Đạo Đức Kinh Doanh Là Gì [11+ Ví Dụ Về Hay]

Đạo Đức Kinh Doanh Là Gì ❤️️ 11+ Ví Dụ Về Hay ✅ Khám Phá Thêm Những Câu Chuyện, Bài Học Ý Nghĩa Về Đạo Đức Kinh Doanh.

Đạo Đức Kinh Doanh Là Gì

Đạo Đức Kinh Doanh Là Gì? Đây là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Bên cạnh đó, đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Có thể hiểu theo cách khác, đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, kinh doanh vẫn phải chịu sự chi phối vởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

Đón đọc thêm 🌠 Đạo Đức Là Gì 🌠 chi tiết

Ý Nghĩa Của Đạo Đức Kinh Doanh

Chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về Ý Nghĩa Của Đạo Đức Kinh Doanh:

  • Là cơ sở để tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng với doanh nghiệp, từ đó thu hút sự quan tâm của khách hàng. Lượng khách hàng quan tâm, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ tăng lên thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận ngày càng cao.
  • Là yếu tố để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, sự đồng lòng, quyết tâm của một tập thể trở thành bàn đạp không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Những Biểu Hiện Của Đạo Đức Kinh Doanh

Những Biểu Hiện Của Đạo Đức Kinh Doanh được thể hiện ở 5 nguyên tắc sau đây:

  • Tính trung thực
  • Tôn trọng con người
  • Gắn liền lợi ích của doanh nghiệp cùng với lợi ích khách hàng, xã hội
  • Coi trọng hiệu quả với trách nhiệm xã hội
  • Giữ bí mật, trung thành với trách nhiệm

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Slogan Hay Về Kinh Doanh 🌼 ngắn gọn

11 Ví Dụ Về Đạo Đức Kinh Doanh Tiêu Biểu

Xem thêm 11 Ví Dụ Về Đạo Đức Kinh Doanh Tiêu Biểu được SCR.VN tổng hợp dưới đây:

Câu Chuyện Về Đạo Đức Kinh Doanh Đặc Sắc – Mẫu 1

Câu chuyện kinh doanh cũng như sống phải đúng đạo làm người được ông Inamori Kazuo – vị doanh nhân của Nhật Bản truyền lửa đã khiến hàng nghìn doanh nhân, bạn trẻ khởi nghiệp năm châu học theo.

Triết lý kinh doanh của ông đã ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ doanh nhân. Là một doanh nhân tài ba, ông đã sáng lập 2 công ty Kyocera và KDDI nổi tiếng tại Nhật Bản.

Năm 2010, ông nhận lời làm Chủ tịch HĐQT Hãng hàng không Nhật Bản mà không yêu cầu trả lương, sau đó giúp hãng này hồi sinh một cách thần kỳ chỉ trong vòng 3 năm sau khi bị phá sản. Ông đã nỗ lực thực hiện cuộc cách mạng thay đổi ý thức của nhân viên, biến Hãng hàng không Nhật Bản thành một tổ chức hoạt động có hiệu quả.

Triết lý Kinh doanh của ông Inamori vô cùng đặc biệt, ông quan niệm cứ sống “đúng với đạo làm người” và điều hành doanh nghiệp thì từng thành viên của doanh nghiệp sẽ hạnh phúc, công ty sẽ phát triển.

Đó là hoạt động kinh doanh một cách chính trực, tuyệt đối không dối trá, lừa lọc. Nhân viên và lãnh đạo sống chân thành, dù gặp khó khăn bên bờ vực cũng không theo đuôi bắt chước một cách hèn nhát mà dũng cảm đương đầu vượt lên khó khăn, gian nan.

Tôn trọng chính nghĩa, lấy công bằng làm trọng, luôn nỗ lực rèn luyện tính khiêm nhường, nỗ lực không thua kém ai; không nói, thậm chí nghĩ trong lòng những lời bất bình, bất mãn hay lời than thở (ghen tị và hận thù).

Bài Học Về Đạo Đức Kinh Doanh Ý Nghĩa – Mẫu 2

Nắm bắt được nhu cầu và tâm lý của các em học sinh đang theo học tại trường tiểu học gần nhà, chị Hiền cùng chồng đã thuê một ki ốt ngay bên cạnh trường để mở một quán trà sữa, ăn vặt. Nhờ có kinh nghiệm đầu bếp lâu năm nên trà sữa và thức ăn của chị chế biến có hương vị thơm ngon và đặc biệt, cùng giá thành rẻ nên quá trà sữa của chị luôn đông khách, không chỉ các em học sinh trong trường tiểu học, mà còn thu hút học sinh từ những trường khác đến mua.

Thấy lượng khách khá đông vào những giờ cao điểm nên chị Hiền quyết định thuê thêm người phụ giúp. Được sự giới thiệu của bạn bè, chị Hiền thuê Hương (là sinh viên năm hai của một trường Đại học của địa phương) làm nhân viên của quán mình. Tuy nhiên, Hương chỉ đứng phục vụ bưng bê, thanh toán và dọn bàn cho khách, mà không làm việc ở nhà bếp phía sau.

Cho tới một lần, vợ chồng chị Hiền phải ra ngoài để giải quyết việc riêng nên chỉ có một mình Hương trông quán. Lúc này có một nhóm học sinh vừa hay vào quán và gọi món. Do những món nước khách gọi khá đơn giản, đồng thời nếu từ chối phục vụ thì sợ mất khách nên Hương quyết định sẽ giúp chị Hiền pha chế. Bỏ qua lời dặn của chị Hiền, Hương đi vào bếp và bắt đầu tìm nguyên liệu để pha chế.

Tuy nhiên, khi đổ sữa trong hộp ra, Hương thoáng ngửi thấy một mùi chua hơi khó chịu, tuy nhiên nếu pha trộn thêm các chất phụ gia khác thì mùi chua này không còn nữa. Cảm thấy tò mò, Hương tìm xem hạn sử dụng của sữa thì thấy lon sữa này đã hết hạn sử dụng 5 ngày.

Hương tiếp tục kiểm tra những lon sữa và nguyên liệu khác trong bếp thì phát hiện ra có rất nhiều loại khác cũng đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn còn nằm trong tủ lạnh. Không muốn phục vụ các em học sinh bằng các nguyên liệu không đảm bảo, Hương quyết định ra xin lỗi, mời khách về và đợi chị Hiền quay lại để hỏi cho ra lẽ.

Sau khi chị Hiền trở về và nhận thức rằng hành vi của mình đã bị Hương biết, chị Hiền cảm thấy khá lo sợ nhưng chị vẫn bao biện, chối lỗi: Chị cũng không có biết nó hết hạn đâu, chị mua ở siêu thị hết đấy, không phải hàng trôi nổi, với lại khách đông quá, đứng pha chế không thôi cũng hết thời gian rồi, chị có kịp để ý đâu.

Chị đừng nói vậy, rõ ràng sữa đã có mùi chua, chị phải ngửi thấy chứ, mà không chỉ 1 lon này, em đã kiểm tra rồi, những lon sữa và các loại bột kia cũng hết hạn rồi nhưng chị vẫn sử dụng đó thôi. Em khéo lo, mới chỉ hết hạn vài ngày, mà đã có đứa học sinh nào đau bụng tới ăn vạ đâu – chị Hiền chống chế.

Em hỏi chị, nếu là con chị, chị có để cháu uống sữa hết hạn hay không? Nếu như có người uống sữa đó rồi bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới tính mạng thì anh chị có chịu trách nhiệm nổi không? Hương đanh giọng đáp trả.

Chị Hiền không biết trả lời thế nào, chỉ im lặng. Thấy vậy, Hương tiếp lời: Chị có biết hành vi này của chị đã vi phạm quy định pháp luật và sẽ bị xử lý như thế nào không?

Hương nói tiếp: Có thể mức phạt này đối với chị là chưa cao, nhưng đối với những người làm nghề kinh doanh thực phẩm thì phải đặt sức khỏe của khách lên hàng đầu. Nếu có người phát hiện ra vụ việc này và đưa lên mạng hoặc nếu có khách dùng sản phẩm của chị rồi ngộ độc, cấp cứu, thì xem như anh chị hết đường làm ăn, buôn bán. Kinh doanh phải đúng với quy định pháp luật và có đạo đức thì mới duy trì lâu dài chị ơi.

Chị Hiền nghe Hương nói xong thì cảm thấy rất hổ thẹn, chị ngay lập tức đem tiêu hủy toàn bộ số nguyên liệu quá hạn sử dụng và hứa với lòng mình từ ngay sẽ không bao giờ sử dụng thực phẩm hết hạn để pha chế nữa.

Ví Dụ Về Vấn Đề Đạo Đức Trong Kinh Doanh – Mẫu 3

Từ trước đến nay, Biti’s được biết đến là nhãn hàng quen thuộc, uy tín và là niềm tự hào của người tiêu dùng Việt về một “Thương hiệu Quốc gia” trong lĩnh vực giày dép chất lượng. Mới đây vào ngày 10/10, thương hiệu giày dép này đã cho ra mắt bộ sưu tập mang tên Biti’s Hunter Street Blooming Central nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa miền Trung, với tên gọi “Cảm hứng tự hào miền Trung – Hoa trong đá”.

Để cho ra được bộ sưu tập sản phẩm giày mới độc đáo, phía Biti’s khẳng định đã phải đầu tư, tìm tòi sáng tạo, đa dạng vật liệu, cũng như tốn nhiều công sức sản xuất.

Tuy nhiên ngay sau đó, Blooming Central lại bất ngờ hứng chịu chỉ trích từ dư luận khi hãng bị phát hiện dùng chất liệu vải gấm là hàng bình dân Trung Quốc, dễ dàng mua được tại sàn thương mại điện tử Taobao (sàn thương mại điện tử Trung Quốc) với giá sỉ chỉ từ 40.000 đồng/mét.

Không chỉ bị “tố” dùng gấm Trung Quốc, Biti’s còn phải hứng chịu các lời nhận xét về họa tiết thêu trên mẫu gấm với hoa văn Việt Nam (mỹ thuật cung đình triều Nguyễn) không tương đồng.

Đối mặt với “khủng hoảng truyền thông” này, Biti’s đã rất nhanh chóng công khai nhận trách nhiệm, sẵn sàng lên tiếng xin lỗi, thừa nhận việc sử dụng nguyên liệu Trung Quốc trong sản phẩm của mình. Đồng thời hãng cũng đưa ra lời phản hồi về phát hiện sử dụng gấm rẻ tiền để làm sản phẩm hàng hóa.

Theo đó, thương hiệu thừa nhận đã mua gấm từ Trung Quốc, với lý do “đã cố gắng kiếm nguồn nguyên liệu vải trong nước, nhưng chưa tìm được nhà cung cấp có vải dệt phù hợp”.

Ví Dụ Về Đạo Đức Trong Marketing – Mẫu 4

Quay lại thời điểm năm 2016-2019, Masan cũng từng vướng vào rắc rối liên quan đến đạo đức trong Marketing. Người tiêu dùng cả nước từng lo sợ trước thông tin “nước mắm truyền thống có lượng đạm càng cao thì càng chứa nhiều thạch tín.”

Mặc dù đã lên tiếng đính chính rằng thông cáo trên không liên quan đến mình. Masan vẫn liên tục nhận được phản hồi tiêu cực của người tiêu dùng do chính sách quảng bá được coi là không lành mạnh.

Ví Dụ Về Quảng Cáo Có Đạo Đức Hay Nhất – Mẫu 5

Một doanh nghiệp bán sữa có đạo đức trong marketing không chỉ lên các chiến lược làm sao để khách hàng mua thật nhiều sản phẩm của họ, mà còn cố gắng truyền tải một cách trung thực tính năng của sản phẩm (như giúp tăng trưởng chiều cao, hỗ trợ phát triển trí thông minh trẻ, có chứng thực của Bộ Y tế).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của sữa mẹ trong các chiến dịch truyền thông của mình, rằng sản phẩm sữa của họ chỉ là một hình thức bổ trợ cho hoạt động tăng trưởng thể chất và trí lực của trẻ, bên cạnh sữa mẹ.

Tham khảo thêm 🌻 Những Câu Nói Hay Về Kinh Doanh 🌻 ngắn gọn

Ví Dụ Về Đạo Đức Nghề Nghiệp Kế Toán – Mẫu 6

Một kế toán trưởng một doanh nghiệp tại Hà Nội, có gần sáu năm làm kiểm toán kể rằng đã từng chứng kiến việc kiểm kê hàng tồn kho tại nhiều doanh nghiệp và biết nhiều câu chuyện hay. Cách đây vài năm, người kế toán trưởng này thực hiện kiểm toán cho một doanh nghiệp sản xuất gạch đỏ ở Quảng Ninh.

Sổ sách tài chính phản ánh giá trị tồn kho đất sét đủ dùng cho năm năm sản xuất bình quân. Nhưng khi kiểm kê và phỏng vấn bộ phận kho thì con số thực tế chỉ là một tháng. Để ra được kết quả này, người kế toán trưởng và đồng nghiệp đã phải kiểm kê cả tuần, phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, từ phỏng vấn bộ phận kho đến thuê một bên thứ ba độc lập thực hiện đo đạc khối lượng đất. Mà đó là doanh nghiệp này chỉ có một kho.

Trường hợp này, những người trong nghề gọi là công ty kiểm toán suýt bị doanh nghiệp qua mặt. Nguyên nhân chính là do các công ty kiểm toán nhỏ cạnh tranh gay gắt với nhau bằng giá phí và “tiền lại quả” (tiền phần trăm hoa hồng chi lại cho doanh nghiệp thuê kiểm toán, có thể lên đến 30% giá trị hợp đồng).

Khi đã chấp nhận hạ giá và “lại quả” nhiều, mà vẫn muốn đảm bảo lợi nhuận thì các công ty này sẽ tuyển dụng những lao động trình độ không cao (đồng nghĩa với việc không đòi hỏi về lương cao), có công ty dùng cả sinh viên thực tập để thực hiện công việc kiểm toán.

Bên cạnh đó, để cắt giảm chi phí đến mức tối đa, một số doanh nghiệp sẵn sàng bỏ qua các bước công việc trong thực tế vô cùng quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chẳng hạn như công tác kiểm kê hàng tồn như đã nói ở trên. Nói tóm lại là công ty kiểm toán đã để lợi nhuận che mắt và đánh giá rủi ro không chính xác.

Ví Dụ Về Đạo Đức Nghề Nghiệp Kiểm Toán – Mẫu 7

Thông tin Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán phía Nam (AASCS) bị phạt 40 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đang dấy lên nỗi lo về tính chính xác của các báo cáo tài chính. Trong chuyến làm việc tại Việt Nam mới đây, Giám đốc điều hành Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) Andrew Harding đã chia sẻ với ĐTCK xung quanh câu chuyện đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.

Một bài học kinh điển về việc nhấn mạnh đạo đức nghề nghiệp kiểm toán có thể thấy trong câu chuyện sụp đổ của Tập đoàn Enron bởi những kỹ năng chuyên môn đã không được sử dụng vì lợi ích của công chúng. Càng ngày các nhà đầu tư và đối tác sẽ tìm kiếm bằng chứng cho đạo đức nghề nghiệp của các chuyên viên tài chính chứ không đơn thuần dựa trên những kỹ năng chuyên môn của họ.

Một trong những lý do quan trọng nhất là họ nhận ra rằng, nếu thiếu nhận thức về việc “tự giác làm điều đúng với lương tâm nghề nghiệp”, người có trình độ chuyên môn càng cao thì mức độ gian lận càng tinh vi, dẫn đến những hậu quả càng nghiêm trọng.

Dẫn Chứng Về Đạo Đức Kinh Doanh Chi tiết – Mẫu 8

Asanzo, một thương hiệu tivi, đồ điện tử, điện lạnh gia dụng lớn, nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng, một thương hiệu được dán nhãn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” bỗng dưng “sụp đổ” hoàn toàn trong mắt người tiêu dùng khi bị phanh phui “đánh lận con đen”, dùng hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt.

Đến nay, cơ quan chức năng chưa có những kết luận cụ thể về vấn đề này, nhưng với những bằng chứng mà báo chí thu thập được cộng với việc Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao” đối với Asanzo phần nào đã nói lên bản chất của sự việc.

Câu chuyện làm ăn gian dối này đang cho thấy một điều đáng báo động về đạo đức kinh doanh ở một bộ phận doanh nghiệp hiện nay và khiến lòng tin của người tiêu dùng bị tổn thương không nhỏ. Bởi chỉ mới đây thôi, doanh nghiệp của “đại gia” Trịnh Sướng bị cơ quan Công an đưa ra ánh sáng việc buôn bán xăng giả với quy mô lớn.

Đây cũng là một trong những doanh nghiệp đình đám trong lĩnh vực xăng dầu, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tiếc là “thành quả” đó lại được xây dựng dựa trên nền tảng của những hành động làm ăn lừa đảo.

Ví Dụ Về Quảng Cáo Phi Đạo Đức – Mẫu 9

Unilever cũng từng mắc phải tranh cãi về vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Trong quá trình quảng bá cho máy lọc nước Unilever Pureit Vietnam, Unilever đã liên tục tung ra những thông tin tiêu cực, thiếu kiểm chứng và gây hoang mang dư luận.

“Nguồn nước đun sôi mà hầu hết người Việt đang sử dụng hàng ngày không an toàn.”

Hoặc: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 200.000 người Việt Nam mắc bệnh ung thư mỗi năm do vệ sinh thực phẩm và nước uống”.

“Hãy bảo vệ gia đình với nguồn nước uống an toàn.”

Những thông điệp trên thiếu chứng cứ và gây hoang mang cho người tiêu dùng. Ngoài ra, việc đánh vào nỗi sợ của khách hàng cũng dấy lên lo ngại về vấn đề đạo đức của chiến dịch.

Ví Dụ Về Bán Hàng Phi Đạo Đức Ngắn – Mẫu 10

Hiện nay, hầu hết các video phát trên Youtube đều được chèn các quảng cáo của các “nhà thuốc” tự xưng “nhà tôi ba đời chữa xương khớp”, “chữa khỏi bệnh sau khi bệnh nhân điều trị tại bệnh viện không hiệu quả”, hay “không lấy tiền nếu chữa bệnh không khỏi”. Các “nhà thuốc” này quảng cáo đây là những bài thuốc gia truyền được bào chế từ những “thảo dược quý hiếm”, “không độc hại, không gây tác dụng phụ”…

Những quảng cáo này thường để lại số điện thoại, mời gọi người dân gọi điện để được tư vấn miễn phí. Thậm chí, để tăng niềm tin với khách hàng, nhiều quảng cáo còn thực hiện chiêu trò cắt ghép hình ảnh của biên tập viên, phóng viên đài truyền hình, làm giả bản tin thời sự…

Các đối tượng người dùng được hướng đến thường là người cao tuổi, mắc những căn bệnh nan y, khó chữa, tin tưởng vào việc sử dụng thuốc Đông y, nghe hàng xóm, bà con “mách” những mẹo chữa bệnh…

Do sử dụng các loại “thuốc Đông y” không rõ nguồn gốc, không có cơ sở khoa học, được quảng cáo tràn lan, nhiều người đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm trong điều trị bệnh.

Ví Dụ Về Vi Phạm Đạo Đức Kinh Doanh Chọn Lọc – Mẫu 11

Cuối năm 2017, sau phản ánh của người tiêu dùng việc Công ty TNHH Khải Đức (Khải Silk) bán hàng Trung Quốc nhưng lại gắn mác “Made in Vietnam”, lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã vào cuộc kiểm tra đồng loạt các cửa hàng của Khải Silk trên toàn quốc và phát hiện nhiều sai phạm.

Ông Hoàng Khải – Chủ tịch Tập đoàn Khải Silk sau đó đã thừa nhận với truyền thông “bán 50% lụa “Made in China” trong hệ thống của mình” và gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng.

Theo kết luận của Bộ Công Thương, công ty Khải Silk đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng.

Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của công ty cho thấy kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”). Bộ Công Thương cho rằng, công ty đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Những Câu Nói Bất Hủ Trong Kinh Doanh 🌹 nổi tiếng

Viết một bình luận