Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí + Liên Hệ [23+ Đoạn Văn Hay]

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí + Liên Hệ ❤️ 23+ Đoạn Văn Hay ✅ Đoạn Mẫu Kết Bài Đặc Sắc Nhất Cho Tác Phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí.

Cách Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Kết bài là một phần quan trọng không thể thiếu trong bài văn nghị luận, là dư âm đọng lại cho cả bài viết, là điểm nhấn tạo ấn tượng cho người đọc, là cơ hội để nâng cao điểm số bài thi, bài kiểm tra. Để viết được kết bài hay, có “sức nặng” cần phải có phương pháp.

a. Kết bài truyền thống:

  • Bước 1: Khẳng định lại vấn đề.
    • Thâu tóm lại nội dung được thể hiện ở phần mở bài và thân bài.

Ví dụ: Qua tác phẩm này, chúng ta có sự hình dung đầy đủ, khái quát nhất về hình ảnh hào hùng, dũng cảm của người anh hùng áo vải tài ba Quang Trung – Nguyễn Huệ.

  • Bước 2: Đánh giá thành công của tác giả.
    • Đánh giá những thành công mà tác giả đã đạt được trong tác phẩm.

Ví dụ: Lời văn dung dị, giàu chất gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị nghệ thuật trần thuật đặc sắc. Tất cả đã đem đến cho người đọc những trang văn thấm đẫm nhiều cung bậc cảm xúc.

  • Bước 3: Bài học nâng cao quan điểm.
    • Đưa ra những bài học đúc kết, khơi gợi tâm tư trong lòng người đọc.

Ví dụ: Vị anh anh ấy mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

b. Kết bài mở rộng và nâng cao vấn đề:

  • Cách 1: Đưa lý luận vào kết bài.
    • Đưa thêm những lí luận, dẫn chứng để khẳng định, làm rõ các luận điểm, đồng thời giúp tăng tính khoa học cho bài làm.

Ví dụ: Khi cho rằng “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” có lẽ tác giả của nhận định này đã nghĩ đến những trang viết chân thực, sống động phản ánh trung thành bản chất của thời đại mà nhà văn đó sống. Điều này khiến độc giả Việt Nam nhớ đến một tác phẩm “thực và hay” như thế, đó là “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.

  • Cách 2: Vận dụng kiến thức thực tế.
    • Để tăng thêm tính linh hoạt và sự sinh động cho kết bài, các bạn có thể đi từ kiến thức thực tế vào sách vở, dẫn dắt từ câu chuyện đời thực tới tác phẩm.

Ví dụ: Mỗi lần có dịp đi qua những di tích lịch sử, những tượng đài của người anh hùng áo vải Quang Trung, ta chợt nhớ tới vẻ đẹp oai hùng, tài trí của vị vua này trong bài “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Học cách viết 🌸 Mở Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí 🌸 hay nhất!

20+ Đoạn Văn Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Hay Nhất

Cùng xem ngay 20+ mẫu kết bài hay nhất cho bài “Hoàng Lê nhất thống chí” mà SCR.VN đã sưu tập được!

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Đặc Sắc

Hồi thứ 14 trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí thể hiện rõ xu thế lịch sử của nước ta thế kỉ 18. Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức, các tác giả Ngô Gia Văn Phái vốn là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và ghi nhận chân thực chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của cả dân tộc.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ấn Tượng

Khép lại đoạn trích “Hồi thứ mười bốn” người đọc thấy được những âm mưu tàn ác của quân xâm lược phương Bắc đối với dân tộc ta. Đồng thời, qua đoạn trích ta càng cảm thấy tự hào hơn về truyền thống yêu nước, anh hùng của dân tộc Việt Nam, thấm thía và biết ơn sâu sắc những con người anh hùng, trong đó có nhà vua, nhà quân sự tài ba Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Thu Hút

Qua hồi thứ mười bốn của Hoàng Lê Nhất thống chí, tác giả đã cho người đọc một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Chiến thắng oanh liệt vẻ vang của nhân dân ta trước kẻ thù. Đồng thời còn cho thấy sự thất bại thảm hại của nhà Thanh, và sự đáng thương của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Hấp Dẫn

Cuộc đại phá quân Thanh xâm lược là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Người làm nên kỳ tích ấy là Quang Trung – Nguyễn Huệ, vị “anh hùng áo vải” vừa có tài thao lược vừa luôn hết lòng vì dân, vì nước. Trang sử hào hùng ấy đã được ghi lại bởi Ngô gia văn phái – nhóm tác giả đã vượt qua những tư tưởng phong kiến có hữu để tái hiện lịch sử một cách chân thực.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Điểm Cao

Bằng quan điểm lịch sử chân chính của các sử gia, Ngô gia văn phái đã ghi lại một cách chân thực và sắc nét hình ảnh hào hùng của người anh hùng áo vải Quang Trung. Bên cạnh đó là sự thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống và sự thất bại nhục nhã của quân tướng nhà Thanh. Đoạn trích được trần thuật theo dòng thời gian, giọng điệu linh hoạt, khi trầm buồn, khi gấp gáp, hối hả đã cho thấy tài năng kể chuyện bậc thầy của tác giả.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Xuất Sắc

Như vậy, hình ảnh vua Quang Trung Nguyễn Huệ được các tác giả Ngô Gia văn phái khắc họa một cách sống động,chân thực hình tượng của một người anh hùng trí tuệ, oai phong lẫm liệt. Điều đáng nói ở đây là các tác giả Ngô gia thuộc nhà Lê mà viết về Quang Trung trên tinh thần ngợi ca như vậy, tức là đứng trên lập trường dân tộc để phản ánh. Điều đó càng làm cho tác phẩm mang nhiều giá trị hơn.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Đơn Giản

Qua đoạn trích trên, nhóm tác giả đã đem đến cho người đọc một bức tranh “toàn bích” về vị anh hùng oai phong, lẫm liệt và tài giỏi Quang Trung. Đó cũng chính là tấm gương sáng để chúng ta cần học hỏi và noi theo về tinh thần quả cảm, yêu nước. Lòng yêu nước chính là sức mạnh vĩ đại giúp chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Đọc thêm văn bản 🌸 Tóm Tắt Hoàng Lê Nhất Thống Chí 🌸 ngắn gọn!

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngắn Gọn

Hồi thứ mười bốn của “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái cùng toàn bộ tác phẩm thực sự là những áng văn – sử chân thực, sinh động. Tập thể nhà văn chẳng những thể hiện thành công vai trò “thư ký của thời đại” của mình mà còn để lại trong lịch sử văn học dân tộc một dấu ấn đậm nét của tài năng và tâm đức.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngắn Nhất

Nghệ thuật kể chuyện, bút pháp miêu tả nhân vật lịch sử (Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị) rất chân thực và sinh động tạo nên những trang văn hào ùng tuyệt đẹp vừa giàu giá trị văn chương, vừa mang tính lịch sử sâu sắc.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngắn Hay

Đoạn trích “Hồi thứ mười bốn” của Hoàng Lê nhất thống chí cho ta thấy được những âm mưu tàn độc của quân xâm lược đối với dân tộc ta. Đoạn trích cũng cho ta thấy được vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết dân tộc và tài thao lược, mưu tính tuyệt vời của một con người kiệt xuất vua Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Hay Nhất

Nhưng có lẽ họ Ngô đã hoài công. Tình cảm xót xa có lẽ đã không thể truyền vào lòng của số đông người đọc truyện. Bởi trước đó, người viết đã quá thành công trong việc dựng lên chân dung của một triều đại không còn sức sống: một triều đại cần phải chia tay, phải đưa tiễn xuống mồ một cách vui vẻ chứ không phải một cách buồn đau. Người viết cũng đã quá thành công trong việc tạo ra cảm giác: chiến thắng oai hùng này quả thật là thuộc về người xứng đáng, quân khởi nghĩa Tây Sơn dưới sự dẫn dắt của vị anh hùng dân tộc Quang Trung.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Nâng Cao

Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: ”Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cử ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả. Đó là cái giỏi, cũng là cái tâm của người cầm quân.

Vua Quang Trung là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam. Vị anh anh ấy mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Chuyên Văn

Nói tóm lại, hồi mười bốn của tác phẩm “Hoàng Lê Nhất thống chí” đã phác họa thật rõ bức chân dung vị anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung đầy oai phong với trí tuệ sáng suốt, với hành động quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng và có tài điều binh khiển tướng như thần. Hình ảnh vua Quang Trung sẽ mãi là niềm tự hào đối với mỗi con người Việt Nam để rồi mỗi khi nhắc đến là ai cũng tỏ ra đầy sự kính phục và ngưỡng mộ vô cùng vì có một vị tướng tài ba như vậy.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Học Sinh Giỏi

Tóm lại “Hoàng Lê nhất thống chí” và “Hồi thứ 14” không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị văn học độc đáo, rất tiêu biểu cho thể loại tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá hai mươi chín vạn quân Thanh. Đây chính là nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật – một trong các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm.

Mẫu 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Hoàng Lê Nhất Thống Chí 🌸 chi tiết!

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Sưu Tập

Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã nhắc ta nhớ về một thời đại vàng son trong lịch sử dân tộc , tăng thêm ý thức dân tộc, tự nhắc mình phải tiếp bước cha ông trên con đường xây dựng, bảo vệ đất nước.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Chọn Lọc

Người anh hùng Nguyễn Huệ, một người tướng lĩnh tài ba, vị minh quân của dân tộc qua từng trang viết được khắc hoạ thật rõ nét. Qua đó, ta thêm tự hào về truyền thống yêu nước, về những danh nhân của thời đại xưa. Từ đó, cố gắng học tập, rèn luyện và hoàn thiện để bản thân mỗi ngày thật mạnh mẽ, trưởng thành, sống với lý tưởng yêu nước mà ông cha đã gìn giữ, phát huy.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Độc Đáo

Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 đã tạc lên tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ thành công xuất sắc. Ông là con người toàn tài, vị vua anh dũng, sáng suốt, đánh tan quân xâm lược, đem lại độc lập cho dân tộc. Vẻ đẹp trí tuệ của vua Quang Trung cũng chính là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp, khí phách của dân tộc Việt Nam.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Tiêu Biểu

Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc. Nó làm cho trang văn ” Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Tuyển Chọn

Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: Lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

Kết Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí Đặc Biệt

Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

Bài mẫu 🌸 Phân Tích Hoàng Lê Nhất Thống Chí 🌸 đặc sắc nhất!

Liên Hệ Tác Phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí Hay

Bài văn mẫu liên hệ giữa 2 nhân vật là người anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ) trong “Hoàng Lê nhất thống chí” và Lục Vân Tiên trong tác phẩm cùng tên!

Quang Trung và Lục Vân Tiên tuy là hai nhân vật với những cảm hứng khác nhau nhưng đều có những nét đẹp chung.

Nếu Quang Trung là người anh hùng dân tộc tràn đầy nhiệt huyết yêu nước trong kháng chiến thì Lục Vân Tiên là người anh hùng của nhân dân trong đời thường. Quang Trung là người anh hùng dân tộc với đầy đủ những phẩm chất cần thiết để trở thành một lãnh tụ, mang linh hồn của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại: vừa quyết đoán, vừa mạnh mẽ; thêm vào trí tuệ sáng suốt nhạy bén; oai phong lẫm liệt trong cuộc chiến.

Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí đã khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ mạnh mẽ, quyết đoán trong mọi tình huống. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, nhân vật cũng rất xông xáo, hành động nhanh gọn, có chủ đích. Vừa hay tin giặc đã tràn vào thành Thăng Long, chiếm được cả một vùng rộng lớn, Nguyễn Huệ không một chút e dè, nao núng, nhanh chóng lên kế hoạch đánh giặc. 

Chỉ vỏn vẹn trong vòng một tháng (từ ngày 24 tháng 11 đến ngày 30 tháng Chạp), Nguyễn Huệ đã tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế, đem đại binh ra Bắc, gặp gỡ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp để trưng cầu ý kiến, tuyển mộ binh sĩ, phủ dụ quân lính, hoạch định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với địch sau chiến thắng. 

Trí tuệ sáng suốt của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ thể hiện trong việc phân tích tình hình thời cuộc và tương quan giữa quân ta và quân giặc. Trong lời phủ dụ quân lính ở tại Nghệ An, ông khẳng định chủ quyền dân tộc “đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”, và vạch rõ dã tâm của giặc rằng “người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác…mưu đồ lấy nước ta đặt làm quận huyện…”, nêu cao truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, kêu gọi quân lính một lòng cùng nhau chống giặc.

Vua đồng thời đưa ra những kỷ luật nghiêm minh “chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai…”. Lời phủ dụ này như một bài hịch ngắn nhưng chứa đầy sức mạnh, có tác dụng khơi dậy lòng quân, làm dấy lên truyền thống quật cường của dân tộc.

Nếu Quang Trung Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí là hình ảnh người anh hùng dân tộc trong cảnh đất nước có ngoại xâm thì Lục Vân Tiên trong tác phẩm cùng tên chính là mẫu hình mà nhân dân ao ước hiện hữu trong cuộc đời thường. Chàng thanh niên khôi ngô ấy mang trong mình dòng máu anh hùng nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài, sẵn sàng ra tay cứu giúp người khó.

Lục vân Tiên là một người anh hùng bất chấp nguy hiểm cứu người trong hoạn nạn, không phục kẻ bạo cường. Ngay trước đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân khốn khổ vì bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, họ phải “Đều đem nhau chạy vào rừng, lên non” tránh cướp. Người dân ai ai cũng khuyên chàng không nên dự vào, kẻo chuốc lấy nguy hiểm. Thế mà, Vân Tiên, một mình, tay không, đã dũng cảm đánh lại bọn cướp đường hung dữ, đầy đủ gươm giáo, bọn người được ví là “thanh thế lẫy lừng”, “người đều sợ nó có tài không đương”:

“Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy, tìm đàng chạy vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!
“Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Chàng không hề run sợ trước bọn cướp hung hăng mà vẫn bình tĩnh thể hiện rõ bản lĩnh của người anh hùng. Một thân chàng “tả đột hữu xông”, tung hoành trong trận đánh, cho thấy rõ võ nghệ phi thường. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong trận đánh hiện lên thật đẹp, đó là vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa. Nguyễn Đình Chiểu đã yêu mến và so sánh chàng với Triệu Tử Long, chàng anh hùng trẻ tuổi trong truyện Tam Quốc mà tất thảy người Nam Bộ nào cũng mến phục:

“Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương giang.”

Người anh hùng Lục Vân Tiên có lẽ là hình tượng mà bất cứ người dân nào cũng yêu mến, bởi nó không những thể hiện một tính cách anh hùng dũng cảm, một tài năng, khí phách lớn mà cao hơn còn là tấm lòng vì nghĩa quên mình của chàng. Đó cái tài của bậc anh hùng hảo hán và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng quân cướp tàn bạo.Trận đánh đã kết thúc nhanh chóng đến bất ngờ như trong truyện cổ tích:

“Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng lập tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.”

Điều đó một lần nữa khẳng định tài năng tài giỏi của Lục Vân Tiên. Nhưng cao hơn là thể hiện khát vọng của nhân dân, là niềm tin của nhân dân về cải thiện. Con người tốt và việc làm tốt, dù có trải qua khó khăn nhưng cuối cùng vẫn sáng ngời và chiến thắng. Đó là ước mơ tác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm vào Lục Vân Tiên.

Hành động của chàng Vân Tiên thể hiện tấm lòng nhân hậu, thương người. Khi nghe họ nói muốn được tạ ơn, Vân Tiên vội từ chối ngay. Ở đây có phần câu lệ của phong kiến nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường sẵn có của Vân Tiên “làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Cảm động trước hành động cao đẹp của Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga hết lòng mời chàng về nhà để tạ ơn. Đáp lại, “Vân Tiên nghe nói liền cười” rồi nhẹ nhàng từ chối. Nụ cười ấy là nụ cười của người anh hùng: hồn nhiên vô tư không vụ lợi, nụ cười của người làm việc nghĩa, vì lẽ phải công bằng của đời và xuất phát từ tấm lòng. 

Đối với Lục Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, chàng không xem đó là một công trạng. Đó là cách đối nhân xử thế mang tinh thần nghĩa hiệp của bậc anh hùng hảo hán đương thời: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả; lầm nguy bất cứu mạc anh hùng”.

Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, hai tác giả đã tái hiện chân thật, sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ qua chiến công đại phá quân Thanh và người anh hùng dân dã Lục Vân Tiên.

Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ từ đó trở thành biểu tượng cho dân tộc anh hùng. Trong khi đó, những phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên là tấm gương sáng về đạo đức nhân cách cho người đời. Nhưng điều khiến cho nhân vật này sống mãi trong lòng nhân dân chính là phương châm sống cao quý của chàng, đó là sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư dù phải chịu hy sinh thiệt thòi về mình. Cả hai nhân vật đều mang theo những ước mơ, lý tưởng mà hai tác giả muốn gửi gắm vào và truyền lại cho hậu thế.

Gợi ý 🌸 Liên Hệ Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🌸 xuất sắc!

Viết một bình luận