Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa ❤️️ Lời Bài Thơ + Giáo Án ✅ Giáo Dục Bé Biết Yêu Quý Và Kính Trọng Chú Bộ Đội Để Bảo Vệ Bình Yên Cho Đất Nước.
Bài Thơ Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa Của Tác Giả Nào
Sau khi đọc tên bài thơ bố mẹ và cô giáo đừng quên giới thiệu của tác giả nào sáng tác nhé. Hoàn thành xong đọc lời thơ Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa đừng quên hỏi lại bé để kích thích tư duy của trẻ nhé.
Như SCR.VN được biết thì có thông tin bài thơ này của tác giả Vũ Thùy Hương. Nguồn tin khác thì của tác giả Vũ Thùy Linh mà không biết hai tác giả này có phải cùng một người không nhé.
Lời Bài Thơ Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa
SCR.VN chia sẻ lời bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa dành cho bé.
Chú bộ đội hành quân trong mưa
Tác giả: Vũ Thùy Linh
Mưa rơi, mưa rơi
Lộp bộp, lộp bộp
Áo dù có ướt
Vẫn đi, vẫn đi.
Đường ra mặt trận
Còn dài, còn dài
Cho dù mưa rơi
Chú vẫn đi tới.
Chú đi trong đêm
Long lanh sao đỏ
Như ngọn đèn nhỏ
Soi đường hành quân.
Mưa rơi, mưa rơi
Lộp bộp, lộp bộp
Áo dù có ướt
Vẫn đi, vẫn đi
Chân dồn dập bước.
Chia sẻ thêm bạn 🍄Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta🍄 Hay
Ý Nghĩa Thơ Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa
Sau khi đọc thơ xong, bố mẹ đừng quên giới thiệu cho bé biết ý nghĩa bài thơ nhé.
Bài thơ nói lên sự gian khổ vất vả của các chú bộ đội trong những đợt hành quân dưới mưa ra mặt trận. Cho dù trời mưa, áo có ướt và trong đêm tối nhưng với lòng dũng cảm, sự hi sinh các chú vẫn hành quân để bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng chú bộ đội
Hình Ảnh Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa
Chia sẻ đến bạn những hình ảnh về chú bộ đội dành cho bé.
Bài Hát Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa
Hiện nay bài thơ chưa được phổ nhạc bố mẹ nhé. Nhưng bạn có thể cho bé nghe bài hát Chú Bộ Đội.
Tranh Thơ Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa
SCR.VN chia sẻ tranh minh họa thơ chú bộ đội.
Giáo Án Thơ Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa
SCR.VN chia sẻ đến bạn Giáo Án Bài Thơ chuyên nghiệp sau đây nhé.
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
– Trẻ biết tên bài thơ và tác giả Vũ Thùy Hương.
– Hiểu được nội dung và đọc được bài thơ cùng cô và các bạn.
2. Kỹ năng
– Rèn kỹ năng đọc rõ lời, đọc thơ diễn cảm, trả lời câu hỏi.
– Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ đích.
3. Giáo dục
– Trẻ biết yêu quý, kính trọng chú bộ đội
II. Chuẩn bị
* Của cô
– Nhạc bài hát “Chú bộ đội; Cháu thương chú bộ độ”
– Tranh nội dung bài thơ
* Của trẻ
- Ngồi hình chữ U, tâm thế thoải mái.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Vào bài – Cô cho trẻ hát bài hát “Chú bộ đội” – Các con vừa hát bài hát gì? – Chú bộ đội làm công việc gì? – Bạn nào giỏi hãy nói cho cô và các bạn biết, sắp tới trong tháng 12 này chúng mình có ngày gì đặc biệt? – Các con ơi, sắp tới đây trong tháng 12 này chúng mình có ngày “Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12” đấy, đây là ngày lễ của các cô chú bộ đội trên cả nước. Để thể lòng biết ơn, kính trọng của mình dành cho các chú bộ đội thì hôm nay cô và các con cùng nhau đọc thật hay bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” của tắc giác Vũ Thùy Hương để tặng cho các chú bộ đội. 2. Nội dung * Cô đọc diễn cảm + Cô đọc thơ lần 1: Diễn cảm – Cô vừa đọc bài thơ gì? – Do ai sáng tác? + Cô đọc thơ lần 2 qua tranh: – Giảng nội dung: Bài thơ nói về sự vất vả , gian khổ những vẫn kiên cường của các chú bộ đội khi hành quân trong mưa. * Đàm thoại, trích dẫn: – Các con vừa được nghe bài thơ gì? – Của tác giả nào? – Bài thơ này nói về ai? – Chú bộ đội đang đi đâu? – Chú bộ đội hành quân khi trời đang như thế nào? “Mưa rơi. Mưa rơi Lộp bộp, lộp bộp” – Đường ra mặt trận như thế nào? “Đường ra mặt trận Còn dài, còn dài” – Ngoài lúc hành quân khi trời mưa chú còn hành quân vào lúc nào nữa? “Cho dù mưa rơi Chú vẫn đi tới Chú đi trong đêm” – Chú bộ đội đi trong đêm mưa có cái gì soi đường chú đi? “Long lanh sao đỏ” – Ngôi sao đỏ được ví như cái gì? “Như ngon đèn nhỏ Soi đường hành quân” – Qua bài thơ chúng mình học được đức tính gì của các chú bộ đội? Đúng rồi! Các chú bồ đội không ngại gian khổ vất vả vẫn kiên cường ngày đêm hành quân để giữ gìn sự bình yên cho tổ quốc. – Để tỏ lòng biết ơn bây giờ cô mời cả cả lớp đứng lên hát múa bài “Cháu thương chú bộ đội”. – Các con hát múa rất hay cô khen chúng mình nào – Thế ngoài nghề bộ đội ra các con biết nghề gì nữa? – Giáo dục: Trẻ yêu quý, kính trọng chú bộ đội. * Dạy trẻ đọc thơ – Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2,3 lần – Thi đua các tổ, nhóm – Cá nhân đọc thơ – Cô động viên và khen trẻ 3. Kết thúc – Cho trẻ ra chơi | – Trẻ hát cùng cô – Chú bộ đội – Canh gác.. – Nghe cô đọc thơ – Chú bộ đội hành quân trong mưa- Vũ Thùy Hương- Nghe cô dọc thơ qua tranh – Chú bộ đội hành quân trong mưa- Vũ Thùy Hương- Chú bộ đội- Đang hành quân- Khi trời đang mưa- Còn dài, con dài – Hành quân trong mưa – Ngôi sao- Ngọn đèn – Kiên cường, dung cảm – Ngồi để học chữ – Cô kể chuyện thỏ… – Cả lớp hát, múa – Bác sĩ, dạy học… – Cả lớp đọc thơ- Tổ, nhóm thi đua đọc thơ- Cá nhân trẻ đọc thơ – Trẻ ra chơi |
Bật mí bạn Bài Thơ 🌼Mưa Xuân Nguyễn Bính 🌼 Hay
Giáo Án Điện Tử Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa
Bật mí bạn Giáo Án Điện Tử về bài thơ cho những ai cần để tham khảo.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên bài “Chú bộ đội hành quân trong mưa” của tác giả Vũ Thùy Hương.
– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên sự gian khổ vất vả của các chú bộ đội trong những đợt hành quân dưới mưa ra mặt trận. Cho dù trời mưa, áo có ướt và trong đêm tối nhưng với lòng dũng cảm, sự hi sinh các chú vẫn hành quân để bảo vệ Tổ quốc.
– Trẻ hiểu từ “Lộp bộp”; “Long lanh sao đỏ”; “Chân dồn dập bước” trong bài thơ.
– Trẻ thuộc bài thơ.
2. Kỹ năng:
– Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, trẻ nói đủ câu.
– Phát triển khả năng ghi nhớ.
– Trẻ bước đầu biết đọc theo đúng nhịp điệu và đọc diễn cảm của bài thơ.
3. Thái độ:
– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
– Thông qua nội dung bài thơ, trẻ biết yêu quý các chú bộ đội và ước mơ sau này trở thành bộ đội.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm:
– Lớp Mẫu giáo ……..
2. Đồ dùng của cô:
– Trang phục bộ đội.
– Tranh sa bàn có nội dung bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa.
– Powerpoint nội dung thơ
– Máy tính, ti vi.
– Nhạc bài hát “Em thích làm chú bộ đội”, “Chú bộ đội”.
3. Đồ dùng của trẻ:
– Trẻ mặc trang phục bộ đội, có gắn tên riêng trên ngực áo.
-Ghế ngồi cho trẻ.
– Tâm lý trẻ thoải mái, quần áo gọn gàng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2-3 phút) – Giới thiệu người dự. – Các con ơi, hôm nay cô và các con mặc trang phục của ai nhỉ? – Đúng rồi đấy cô và các con cùng mặc trang phục của các chú bộ đội đấy. Các con có muốn cùng cô đóng vai các chú bộ đội không? – Hôm nay cô và các con cùng làm các chú bộ đội nhé. Cô cho trẻ hát: Chú bộ đội – Chúng mình vừa hát bài hát gì? – Chúng bộ đội chắc súng trong tay để làm gì? | – Trẻ vỗ tay – Của các chú bộ đội ạ – Có ạ. – Vâng ạ. – Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc bài hát “Chú bộ đội”. – Chú bộ đội. – Để bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc. |
Hoạt động 2: Bài mới (27-30 phút) * Giới thiệu tác phẩm, tác giả – Đúng rồi đấy các con ạ. Chú bộ đội là người canh giữ trên mọi miền để bảo vệ Tổ quốc. Đã có rất nhiều nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những bài thơ, bài hát để ca ngợi các chú bộ đội đấy. Hôm nay cô sẽ gửi tới các con bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” của tác giả Vũ Thùy Hương. * Cô đọc thơ – Cô đọc lần 1 diễn cảm. – Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào? – Cô đọc lần 2 kết hợp với hình ảnh minh họa trên sa bàn. * Trích dẫn, giảng giải, đàm thoại – Chúng mình vừa nghe cô Tới đọc bài thơ gì nhỉ? – Bài thơ của tác giả nào? – Lớp mình vừa nghe cô đọc thơ Chú bộ đội hành quân trong mưa của tác giả Vũ Thùy Hương. Bài thơ nói lên sự gian khổ vất vả của các chú bộ đội trong những đợt hành quân dưới mưa. Cho dù, trời mưa, áo có ướt và trong đêm tối nhưng với lòng dũng cảm, sự hi sinh các chú vẫn hành quân ra mặt trận để bảo vệ Tổ quốc. – Chú hành quân trong thời tiết như thế nào? Mở đầu bài thơ tác giả đã viết: “Mưa rơi, mưa rơi Lộp bộp, lộp bộp” – Mưa rơi “Lộp bộp” là mưa như thế nào? – “Lộp bộp” nghĩa là những hạt mưa rớt xuống cành lá, rơi xuống lòng đường, đập vào mũ chú bộ đội tạo ra những tiếng kêu. “Mưa rơi lộp bộp” nghĩa là mưa rất nặng hạt, mưa rất to đấy các con ạ. – Dưới trời mưa dù áo có ướt các chú có dừng lại không? – Dưới trời mưa, dù áo có bị ướt hết nhưng các chú vẫn đi. “Áo dù có ướt Vội đi, vẫn đi” – Mặt trận là nơi các chú bộ đội đánh giặc, vậy đường ra mặt trận như thế nào? – Đường ra mặt trận còn rất dài và cho dù trời có mưa, áo chú có ướt thì các chú vẫn tiếp tục hành quân. “Đường ra mặt trận Còn dài, còn dài Cho dù mưa rơi Chú vẫn đi tới” – Ngoài những lúc hành quân vào ban ngày các chú còn hành quân vào lúc nào nữa? – Khi các chú hành quân vào ban đêm cái gì trên mũ của chú sáng lên và soi đường cho các chú đi? – Các chú bộ đội không chỉ hành quân vào ban ngày mà các chú còn hành quân vào ban đêm nữa đấy. – Các con ạ: “Long lanh sao đỏ” là những ngôi sao màu đỏ được gắn trên mũ của chú được ví như những ngọn đèn nhỏ soi đường, dẫn lối cho các chú bộ đội hành quân. (Cô đưa chiếc mũ có gắn ngôi sao cho trẻ quan sát). – Trời mưa rất to, áo chú dù có ướt nhưng bước chân của các chú vẫn như thế nào? – Trời có về đêm, dù có mưa, áo dù có ướt nhưng các chú vẫn bước đi dồn dập. “Mưa rơi, mưa rơi Áo dù có ướt Vẫn đi vẫn đi Chân dồn dập bước” – Các con ạ: Chân đi “Dồn dập” là đi rất nhanh, liên tục không nghỉ. Con đường hành quân ra mặt trận của các chú rất là gian nan vất vả nhưng các chú bộ đội không ngại gian khổ vất vả vẫn ngày đêm hành quân ra mặt trận để giữ gìn sự bình yên cho Tổ quốc. – Vậy các con có yêu quý các chú bộ đội không? Có bạn nào ước mơ sau này trở thành chú bộ đội không? – Vậy chúng mình cùng đứng lên làm các chú bộ đội nào. – Các con thấy làm các chú bộ đội có thích không? – Để thực hiện ước mơ sau này trở thành bộ đội các con phải làm gì? Cô giáo dục trẻ: Để thực hiện ước mơ sau này làm nghề bộ đội, các con phải ngoan ngoãn vâng lời ông bà bố mẹ và cô giáo, siêng năng học tập để sau này góp công xây dựng đất nước. Các con nhớ chưa nào. – Cô đọc lần 3 kết hợp với Powerpoint. * Trẻ đọc thơ – Bây giờ chúng mình có muốn cùng cô đọc thuộc bài thơ này không? – Bài thơ có nhịp điệu rất là nhẹ nhàng, vừa phải và tình cảm vậy khi đọc bài thơ các con chú ý đọc thật nhẹ nhàng về thể hiện tình cảm với các chú bộ đội nhé. – Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 lần. – Cô cho từng tổ đọc thơ. – Cô cho trẻ thi đua các nhóm, cá nhân đọc thơ. (Trong quá trình dạy trẻ đọc thơ, cô chú ý đến cá nhân và sửa sai cho trẻ). | – Trẻ chú ý lắng nghe – Trẻ chú ý lắng nghe. – Bài thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa của tác giả Vũ Thùy Hương. – Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát – Bài thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa. – Của tác giả Vũ Thùy Hương. – Trẻ chú ý lắng nghe – Trời mưa. – Trẻ chú ý nghe – Mưa to ạ. – Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng từ “Lộp bộp”. – Trẻ trả lời: Không ạ. – Trẻ chú ý lắng nghe. – Đường ra mặt trận còn dài, còn dài. – Trẻ chú ý lắng nghe – Ngoài những lúc hành quân vào ban ngày các chú còn hành quân vào ban đêm. – Trẻ trả lời: Ngôi sao trên mũ của chú – Trẻ chú ý lắng nghe. – Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng từ “Long lanh sao đỏ”. – Trẻ quan sát chiếc mũ – Bước chân của chú vẫn bước đi dồn dập. – Trẻ chú ý lắng nghe. – Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng từ “Dồn dập” – Trẻ trả lời: Có ạ. – Trẻ giơ tay trả lời. – Trẻ đứng lên hát bài “Em thích làm chú bộ đội” và đi vòng tròn. – Có ạ. – Trẻ trả lời chăm ngoan, học giỏi vâng lời ông bà bố mẹ và cô giáo. – Trẻ chú ý lắng nghe – Trẻ trả lời: Rồi ạ. – Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát. – Có ạ. – Trẻ chú ý lắng nghe. – Cả lớp đọc thơ cùng cô. – Trẻ đọc thơ theo tổ. – Nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ |
3. Hoạt động 3. Kết thúc (1-2 phút) – Cho trẻ làm các chú bộ đội đi hành quân. | – Trẻ làm các chú bộ đội đi hành quân vừa đi vừa đọc thơ. |
Chia sẻ bạn Bài Thơ 😍Tương Tư Nguyễn Bính 😍Hay