Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc ❤️️ 36+ Bài Hay ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Về Vẻ Đẹp Và Sự Trù Phú Của Đất Nước, Quê Hương.
Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc
Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ rừng vàng biển bạc sẽ giúp các em học sinh dễ dàng triển khai bài làm của mình với bố cục cơ bản và hệ thống những luận điểm chính rõ ràng.
I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc”.
Ví dụ: Việt Nam ta là một nước có điều kiện thiên nhiên phong phú và đa dạng. Đây là một lợi thế của ta trong việc phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Đó chính là lí do tại sao người ta lại nói Việt Nam có “Rừng vàng biển bạc”.
II. Thân bài:
-Giải thích câu thành ngữ: “Rừng vàng biển bạc” là ý nói về sự giàu có, phong phú và đa dạng của rừng – biển nước ta, đồng thời cũng khẳng định giá trị của hai loại tài nguyên này, tài nguyên rừng được ví như mỏ vàng của nước ta, còn tài nguyên biển được ví như mỏ bạc.
-Chứng minh câu thành ngữ:
- Rừng vàng: diện tích rừng lớn và giàu có, đa dạng về các thành phần loài động – thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới, một số loài nằm trong danh sách đỏ
- Biển bạc: với đường bờ biển kéo dài 3260 km và vùng biển rộng 1 triệu km2, tài nguyên vùng biển của nước ta rất giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản
-Ý nghĩa của câu thành ngữ:
- Hạn chế khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên biển
- Khai thác phải đi đôi với bảo vệ và phát triển
- Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm
-Liên hệ thực tiễn:
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên biển
III. Kết bài: Khẳng định giá trị của câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc”.
Ví dụ: Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và biển chính là bảo vệ hai mỏ vàng bạc giá trị nhất của nước ta, nhìn nhận ở góc độ phát triển bền vững sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên rừng – biển chính là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chính chúng ta.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Giải Thích Câu Tục Ngữ Tấc Đất Tấc Vàng 💕 14 Bài Văn Hay
Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc Có Ý Nghĩa Gì – Mẫu 1
Để hoàn thành tốt đề văn giải thích câu tục ngữ rừng vàng biển bạc có ý nghĩa gì, dưới đây là bài văn mẫu đặc sắc để các em học sinh cùng tham khảo.
Nếu bạn hỏi rằng Việt Nam có gì để tự hào, thì câu trả lời của chúng tôi sẽ có rất nhiều. Bên cạnh những giá trị truyền thống hàng ngàn năm qua, chúng tôi có một nguồn tài nguyên vô cùng tuyệt vời mà người xưa vẫn hay nói rằng đó là: “Rừng vàng biển bạc”.
“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ của cha ông ta với ý nghĩa mặt chữ rất rõ ràng. Rừng, biển là tài nguyên thiên nhiên đáng quý, giá trị của đất nước ta. Vàng, bạc là những im loại vật chất quý hiếm, có giá trị lớn. Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của tài nguyên thiên nhiên nước ta. Bà mẹ tự nhiên đã hào phóng mà tặng cho Việt Nam nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và dồi dào.
Thiên nhiên phong phú đa dạng từ biển đến rừng núi. Đất nước ta sở hữu một đường bờ biển rất dài, với hơn 3 nghìn km. Không chỉ vậy, Việt Nam còn có tài nguyên đất với nhiều loại hình đất khác nhau. Rừng cây ở những vùng núi Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ… Từ những cánh rừng nơi sông nước đến những rừng cây xà nu cao lớn bạt ngàn, trải tít tắp chân trời; những rừng cây gỗ lâu năm nơi phía Bắc Tổ quốc…
Chính vì thế nên thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước ta phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau, mang lại nguồn lợi lớn cho các tỉnh thành. Những tỉnh ven biển phát triển nghề đánh bắt thuỷ hải sản, nghề đóng tàu, du lịch. Việt Nam ta sở hữu những bãi biển đẹp nổi tiếng như Nha Trang, Sầm Sơn, đảo Cát Bà… hay những khu thiên nhiên trên nước như vịnh Hạ Long.
Không chỉ thế, vùng đất Tây Nguyên nóng ẩm giúp phát triển các cây công nghiệp lâu năm trên nền đất badan, giúp vùng này thoát khỏi đói nghèo. Tây Bắc cheo leo mang vẻ đẹp huyền bí thơ mộng cũng phát triển mạnh về ngành du lịch, giúp các dân tộc thiểu số có thể trang trải cuộc sống dễ dàng hơn…
Dẫn chứng: Tỉ trọng, cơ cấu GDP của rất nhiều vùng, tỉnh thành đã tăng lên trong nhiều năm qua. Ngành dịch vụ, công nghiệp xây dựng phát triển không ngừng, mang lại con số thu nhập tổng cả nước là vô cùng lớn. Chính thiên nhiên giàu có đã tạo điều kiện cho những ngành này đi lên, đồng thời mang đến cơ hội việc làm cho vô số người…
Không chỉ vậy, nguồn tài nguyên phong phú mang tới cho ta nguồn khoáng sản giá trị, những thực vật hữu ích, cây gỗ lâu năm… Những cây nấm, cây thảo dược chữa bệnh đắt giá; những thân gỗ hiếm thấy… xuất hiện trên đất nước, được người ta phát hiện và công nhận.
Không ít những sản phẩm trở thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, mang danh tiếng của đất nước ta đến gần hơn với các đất nước trên thế giới. Những hạt gạo trắng thơm ngần, những trái thăng long, trái cam, trái táo… tất cả mang trong nó những gì tinh tuý nhất mà đất trời thiên nhiên trao cho.
Nhưng ngày nay, nguồn tài nguyên ấy đang cạn kiệt dần vì con người khai thác một cách không có kế hoạch. Họ cứ vì đồng tiền, lợi ích trước mắt mà mặc kệ rằng thiên nhiên đang hao mòn từng ngày. Không chỉ vậy mà môi trường cũng đang dần bị ô nhiễm nặng nề bởi các hoạt động xí nghiệp, nhà máy, sinh hoạt hằng ngày của con người. Vô số những động vật vào trong sách đỏ vì sự săn bắn không giới hạn của con người…
Ta cần phải biết trân trọng những gì thiên nhiên ban tặng cho ta, sử dụng một cách hợp lí và điều độ. Mỗi người cần phải chung tay bảo vệ tài nguyên để tránh rơi vào tình trạng cạn kiệt. “Rừng vàng biển bạc” là điều mà thiên nhiên đã ưu ái dành cho một dân tộc nhỏ bé kiên cường. Mỗi chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn vì điều đó, hãy chung tay góp sức mình bảo vệ nguồn tài nguyên, cống hiến cho đất nước.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Giải Thích Câu Tục Ngữ Bầu Ơi Thương Lấy Bí Cùng 🍀 15 Bài Văn Hay
Văn Mẫu Hãy Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc – Mẫu 2
Văn mẫu hãy giải thích câu tục ngữ rừng vàng biển bạc dưới đây sẽ là một trong những gợi ý hay để các em học sinh tham khảo và hoàn thành tốt bài làm của mình.
Các câu tục ngữ, ca dao dân gian xưa được truyền đời đến con cháu chúng ta ngày nay luôn luôn mang tinh thần đạo lý sâu sắc. Ví dụ như câu tục ngữ Rừng vàng biển bạc. Chúng ta đều hiểu rất rõ giá trị của vàng và bạc, và cũng hiểu được giá trị của rừng và biển. Nhưng câu tục ngữ mà ông bà ta từ xưa để lại còn mang cái triết lý thấm thía hơn cả, có tính chất dự báo rất cao.
Vàng và bạc là những kim loại quý hiếm, rất có giá trị, nó không phải là thứ được sự dụng để lưu thông hàng hóa một cách thông dụng như tiền mặt nhưng vàng, bạc có giá trị rất lớn, có thể quy đổi ra tiền và sử dụng để trao đổi buôn bán hàng hóa. Rừng và biển là những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, được ví như vàng vì trong rừng và biển chứa đựng rất nhiều tài nguyên quý báu mà con người có thể khai thác, sử dụng mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Rừng có gỗ, có động vật, có cây rừng, có hoa quả, có thuốc quý rất cần cho cuốc sống của con người. Biển có tôm cá, hải sản, tài nguyên khoáng sản, giá trị du lịch mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho con người. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lưu tâm đó là rừng và biển không phải nguồn liệu vô giá, vô hạn mà nó cũng có sự hữu hạn nhất định, bởi vậy, con người cần biết trân trọng, biết khai thác ở mức hợp lý, tiết kiệm và đặc biệt là phải biết sử dụng có tái tạo. Bên cạnh việc khai thác nguồn lợi là cũng cần phải biết bảo vệ môi trường.
Nhất là đặt trong tình hình nước ta, một đất nước có 3/4 diện tích là rừng và đường bờ biển chạy dài thì có thể thấy rừng và biển có ảnh hưởng rất lớn đối với đối với sự phát triển của đời sống nhân dân và sự phát triển chung của đất nước ta. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn và đang trong tình trạng báo động hiện nay là tài nguyên thiên nhiên rừng và biển ở nước ta đang bị khai thác vượt quá mức cho phép trong khi rừng và biển không phải là kho bạc vô hạn, tuy có thể tái tạo nhưng cũng mất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết.
Hơn hết, đó là các hành động của con người gây hại đến môi trường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến rừng và biển, gây lên tác động ô nhiễm môi trường rất nguy hại khi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi của các phương tiện giao thông, tình trạng soạt lở đất, các chất có hại từ chất hóa học, thuốc trừ sâu không qua xử lý đổ trực tiếp ra môi trường…. gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường rừng và biển.
Môi trường rừng và biển bị ô nhiễm, bị khai thác đến mức cạn kiệt sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người, thậm chí là đe dọa đến chất lượng cuộc sống của con người. Bởi vậy chúng ta cần phải hiểu rõ vấn đề và rồi có những biện pháp để giảm thiểu tình trạnh này. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm trách nhiệm của mọi người, của cả cộng đồng.
Hãy biết bảo vệ môi trường rừng và biển, không chặt phá cây rừng, khai thác các loài cây, các loài thú quý hiếm một cách bừa bãi. Hãy luôn nhớ rằng, nhiều cây xanh, không khí trong lành, sức khỏe và môi trường sống của con người chúng ta cũng được đảm bảo. Không nên xả rác bừa bãi ra môi trường biển, không khia thác bừa bãi tài nguyên biển. Tuyên truyền, giáo dục mọi người trong cộng đồng, từ trường học đến các cơ quan về trách nhiệm chung bảo vệ môi trưởng rừng và biển.
Rừng và biển chính là hai nguồn sinh khí quan trong của con người, khi một bên sẽ giúp cho môi trường sống, không khí trong lành, một bên là nguồn nước, nguồn nước luôn cần trong sạch. Rừng vàng biển bạc nằm ngay trong ý thức của mỗi người. Bảo vệ rừng và biển cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta, bảo vệ chất lượng cuộc sống và sự bền vững của tương lai.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc Hay Nhất – Mẫu 3
Bài văn giải thích câu tục ngữ rừng vàng biển bạc hay nhất sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn hay, sinh động và giàu hình ảnh.
Khi nhắc đến đặc điểm tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước Việt Nam ta, chúng ta nhớ đến câu thành ngữ quen thuộc “Rừng vàng biển bạc”. Câu thành ngữ trên không chỉ đề cập đến vấn đề nước ta có rừng, có biển, cũng như nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng của chúng mà bên cạnh đó còn là lời cảnh báo về trách nhiệm của con người trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
“Rừng vàng biển bạc” là ý nói về sự giàu có, phong phú và đa dạng của rừng – biển nước ta, đồng thời cũng khẳng định giá trị của hai loại tài nguyên này, tài nguyên rừng được ví như mỏ vàng của nước ta, còn tài nguyên biển được ví như mỏ bạc. Cả hai nguồn tài nguyên đều rất phong phú và giá trị cao, có thể chứng minh qua các số liệu thống kê về hai loại tài nguyên này.
Trước hết, nói về “rừng vàng”, Việt Nam có 3⁄4 lãnh thổ chủ yếu là đồi núi tạo ra thế mạnh về nguồn tài nguyên rừng, diện tích rừng lớn và giàu có, đa dạng về các thành phần loài động – thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới, một số loài nằm trong danh sách đỏ.
Tài nguyên rừng còn mang lại sự đa dạng sinh học và đa dạng các hệ sinh thái cho tự nhiên Việt Nam. Như vậy, có thể khẳng định tài nguyên rừng của nước ta mang lại nhiều tiềm năng, đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Nói đến “biển bạc”, với đường bờ biển kéo dài 3260 km và vùng biển rộng 1 triệu km2, tài nguyên vùng biển của nước ta rất giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
Trong đó khoáng sản giàu có nhất cả về trữ lượng và giá trị là dầu khí, nghề làm muối phát triển ở vùng ven biển, ngoài ra còn có các bãi cát đẹp phát triển du lịch. Sinh vật biển Đông rất giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao với hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực và hàng nghìn sinh vật sinh vật khác, các rạn san hô. Sự giàu có của tài nguyên biển và rừng chính là đóng góp to lớn nhất cho sự phát triển và vị thế của nền kinh tế nước ta.
Tuy nhiên, bất cứ nguồn tài nguyên nào dù giàu có đến đâu, khai thác nhiều rồi cũng sẽ cạn kiệt, chính vì vậy, bên cạnh việc nhận thức được giá trị của tài nguyên, chúng ta phải chú trọng đến việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên một cách bền vững. Trước giá trị lớn mà nguồn tài nguyên mang lại, con người đang ngày dần khai thác cạn kiệt và khai thác một cách bất chấp.
Việc khai thác rừng trái phép cũng như khai thác quá mức khiến cho diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng lớn, nạn phá rừng của lâm tặc ngày càng diễn ra phức tạp, tập quán đốt rừng làm nương rẫy của người dân cũng đe dọa nghiêm trọng tới tài nguyên rừng. Trong khi đó công tác bảo vệ rừng còn quá lỏng lẻo, số rừng được trồng mới quá ít so với số rừng bị khai thác.
Nguồn tài nguyên biển cũng đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Nạn đánh bắt thủy hải sản bằng bom mìn triệt đường sinh trưởng và phát triển của sinh vật vẫn diễn ra thường xuyên. Chất thải, nước thải từ các hoạt động sống của con người, các nhà máy, xí nghiệp xả trực tiếp ra biển khiến cho môi trường biển dần suy thoái, ô nhiễm nặng nề.
Chúng ta phải kịp thời ngăn chặn các tác động xấu ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và biển, đặt vấn đề khai thác phải đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên, hạn chế sự khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường. Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và biển chính là bảo vệ hai mỏ vàng bạc giá trị nhất của nước ta, nhìn nhận ở góc độ phát triển bền vững sử dụng hợp lý vì bảo vệ tài nguyên rừng – biển chính là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chính chúng ta.
Gợi ý cho bạn ☔ Giải Thích Câu Tục Ngữ Đi Một Ngày Đàng Học Một Sàng Khôn ☔ 15 Bài Hay
Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc Ngắn Gọn – Mẫu 4
Văn mẫu giải thích câu tục ngữ rừng vàng biển bạc ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Ở nền giáo dục phổ cập của nước ta , trẻ em được day rằng ‘Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng’. Nhưng ở nước Nhật trẻ em được giáo dục rằng dất nước họ không có nhiều tài nguyên khoáng sản như nhiều nước khác nên chúng cần phải học tập thật chăm chỉ để khi lớn lên tìm cách sử dụng, đổi mới nền công nghệ do cha ông để lại.
Như vậy qua nền giáo dục thì đã tạo nên thói quen ỷ lại cho thế hệ trẻ, chúng không cần cố gắng học tập để phát triển đất nước vì chúng thấy đất nước mình đã quá đầy đủ. Cho đến khi lớn lên nhiều người lớn vẫn kiếm sống bằng nghề chặt phá, đốn hạ thiên nhiên. Đó là vì nhiều năm trước thế hệ trẻ nước ta vẫn chưa được giáo dục đúng về thực trạng tài nguyên nước ta, nhiều người cho rằng phần lớn lỗi là do nền giáo dục.
Trước tình trạng lũ lụt, giông bão, hạn hán xảy ra liên miên trên nước ta thì nhiều công ty, xí nghiệp vẫn thản nhiên tàn phá, khai thác một cách triệt để rừng phòng hộ, tài nguyên biển để khai thác titan, dầu khí, các loại lâm, khoáng, thủy sản,… để xuất khẩu ra nước ngoài, để kiếm lợi nhuận cho chính họ trong khi nước ta lại phải nhập khẩu các loại hàng hóa đó để phục vụ cho người dân trong nước.
Vậy thì vấn đề nào cần được giải quyết? Chúng ta biết nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là chỉ cho ta hiểu biết, chỉ cho ta cách sống, có nhận thức đúng về vai trò của chính mình trong xã hội, nhận thức về đất nước ta , từ đó hình thành kiến thức, các thói quen nhân sinh xã hội. Câu thành ngữ “ Rừng vàng biển bạc “ là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên.
Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của đối với của cải, giang sơn gấm vóc của dân tộc Đại Việt. Chúng ta có thể tự hào rằng nước ta có đường bờ biển dài 3260km, phần biển có diện tích hơn 1000000km vuông, ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, có nguồn khoáng sản phong phú, nhiều đồng bằng rộng lớn, có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng phù sa lớn, có hàng chục nghìn loài sinh vật sống và phân bố khắp mọi miền đất nước, có rừng nhiệt đới gió mùa,… tạo nên nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Nhưng không lẽ trong tự nhiên nước ta phong phú là thế chẳng lẽ lại nói rằng tài nguyên nước ta khan hiếm, đất đai xơ xác, khô khan là xuyên tạc sự thật chăng? Không thế hệ trẻ vẫn có thể được biết để tự hào, yêu quý dân tộc ta. Thế hệ trẻ cần phải biết như thế nào để bảo vệ và giữ gìn sao cho tốt nhất. Các nhà giáo dục phải hướng dẫn cho ta hành động chứ không phải nói là nói những lời nói suông! Chính bản thân thế hệ trẻ phải tự mình hành động không nên chỉ dựa dẫm vào thời đi trước được.
Bác Hồ phát biểu “rừng vàng biển bạc “nhằm khẳng định những thuận lợi trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt khi nói đến đây Chủ tịch luôn nhấn mạnh việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Rừng là vàng, biển là bạc thì nếu phá rừng thì tiêu hủy vàng, phá biển là đốt bạc còn gì! Như vậy thông qua lời nói Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ nạn phá rừng, phá biển hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.
Những ý kiến của Người vẫn còn vang vọng tới thời nay, nhắc nhở chúng ta về việc bảo vệ tài nguyên mà chúng ta đang có. Như vậy, việc bảo vệ rừng trong tầm tay của chúng ta, nhưng tùy vào ý thức của mọi người mà thôi. Nếu ta không biết giữ gìn và bảo vệ thì tài nguyên sẽ hao tổn, biến mất trước mắt, người mẹ thiên nhiên sẽ nổi giận và đến chính con người chúng cũng chẳng thể bảo vệ mình được, khi đó có hối hận cũng không kịp nữa.
Ai cho rằng việc giáo dục như trên là gián tiếp tệ nạn phá rừng, đánh bắt hải, thủy sản sai trái,.. là hết sức sai lầm. Điều đó chỉ phụ thuộc vào ý thức và hành động của mỗi con người chúng ta thôi! Chúng ta hãy hành động để bảo vệ “ rừng vàng biển bạc”.
Chia sẻ 🌼 Giải Thích Câu Tục Ngữ Cây Có Cội Nước Có Nguồn 🌼 10 Mẫu
Bài Giải Thích Nghĩa Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc Đặc Sắc – Mẫu 5
Bài giải thích nghĩa câu tục ngữ rừng vàng biển bạc đặc sắc sẽ giúp các em học sinh luyện tập và trau dồi cho mình một văn phong hay với cách viết có chiều sâu và giàu ý nghĩa.
Đất nước Việt Nam ta ngoài những điều đáng tự hào như truyền thống đánh giặc ngoại xâm, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo… cũng còn có điều tự hào nữa về vật chất, đó là nước ta đã được mẹ thiên nhiên ưu ái cho nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú. Người ta ví nước Việt Nam ta là “Rừng vàng biển bạc”.
Quả thật như vậy, câu thành ngữ này đã ca ngợi hai tài nguyên của đất nước ta là tài nguyên rừng và tài nguyên biển, thể hiện niềm tự hào của cha ông về tài sản của đất nước. Đất nước Việt Nam có rừng rậm xanh mát, cây cối tốt tươi, diện tích rừng và biển lớn mang lại nhiềm tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch. Đằng sau niềm tự hào ấy, hẳn cha ông chúng ta cũng có ý nhắc nhở con cháu về ý thức bảo vệ tài sản của dân tộc.
Sở dĩ có thể ví von nước ta có: “Rừng vàng biển bạc” bởi diện tích đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đường bở biển cũng rất dài, diện tích khoảng một triệu mét vuông. Trước kia, khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa chưa phát triển như bây giờ diện tích rừng nước ta rất lớn. Rừng được ví như là phổi xanh của trái đất “Nếu thế giới không có rừng không khác gì con người không có phổi”.
Rừng còn cung cấp rất nhiều các loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, hương… cho ngành công nghiệp khai thác gỗ, chế biến gỗ. Rừng còn là nơi trú ngụ của nhiều động thực vật quý hiếm, giúp bảo vệ và cân bằng hệ sinh thái. Hơn nữa rừng còn cung cấp nhiều loại dược phẩm quý cho ngành y. Hiện nay, ngành du lịch sinh thái rất phát triển nên rừng sinh thái mang lại giá trị lớn cho du lịch…
Còn biển thì sao? Biển nước ta đã được khai thác để phát triển dịch vụ du lịch từ lâu mang lại nguồn thu rất lớn. Cùng với đó biển cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, cung cấp cát cho ngành chế biến thủy tinh. Ở các bãi biển không phát triển du lịch được thì làm bãi nuôi trồng thủy hải sản.
Nguồn lợi từ biển mang lại có cả các mỏ dầu khí cho con người khai thác, sử dụng và xuất khẩu. Các nhà máy điện cũng được xây dựng dựa vào tài nguyên biển. Có thể thấy, rừng và biển đã góp phần giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và đạt hiệu quả như bây giờ.
Tuy nhiên, với thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và biển như hiện nay thì chẳng mấy chốc tài nguyên thiên nhiên quý giá đó sẽ bị cạn kiệt. Tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra, lâm tặc vẫn hoành hành nên nhiều cánh rừng đã bị mất, tỉ lệ đất trống, đồi núi trọc tăng nên.
Tuy Nhà nước và cá cơ quan chức năng đã vào cuộc, có chính sách khuyến khích trồng rừng nhưng tỉ lệ khôi phục vẫn chưa cao. Đối với biển, bởi làm du lịch không có quy hoạch, không xử lí tốt vẫn đề rác thải nên biển Việt nam cũng đang chết dần bởi rác. Một số nhà mấy công nghiệp xả nước thải công nghiệp trực tiếp ra biển khiến biển bị nhiễm độc, cá chết hàng loạt. Nhiều tàu thuyền đánh bắt cá bừa bãi, dùng cả bom, mìn để đánh bắt…
Chính con người đang đối xử bất công với thiên nhiên, với rừng và biển cả. Nếu không thức tỉnh và hành động chính cuộc sống của con người sẽ bị tổn hại. Con người đã quá chủ quan, vô tâm với mẹ thiên nhiên nên đã đối xử với tài nguyên như vậy. Do bản thân con người thiếu hiểu biết, không lường hết được hậu quả khi khai thác và sử dụng tài nguyên bừa bãi. Cũng một phần do đói nghèo, người dân sinh lòng tham, hám lợi cá nhân mà quên đi cái lợi của đất nước.
Một số đối tượng do lợi ích cá nhân mà bất chấp vi phạm pháp luật, vẫn khai thác rừng trộm, phá hoại tài nguyên biển. Đôi khi cũng phải kể đến luật pháp còn nhiều kẽ hở cho những kẻ biết lợi dụng thừa cơ gây tội ác. Chung quy lại, tất cả vẫn là do ý thức con người còn kém, chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân mà hồn nhiên đối xử bất công với chính sự sống của mình và nhiều người khác.
Để hàng ngàn năm sau thậm chí lâu hơn nữa con cháu chúng ta vẫn tự hào bởi được sống trong một đất nước “Rừng vàng biển bạc” thì ngay bây giờ con người cần có những hành động thiết thực. Cùng chung tay bảo vệ rừng và biển, không xả rác bừa bãi, không chặt phá rừng tùy tiện. Có kế hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, biển hợp lí, lâu dài.
Tích cực trồng cây gây rừng, dọn rác ở ven biển… Con người cùng nhau tuyên truyền, đấu tranh loại bỏ những mối nguy hiển của rừng và biển. Mỗi người cần tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài nguyên như tôn trọng chính cuộc sống của chúng ta. Có như vậy rừng mới có thể vàng, biển mới có thể bạc về lâu về dài.
Nói tóm lại, “Rừng vàng biển bạc” là câu thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, súc tích nhưng đã tóm gọn lại tài nguyên của nước ta, lòng tự hào của cha ông cũng như lời nhắn nhủ bảo vệ rừng và biển của cha ông đến thế hệ sau. Mỗi người hãy cùng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để góp phần vào công cuộc xây dựng, làm giàu cho đất nước hôm nay và mai sau.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Giải Thích Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc Đạt Điểm Cao – Mẫu 6
Để làm bài viết giải thích tục ngữ rừng vàng biển bạc đạt điểm cao, đừng quên tham khảo những gợi ý hay trong bài văn mẫu đặc sắc dưới đây:
Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn “thi nhau” phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản… xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài.
Một số người cho rằng, một phần “lớn” là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng – đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng – Việt Nam “rừng vàng, biển bạc”, làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng. Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào “đào bới, chặt hạ” thiên nhiên…
Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. “Rừng vàng, biển bạc” là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước.
Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta “rừng vàng, biển bạc”?
Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam…
Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao?
Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam “rừng vàng, biển bạc”. Người nói nước ta “rừng vàng, biển bạc”, nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Đặc biệt, khi nói “rừng vàng, biển bạc”, Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: “… Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý” (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963). Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: “Tục ngữ ta có câu “rừng vàng, biển bạc”. Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?”.
Như vậy, khi nói điều này, Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc. Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam có tài nguyên phong phú làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung… là hết sức sai lầm.
Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Giải Thích Câu Tục Ngữ Tôn Sư Trọng Đạo 🌳 15 Bài Hay
Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc Ý Nghĩa – Mẫu 7
Bài văn giải thích câu tục ngữ rừng vàng biển bạc ý nghĩa sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những ý văn hay và có những quan điểm sâu sắc hơn.
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài và diện tích đồi núi chiếm ¾ trong tổng số diện tích lãnh thổ. Vì vậy tài nguyên biển cũng như tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú. Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” của cha ông ta nhằm ca ngợi tài nguyên biển và rừng; đồng thời nhắn nhủ mọi người có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên giàu có đó.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, diện tích 1000000 m2. Với diện tích và chiều dài như vậy thì nguồn hải sản như tôm, cá, ốc, cua…rất đa dạng và phong phú. Sự giàu có của nguồn tài nguyên biển hằng năm mang đến thu nhập cũng như doanh số khủng cho kinh tế Việt Nam. Thủy sản vừa cung cấp cho người dân trong nước vừa xuất khẩu ra các nước bên ngoài. Đây chính là điểm nổi bật và đáng phát triển của kinh tế nước ta trong những năm vừa qua.
Diện tích đồi núi của Việt Nam nhiều nên nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng. Trên hết là các loại gỗ khác nhau như: lim, táu, mè, sưa, mít… Đây đều là những loại gỗ có giá trị kinh tế rất cao. Hơn hết bên trong rừng còn có các loại động vật. Rừng là nơi cư trú an toàn cho chúng, đảm bảo được sự sống, sinh tồn và phát triển của chúng.
Sự đa dạng của tài nguyên rừng khiến cho Việt Nam có thế lực để phát triển kinh tế rừng. Sự phát triển của tài nguyên rừng sẽ giúp cho đất nước ta có được nhiều tiềm năng để phát triển các ngành nghề khác. Như vậy, nền kinh tế Việt Nam trên hai phương diện lâm nghiệp và thủy sản đang ngày càng phát triển mạnh. Do sự đa dạng về tài nguyên biển và tài nguyên rừng.
Tuy nhiên có rất nhiều người đã lợi dụng sự đa dạng, giàu có và phát triển của tài nguyên rừng và biển để thu lãi lời cho bản thân mình. Hằng năm tình trạng “lâm tặc” vẫn diễn ra rất nhiều, nạn khai thác rừng trái phép hoặc đốt rừng làm nương rẫy đã làm giảm đi tài nguyên rừng phong phú. Điều này không những ảnh hưởng đến kinh tế mà còn khiến cho môi trường sống đang bị đe dọa.
Nguồn tài nguyên biển đang dần cạn kiệt vì những hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất của con người. Việc ô nhiễm môi trường nước nói chung, môi trường biển nói riêng đã khiến cho tài nguyên biển đang bị dao động. Như vậy ý thức của con người quyết định rất lớn đến việc duy trì sự giàu có và đa dạng của tài nguyên biển.
Bởi vậy để bảo vệ sự đa dạng của tài nguyên biển và tài nguyên rừng đa dạng và ngày càng phát triển hơn thì cần có sự can thiệp của cơ quan chức và ý thức của mỗi người. Mỗi người một ý thức và coi trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng và biển là trách nhiệm chung cần gánh vác.
“Rừng vàng biển bạc” là câu thành ngữ ca ngợi sự giàu có của tài nguyên biển và rừng. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng cần có ý thức để bảo vệ và phát triển hơn nữa nguồn tài nguyên này.
Xem nhiều hơn 🌹 Giải Thích Câu Tục Ngữ Con Dại Cái Mang 🌹 4 Bài Văn Hay
Giải Thích Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Bài giải thích tục ngữ rừng vàng biển bạc học sinh giỏi sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu hay để bạn đọc và các em học sinh tham khảo.
Rừng và biển là hai tài nguyên vô cùng quan trọng đối với một quốc gia. Với những quốc gia có được: “ Rừng vàng biển bạc” như Việt Nam ta là điều đáng tự hào.
Trong lịch sử đã từng có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra và lý do cơ bản là tranh giành tài nguyên vì không phải quốc gia nào cũng được tự nhiên ban cho tài nguyên phong phú. Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào là đất nước có tài nguyên phong phú nhưng ngày nay với xã hội phát triển vấn đề này lại đáng báo động.
Đây là câu thành ngữ của cha ông ta nói về sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho đất nước. Đó là rừng xanh với diện tích bao phủ lớn không chỉ giúp cho bầu không khí trong sạch mà còn góp phần gia tăng về lâm sản đất nước đó. Đó là biển với diện tích lớn, nguồn thuỷ lợi dồi dào phục vụ cho ngành ngư nghiệp. Một đất nước có có tài nguyên phong phú là niềm tự hào to lớn.
Vậy “Rừng vàng biển bạc” ở Việt Nam có biểu hiện như thế nào? Trước những năm 2000, khi Việt Nam còn mới bắt đầu đi vào con đường phát triển mới, diện tích rừng của Việt Nam rất lớn, độ bao phủ rộng, biển rất sạch, cá tôm phong phú. Tuy nhiên, khi đất nước bước vào con đường hiện đại hoá thì điều này đã không còn. Rừng và biển bị khai thác nặng nề.
Hàng năm có hàng nghìn cây gỗ cổ thụ bị đốn, nhiều rừng bị trọc, xói mòn đất. Nhiều vụ cháy rừng xảy ra khiến nhiều khu rừng cháy hoàn toàn. Nhiều lâm tặc khai thác gỗ hiếm khiến những cây thân lớn bị đốn sử dụng bừa bãi. Dẫn đến diện tích rừng thiếu hụt, giảm nặng nề mà nhiều động vật thiếu chỗ ở.
Cũng hàng năm, nhiều nhà máy xí nghiệp thải ra biển rác thải, nước thải chưa được xử lí khiến môi trường biển bị tàn phá. Vụ xả thải của nhà máy Fomosa năm 2016 gây chấn động cả nước vì ảnh hưởng nặng nề của nó khiến cho cá chết hàng loạt, nước biển ô nhiễm, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng sâu sắc.
Nhiều người dân đánh bắt cá tôm dùng mìn, điện, … làm cho xác cá, tôm phân huỷ ngay trên nước. Hơn thế, việc đánh bắt gần bờ quá nhiều năm liền khiến cho tài nguyên biển cũng dần cạn kiệt. Như vậy, Việt Nam đang dần mất đi có tài nguyên phong phú mà tạo hoá ưu ái ban cho.
Hiện trạng này xảy ra tại Việt Nam đến từ rất nhiều lý do. Trước hết con người quá ỷ lại vào tự nhiên, cho rằng như vậy là quá đủ nên tự nhiên khai thác sử dụng mà không nghĩ đến tương lai, hậu quả kế tiếp. Khi đời sống ngày một phát triển kéo theo nhu cầu của con người ngày càng tăng. Dân số đông hơn, con người cần nhiều chỗ để ở, nhu cầu sinh hoạt tăng, cây sẽ bị đốn để lấy đất xây nhà, biển sẽ khai thác nhiều hơn để có đủ nhu cầu hàng ngày.
Những người kinh doanh hiểu được điều này sẽ nghĩ những cách khai thác nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn nhưng thiệt hại nhiều hơn với biển và rừng. Và hơn thế, trình độ dân trí nước ta còn thấp, ý thức của nước ta cũng kém dẫn đến hiểu biết chưa sâu sắc và để lại hậu quả không ngờ.
Để vấn đề hiện trạng xấu này không còn. Chính phủ, địa phương đưa ra những biện pháp hữu dụng và ngăn chặn kịp thời mọi hành động gây hại tới rừng và biển. Không chỉ những nhà môi trường học, những học sinh đang ngồi ghế nhà trường chúng ta mà mọi người dân phải luôn trau dồi kiến thức, học tập rèn luyện. Hơn vậy mọi người phải biết kêu gọi cùng chung tay bảo vệ tài nguyên rừng và biển nước nhà.
Việt Nam sẽ lại tự hào là một đất nước có “Rừng vàng biển bạc” khi mọi người dân chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và những hành động thiết thực bảo vệ những gì mà tự nhiên tạo hoá ban tặng cho chúng ta.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Giải Thích Câu Tục Ngữ Rừng Vàng Biển Bạc Ngắn Hay – Mẫu 9
Văn mẫu giải thích câu tục ngữ rừng vàng biển bạc ngắn hay sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích, cô đọng và giàu hình ảnh biểu đạt.
Với đường bờ biển kéo dài trên ba nghìn ki lô mét và diện tích đất rừng chiếm ba phần tư diện tích lãnh thổ nên rừng và biển là nguồn tài sản phong phú của nước ta. Câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” vừa để ca ngợi sự giàu có tài nguyên rừng và biển vừa để nhắn nhủ người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ những nguồn tài nguyên có giá trị đó.
Nước ta có vị trí địa lí rất đắc đạo với ba mặt giáp biển do đó, biển đem lại cho ta nhiều giá trị kinh tế cao. Biển cung cấp cho ta nguồn hải sản phong phú, nào cá nào tôm, rồi khoáng sản nằm sâu trong lòng biển. Hằng năm, ngư dân vẫn khai thác được số lượng cá rất lớn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể.
Tôm, cá là nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Chúng ta khai thác chúng không chỉ để phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước mà còn phục vụ cho ngành xuất khẩu sang các nước khác. Nguồn cá xuất khẩu thường là những loại cá chất lượng, giá cả cao nên ngành thủy hải sản đem lại một nguồn thu rất đáng ngờ. Bên cạnh đó, với đường bờ biển kéo dài, cộng thêm nhưng eo biển đẹp đã tạo cho nước ta những bãi biển du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngàn lượng khách trong và ngoài nước như bãi biển Sầm Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng.
Biển tạo nên những bức tranh đẹp đẽ cho Tổ quốc. Ngoài những lợi ích về thủy hải sản và du lịch, biển còn đem đến một lượng khoáng sản giàu có là dầu khí. Lượng dầu mỏ nằm dưới lòng biển của nước ta thuộc hàng những nước có lượng khai thác lớn trên thế giới. Như vậy, những lợi ích mà biển mang lại cho cuộc sống con người là vô cùng lớn.
Với diện tích rừng chiếm đa số diện tích lãnh thổ, rừng đem đến cho con người những tài sản quý giá. Đó là những thân gỗ có giá trị, gỗ tốt gỗ quý như lim, sồi.. Gỗ dùng để xây nhà, làm nội thất…vừa đẹp vừa bền. Những loại gỗ ấy rất hiếm nên có giá thành tương đối cao. Ngoài ra, rừng còn là nơi trú ngụ của biết bao động vật tự nhiên như voi, hổ, tê giác… Rừng bảo vệ cuộc sống, là nơi sinh tồn của các loài động vật, rừng giúp bảo vệ sự đa dạng sinh vật.
Bên cạnh đó, những khu rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ giúp bảo vệ sự sạt lở của đất, hạn chế bão lụt. Chính rừng để bảo vệ còn người khỏi những thiên tai. Rừng là lá phổi xanh của thế giới, nó giúp điều hòa không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rừng là vàng, biển là bạc, chúng cùng nhau hỗ trợ và đem lại những giá trị lớn lao cho con người cả về kinh tế lẫn sức khỏe tinh thần.
Tuy nhiên, câu tục ngữ cũng mang đến những tác động tiêu cực. Vì nước ta có nguồn tài nguyên rừng và biển phong phú nên nhiều kẻ đã từ đó mà nãy sinh lòng tham. Chúng khai thác hải sản và gỗ bừa bãi. Hằng ngày lại xuất hiện thêm nhiều tên lâm tặc, chúng chặt cây lấy gỗ, săn bắn các động vật quý hiếm, làm cho sự đa dạng sinh học bị đe dọa. Rừng bị đốt phá nhiều để làm rẫy, làm nương. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp bởi sức mạnh đồng tiền khi người ta khai thác quá mức cho phép những nguồn lợi từ rừng và biển.
Bên cạnh đó, do từu nhỏ trẻ em đã được dạy bảo rằng nước ta “Rừng vàng biển bạc” nên chúng không có ý thức vươn lên, ỷ lại vào sự phong phú của đất trời. Rừng và biển nhiều nên sẽ mang lại những lợi ích to lớn vì thế chúng ắt sẽ có cuộc sống đầy đủ mà không cần phải học hành quá cao siêu để đưa đất nước phát triển theo con đường công nghệ hiện đại. Đó là một ảnh hưởng tiêu cực mà không một ai mong muốn.
Như vậy, “Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ có ý nghĩa hai mặt. Chúng ta cần phát huy những thế mạnh mà rừng và biển mang lại để có thể đem đến nhiều lợi ích cho đất nước. Biết bảo vệ sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên để chúng không bị cạn kiệt và nhờ có như thế ta mới có thể thu được những lợi ích to lớn mà rừng và biển cung cấp cho chúng ta.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Giải Thích Câu Nói Trong Bảo Vệ Môi Trường Cần Phải Tư Duy Toàn Cầu 🌹 10 Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Giải Thích Câu Rừng Vàng Biển Bạc Đơn Giản – Mẫu 10
Bài văn giải thích câu rừng vàng biển bạc đơn giản sẽ giúp các em học sinh ôn tập dễ dàng hơn với hệ thống luận điểm chính ngắn gọn và rõ ràng.
“Rừng vàng biển bạc” là câu nói rất hay, đúng đắn để nói về ý nghĩa của rừng và biển, nơi đây là nguồn sống của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con người đất nước ta.
Rừng – biển là những tài nguyên thiên nhiên tự nhiên tồn tại trên trái đất như một lẽ hiển nhiên. Rừng và biển là những nơi tạo ra những giá trị vật chất và cả tinh thần cho con người trên toàn thế giới. Rừng cho gỗ, cho rau, cho hoa quả…Biển cho tôm cá…đây đều là những sản vật rất cần thiết trong đời sống con người, có giá trị kinh tế rất cao. Ý nghĩa thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” này được ông cha ta dành để ví von về sự giàu có và lợi ích của nó cho cuộc sống con người, nhưng nhiều khi còn là nhiều hơn thế.
Rừng, biển là nơi chất chứa những tài nguyên là nhu yếu phẩm nuôi sống con người. Và hơn hết, nó còn là nơi nuôi dưỡng tinh thần của bao thế hệ con người Việt. Những nơi đó là những kỉ niệm về tuổi thơ, là những trải nghiệm của tuổi trưởng thành, là nơi người ta muốn đến để nghỉ ngơi, thư giãn. Rừng và biển là quê hương, là xúc cảm của biết bao tâm hồn con người.
Tuy nhiên, một điều đáng nói hiện nay, một điều thật sự rất buồn, đó là tình trạng rừng, biển bị khai thác, tàn phá một cách nghiêm trọng. Nạn phá rừng khiến chim muông không còn chỗ dung thân, lũ lụt, xói mòn gây ra bao nhiêu nghịch cảnh thương tâm. Biển bị khai thác triệt để, các loài sinh vật biển cạn kiệt dần. Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm môi trường cả rừng và biển, khiến cho sự ảnh hưởng đến với chính những người dân.
Chúng ta – những con người được hưởng thụ những điều quý giá từ biển và rừng nên biết bảo tồn, giữ gìn môi trường rừng và biển. Chúng ta cần có ý thức về vấn đề rừng – biển tuy là của thiên nhiên, tạo hóa nhưng không phải là vô tận. Cần nhận thức được rõ vấn đề này và giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ nhận thức được thực trạng về tài nguyên mà người ta vẫn nói là “rừng vàng biển bạc” để có các biện pháp khai thác, bảo tồn hợp lý.
Điều này không hề khó thực hiện. Trước hết cần sự vào cuộc của môi trường giáo dục. Thông qua giáo dục, các thầy cô sẽ giảng giải, định hướng cho các em về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, từ việc nhận thức được giá trị đến cách sử dụng và hướng bảo tồn. Tiếp theo đó là về phần các phương tiện truyền thông đại chúng, báo, đài sẽ tuyên truyền, làm tiếp công tác dân vận.
Việt Nam ta là một đất nước của rừng và biển với đường bờ biển dài và diện tích đồi núi chiếm tới ba trên bốn phần diện tích lãnh thổ, điều đó cho thấy, đất nước chúng ta dựa vào nguồn sống từ rừng và biển rất nhiều. Tuy nhiên, tài nguyên rừng, biển phong phú và đa dạng đòi hỏi người dân cần phải biết sử dụng, khai thác một cách hợp lý để rừng và biển mãi là niềm tự hào trong cuộc sống của người dân Việt.
Tài nguyên thiên nhiên rừng và biển nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực sự. rừng và biển. Tâm hồn quê hương, những nỗi lòng của biết bao thế hệ người con dân tộc cũng được gửi gắm nơi rừng vàng, biển bạc này.
Tham khảo văn mẫu 🌹 Giải Thích Câu Tục Ngữ Chớ Nên Tự Phụ 🌹 10 Bài Văn Hay Nhất