Dàn Ý Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông [21+ Mẫu Hay]

Dàn Ý Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông ❤️️ 21+ Mẫu Hay ✅ Tham Khảo Mẫu Dàn Bài Ngắn Gọn Và Chi Tiết Được SCR.VN Tuyển Tập Để Học Tốt Ngữ Văn.

Dàn Ý Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông Hay Nhất – Mẫu 1

Mẫu lập dàn ý nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông hay nhất dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

1.Mở bài:

  • Sơ lược về tác giả Tô Hoài.
  • Giới thiệu Vợ chồng A Phủ và tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ.

2.Thân bài:

a. Cuộc đời Mị:

  • Số kiếp con dâu gán nợ, sống cuộc đời của một nô lệ, trơ lì về cảm xúc.
  • Làm lụng quanh năm suốt tháng, không ngơi nghỉ, lầm lũi như con rùa trong xó cửa, tủi nhục và đắng cay.
  • Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đã thức tỉnh tâm hồn ham sống, ham tự do của Mị

b. Trong đêm cứu A Phủ và giải thoát cho cuộc đời mình:

  • Thờ ơ, tỏ vẻ không quan tâm đến sống chết của A Phủ.
  • Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị lại nhớ đến cuộc đời đầy vết sẹo của mình, Mị phẫn nộ, Mị căm tức nhà thống lý Pá Tra, những kẻ độc ác, chúng nó bắt “người ta chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”.
  • Mị thấy xót xa, Mị thấy thương cảm cho A Phủ, Mị càng nghĩ lại càng thấy không cam lòng, thấy đau đớn thay cho một kiếp người.
  • Giọt nước mắt của A Phủ, giọt nước mắt của một con người vô tội, một con người khao khát sự sống, tựa như giọt nước tràn ly đã thôi thúc sự phản kháng, lòng trắc ẩn trong tâm hồn Mị.
  • Mị không còn sợ nữa, không sợ cường quyền, thần quyền gì nữa, Mị trở nên mạnh mẽ, như một người hùng cắt dây trói cho A Phủ, Mị bất chấp tính mạng mình để anh được sống. Cứu A Phủ cũng là cứu chính tâm hồn, cứu cuộc đời của Mị.
  • Mị đã thật sự phản kháng, Mị vùng dậy chống lại số phận, Mị muốn làm chủ số phận của mình, Mị quyết định bỏ trốn theo A Phủ.
  • Biểu hiện rõ nét nhất về khao khát được sống, niềm ham sống, khao khát tự do mãnh liệt của Mị, một con người vốn tưởng tâm hồn đã trơ lì như gỗ đá, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

3.Kết bài:

  • Khái quát chung về hình tượng nhân vật Mị
  • Nêu cảm nhận.

Chia sẻ thêm 🍀 Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông 🍀 16 Mẫu Hay Và Đặc Sắc Nhất

Dàn Ý Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông Ngắn Gọn – Mẫu 2

Tham khảo mẫu dàn ý nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông ngắn gọn dưới đây với những luận điểm cơ bản nhất.

1.Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
  • Nêu sơ lược về hành động cởi trói cứu A Phủ của nhân vật Mị.

2.Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị

  • Trước khi về làm dâu nhà thống lí: Xinh đẹp, có tài thổi sáo, có niềm yêu đời,…
  • Sau khi bị A Sử bắt về làm về: Mị bị trói buộc, áp bức.

b. Phân tích diễn biến tâm lí dẫn đến hành động cởi trói cứu A Phủ trong đêm đông của Mị

-Diễn biến tâm trạng của Mị:

  • Tâm trạng của Mị trước đêm cứu A Phủ: dửng dưng, vô cảm.
  • Tâm trạng của Mị khi nhìn thấy giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hõm má đã xám đen của A Phủ: đồng cảm, thương xót

-Hành động cắt dây cởi trói:

  • Từ thương mình đến thương người
  • Mị đứng lặng trong bóng tối và sau đó vụt chạy theo A Phủ

c. Ý nghĩa của hành động cởi trói cứu A Phủ trong đêm đông của Mị

  • Hành động cắt dây cởi trói diễn ra dứt khoát và quyết liệt cho thấy nhân vật đã tự giải thoát bản thân thoát khỏi sự trói buộc của cường quyền.
  • Thể hiện rõ sự trỗi dậy mạnh mẽ của sức sống tiềm tàng trong tâm hồn nhân vật Mị
  • Khẳng định tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

3.Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa hành động cởi trói của Mị đối với giá trị nhân đạo của tác phẩm

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Dàn Ý Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông Chi Tiết – Mẫu 3

Chia sẻ dưới đây mẫu sơ đồ dàn ý nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông chi tiết để các em học sinh cùng tham khảo:

Sơ Đồ Dàn Ý Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông Chi Tiết
Sơ Đồ Dàn Ý Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông Chi Tiết

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Mị 🍀 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Dàn Ý Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông Nâng Cao – Mẫu 4

Mẫu dàn ý nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh vận dụng hoàn thành tốt bài viết.

I. Mở bài:

  • Tô Hoài là nhà văn nhạy cảm với cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của những vùng miền, ông có vốn ngôn ngữ phong phú, lối trần thuật tự nhiên.
  • Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiếu biểu cho phong cách của Tô Hoài, truyện viết về những con người Tây Bắc tiềm tàng sức sống đã vùng lên đấu tranh chống lại bọn thống trị.
  • Nhân vật Mị là biểu tượng đẹp cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bị áp bức, đặc biệt là trong đêm mùa đông cởi trói cứu A Phủ

II. Thân bài:

a. Hoàn cảnh cuộc đời của Mị:

-Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:

  • Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”
  • Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
  • Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.

-Nạn nhân của những áp bức bất công

  • Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, làm con dâu gạt nợ, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc” , bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, …
  • Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, … đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay …không biết là sương hay nắng”.
  • Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khỏ Mị quen rồi”.

b. Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ:

-Tình huống: A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng

-Diễn biến tâm trạng của Mị:

  • Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.
  • Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, … phải chết”.

-Hành động của Mị:

  • Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ
  • Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.

-Nhận xét:

  • Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.
  • Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

III. Kết bài:

-Khái quát lại nội dung và nghệ thuật:

  • Nghệ thuật: ngôn ngữ, cách nói đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.
  • Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.

-Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Mị.

Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Sức Sống Tiềm Tàng Của Mị 🌜 12 Bài Văn Mẫu Hay

Dàn Ý Phân Tích Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông Học Sinh Giỏi – Mẫu 5

Tham khảo mẫu dàn ý phân tích Mị trong đêm tình mùa đông học sinh giỏi dưới đây để nắm vững phương pháp làm bài và đạt kết quả cao.

a) Mở bài phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông:

  • Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành quả quan trọng trong sáng tác văn học, nhất là về đề tài miền núi.
  • Truyện Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc, là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952), đánh dấu độ chín của phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. Mị là nhân vật chính, là linh hồn của tác phẩm.

b) Thân bài phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông:

*Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ:

  • Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn.
  • Thời gian đọa đày biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh không khiến Mị quan tâm.
  • Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay, tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.
  • Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn.
  • Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.

*Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ:

  • Từ vô cảm đến đồng cảm: những đêm trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị (gợi cho Mị nhớ về quá khứ đau đớn của mình, Mị thấy thương xót cho người cùng cảnh ngộ).
  • Nhận ra sự độc ác và bất công: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, thấy người kia việc gì mà phải chết.
  • Hành động cứu người: Mị nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ tự trốn thoát. Nghĩ thế Mị cũng không thấy sợ. Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói của A Phủ.
  • Tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng…; lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.

*Ý nghĩa việc miêu tả tâm trạng và hành động của Mị:

  • Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.
  • Thể hiện giá trị nhân đạo: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.

*Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật:

  • Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn
  • Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tài tình
  • Xây dựng nhân vật sinh động, có cá tính
  • Ngôn ngữ sinh động, sáng tạo, giàu tính tạo hình
  • Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

c) Kết bài phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông: 

Lòng thương người và khát vọng tự do của Mị đã tháo gỡ cái vòng nô lệ của chính mình. Nàng thật sự thoát khỏi cảnh áp bức, trói buộc của bọn chúa núi, để cùng A Phủ tự giải phóng.

Gợi ý cho bạn 🌳 Dàn Ý Vợ Chồng A Phủ Của Tô Hoài 🌳 17 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay

Viết một bình luận