Dàn Ý Kể Về Lễ Hội Lớp 3 [37+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất]

Dàn Ý Kể Về Lễ Hội Lớp 3 ❤️️ 37+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Mẫu Dàn Bài Chọn Lọc Giúp Các Em Học Sinh Linh Hoạt Vận Dụng Khi Làm Văn.

Cách Lập Dàn Ý Kể Về Lễ Hội

Tham khảo các bước hướng dẫn cụ thể cách lập dàn ý kể về lễ hội dưới đây để có thể tìm ý xây dựng và triển khai bài văn của mình.

👉 Bước 1: Giới thiệu về lễ hội

  • Đó là lễ hội nào?
  • Lễ hội đó diễn ra ở đâu?

👉 Bước 2:

a. Khái quát chung:

  • Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội
  • Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội (Thường được tổ chức vào thời gian nào trong năm, địa điểm tổ chức)

b. Diễn biễn lễ hội:

-Chuẩn bị:

  • Địa điểm
  • Trang trí
  • Các tiết mục biểu diễn

-Quy trình/diễn biến của lễ hội:

  • Phần lễ
  • Phần hội (Những trò chơi được tổ chức)

-Ý nghĩa của lễ hội:

  • Là nét đẹp văn hóa lâu đời của con người, dân tộc Việt Nam; Thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ giá trị văn hóa tinh thần.
  • Là sự kiện tưởng nhớ, thể hiện tấm lòng biết ơn của con người với công đức của các vị thần, nhân vật có nhiều đóng góp cho cộng đồng, dân tộc
  • Là dịp con người được trở về với quê hương, cội nguồn,…

👉 Bước 3: Khẳng định ý nghĩa của lễ hội

  • Lưu giữ bản sắc văn hoá truyền thống
  • Thắt chặt tinh thân đoàn kết dân tộc

Dàn Ý Bài Văn Kể Về Lễ Hội – Mẫu 1

Mẫu dàn ý bài văn kể về lễ hội dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục và nội dung cụ thể khi làm bài.

a) Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể
  • Ấn tượng của em về lễ hội đó.

Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội này.

b) Thân bài: Kể chi tiết về lễ hội

  • Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim,…)
  • Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?
  • Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước,…).
  • Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
    • Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn
    • Chuẩn bị tiến trình lễ hội
    • Chuẩn bị về địa điểm…
  • Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lí do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội,…)
  • Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi…)

c) Kết bài: Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

Ví dụ: Lễ hội xuân là ngày hội vô cùng ý nghĩa. Nó đem lại niềm vui và tạo nguồn năng lượng để cho người dân chuẩn bị bước vào một năm làm việc phía trước.

Gợi ý tuyển tập ☔ Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết ☔ 15 Bài Kể Về Lễ Hội Hay

Dàn Bài Kể Về Lễ Hội Quê Em – Mẫu 2

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn bài kể về lễ hội quê em để các em học sinh linh hoạt vận dụng và hoàn thành tốt bài tập làm văn.

1.Mở bài: Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

2.Thân bài: Kể lại những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.

– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:

  • Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).
  • Địa điểm tổ chức lễ hội.
  • Nguồn gốc,lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).

– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

  • Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
  • Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).
  • Chuẩn bị về địa điểm…

– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian: Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.

  • Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.
  • Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)

– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

  • Là nét đẹp văn hoá của đất nước
  • Lưu giữ bản sắc văn hoá dân tộc

3.Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.
  • Nêu suy nghĩ của bản thân.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Bài Văn Tả Về Lễ Hội 🍀 15 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Kể Về Lễ Hội Chùa Hương – Mẫu 3

Tham khảo dàn ý kể về lễ hội chùa Hương dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những thông tin hữu ích để bổ sung vào bài văn.

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chùa Hương và lễ hội chùa Hương.

II. Thân bài:

-Di tích chùa Hương:

  • Chùa Hương được xây dựng vào cuối thế kỷ thế kỷ 17. Tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bên cạnh sông Đáy.
  • Gồm hàng chục ngôi chùa lớn thờ Phật, nhiều ngôi đền thờ thần, thánh cùng các ngôi đình thờ khác.
  • Lối kiến trúc kết hợp giữa phong cảnh thiên nhiên với hệ thống hang động tự nhiên và các kiến trúc chùa chiền cổ xưa, tạo nên một không gian vừa mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng vừa mang vẻ thoát tục, thiêng liêng chốn cửa Phật.
  • Với vẻ đẹp hiếm có bởi sự kết hợp tinh tế giữa cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc nhân tạo đã đưa nơi đây trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các văn nhân, thi sĩ xưa và nay.

-Lễ hội chùa Hương:

  • Là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, bắt đầu từ ngày 6/2 âm lịch hằng năm, kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng âm lịch, trong đó chính thức diễn ra trong khoảng 4 ngày từ ngày 15 đến 18 tháng 2 âm lịch.
  • Gồm phần lễ đơn giản, đậm chất Thiền và phần hội với các hoạt động chèo thuyền vãn cảnh, hát văn, hát chèo,…
  • Di tích chùa Hương và lễ hội chùa Hương đã ăn sâu vào tiềm thức và văn hóa tín ngưỡng tôn sùng đạo phật, đạo giáo và cả nho học của người dân Việt Nam.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ cá nhân về chùa Hương và lễ hội chùa Hương.

Khám phá thêm 💧 Thuyết Minh Về Chùa Hương 💧 15 Bài Hay Về Lễ Hội Chùa Hương

Dàn Ý Kể Về 1 Lễ Hội Lớp 3 – Mẫu 4

Mẫu dàn ý kể về 1 lễ hội lớp 3 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hữu ích giúp các em học sinh có thêm những ý tưởng làm bài phong phú hơn.

1.Mở bài: Giới thiệu về lễ hội mừng lúa mới.

2.Thân bài:

a. Thời gian, ý nghĩa:

  • Diễn ra vào khoảng tháng 11 dương lịch hoặc vào khoảng sau Tết Nguyên Đán hàng năm.
  • Ý nghĩa của lễ hội mừng lúa mới là để tạ ơn Giàng đã ban cho con dân một mùa thóc lúa bội thu, tôn vinh hạt thóc mới, cầu chúc cho năm sau mùa màng được ấm no, ổn định.
  • Trong lễ hội mừng lúa mới người ta cúng Giàng trước tiên, theo sau đó là các lễ cúng chư vị thần linh ứng với mỗi một điều kiện thời tiết trong sản xuất.

b. Nội dung:

Phần lễ cúng:

  • Người chủ trì là già làng, già làng là người đích thân xem xét và chọn ra một đám ruộng màu mỡ, những hạt lúa dày, trĩu nặng và đẹp nhất để lại để làm lễ cúng thần La Pôm.
  • Bà con trong buôn làng đều có nghĩa vụ đóng góp mỗi nhà một ít như ché rượu, miếng thịt, đĩa xôi,… để thể hiện lòng thành, đồng thời cũng bộc lộ sự đoàn kết và có trách nhiệm của mọi người trong cộng đồng dân tộc.
  • Sau đó đích thân thầy cúng (Yiu Rang) và già làng sẽ tự tay chuẩn bị sắp xếp mâm cỗ cúng, và đọc văn khấn để cầu chúc cho dân làng được ấm no, mưa thuận gió hòa
  • Sau khi đã kết thúc phần khấn vái, thì già làng sẽ chọn ra mười thanh niên nam nữ, khỏe mạnh, cùng xuống ruộng, tay nắm lấy các bó lúa đã được chuẩn bị sẵn, cứ sau mỗi một lời khấn của thầy cúng, nhóm thanh niên sẽ đồng loạt giơ cao bó lúa trong tay mình lên trời và hô to, đồng thời nhảy múa, hát hò theo để thể hiện sự vui mừng, náo nhiệt của một mùa màng ấm no, sung túc.

Phần hội:

  • Mọi người lại được tự do vui chơi thoải mái, tất cả dân làng cùng tụ tập lại nhà rông ăn uống, nhảy múa hát hò, theo tiếng chiêng, nhịp trống, tối đến thì nhảy múa xung quanh đống lửa.
  • Sau khi đã vui chơi thỏa thích, thì ai lại về nhà nấy, để tổ chức lễ cúng riêng cho nhà mình. Nhà ai có nhiều khách ghé thăm thì được coi là một niềm vinh dự lớn, là sự may mắn rất đáng trân trọng, được Giàng phù hộ.

3.Kết bài: Nêu cảm nhận chung về lễ hội mừng lúa mới.

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Tập Làm Văn Lớp 3 Kể Về Lễ Hội ☘ 15 Bài Văn Tả Ngắn Hay

Dàn Ý Kể Về Lễ Hội Lớp 3 Hay Nhất – Mẫu 5

Đón đọc mẫu dàn ý kể về lễ hội lớp 3 hay nhất dưới đây để luyện tập trau dồi kỹ năng viết và có những ý văn hay.

1.Mở bài: Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng

Ví dụ: Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

2.Thân bài

a. Lịch sử lễ hội:

  • Đã có từ lâu đời
  • Từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng.
  • Thời gian diễn ra: Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
  • Quy mô lớn, được xem là quốc lễ

b. Diễn biến của lễ hội:

-Phần lễ:

  • Gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương
  • Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc.
  • Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng.
  • Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung
  • Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hoá thấy mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ.
  • Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên.

-Phần hội:

  • Nhiều trò chơi dân gian được diễn ra nhiều chọi gà, đu quay, đấu vật.
  • Các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn.
  • Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan- Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ quê hương.
  • Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa.
  • Các dịch vụ văn hoá phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

3.Kết bài: Cảm nghĩ về lễ hội Đền Hùng

Ví dụ: Lễ hội là dịp đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Kể Về Lễ Hội Lớp 3 Ngắn Gọn – Mẫu 6

Tham khảo mẫu dàn ý kể về lễ hội lớp 3 ngắn gọn dưới đây để có thể nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị trước cho bài viết trên lớp.

1.Mở bài: Giới thiệu về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên

2.Thân bài:

a. Thời gian diễn ra lễ hội:

  • Tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đắk Lắk
  • Lễ hội đua voi là lễ hội lớn của người dân Tây Nguyên
  • Lễ hội đua voi nhằm tôn vinh truyền thống văn hoá, tinh thần thượng võ và tài nghệ cưỡi voi của đồng bào Tây Nguyên

b. Hoạt động lễ hội:

  • Trước khi bắt đầu cuộc thi, những chú voi được chủ cho ăn uống nê
  • Đến ngày hội, tất cả con voi tham dự cuộc thi sẽ tập trung về một bãi đất trống rộng lớn để thi tài
  • Nội dung thi: Voi chạy tốc độ, Voi bơi vượt sông Sêrêpốk, Voi đá bóng
  • Tham gia lễ hội đua voi không chỉ có người dân Tây Nguyên mà còn có du khách khắp nơi về trảy hội.
  • Hội Đua Voi kết thúc buôn làng kéo nhau quây quần cùng nhau ăn uống, vui chơi.
  • Những chàng trai cô gái nắm tay nhau nhảy múa quanh quanh đống lửa sáng rực.

c. Ý nghĩa của lễ hội:

  • Là nét đẹp văn hóa của người Tây Nguyên
  • Lễ hội tôn vinh tinh thần thượng võ của đồng bào Tây Nguyên
  • Cầu mong cho một năm mới tốt đẹp, ấm no hạnh phúc

3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về lễ hội này

Ví dụ: Lễ hội ý nghĩa, không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa mà còn tạo ra không khí lễ hội lớn giúp mọi người thi tài, giao lưu, kết bạn.

Đừng bỏ qua 🔥 Kể Về Một Ngày Hội Mà Em Biết Lớp 3 🔥 15 Bài Văn Mẫu

Dàn Ý Kể Về Lễ Hội Lớp 3 Ngắn Nhất – Mẫu 7

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý kể về lễ hội lớp 3 ngắn nhất giúp các em học sinh liệt kê những ý chính cơ bản và trọng tâm khi làm bài.

1.Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về lễ hội đua thuyền ở quê hương em:

  • Lễ hội đua thuyền được tổ chức khi nào? Bao lâu tổ chức một lần?
  • Lễ hội được tổ chức ở đâu? (dòng sông/ bãi biển nào)
  • Lễ hội có đông đúc người đến xem và được biết đến rộng rãi không?

2.Thân bài

a. Trước khi diễn ra cuộc đua:

  • Mặt sông/ mặt biển được dọn dẹp, trang trí, sắp xếp để phục vụ cuộc đua như thế nào?
  • Hai bên bờ, người đến xem và cổ vũ tập trung ra sao? Họ mang theo những dụng cụ, trang phục như thế nào để xem và cổ vũ?
  • Ở vạch xuất phát, các chiếc thuyền đang xếp hàng ra sao? Mỗi chiếc thuyền và người thi đấu có trang phục như thế nào?
  • Không khí nơi trường đua ra sao?

b. Diễn biến cuộc đua thuyền:

  • Những chiếc thuyền lao về phía trước, vượt qua những khúc cua, vượt qua nhau như thế nào?
  • Các cầu thủ ra sức chèo thuyền như thế nào? Khán giả hai bên cổ vũ nhiệt tình ra sao?
  • Tinh thần thi đấu của các đội như thế nào?

c. Kết thúc cuộc đua:

  • Mọi người tập hợp về đích để bắt đầu lễ trao giải?
  • Đội thắng đã có màn ăn mừng như thế nào? Đội thua có thái độ ra sao?

3.Kết bài

  • Suy nghĩ của em về những ý nghĩa, giá trị của lễ hội đua thuyền
  • Tình cảm của em dành cho lễ hội đua thuyền

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Kể Về Những Đổi Mới Ở Quê Em 🌺 15 Bài Văn Mẫu Hay

Dàn Bài Kể Về Một Lễ Hội Lớp 3 Chi Tiết – Mẫu 8

Mẫu dàn bài kể về một lễ hội lớp 3 chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh triển khai bài văn đầy đủ ý, đạt kết quả cao.

  1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Tết Trung thu
  • Vào 15 tháng 8 âm lịch, khắp nơi rộn ràng trong tiếng trống, tiếng trẻ em nô đùa trong không khí trăng rằm.
  • Tết trung thu là tết thiếu nhi của nhiều quốc gia châu Á.
  1. Thân bài:

a. Thông tin khái quát về tết trung thu:

  • Một số quốc gia châu Á theo lịch âm tổ chức ngày lễ này như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan….
  • Thời gian: Diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mỗi năm.

b. Đặc điểm về Tết Trung thu cổ truyền

-Đồ vật, món ăn:

  • Bánh nướng, bánh dẻo đặc trưng
  • Trứng muối với ý nghĩa giúp mọi sự viên mãn.
  • Mâm ngũ quả nhiều loại trái cây khác nhau. Có quả chín và quả còn xanh đại diện cho âm dương hòa hợp.
  • Trẻ em được rước đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân,…

-Hoạt động diễn ra vào ngày này:

  • Rước đèn: lễ rước đèn cho trẻ em vui chơi, đi khắp thôn xóm. Chiếc đèn lồng nhiều hình dáng, có nhiều ánh sáng hòa cùng với sự vui vẻ, nhộn nhịp của trẻ em.
  • Múa lân (Múa sư tử): thành lập đội múa lân. Những con lân múa theo tiếng trống cùng với các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Bát Giới…
  • Bày cỗ: Mâm cỗ Trung thu thường có nhiều hoa quả, bánh kẹo. Khi nào trăng lên đỉnh đầu chúng ra được tham gia phá cỗ. Trò chơi vui đùa với nhau rất vui vẻ.

-Ý nghĩa của tết Trung thu:

  • Tết của thiếu nhi tham gia vào lễ hội truyền thống và nhiều ý nghĩa của đất nước.
  • Là lễ hội mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
  • Là thời gian để các thành viên trong gia đình quây quần và sum họp bên nhau.
  1. Kết bài
  • Nêu ý nghĩa tết trung thu trong cuộc sống hiện đại.
  • Suy nghĩ của bản thân về Tết Trung thu

Dàn Ý Kể Về Lễ Hội Trung Thu Lớp 3 – Mẫu 9

Tham khảo mẫu dàn ý kể về lễ hội trung thu lớp 3 dưới đây với gợi ý làm bài cụ thể để các em học sinh dễ dàng bắt đầu bài văn của mình.

1.Mở bài: Hằng năm, cứ mỗi dịp trung thu, trường em luôn tổ chức buổi lễ hội để chúng em được vui chơi, đêm hội thật nhiều lí thú và trọn niềm vui.

2.Thân bài: Kể lại diễn biến buổi lễ trung thu

  • Lễ hội được chuẩn bị thật chu đáo, các anh chị đoàn viên trong xã phối hợp với thầy cô trong nhà trường dàn dựng sân khấu.
  • Mỗi khối lớp chúng em được giao chuẩn bị một tiết mục văn nghệ chủ đề thiếu nhi.
  • Chúng em nôn nào đến khó tả, đứa nào đứa nấy cũng mong trời nhanh nhanh tối để buổi lễ được bắt đầu.
  • Tiếng chị Hằng Nga cất lên sau màn giới thiệu các vị khách mời tham dự, cả náo động, ánh đèn rực rỡ trên sân khấu, sáng loáng muôn màu sắc tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp diệu kì.
  • Sau những tiết mục văn nghệ chào mừng là những trò chơi giải đố dân gian, những hoạt động thi đua như làm đèn lồng, làm mặt nạ bằng giấy,….
  • Một bầu trời sân trường ngập tràn ánh đèn với những chiếc đèn ông sao lung linh tuyệt diệu trong màn phá cỗ.

3.Kết bài: Đêm rằm ở trường đã để lại trong em nhiều kí ức mãi chẳng thể nào quên.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Bài Văn Kể Về Lễ Hội Trung Thu Lớp 3 ☀️ 15 Bài Hay Nhất

Dàn Ý Kể Về Lễ Hội Đua Thuyền Lớp 3 – Mẫu 10

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý kể về lễ hội đua thuyền lớp 3 để các em học sinh cùng tham khảo và hoàn thành tốt chủ đề tập làm văn này.

1.Mở bài: Giới thiệu về lễ hội quê em (Lễ hội đua thuyền)

2.Thân bài:

Không khí lễ hội:

  • Đông vui tấp nập
  • Tiếng trống, tiếng hò reo cổ vũ vang vọng.

Diễn biến lễ hội:

  • Các đội vào vị trí xuất phát
  • Sau tiếng còi của trọng tài, đội viên dùng hết sức để chèo thuyền
  • Đội nào về đích trước thì sẽ giành chiến thắng

Ý nghĩa của lễ hội:

  • Hoạt động truyền thống của địa phương
  • Hoạt động vui chơi giải trí sau những ngày lao động mệt mỏi
  • Nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng

3.Kết bài: Cảm xúc của em khi tham gia lễ hội

Tham khảo trọn bộ ☘ Kể Về Lễ Hội Đua Thuyền ☘ 15 Bài Văn Mẫu Tả Hay Nhất

Viết một bình luận