhưng không có chứng cớ để khép án nên chúng phải trả tự do.
Tháng 6-1931, trong bối cảnh thực dân Pháp đàn áp quyết liệt các cơ sở cách mạng của Đảng, đồng chí Võ Văn Tần phải nhiều lần “thay hình đổi dạng” để hoạt động, liên lạc, chỉ đạo xây dựng các cơ sở, duy trì các cuộc đấu tranh của quần chúng, tìm các đồng chí để tái lập Xứ ủy.
Bằng ý chí, bản lĩnh kiên cường, trung thành với lý tưởng, bất chấp mọi hy sinh gian khổ, đồng chí đã kiên trì hoạt động, từng bước gây dựng lại tổ chức cơ sở của Đảng, duy trì sự lãnh đạo liên tục của Đảng ở Gia Định – Chợ Lớn.
Ngày 14-7-1940, đồng chí Võ Văn Tần bị địch bắt trong khi đang cùng một số đồng chí họp bàn ở ấp Tân Thới Trung (nay là xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh). Dù suốt 16 tháng bị giam cầm, mua chuộc, dụ dỗ và dùng cực hình tra tấn dã man, nhưng thực dân Pháp vẫn không thể lay chuyển được ý chí bất khuất kiên quyết và khí tiết cách mạng của đồng chí Võ Văn Tần.
Không khuất phục được, thực dân Pháp đã đưa đồng chí Võ Văn Tần ra xử bắn ngày 28-8-1941. Quyết giữ trọn lời thề trung thành với Đảng, với cách mạng và nhân dân, đồng chí Võ Văn Tần bình thản đón nhận sự hy sinh vẻ vang. Trước khi ra pháp trường, đồng chí đã để lại di bút trên tường xà lim “Thà mình chết, không khi nào mình giết chết phong trào cách mạng…”.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Kiên Trì Là Gì 🍃 ngắn gọn
Ví Dụ Về Cương Quyết Ngắn Gọn – Mẫu 5
Ông trùm hãng hoạt hình Walt Disney, “cha đẻ” của chú chuột Mickey, là người đã sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thế giới và còn đầu tư xây dựng công viên giải trí khổng lồ Disneyland ở bang California (Mỹ), khơi nguồn cảm hứng cho hàng triệu bạn nhỏ trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, trước khi gặt hái được những thành công vang dội đó thì ông cũng đã từng có tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả, vấp phải nhiều thất bại trong cuộc sống.
Walt Disney đã bị sa thải bởi một biên tập viên vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng nào tốt cả”, phim hoạt hình về chú chuột Mickey đã từng bị từ chối vì “quá đáng sợ đối với phụ nữ”, ông còn thất bại mấy lần nữa trước khi ra mắt bộ phim “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, bị từ chối khoảng 302 lần khi vận động chi phí xây dựng công ty Walt Disney
Ví Dụ Về Kiên Quyết Chọn Lọc – Mẫu 6
Ngôi trường làng nọ được sưởi ấm bằng lò than lớn và cũ kỹ. Một cậu bé có nhiệm vụ là mỗi sáng phải đến trường sớm đốt lửa lò sưởi ấm cho căn phòng trước khi thầy giáo và các bạn đến.
Vào một buổi sáng, khi mọi người đi đến trường thì phát hiện ngôi trường đang chìm trong lửa. Họ kéo được cậu bé đã bất tỉnh ra khỏi cơn lửa cháy rừng rực. Cậu bé bị ngọn lửa đốt cháy nửa người dưới và được mọi người đưa vào bệnh viện tỉnh gần đấy.
Trên giường bệnh, cậu bé bị phỏng nặng, nửa mê nửa tỉnh nghe được tiếng bác sĩ nói chuyện với mẹ cậu. Bác sĩ nói rằng cậu sẽ không qua nổi – thực chất đó là điều tốt nhất – vì ngọn lửa khủng khiếp đã thiêu cháy toàn bộ nửa phần thân dưới của cậu.
Nhưng cậu bé kiên cường không muốn mình chết. Cậu tự động viên mình phải sống. Không biết bằng cách nào mà cuối cùng cậu bé đã vượt qua được, trước sự kinh ngạc của các bác sĩ. Khi thời điểm nguy hiểm nhất đã qua, cậu lại nghe tiếng bác sĩ và mẹ nói chuyện. Họ nói với mẹ cậu rằng vì ngọn lửa đã phá huỷ quá nhiều nơi ở phần thân dưới, có lẽ sẽ tốt hơn nếu trước đó cậu bé chết đi, vì cậu sẽ phải đau buồn với cuộc sống tàn tật.
Một lần nữa cậu bé dũng cảm lại tự động viên mình. Cậu sẽ không là một người tàn tật. Cậu sẽ đi được. Nhưng thật không may là từ chỗ thắt lưng trở xuống, cậu không có khả năng vận động. Đôi chân nhỏ bé của cậu chỉ đung đưa mà hoàn toàn không có cảm giác.
Cuối cùng, cậu bé được xuất viện. Mỗi ngày, mẹ cậu đều xoa bóp đôi chân bé bỏng của cậu, nhưng nó không có cảm giác gì cả, không điều khiển được. Thế nhưng lòng quyết tâm rằng cậu sẽ đi trở lại vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ.
Qua thời gian nằm trên giường, cậu được chuyển qua ngồi trên xe lăn. Một ngày nắng đẹp, mẹ cậu đưa cậu ra sân để thay đổi không khí. Vào những ngày ấy, thay vì ngồi trên xe, cậu đã tự đẩy mình khỏi ghế ngồi. Cậu bé tự kéo mình băng qua bãi cỏ, lê theo đôi chân phía sau.
Cậu bé tiếp tục bò cho tới khi đụng phải hàng rào màu trắng bao quanh khoảng sân nhà. Với một nỗ lực lớn lao, cậu đã tự nâng mình lên theo những bờ rào. Sau đó, từng cọc một, cậu bé bắt đầu kéo thân mình dọc theo hàng rào, quyết tâm sẽ đi được. Cậu bé đã bắt đầu làm như thế mỗi ngày cho đến khi cậu tạo thành một lối mòn nhỏ dọc quanh sân, bên cạnh hàng rào. Cậu không muốn gì hơn ngoài việc tiến lên trong cuộc sống bằng đôi chân mình.
Và cuối cùng, bằng tập luyện hàng ngày, bằng sự kiên trì sắt đá và sự cương quyết của mình, cậu bé đã có thể đứng dậy và sau đó là đi lại khập khiễng, tiếp theo là tự đi lại và cuối cùng là… chạy.
Cậu bé bắt đầu đi và sau đó là chạy đến trường, chạy trong niềm hân hoan lớn lao của sự chạy nhảy. Sau này khi vào đại học cậu tham gia đội tuyển thi chạy.
Mãi về sau ở quảng trường vườn Madison, chính người trai trẻ ấy – người mà người ta không tin rằng cậu sẽ sống sót, sẽ không bao giờ đi lại được, sẽ không bao giờ có hy vọng chạy nhảy – một thanh niên đầy nghị lực, Glenn Cunningham – đã chạy một dặm nhanh nhất thế giới.
Ví Dụ Về Cương Quyết, Kiên Quyết Cụ Thể – Mẫu 7
Với khoảng 1.093 bằng sáng chế mang tên mình, Thomas Edison chính là nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại, làm thay đổi đời sống nhân loại.
Tuy nhiên, có mấy ai biết được rằng thuở còn đi học, các giáo viên dạy Edison đã cho rằng ông “quá ngu ngốc nên không thể học bất cứ điều gì”; do đó, mẹ của ông đã quyết định là sẽ tự nuôi nấng, dạy dỗ ông nên người.
Thomas Edison đã làm thí nghiệm đến 10.000 lần, và đều thất bại trước khi phát minh ra bóng đèn điện, mang đến cuộc cải cách cho lịch sử nhân loại.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Kiên Nhẫn Là Gì 💕 chi tiết
Dẫn Chứng Về Cương Quyết, Kiên Quyết Chi Tiết – Mẫu 8
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.
Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ.
Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.
Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy.
Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.
Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.
Arianna Huffington là nữ doanh nhân, chính trị gia, nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất ngành truyền thông. Tuy vậy, bà từng nhận phải thất bại cay đắng khi chỉ có 0.55% phiếu bầu cho cuộc chạy đua tổng thống Mỹ năm 2003.
Cuộc đời bà đã cho ra đời nhiều quyển sách nổi tiếng, được nhiều người đón nhận. Mặc dù cuốn sách đầu tiên là The Female Woman – xuất bản năm 1973, khi bà 23 tuổi được bán khá thành công, nhưng đến quyển sách thứ hai thì đã bị từ chối xuất bản 36 lần.
Tuy nhiên, không vì thế mà nản lòng, với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ dám vượt lên thất bại, bà đã tiếp tục viết và cho ra đời thêm 13 cuốn sách nữa, thường về các chủ đề quan điểm chính trị và viết tiểu sử.