Chí Tình Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 7+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Chí Tình ✅ Gửi Đến Bạn Thông Tin Hay Và Ý Nghĩa Trong Cuộc Sống.
Chí Tình Là Gì
Chí tình được hiểu là đối xử với nhau hết sức chân thành và sâu sắc trong tình cảm. Đây là đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay, giúp cho cuộc sống này tươi đẹp và dễ dàng hơn.
Những Biểu Hiện Của Chí Tình
Sau đây là những biểu hiện của chí tình được tổng hợp dưới đây để bạn đọc dễ dàng theo dõi:
- Sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau
- Luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người.
- Giúp đỡ hết lòng, xuất phát từ sự thành tâm, thành ý.
- Chia sẻ vật chất, tinh thần cho những người khó khăn, thiếu thốn.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tình Yêu Thương 🌹là gì, ý nghĩa
Đặt Câu Với Từ Chí Tình
SCR.VN gợi ý đến bạn cách đặt câu với từ chí tình sau đây, cùng tham khảo nhé!
Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng.
Cô Tú và cậu Chiêu nhớ hộ tôi câu nói chí tình này.
Cảm ơn vì lời khuyên chí tình của ông
Ông Hùng là người ăn ở rất chí tình
Cô Hà đưa ra lời khuyên rất chí tình
Nam là một người bạn chí tình
Dù sao đó cũng là một câu khuyên chí tình
Từ Đồng Nghĩa Với Chí Tình
Từ đồng nghĩa với chí tình đó chính là hết lòng, chân thành, thành thật,..
Từ Trái Nghĩa Với Chí Tình
Ngược lại, từ trái nghĩa với chí tình là vô tình, vô tư, bỏ mặc,..
SCR.VN gợi ý 💧 Khoan Dung Là Gì 💧 ngắn hay
7 Ví Dụ Về Chí Tình Tiêu Biểu
Đừng vội bỏ qua danh sách 7 ví dụ về chí tình tiêu biểu được tổng hợp sau đây:
Câu Chuyện Về Chí Tình – Mẫu 1
Chị Hoàng Thị Quy (sinh năm 1974, Hưng Yên) sinh ra trong một gia đình nghèo khó, từ nhỏ đã mồ côi cha và mắc chứng động kinh. Gia cảnh khó khăn, chồng lại mắc chứng tâm thần phân liệt nên chị Quy gánh trên vai mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Dù không hoàn hảo nhưng họ đã cùng nhau tạo nên một gia đình có hai người con chăm ngoan, học giỏi.
Mang đến Trạm yêu thương những mớ rau muống xanh mơn mởn, chị Quy chia sẻ nhờ những mớ rau này mà mình có tiền chăm lo cho gia đình và nuôi hai con ăn học. Kể về hoàn cảnh của mình, chị Quy cho biết: Bố mất sớm, một mình mẹ nuôi nấng các con.
Lên lớp 3, cô bé Quy đột nhiên co giật rồi bất tỉnh mấy lần, khi đi khám mới phát hiện mắc chứng động kinh, phải liên tục uống thuốc. Hết lớp 7 thì Quy phải nghỉ học ở nhà vì bệnh thường xuyên tái phát. Mặc cảm, không muốn trở thành gánh nặng cho người khác, nên sau này chị Quy quyết không lấy chồng, chỉ ở nhà phụ mẹ làm ruộng.
Thế nhưng, thấy chị lẻ bóng, mọi người đã giới thiệu và vun vén cho chị với anh Phạm Văn Hinh. Anh Hinh mắc chứng tâm thần phân liệt, làm gì cũng chậm. “Hồi đầu, anh nhổ mạ, nhổ cả cỏ. Mình dạy anh cách phân biệt mạ với cỏ lồng vực, khi cấy phải cắm mạ thế nào, đứng tát nước sao cho đúng.
Người thường mỗi ngày cuốc được 5 miếng ruộng thì anh Hinh chỉ được 1. Người thường mỗi ngày nhổ được 100 bó mạ thì anh Hinh chỉ được 30. Người thường mỗi ngày gặt được cả sào thì anh Hinh chỉ được 2 khoảnh nhỏ. Lắm lúc thấy chồng người làm ra tiền còn chồng mình đã chậm chạp mà có khi bảo cũng không thèm làm, nhiều khi tủi thân chỉ biết khóc.
Nhưng rồi tự an ủi mình, xác định là cái số rồi thì phải chấp nhận. Nước đến đâu, bắc cầu đến đấy” – chị Quy tâm sự.
Cho đến khi có con, anh Hinh vẫn vậy, không rõ là vui hay buồn. Dù vậy, chị Quy vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Với chị, tài sản lớn nhất chính là hai đứa con. Từ lớp một đến nay, hai con của anh chị là Phạm Văn Thông và Phạm Thị Thương đều đạt học sinh giỏi.
Gia cảnh hai bên vợ chồng chị Quy đều khó khăn, gia tài anh chị vỏn vẹn chỉ có sào ruộng. Ngoài công việc chính bán rau mỗi sáng, chị Quy làm thêm đủ thứ nghề từ chọc tâm sen, trồng cần nước đến làm mành… để có thêm thu nhập. Nếu chị Quy là lao động chính thì anh Hinh ở nhà chăm lo cơm nước. Theo lời chị, anh Hinh chính là “đầu bếp của gia đình”. Dù mắc bệnh, không nhanh như người ta nhưng anh là người yêu vợ, thương con.
Cuộc đời đã gắn kết 2 con người không hoàn hảo đến với nhau bằng tình thương nhiều hơn cả tình yêu. Hai đứa con chăm ngoan học giỏi chính là động lực giúp chị Quy có thêm niềm tin trong cuộc sống. Dù vất vả đến đâu, chị cũng cố gắng làm việc để con cái được ăn học nên người. Vì theo chị Quy “Chỉ có học thật giỏi, các con mới thêm hiểu biết và thoát cảnh nghèo như bố mẹ”.
Ví Dụ Về Chí Tình Trong Cuộc Sống – Mẫu 2
Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân, người có hơn 30 năm sống và phục vụ bệnh nhân phong khuyết tật tại Bệnh viện Da liễu Bắc Ninh. Chăm sóc giúp bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng giúp bệnh nhân phục hồi cả về tinh thần lẫn sức khỏe.
Với bác sĩ Nguyễn Thị Xuân, quá trình gắn bó với sứ mệnh chăm sóc bệnh nhân phong là một kỷ niệm buồn với một người bác sĩ, khi chứng kiến một cụ già ở trại phong từ giã cõi đời trong cảnh cô đơn, không người thân, không một tiếng khóc, không một vành khăn trắng, tôi đã quyết định gắn bó với nơi đây…
Đặc biệt, bà còn phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ tiền cho bệnh nhân phong nghèo xây nhà, giúp vốn chăn nuôi cho 131 hộ, mỗi hộ 8-10 triệu đồng, Mua 173 chiếc xe đạp cho các cháu học sinh.
Hàng năm hỗ trợ 50 suất học bổng cho học sinh, sinh viên Hội Người mù tỉnh Bắc Ninh. Thường xuyên kết hợp với nhiều nhả hảo tâm tổ chức các cuộc giao lưu đoàn kết cho bệnh nhân và con em của bệnh nhân phong của 12 khu điều trị phong của miền Bắc.
Ví Dụ Về Chí Tình Chọn Lọc – Mẫu 3
Năm 1962, ta đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp trên toàn miền Bắc. Một số địa phương thuộc tỉnh Thanh Hóa do muốn phô trương thành tích nên sản lượng thu hoạch thấp lại báo cáo cao. Đến khi giáp hạt, thiếu lương thực trầm trọng, có nơi đã xuất hiện người chết đói, song chính quyền lại không dám báo cáo lên trên.
Khi nắm được tình hình đó, Bác Hồ đã cử ngay đồng chí Nguyễn Chí Thanh và 3 cán bộ nữa về kiểm tra và xử lý tại chỗ. Khi về đến địa phương thì trời mưa to, đường sá ngập lội, trời lạnh buốt, lãnh đạo địa phương có ý không muốn đồng chí Nguyễn Chí Thanh đến những nơi xảy ra sự cố, song đồng chí vẫn quyết tâm và động viên anh em vượt khó cùng đi.
Băng đồng, lội nước, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến từng nhà, xem từng hũ gạo, bồ thóc, niêu cơm; thăm từng người ốm đói… Biết người chết đói là sự thật, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vội vã trở lại tỉnh, kiểm tra kho dự trữ lương thực quốc gia. Thấy trong kho còn lúa gạo, đồng chí chỉ thị mở kho xuất gạo ngay.
Thấy cán bộ tỉnh còn ái ngại, đồng chí nói: “Tôi xin chịu trách nhiệm trước Trung ương, Chính phủ và luật pháp”. Nói rồi đồng chí viết ngay lệnh xuất kho. Số gạo được chuyên chở ngay đến những vùng có nạn đói, kịp thời cứu dân và ngăn chặn được nạn đói đang có nguy cơ lan tràn.
Tham khảo thêm thông tin ✅ Bao Dung Là Gì ✅ chi tiết nhất
Ví Dụ Về Chí Tình Cụ Thể – Mẫu 4
Ni sư Như Trí (Văn Thị Thu Thủy), Trụ trì chùa Diệu Giác, Phó Giám đốc Nhà nuôi dưỡng trẻ mồ côi chùa Diệu Giác, Thành phố Hồ Chí Minh là một trường hợp đặc biệt khác.
Trước giải phóng năm 1975, ni sư cùng quý sư cô mở lớp học tình thương xóa nạn mù chữ cho xóm nghèo tại địa phương. Năm 1989, chính thức thành lập Nhà tình thương Diệu Giác có địa chỉ tại 177 Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, và hoạt động đến hôm nay, mỗi ngày số lượng trẻ bị bỏ rơi càng tăng.
Hiện tại mái ấm đang nuôi giữ 66 em ở độ tuổi từ sơ sinh đến 20 tuổi. Phần lớn các em trong độ tuổi học tiểu học, một số em đang học cấp 3, một số khác học nghề tại các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, ni sư còn chăm sóc những người nhiễm HIV và chính thức thành lập Phòng tư vấn HIV/AIDS hỗ trợ cộng đồng trên địa bàn quận 2 vào năm 2001. Ni trưởng cũng luôn tìm đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, sửa chữa, xây nhà, đào giếng và làm cầu tại các tỉnh, thành từ Bắc vào Nam.
Những trận lũ lụt xảy ra mỗi năm ở miền Trung và miền Tây ni trưởng luôn âm thầm đi cứu trợ. Ngoài ra hằng năm còn phát quà cho người nghèo tại địa phương vào những dịp lễ, chỉ mong họ có được cuộc sống bình yên.
Ví Dụ Về Chí Tình Ấn Tượng – Mẫu 5
Đại dịch COVID-19 vừa qua là thời điểm hết sức đặc biệt, khi các chiến sĩ lực lượng vũ trang đã phải thay màu áo xanh người lính bằng màu áo xanh bảo hộ y tế. Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên, Trung đoàn Gia Định – Bộ Tư lệnh TP HCM, là một trong những gương điển hình đến từ lực lượng vũ trang với những đóng góp đáng quý.
Trong đợt cao điểm dịch COVID-19 bùng phát, thiếu tá Nguyễn Trung Kiên đã xung phong ở tuyến đầu chống dịch suốt hơn 150 ngày đêm, đảm nhiệm trực tại 6 chốt kiểm soát dịch COVID-19 của thành phố; tiếp nhận và bàn giao hơn 200 hũ tro cốt của nạn nhân tử vong do dịch COVID-19 về với gia đình bảo đảm an toàn, chu đáo.
Anh còn sáng kiến 2 robot điều khiển từ xa có chức năng xịt khử khuẩn hiệu quả ở những khu vực có bệnh nhân F0 cách ly, có thể giao tiếp, hỗ trợ vận chuyển nhu yếu phẩm cho người dân đang cách ly từ khoảng cách 500 m bảo đảm an toàn. Ngoài ra, anh còn nhận 3 trẻ mồ côi (dưới 10 tuổi) làm con nuôi.
Ví Dụ Về Chí Tình Đặc Sắc – Mẫu 6
Một lần Chủ tịch Hồ Chí Minh được Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành tặng 4 chai sâm đặc biệt. Thấy đồng chí Nguyễn Chí Thanh yếu, Bác tặng đồng chí 2 chai. Được Bác cho quà, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vô cùng xúc động. Nhận 2 chai sâm từ Bác, đồng chí không nói lên lời.
Vậy nhưng, khi đem 2 chai sâm ấy về nhà, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thấy đồng chí Chắt (là sĩ quan bảo vệ) ốm đau, nên Đại tướng tặng lại đồng chí Chắt một chai, chỉ để lại cho mình một chai để dùng những lúc làm việc quá căng thẳng.
Năm 1961, khi sang thăm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được bạn tặng 5 củ sâm. Khi về nước, Đại tướng tặng lại cho các đồng chí Chắt (bảo vệ), Thái (cấp dưỡng), Hoàng (lái xe), mỗi người một củ sâm to và chỉ để lại cho mình 2 củ sâm nhỏ hơn.
Chai sâm và 3 củ sâm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tặng cho các đồng chí bảo vệ, cấp dưỡng, lái xe…không đơn thuần là giá trị vật chất, mà chứa đựng trong đó sự chia sẻ, quan tâm, yêu thương sâu sắc, chân thành của đồng chí dành cho cán bộ cấp dưới của mình…
Dẫn Chứng Về Chí Tình Chi Tiết – Mẫu 7
Trong cuộc sống khi làm việc gì cũng phải nghĩ đến mọi người, đừng vì lợi ích riêng tư mà xem nhẹ quyền lợi của người khác, phải sống tiết kiệm quan tâm chia sẽ với mọi người để ai cũng được hạnh phúc. Câu chuyện thể hiện đức tính giản dị, gần gủi với nhân dân, thể hiện tình yêu thương con người, suốt đời lo cho dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Hội trường Đảng Nguyễn Ái Quốc còn ở căn cứ kháng chiến Việt Bắc, một lần Bác Hồ đến dự lễ bế giảng của trường. Xuống thăm nhà bếp, Bác thấy làm cỗ có vẻ linh đình, Bác nói với đồng chí phụ trách trường: “Này, bế mạc, chứ không phải ” Bế bụng” đâu nhé! Kháng chiến còn khó khăn lắm đấy, các chú ạ”.
Đến bữa ăn, thấy mâm cơm chỉ có một bát, một đôi đũa, Bác hỏi: “Thế Bác ăn với ai?”. Đồng chí phụ trách gãi đầu gãi tai: “Dạ, xin để Bác ăn riêng cho tiện…”. Bác ngắt lời: “Không tiện gì cả. Thế ra các chú muốn cho Bác ăn trên ngồi trước à?”.
Bác đòi phải bê các món ăn của cán bộ, nhân viên nhà trường lên cho Bác xem, rồi Bác bảo kê thêm bàn ghế cho mọi người cùng ăn với Bác. Bố trí xong xuôi cả rồi, Bác mới vui vẻ, bảo mọi người: Ngồi cả vào đây, ăn chung với Bác, ăn một mình thì Bác ăn sao được?
Khi Bác lên nói chuyện với các học viên, đồng chí phụ trách trường giới thiệu: “Bác Hồ sẽ huấn thị cho chúng ta”. Bác cười mà bảo rằng: “Tôi nói chuyện với các đồng chí thôi, chứ có “huấn thị” gì đâu”.
Buổi tối, Bác ở lại trường để làm việc. Các đồng chí mang đến cho Bác một chiếc đèn tọa đăng rất sáng. Khoảng 9-10 giờ tối, Bác cầm đèn đó xuống văn phòng trường và bảo rằng: “Đèn này to, tốn dầu lắm! Bác còn làm việc khuya, một chiếc đèn con thôi cũng đủ.Các đồng chí đổi cho Bác chiếc đèn khác”.
Sáng sớm hôm sau, trước khi Bác chia tay trường, đồng chí phụ trách hỏi Bác có điều gì căn dặn thêm về công việc của trường. Người nói: “Tôi chỉ mong là các đồng chí đừng quan tâm đến tôi quá mà phải quan tâm đến mọi người hơn”.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Sống Đẹp Là Gì 🍃 ý nghĩa