Phân Tích Tràng Giang Khổ 3 4 [29+ Bài Văn Hay Nhất]

Phân Tích Tràng Giang Khổ 3 4 ❤️️ 29+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Nghị Luận Văn Học Đặc Sắc Phân Tích Bài Thơ Nổi Tiếng Của Huy Cận.

Dàn Ý Phân Tích Tràng Giang Khổ 3 4

Dựa vào dàn ý phân tích Tràng giang khổ 3 4 dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định được cho mình những luận điểm chính để triển khai bài viết.

1.Mở bài phân tích Tràng giang khổ 3 4:

  • Giới thiệu chung về tác giả Huy Cận, tác phẩm Tràng giang.
  • Dẫn dắt vào hai khổ 3, 4 bài thơ.

2.Thân bài phân tích Tràng giang khổ 3 4:

a. Phân tích khổ 3:

-Hình ảnh “bèo”:

  • Những cánh bèo nổi trôi vô định, không biết đi đâu, về đâu, tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ, bất lực giữa dòng đời.
  • “Hàng nối hàng”: những kiếp người “hàng nối hàng” đang lạc lõng trước cuộc đời, phó mặc dòng đời xô đẩy.

-Điệp từ “không” gợi không gian vắng lặng, hoang hoải:

  • Dòng sông mênh mông sóng nước, rộng lớn nhưng chẳng có lấy một chuyến đò, một cây cầu bắc ngang cho dòng người qua lại.
  • Sự chênh vênh, trống vắng của cảnh và người: Người và sông như hai thế giới cùng một nỗi niềm tâm sự, khát khao tìm kẻ tâm giao mà chẳng có, càng hi vọng lại càng xa xôi.

-Thiên nhiên đẹp mà vắng bóng con người, mở ra một miền vắng lặng, lẻ loi:

  • Từ láy “lặng lẽ”: khắc họa khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, đượm buồn.
  • Những gam màu len lỏi xuất hiện: “bờ xanh” tiếp “bãi vàng”không khiến cho bức tranh thiên nhiên tươi mới hơn mà trái lại càng tô đậm thêm vẻ u tịch của một miền hoang hoải.

b. Phân tích khổ 4:

-Các hình ảnh cổ điển:

  • Hình ảnh “mây”, “chim” kết hợp với các động từ: “đùn”, “nghiêng”, “sa”: diễn tả được cái hùng vĩ và sức sống tràn đầy của thiên nhiên.
  • Tầng mây “lớp lớp” chất chồng lên nhau tạo nên những dãy núi bạc khổng lồ, lơ lửng trên nền trời xanh ngắt.

-Hình ảnh “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”:

  • Nhỏ bé, lẻ loi, cô độc, bay nghiêng trong ánh hoàng hôn.
  • Biểu tượng cho cái tôi cô đơn, bơ vơ của thi sĩ trước cuộc đời.

-Nỗi nhớ quê hương da diết:

  • Từ láy “dợn dợn”: gợi tả nét chuyển động diễn ra liên tục.
  • “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”: nỗi nhớ luôn thường trực khôn nguôi, đầy sâu sắc và ám ảnh.

3.Kết bài phân tích Tràng giang khổ 3 4:

  • Khẳng định lại giá trị hai khổ 3, 4 bài thơ Tràng giang.
  • Nêu cảm nhận của bản thân.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dàn Ý Bài Tràng Giang Chuẩn Nhất 🍀 Mẫu Nghị Luận Hay

Bài Văn Phân Tích Khổ 3 4 Tràng Giang Của Huy Cận – Mẫu 1

Bài văn phân tích khổ 3 4 Tràng giang của Huy Cận dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những định hướng làm bài cụ thể.

Nhà thơ Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng với làng thơ mới, mỗi tác phẩm của ông đều gửi gắm những tâm trạng, nỗi buồn phiền, sầu muộn của mình trong đó. Bài thơ Tràng Giang là một bài thơ tiêu biểu gắn liền với Huy Cận, thể hiện nỗi buồn của tác giả trước nhân tình thế thái, trước nỗi buồn nhân thế. Thể hiện tình cảm yêu quê hương, đất nước của tác giả.

Đặc biệt là hai khổ thơ cuối thể hiện rõ nét tâm trạng phiền não, sầu muộn của tác giả Huy Cận với những nỗi sầu nhân thế.

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Hình ảnh từng cụm bèo lững lờ trôi trên sông vô định không biết đời mình rồi sẽ đi đâu về đâu, trong bối cảnh không gian mênh mông sông nước trời biển bao la, thời gian là cảnh chiều tà, nhìn những đám bèo trôi vô định, không có phương hướng khiến cho tác giả cảm thấy nôn nao buồn. Một nỗi buồn nhân thế không biết tỏ bày cùng ai, chỉ có thể gửi gắm vào những câu thơ của riêng mình.

Trong câu thơ “mênh mông” hai từ láy này gợi lên cho người đọc sự sầu muộn bao la, trước cảnh sông chiều nhưng không có một con đò nhỏ để qua sông, càng làm cho lòng người thêm man mác. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập giữa không gian và con người bé nhỏ, không gian càng mênh mông thì con người càng cảm thấy mình thật cô đơn bé nhỏ, lạc lõng biết bao nhiêu.

Khung cảnh thiên nhiên thể hiện như tâm trạng của nhà thơ Huy Cận lúc này đều gợi lên tâm trạng buồn. Giữa đất trời sông nước bao la không tìm được một người bạn tâm giao tri kỷ, không ai có thể hiểu nỗi lòng của tác giả, làm cho nỗi cô đơn cứ thế mà xô sóng ở trong lòng, con người cảm thấy mình thật bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện tại.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”

Cánh chim chiều nghiêng bóng trước hoàng hôn, một cánh chim nhỏ nhoi lẻ loi trên bầu trời bao la rộng lớn, thể hiện sự cô liêu khắc khoải. Cánh chim chiều chao nghiêng kia phải chăng chính là hiện thân của tác giả lúc này, đang cảm thấy trào dâng nghiêng ngả những cơn sóng lòng. Đang cảm thấy mình lẻ loi, cô đơn trước cuộc đời bao la rộng lớn.

Thiên nhiên trong khổ thơ này gợi lên cho người đọc cảm giác buồn thê lương, não lòng, đúng như câu thơ của Nguyễn Du viết trong tác phẩm Truyện Kiều rằng: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” để thể hiện sự cô đơn, lẻ loi buồn chán của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời.

Tác giả Huy Cận đã vô cùng tinh tế khi đặt cánh chim đối lập cô đơn với không gian bao la rộng lớn, mênh mông của đất trời, vũ trụ.

“Lòng quê rờn rợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Trong hai câu thơ này thể hiện tâm trạng nhớ nhà nhớ quê hương của tác giả Huy Cận. Người xưa thường nhìn khói lam chiều gợi lên cảnh nhớ nhà, nhớ mùi khói bếp thơm ngai ngái để hướng tới quê hương, gia đình, hướng tới người thân thương nhất của mình.

Nhưng Huy Cận viết “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” thể hiện nỗi nhớ của ông là nỗi nhớ thường trực, nó luôn chứa đựng in sâu trong lòng tác giả, không cần phải có chất xúc tác là khói lam chiều mới nhớ.

Bài thơ “Tràng Giang” là một bài thơ vô cùng hay thể hiện bức tranh quê hương trong cảnh hoàng hôn vô cùng tươi đẹp, sinh động, với hình ảnh thân thuộc như cánh chim, mây trời, sông nước, rồi những cánh bèo trôi.

Phân tích hai khổ cuối bài Tràng giang xong, chúng ta có thể thấy tất cả đều gợi lên một bức tranh chiều tà vô cùng tinh tế, tươi đẹp nhưng thể hiện một nỗi sầu nhân thế vô cùng sâu sắc trong lòng tác giả.

Gợi ý cho bạn ☔ Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang ☔ 12 Mẫu Tóm Tắt Hay

Phân Tích Khổ 3 4 Tràng Giang Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc bài văn mẫu phân tích khổ 3 4 Tràng giang hay nhất dưới đây được chọn lọc dành cho các em học sinh.

Nhận xét về Thơ Mới, trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.

Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn neo neo theo hồn ta”. Nỗi buồn đó thể hiện sự sầu muộn với những nỗi sầu nhân thế, tâm sự thầm kín, tình yêu quê hương, đất nước của Huy Cận thể hiện rõ qua hai khổ thơ cuối của bài thơ Tràng Giang:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Khổ thơ thứ ba hiện lên trước mắt người đọc một khung cảnh hắt hiu, dường như thiên nhiên nơi đây không giống với sự trông ngóng của mọi người:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Từng cụm bèo lững lờ trôi vô định trên sông không biết đời mình rồi sẽ đi đâu về đâu, bỗng tới đây ta lại nhớ đến câu ca dao:

Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập, gió dồi biết tựa vào đâu?
Thân em như thể trái chanh
Lắt lẻo trên cành nhiều kẻ ước ao.

Hay là hình ảnh cánh bèo lẻ loi, đơn độc, lênh đênh trên mặt nước gợi đến thân phận “cánh bèo mặt nước” (Nguyễn Du) khiến ta liên tưởng đến sự tan tác, chia lìa, phiêu bạt:

“Phận bèo bao quản nước sa
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh”

(Nguyễn Du)

Như vậy, ta có thể thấy được bối cảnh không gian mênh mông sông nước giữa trời bể bao la vào độ chiều tà. Ngắm nhìn những đám bèo trôi lênh đênh vô định, không có phương hướng khiến cho cả thi nhân lẫn người đọc cảm thấy nôn nao, man mác buồn – một nỗi buồn không biết tỏ bày cùng ai, chỉ khi sống trong thơ, chìm đắm trong thế giới ngôn từ mới có thể thốt lên được.

Điệp từ “không” nhấn mạnh cho sự vắng vẻ ở nơi đây. Trong câu thơ từ láy “mênh mông” gợi lên sự sầu muộn bao la rộng lớn trước cảnh sông khi chiều tà nhưng không có một con đò nhỏ để qua sông, không hề xuất hiện cảnh “bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách” hay bóng dáng nghiêng nghiêng cầu tre “cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu”, tất cả đều “lặng lẽ”, chỉ có thiên nhiên “bờ xanh” nối tiếp thiên nhiên (bãi vàng).

Hai câu cuối của khổ thơ là bức tranh thiên nhiên càng sầu bi hơn được vẽ lên dường như đối lập giữa hai bên bờ sông. Nó giống như là hai thế giới không có bất kỳ liên hệ nào với nhau. Dẫu ở gần mà cũng thành xa xôi không thể với tới giống câu nói: “gần ngay trước mắt xa tận chân trời”. Hai bên bờ chạy song song với nhau, cùng“lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”, không một hề có chút thân mật hay giao hòa nào cả. Khung cảnh thiên nhiên lúc bấy giờ giống như chính tâm trạng của thi nhân vậy.

Với nghệ thuật đối lập giữa không gian rộng lớn và con người bé nhỏ, không gian càng mênh mông bao nhiêu thì con người càng cảm thấy cô đơn bé nhỏ, lạc lõng giữa dòng đời bấy nhiêu. Nỗi cô đơn cứ thế xếp chồng lên cao, làm cho con người ta càng cảm thấy nhỏ bé giữa thiên nhiên, càng khao khát hơn sự đồng cảm, yêu thương. Từ đây ta có thể cảm nhận được cảm giác bất lực của con người không thể tìm được một người bạn tâm giao, một tri âm tri kỷ của đời mình.

Như vậy, “Huy Cận lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được…”.

Quay trở lại với câu thơ cuối cùng của khổ thơ: “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Một gam màu lạnh được vẽ nên cùng sự yên lặng khiến cho cảnh càng thêm hiu quạnh, u hoài nay càng thêm ảm đạm hơn… Suy cho cùng, đó là cánh bèo đang lờ lững trôi hay là chính con người đang lạc lõng giữa sự mênh mông của trời đất, của sự ra rời cuộc đời?

Là một nhà thơ mới Huy Cận dường như phong cách sáng tác của ông nghiêng khá nhiều về dòng thơ lãng mạn Pháp. Điều này thể hiện khá rõ nét qua khổ thơ cuối của bài thơ. Nội dung của khổ thơ này là miêu tả về tâm trạng của nhân vật trữ tình vào khoảnh khắc hoàng hôn. Nhắc đến hoàng hôn trong thơ cổ là nhắc đến sự gắn liền với tình quê, cố hương, là nỗi nhớ quê hương da diết. Ví dụ như Bà huyện Thanh Quan cũng đã sử dụng hình ảnh hoàng hôn để bày tỏ nỗi nhớ quê hương của mình qua bài thơ “Qua đèo ngang”:

“Dừng chân đứng lại: trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”.

(Bà huyện Thanh Quan)

Hay ở một diễn biến khác, khi đứng ở trên lầu Hoàng Hạc nhìn thấy khói sóng phủ mờ trên dòng sông buổi hoàng hôn mà lòng Thôi Hiệu – nhà thơ lỗi lạc đời Đường phải thổn thức mà thốt nên rằng:

“Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?”

(Lầu Hoàng Hạc – Thôi Hiệu)

Huy Cận đã lựa chọn thi liệu đầy chất thơ để vẽ lên một tình quê vơi đầy đó là cánh chim chiều hay là lớp lớp núi mây bạc. Dẫu không có khói sóng phủ mờ giống như Thôi Hiệu, không có tiếng chim kêu quốc quốc, “thương nhà mỏi miệng cái gia gia”(Qua đèo ngang) mà vẫn thương nhớ quê nhà da diết thông qua những câu thơ cuối:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Câu thơ đầy hình tượng và giàu cảm xúc khiến cho ta cảm thấy dường như một bức tranh đang được vẽ nên trước mắt ta. Hồn thơ mang tính chất của thơ Đường như thấm vào từng câu từng chữ. Ai đã từng xa quê, trong khoảnh khắc chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống mới thấy hết cái đẹp nhưng buồn nằm trong những bài thơ nói về tình quê, lòng quê. Đến đây, ngược dòng lịch sử quay trở lại với Truyện Kiều, Nguyễn Du đưa ta phiêu vào cảm xúc của Thúy Kiều khi:

“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”

Hay:

“Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn”

(Chiều hôm nhớ nhà – Bà huyện Thanh Quan).

Như vậy, hoàng hôn trong bất cứ bài thơ nào cũng đều man mác đượm buồn và gắn liền với nỗi nhớ quê nhà da diết. Đến đây, Huy Cận cũng là “một người của đời, một người ở giữa loài người”, một thi sĩ trong phong trào thơ mới như đưa ta bâng khuâng, du nhập hồn mình vào cùng “Tràng giang”, cùng ông lặng lẽ trầm ngâm nhìn theo “vời con nước” để rồi hiện lên nỗi “nhớ nhà”, nhớ quê hương.

Tình yêu quê hương trong người thi nhân cháy bỏng và vô cùng da diết. Huy Cận giống như B. Shelly từng nói: “thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” Thơ Huy Cận buồn, nhưng nó như nâng dậy tâm hồn người đọc, nó khơi dậy những gì đẹp đẽ nhất, những gì tiềm ẩn nơi đáy sâu tâm hồn con người để vươn lên tới những cái cao cả hơn. Đọc “Tràng giang” ta cảm nhận sâu hơn về chân lý ấy.

Khổ thơ cuối là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ ca truyền thống và thơ ca hiện đại: là sự kết hợp những nét cổ điển trong thơ Đường với cái tôi cá nhân xuất hiện trong phong trào thơ mới. Với việc sử dụng nhuần nhuyễn những từ láy và những câu đảo ngữ, Huy Cận đã thành công trong việc miêu tả cảm xúc vũ trụ.

Điều này thể hiện qua vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, sự thơ mộng nhưng không quên thấm đượm nỗi buồn tâm trạng của người thi sĩ. Đó chính là “nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước” (Huy Cận). Nỗi buồn đó được khơi nguồn từ con tim ra ngoại cảnh, rồi từ ngoại cảnh trở về tim, lặng lẽ mà sâu nặng, yên tĩnh mà mãnh liệt vô cùng:

“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”

(Ê chề – Huy Cận)

Câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Cảm hứng của lời đề từ này dường như dàn trải trong ba khổ thơ đầu, để rồi cuối cùng lại hội tụ và kết tinh vào trong khổ thơ cuối – khổ thơ có thể được xem là một bài thơ tứ tuyệt hay, bộc lộ chân thực và sâu đậm nhất về tình yêu quê hương của người thi sĩ.

Thể thơ thất ngôn trong Tràng giang mang vẻ đẹp của sự cổ kính và trang trọng. Âm điệu đoạn thơ trầm bổng, lúc cao lúc thấp như muôn ngàn sóng điệp điệp gợn buồn trong lòng bạn đọc bấy lâu nay. Cảnh sắc và vẻ đẹp của hoàng hôn đưa ta phiêu vào nỗi nhớ quê hương da diết, mang theo những cung bậc cảm xúc của tâm hồn ta…

“Tràng giang” được xem là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Huy Cận trong tập “Lửa thiêng”. Đọc Tràng Giang, ta càng hiểu hơn cái tôi “ngẩn ngơ buồn” của tác giả. Thông qua đó ta cũng hiểu được thơ là cây đàn đồng điệu của tâm hồn, là nhịp thở con tim, là diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người, cảnh vật dù chỉ qua vài ý thơ ngắn ngủi.

Nghệ thuật ngôn từ trong thơ Huy Cận được nâng lên một tầng cao mới như Xuân Diệu nhận xét: “Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình”.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Mở Bài Tràng Giang 🌹 20 Đoạn Văn Mẫu Hay

Phân Tích Khổ 3 4 Bài Tràng Giang Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo bài văn mẫu phân tích khổ 3 4 bài Tràng giang ngắn gọn dưới đây với những ý văn đơn giản và súc tích.

Huy Cận tưởng như là người lữ khách với niềm đam mê bất tận về một vẻ đẹp buồn âu sầu ảo não, vậy nên thi nhân đã không ngại bỏ buồn vào không gian, lượm lặt từ những chất thơ tế vi mỏng manh của tạo vật để làm nên những bức tranh không gian mang nỗi hoài cổ của chính mình. Hai khổ thơ cuối Tràng Giang là những vần điệu mang đậm nét âm hưởng ấy.

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.

Hình ảnh cánh bèo từ bao lâu nay gửi mình vào trong thơ luôn là hình ảnh gợi về sự mỏng manh, vô định và rẻ rúm của kiếp người. Trên điệu chảy nhịp trôi chầm chậm của câu thơ này, một lần nữa xúc cảm ấy lại được gợi về. Những hàng bèo nối đuôi nhau, cứ chảy trôi bất tận, dòng sông hay cũng chính là dòng đời vô định chảy trôi khiến cho kiếp người bé nhỏ cảm thấy bơ vơ, bế tắc và mất phương hướng. câu thơ mang âm hưởng buồn man mác, một nỗi buồn đậm chất Huy Cận.

Nhất là hình giữa dòng mênh mông vô bờ ấy, một chuyến đò ngang gợi niềm thân mật, gợi sự kết nối cũng không xuất hiện dù chỉ thoáng qua, mà còn lại đây chỉ đơn côi với những cánh bèo vô thức trôi. Chính vì thế không gian sông nước vốn dĩ mênh mông, vốn dĩ đã làm nên những biển buồn bất tận bỏ vào lòng người, nhưng nay không chỉ là sức gợi vô tận về nỗi buồn mà còn mang một chiều sâu khác về sự đứt gãy nối kết.

Biểu tượng cây cầu bao giờ cũng là điểm tựa để cho người đọc cảm nhận mãnh liệt nhất về sự gắn kết, của sự gắn bó và nối tiếp. Thế nhưng ở đây, nó không xuất hiện phải chăng là một chỉ dấu ngầm cho sự đứt gãy kết nối, đứt gãy những mắt xích gắn kết, hay cũng là một chỉ dấu để độc giả cảm nhận được về sự cô đơn trống vắng hoang hoải đến bất tận trong tâm hồn con người.

Còn đò ngang là nơi bấu víu, là nơi con người tìm đến để có thể vượt qua cách trở về không gian mà đến gần với nhau hơn, nhưng giờ đây ngay cả điểm tựa duy nhất ấy cũng đã biến mất không dấu vết.

Trả lại cho nhân vật trữ tình chỉ là những bãi trống hoang hoải cô liêu của bờ xanh bãi vàng, ta bỗng nhớ đến hình ảnh những bãi xanh hun hút bận tận không cùng trong câu thơ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm. Các tính từ, các từ láy “lặng lẽ” một lần nữa nhấn thêm vào sự trống vắng, mênh mông và cô đơn vời vợi của tâm hồn, của lòng người.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Khổ thơ cuối có thể coi là tuyệt bút tuyệt hoa mà Huy Cận đặc dùng. Mây cao núi bạc, khung cảnh mới thật hùng vĩ, tráng lệ làm sao, đó là những chất liệu mang màu cổ điển được họa sĩ Huy Cận vờn phối cho bức tranh chiều tà nhuốm màu buồn man mác của chính mình. Khiến cho chỉ một câu thơ ngắn, nhưng lại gợi về thăm thẳm những mênh mông và rợn ngợp từ quá khứ đuổi về hiện tại, từ cổ điển gọi về hiện đại.

Cánh chim gọi buổi chiều, tín hiệu ấy dường như không còn xa lạ nữa, thế nhưng vào trong thơ Huy Cận nó vẫn chở những xúc cảm của riêng nhà thơ vào trong đó. Tưởng như cánh chim nhỏ bé và đơn côi ấy, đã chờ cả buổi hoàng hôn trên đôi cánh của mình, tưởng như đã chở cả cái không cùng và cô đơn vời vợi của kiếp người ở trên đó.

Dấu hai chấm tưởng như một sự ngăn cánh, để làm điểm nhấn cho độ nghiêng rất nghệ mà cũng rất tinh của cánh chim nhỏ, hay có thể là dụng ý của nhà thơ để cả câu thơ nâng đỡ cả điệu hồn của thi nhân gửi vào đó.

Hai câu thơ cuối, đứng trước thiên nhiên rộng lớn mênh mông, thi nhân bỗng trào dâng một nỗi nhớ nhà khôn nguôi, nỗi nhớ ấy là nỗi nhớ luôn trở đi trở lại như một lời khấn khứa, như một khắc khoải khôn nguôi xuất phát từ tấm lòng của một cái tôi đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu vắng quê hương.

Hoàng hôn thường là mốc thời gian gợi nhớ gợi buồn, nhưng ở đây không gian ấy chỉ đơn thuần là ngoại giới, còn trong nội tâm nhà thơ, thì toàn bộ tâm hồn đã hướng trọn về tình quê mất rồi. Lấy cái không để gợi về cái có, để gợi về nỗi lòng, để khơi gợi sự đồng điệu đó chính là cái tài trong bút thơ Huy Cận.

Hai khổ thơ cuối Tràng Giang, dường như là những mạch chảy mạnh mẽ nhất của tâm trạng thi nhân, tưởng như nếu lắng mình nghiêng lòng xuống trang sách có thể cảm được điệu tâm hồn buồn và cô đơn của cái tôi thơ Mới chở mang trong đó.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Kết Bài Tràng Giang 🌼 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Tràng Giang Khổ 3 4 Ngắn Gọn Súc Tích – Mẫu 4

Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu phân tích Tràng giang khổ 3 4 ngắn gọn súc tích để các em học sinh cùng tham khảo:

Trong số các nhà thơ mới trước Cách mạng, Huy Cận là một nhà thơ có chất thơ ảo não nhất. Thơ ông luôn chất chứa một nỗi sầu nhân thế. “Tràng Giang” là một bài thơ gắn liền với tên tuổi của Huy Cận với những nỗi niềm yêu nước thiết tha. Đặc biệt, nỗi niềm thương nhớ ấy càng được thấy rõ trong phần phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng giang dưới đây:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trước mắt người đọc hiện lên một khung cảnh hắt hiu:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Từng đám bèo cứ lặng lẽ nối tiếp nhau trôi theo dòng nước mà không biết trôi về đâu, tựa như dòng đời bơ vơ, vô định, cảm thấy mình bất lực và nhỏ bé. Ở đây có sự đối lập giữa những thứ đang có và những thứ không có. Chỉ có dòng nước mênh mông với những cánh bèo nối tiếp nhau trôi trong vô định, không có lấy một cây cầu dù chênh vênh, không có lấy một con đò dù nhỏ bé. Hai bên bờ sông mà như hai thế giới, không có một chút liên hệ nào, dù gần mà cũng thành xa xôi không thể với tới.

Hai bên bờ chạy song song, cùng “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”, ko chút thân mật, không chút giao hòa nào cả. Khung cảnh thiên nhiên ấy, cũng như tâm trạng của nhà thơ vậy. Giữa trời đất bao la nhưng không tìm được những tâm hồn đồng điệu với mình, không ai có thể hiểu mình. Nỗi cô đơn cứ thế chồng chất chất chồng, làm cho con người ta càng cảm thấy nhỏ bé giữa thiên nhiên, càng khao khát hơn sự đồng cảm, yêu thương.

Không nhìn dòng nước buồn hiu hắt nữa, nhà thơ dắt chúng ta nhìn đến cao hơn:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Trong thơ của Huy Cận cũng có cánh chim và đám mây như trong một số bài thơ cổ nói về buổi chiều, tuy nhiên, hai hình ảnh này không có tác dụng hô ứng cho nhau như trong thơ cổ, mà chúng còn có ý nghĩa trái ngược nhau. Trong buổi chiều muộn, nhưng từng lớp, từng lớp mây trên cao kia vẫn chất chồng lên nhau, tạo thành những núi bạc, nổi bật trên nền trời xanh trong. Đây là một cảnh vật hùng vĩ biết bao! Đó không phải đám mây cô đơn lững lờ giữa tầng không khi chiều về như trong thơ của Hồ Chí Minh.

Mây ở đây chất chồng, ánh lên trong nắng chiều, làm cho cả bầu trời trở nên đẹp đẽ và rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy, một cánh chim nhỏ nhoi xuất hiện. Cánh chim bay giữa những lớp mây cao đẹp đẽ, hùng vĩ như càng làm nổi bật lên cái nhỏ bé của nó. Nó đơn côi giữa trời đất bao la, tựa như tâm hồn nhà thơ bơ vơ giữa đất trời này.

Đặt cánh chim và những núi mây bạc ở thế đối lập, đã tô đậm thêm nỗi buồn trong lòng nhà thơ. Nỗi buồn như thấm đượm, lan tỏa trong khắp cả không gian:

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Tầm mắt trở lại trên dòng nước. Từng đợt sóng nước dập dềnh, nhẹ nhàng uốn lượn nhưng cũng tồn tại rất lâu, lan tỏa rất xa. Đó là hình ảnh miêu tả, nhưng cũng chính là tâm trạng của tác giả – một cảm giác cô đơn,

Người xưa nhìn khói sóng trên dòng sông khi chiều tà mà cảm thấy nhớ nhà. Còn Huy Cận không cần thấy khói hoàng hôn nhưng trong lòng vẫn dâng lên một nỗi nhớ quê hương da diết. Đó như một thứ tình cảm thường trực vẫn luôn chất chứa trong lòng người con xa quê, mà không cần một tác động nào từ bên ngoài, vẫn thấy nhớ quê, thương quê.

Phân tích 2 khổ cuối bài Tràng giang càng thấy rõ hơn bức tranh quê hương đẹp đẽ, nên thơ với những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như bờ sông, cánh bèo, củi khô, áng mây. Đó là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, đã thấm vào từng con chữ. Đồng thời trong đó cũng thể hiện khát khao tìm được sự đồng điệu trong thế giới bao la của một tâm hồn thi sĩ luôn băn khoăn một “nỗi sầu nhân thế”.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Phân Tích Khổ 3 4 Tràng Giang Ngắn Nhất – Mẫu 5

Bài văn phân tích khổ 3 4 Tràng giang ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.

Nhắc đến Huy Cận là nhắc đến hồn thơ u sầu, trong thơ ông luôn chất chứa những nỗi niềm của một kẻ sĩ vương nỗi sầu nhân thế. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách ấy của ông là “Tràng giang”, tác phẩm được viết vào mùa thu năm 1939. Hai khổ thơ cuối bài “Tràng giang” là những khổ hay nhất bài thơ, diễn tả nỗi buồn lữ thứ trước cảnh hoàng hôn rợn ngợp của thi nhân.

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;”

Không còn là không gian rộng lớn, hùng vĩ, mở ra với nhiều chiều kích như khổ thơ trước, với khổ thơ thứ ba, tác giả đưa tầm mắt về hình ảnh bèo dạt trên sông nước. Những cách bèo nổi trôi vô định, không biết đi đâu về đâu. Cánh bèo nhỏ bé giữa dòng mênh mang phải chẳng là tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ, bất lực giữa dòng đời?

Đọc câu thơ, ta như cảm nhận được sự bất lực, nỗi bế tắc của thi nhân. Những cánh bèo hàng nối hàng trôi dạt hay là những kiếp người “hàng nối hàng” đang lạc lõng trước cuộc đời. Họ không biết rồi sẽ đi về đâu, cánh bèo mặc dòng nước cuốn trôi như chính cuộc đời họ đang mặc dòng đời xô đẩy.

“Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Điệp từ “không” được sử dụng đầy tinh tế đã vẽ ra một không gian vắng lặng, hoang hoải. Dòng sông mênh mông sóng nước, rộng lớn là vậy mà chẳng có lấy một chuyến đò, một bóng hình của ai đó, cũng chẳng có lấy một cây cầu bắc ngang cho dòng người qua lại.

Tất cả đều chênh vênh, người và sông như hai thế giới cùng một nỗi niềm tâm sự, khát khao tìm kẻ tâm giao mà chẳng có, càng hi vọng lại càng xa xôi. Thiên nhiên đẹp mà vắng bóng con người, mở ra một miền vắng lặng, lẻ loi. Nỗi cô đơn tự nhiên ngự trị khắp không gian, xâm chiếm lấy tâm hồn thi nhân.

“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Trong cái nền của không gian không thanh âm ấy, những gam màu len lỏi xuất hiện: “bờ xanh” tiếp “bãi vàng”, nhưng dẫu có màu xanh tươi mát hay sắc vàng ấm áp của bến bờ, cồn bãi thì cũng không khiến cho bức tranh thiên nhiên tươi mới hơn mà trái lại càng tô đậm thêm vẻ u tịch của một miền hoang hoải. Bất chợt ta tự hỏi do cảnh buồn hay lòng thi nhân đang sầu nỗi sầu nhân thế mà lời thơ, tứ thơ chất chứa những mệt nhoài? Bởi :

Cảnh nào cảnh chẳng đeo
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

(Nguyễn Du)

Đưa tầm mắt lên, hướng về phía bầu trời cao rộng:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.”

Những hình ảnh cổ điển “mây”, “cánh chim” được tác giả sử dụng kết hợp với các động từ “đùn”, “nghiêng”, “sa” đã diễn tả được cái hùng vĩ và sức sống tràn đầy của thiên nhiên. Những tầng mây “lớp lớp” chất chồng lên nhau tạo nên những dãy núi bạc khổng lồ, lơ lửng trên nền trời xanh ngắt. Một cảnh tượng thật hùng vĩ biết bao!

Thiên nhiên lúc này không còn trong trạng thái tĩnh mịch nữa mà nét động dần thay thế. Mây đùn núi bạc trong ánh chiều, chim nghiêng cánh nhỏ mơ màng trong bóng hoàng hôn, tất cả tạo nên một không gian đẹp đẽ, rực rỡ và sống động. Tuy nhiên, trong khung cảnh ấy, ta vẫn thấy nét buồn, cô đơn của tâm hồn thi nhân khi bắt gặp hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”.

Cánh chim nhỏ bé, mỏng manh bay giữa mây cao, núi bạc, cô đơn giữa đất trời mênh mông, hùng vĩ tựa như hình ảnh thi nhân đang bơ vơ, chán ngán giữa dòng đời. Bởi thế mà nỗi buồn cứ thế trào dâng, miên man bất tận, thấm đượm trong cảnh, chất chứa trong tình.

Có thể nói, tình quê là một tình cảm đáng trân trọng của các thi nhân dành cho quê hương, đất nước. Thôi Hiệu từng nhìn khói sóng trên sông mà nhớ nhà:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”

Hay Lí Bạch từng nhìn trăng mà nhớ quê hương da diết:

Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.”

Người ta xa quê thì nhớ quê, nhưng với Huy Cận thì khác, tác giả đang đứng trên quê hương mà lại nhớ quê hương da diết:

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Từ láy “dợn dợn” gợi tả nét chuyển động diễn ra liên tục trong tâm khảm nhà thơ, một nỗi nhớ luôn thường trực khôn nguôi, đầy sâu sắc và ám ảnh. Dường như, không giây phút nào là thi nhân không nhớ đến quê hương, đất nước mình, đặc biệt là trong cảnh tổ quốc đang bị xâm lăng, giày xéo bởi quân thù.

Có thể nói, hai khổ cuối bài thơ đã vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng buồn sầu. Ẩn sâu trong từng con chữ là cái tôi thi sĩ cô đơn song lại chất chứa tình cảm sâu nặng, tha thiết với quê hương, đất nước.

Gửi tặng bạn 💕 Nghị Luận Tràng Giang 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Phân Tích Khổ 3 4 Tràng Giang Chi Tiết – Mẫu 6

Tham khảo bài văn phân tích khổ 3 4 Tràng giang chi tiết dưới đây để nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Nhắc đến Cù Huy Cận, ta thường nhớ đến một nhà thơ giàu suy tư với những vần thơ u sầu, ảo não. Thông qua những trang thơ văn, Huy Cận đã thể hiện được những cảm xúc chân thành về những cuộc đời, về con người, thơ ông lúc nào cũng chứa đựng một nỗi buồn man mác, “nỗi buồn miên viễn”, một nỗi buồn trải dài với mênh mông của trời đất.

Đọc thơ Huy Cận, độc giả thường mang những xúc động, bồi hồi với từng vần thơ, với từng nội dung triết lí nhân sinh ở đời mà nhà thơ truyền tải, bởi những cảm xúc ấy quá đỗi chân thực, nó bắt nguồn từ chính những cảm xúc, những trải nghiệm của nhà thơ trong cuộc đời.

Ấn tượng mà Huy Cận để lại cho độc giả không chỉ là nỗi buồn, sự suy tư mà trên tất cả, đó chính là sự chiêm nghiệm đầy quý giá trước những vấn đề, hiện tượng tất yếu của cuộc đời này. Cũng được sáng tác trong sự suy tư, trong dòng cảm xúc u buồn, trầm mặc ấy, bài thơ “Tràng giang” tiêu biểu cho cảm hứng thơ văn này của Huy Cận.

Bài thơ “Tràng giang” được sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là khi nhà thơ một mình ngắm cảnh trên bến đò Chèn, trước không gian sông nước mênh mông, rộng lớn nhà thơ đã có những suy tư về cuộc đời, về con người, đó chính là sự nhỏ bé, vô nghĩa của con người trước sự rộng lớn, vô hạn của cuộc đời. Những cảm xúc buồn bã, suy tư đầy trăn trở ấy của nhà thơ được ghi lại một cách chân thực và sâu sắc qua bài thơ “Tràng giang”.

Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu của bài thơ, Huy Cận vừa thể hiện được ngọn nguồn của cảm xúc, cũng là nguyên nhân dẫn đến, nguyên nhân tác động đến tâm trạng, sự suy tư của mình. Và trước sự mênh mông của không gian sông nước ấy, nhà thơ Huy Cận đã thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về con người. Trong đó sự sự nhỏ bé, hữu hạn của con người được đặt trong mối quan hệ đối lập với cái rộng lớn, vô hạn của dòng đời:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”

Mở ra trước mắt người đọc, đó chính là không gian rộng lớn, mênh mông của sông nước, của bầu trời. Cùng với sự mênh mông đó chính là nét tịch mịch, vắng lặng của dòng sông. Và chính ngoại cảnh đầy đặc biệt ấy đã tác động sâu sắc đến tâm trạng của nhà thơ, mang đến những cảm giác man mác buồn cùng những suy tư triền miên, không có điểm kết. Bao giờ cũng vậy, đứng trước không gian rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ cũng gợi ra cho con người những cảm nhận thấm thía về sự cô đơn, nhỏ bé của mình.

Trong bài thơ này cũng vậy, trước không gian sông nước mênh mông, kì vĩ đã gợi ra những nỗi buồn, làm đậm đặc hơn những suy tư của thi nhân về cuộc đời. Không gian rộng lớn của dòng sông trước hết thể hiện qua hai âm “tràng giang”, âm “tràng” vốn là cách đọc chệch âm của trường, nghĩa là sông dài. Nhưng nếu “trường giang” chỉ gợi ra độ dài cho con sông thì cách dùng “tràng giang” lại gợi ra cho con sông ấy cả độ rộng lớn và mênh mông.

Như vậy, ngay từ đầu nhà thơ Huy Cận đã rất chú ý đến cách lựa chọn, cách dùng từ, đó chính là sự tinh tế, sáng tạo của một nhà thơ tài năng.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”, câu thơ đã gợi ra liên tưởng đến những hình ảnh con sóng nhỏ lăn tăn trên mặt sông đầy vắng lặng, sự vận động chậm rãi, nhẹ nhàng đó càng làm cho nhà thơ cảm nhận thấm thía được sự u buồn, cô đơn “buồn điệp điệp”, đó chính là nỗi buồn như những con sóng nhỏ lăn tăn, tuy nhẹ nhàng, êm ái ấy nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, đến cảm xúc của người thi nhân.

Không gian sông nước vốn tịch mịch, u buồn, nên dù có xuất hiện những hình ảnh của con người, gợi liên tưởng đến sự sống thì cũng không làm cho nhà thơ vơi bớt được những nỗi buồn, trút bỏ được những suy tư mà ngược lại càng làm cho nỗi buồn ấy trở nên da diết “Con thuyền xuôi mái nước song song”.

Con thuyền thường gắn liền với sự sống của con người, nhưng hình ảnh con thuyền xuôi mái lại hoàn toàn không gợi ra được sự sống ấy. Sự vận động từ tốn của con thuyền hoàn toàn là do sự trôi chảy của dòng nước, hoàn toàn không có sự tác động có ý thức nào “xuôi mái”. Và hình ảnh con thuyền vẫn tiếp tục mạch nguồn cảm xúc của nhà thơ ở câu thơ sau đó:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Không gian rộng lớn nhưng tịch mịch, con thuyền xuôi mái trong vắng lặng dường như đã trở thành đối tượng của sự suy tư. Trôi chảy trên dòng sông nhưng con thuyền lại thể hiện một sự lạc lõng, nhỏ bé đến đau lòng. Sự vận động của nó hoàn toàn phó mặc vào sự chảy trôi của dòng sông, rõ ràng có sự liên hệ mật thiết đấy nhưng lại không gợi được một chút gắn bó, thân mật.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”, nhưng một khi vắng đi sự xuất hiện của con thuyền thì dòng sông ấy mới thực sự rơi vào nỗi buồn, tịch mịch tuyệt đối “Sầu về nước lại sầu trăm ngả”. Qua hình ảnh thơ còn gợi cho người đọc liên tưởng đến cuộc sống của con người, cũng là quan hệ của con người đối với cuộc đời rộng lớn. Là sự nhỏ bé, lạc lõng của con người trước sự chảy trôi vô tình của cuộc đời “Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Hình ảnh cành củi khô hiện lên như chính cuộc đời đầy vô nghĩa của con người, trước sự mênh mông, rộng lớn chảy trôi không ngừng của dòng đời thì con người ấy trở nên cô đơn, lạc lõng đến đáng thương. Cũng là sự nổi trôi đầy thăng trầm của cuộc sống.

“Lạc mấy dòng” gợi ra cuộc sống không có mục đích, hoàn toàn chịu sự chi phối, đưa đẩy của dòng đời. Đó cũng chính là tâm trạng của nhà thơ khi thời đại nhà thơ sống vốn có nhiều biến động, mang đến cho con người nỗi buồn thời thế. Vẫn dùng thiên nhiên làm cách thức thể hiện nỗi niềm, tâm trạng, ở khổ thơ thứ hai Huy Cận vẫn tiếp tục thể hiện chiều sâu của dòng cảm xúc ấy:

“Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

Không gian vắng lặng của sông nước tiếp tục được nhà thơ Huy Cận đặc tả thông qua hình ảnh lơ thơ của cồn cỏ “Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu”. Hình ảnh “cồn cỏ” gợi cho người đọc liên tưởng đến những khoảng không gian nhỏ hẹp, xa mờ của những bãi đất giữa sông, sự vắng lặng thể hiện ngay qua các nhà thơ dùng từ, “lơ thơ” gợi ra cái ít ỏi, sự xa cách của các cồn cỏ, “đìu hiu” lại gợi ra cái quạnh quẽ, cô tịch không gian.

Trong không gian hoang vắng, mênh mông hoàn toàn không có sự xuất hiện của bất kì sống, không có dấu hiệu nào của con người. Nhà thơ Huy Cận cảm nhận được sự tịch mịch đó nên đã thể hiện sự cảm thán trước sự hoang vắng ấy “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”.

Câu thơ thể hiện được một sự trống vắng, hụt hẫng trong cảm xúc của nhà thơ. Bởi tiếng “đâu” của nhà thơ vang lên đầy mất mát, đau lòng, cái khoảng không gian rộng lớn nhưng buồn vắng ấy khiến cho nhà thơ choáng ngợp, làm đậm đặc thêm tâm hồn vốn chất chồng những suy tư. Nên nhà thơ muốn kiếm tìm những dấu hiệu của sự sống, muốn “bấu víu” vào đó để tìm chút ấm áp, chút sự sống.

Nhưng ngay cả mong muốn nhỏ nhoi đó cũng trở nên vô vọng bởi “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”, nghĩa là không có bất cứ dấu hiệu nào của con người, của sự sống, không gian làng mạc, âm thanh của cuộc sống vốn chỉ tồn tại trong tâm tưởng của nhà thơ:

“Nắng xuống chiều lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu”

Khi đã vô vọng trong tìm kiếm hơi ấm từ cuộc sống thì nhà thơ Huy Cận lại tiếp tục thể hiện nỗi lòng qua việc miêu tả khung cảnh của bầu trời, của dòng sông. Đó chính là cái sâu thăm thẳm của bầu trời khi nắng xuống, dấu hiệu của một ngày hoàn toàn lùi xuống, dần nhường chỗ cho ánh chiều tà bao phủ không gian “Nắng xuống chiều lên sâu chót vót”. “Chót vót” không chỉ gợi ra độ sâu, cũng như độ rộng của bầu trời, mà còn gợi ra cái suy tư bề bộn, ngổn ngang trong tâm hồn của nhà thơ.

Dưới không gian sâu thăm thẳm, rộng mênh mông của bầu trời thì dòng sông như dài ra, kéo theo cái rộng lớn của bầu trời làm cho cảnh vật chìm đắm trong sự tịch mịch, cô liêu “Sông dài, trời rộng bến cô liêu”.

“Tràng giang” là bài thơ thể hiện được nhiều suy tư, cảm xúc của nhà thơ Huy Cận, mà trên tất cả đó chính là sự suy tư của về con người và về cuộc đời. Trước không gian mênh mông, kì vĩ của tự nhiên, nhà thơ cảm nhận trọn vẹn sự cô đơn của con người, mà cái cô đơn, nhỏ bé này không chỉ tồn tại ở cá nhân nhà thơ. Mà nó còn là nỗi buồn, sự lạc lõng cô đơn của cả một thế hệ người trong thời đại mà nhà thơ sinh sống.

Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu, nhà thơ Huy Cận cũng đã thể hiện được cảm xúc chủ đạo của bài thơ, nỗi buồn được gợi ra một cách đầy khéo léo, tinh tế, thu hút được sự đồng cảm của người đọc, người nghe.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Phân Tích Tràng Giang Huy Cận 🌟 Những Bài Hay Nhất

Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang Khổ 3 4 Đầy Đủ – Mẫu 7

Bài văn phân tích bài thơ Tràng giang khổ 3 4 đầy đủ dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Huy Cận là gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới của Việt Nam. Trước cách mạng tháng Tám, thơ ông chất chứa một nỗi buồn man mác, đó là nỗi buồn của người trí thức luôn đau đáu một nỗi niềm trước thời thế loạn lạc. “Tràng giang” được coi là bài thơ tiêu biểu nhất cho tài năng và phong cách sáng tác ấy. Đặc biệt, trong 2 khổ thơ cuối của bài, nhà thơ đã tái hiện đầy khắc khoải nỗi buồn thương, sầu não của một con người đang cảm thấy lạc lõng, cô độc giữa cuộc đời rộng lớn.

Nếu như những khổ thơ đầu, nhà thơ Huy Cận tập trung miêu tả khung cảnh sông nước, mây trời rộng lớn, rợn ngợp thì ở hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã trực tiếp bộc lộ tâm trạng phiền não và những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về kiếp người:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Hình ảnh “bèo dạt” không chỉ mang ý nghĩa tả thực về cảnh vật mà nhà thơ bắt gặp trên sông mà còn gợi ra sự nhỏ bé, trôi nổi lênh đênh của những kiếp người giữa cuộc đời rộng lớn. Sông nước mênh mông, rộng lớn nhưng buồn vắng đến cùng cực “Mênh mông không một chuyến đò ngang”, dù cố gắng tìm kiếm nhưng nhà thơ không tìm thấy dù một “chút niềm thân mật”.

Câu thơ “Không cầu gợi chút niềm thân mật” tựa như một tiếng thở dài đầy bất lực của nhà thơ khi chẳng thể tìm kiếm được một chút hơi ấm của con người, của sự sống. Điệp từ “không” đã cực tả sự vắng lặng của không gian, nó phủ định tất cả những gì gắn kết giữa con người và thiên nhiên sông nước, không có con đò, không cầu, không chút niềm thân mật. Tất cả mở ra trước mắt của nhà thơ chỉ có sự rộng lớn, hoang vắng đến rợn ngợp.

Từ láy “lặng lẽ” cực tả sự vắng lặng đồng thời cũng gợi ra sự tồn tại nhạt nhòa, không mang đến ấn tượng sâu đậm của “bờ xanh”, “bãi vàng”. Sự xuất hiện của bờ, bãi hai bên sông cùng những hình ảnh gợi liên tưởng đến sự sống xanh, vàng vẫn không đủ để làm cho bức tranh sông nước bớt đi phần hiu quạnh, trống vắng bởi bờ xanh, bãi vàng chỉ là những cảnh vật vô tri, nó không “chút thân mật”, giao hòa gì với nhau.

Và cũng bởi lẽ, khi con người mang nỗi sầu muộn thì cảnh vật cũng trở nên ảm đạm, đìu hiu hơn giống như nhà thơ Nguyễn Du từng nói:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Giữa trời đất rộng lớn, mênh mông nhưng nhà thơ Huy Cận lại không tìm được một tiếng nói đồng cảm, tri âm, không có một ai có thể thấu hiểu được tâm trạng và những nỗi buồn đang giăng kín trong tâm hồn nhà thơ. Nỗi phiền muộn, u sầu không thể giãi bày, chỉ có thể tự mình giữ lấy nên nó càng nhức nhối, khắc khoải.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Không thể tìm thấy một chút giao cảm từ khung cảnh sông nước, nhà thơ Huy Cận hướng sự chú ý của mình đến không gian rộng lớn, khoáng đạt của hoàng hôn. Từ láy “lớp lớp” gợi liên tưởng đến rất nhiều sự vật chất chồng lên nhau. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” mở ra khung cảnh huy hoàng, tráng lệ với những đám mây bàng đan xen, xếp chồng lên nhau. Động từ “đùn” gợi ra sự tiếp diễn, dâng lên ngày càng mạnh mẽ. Chúng ta cũng từng bắt gặp trong thơ Nguyễn Trãi:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”

Câu thơ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc ” thật đẹp nhưng cũng thật buồn bởi nó càng tô đậm thêm sự trống trải, hoang vắng. Hình ảnh những đám mây lớp lớp còn gợi ra những cảm xúc bộn bề cứ khoắc khoải, xếp chồng lên nhau. Sự xuất hiện của hình ảnh cánh chim trong “bóng chiều xa” càng tô đậm nỗi trống vắng, cô đơn trong tâm hồn của nhà thơ. Giữa khung cảnh hùng vĩ, huy hoàng của những đám mây bàng bạc, cánh chim càng trở nên nhỏ bé, nó cũng giống với tâm trạng cô đơn, lạc lõng của nhà thơ giữa cuộc đời rộng lớn.

“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Từ láy “dợn dợn” là sáng tạo đặc biệt của nhà thơ Huy Cận, khi được hô ứng với “vời con nước” đã khắc họa sống động nỗi niềm bâng khuâng, cô quạnh của một con người đang nhớ về quê hương. Khói hoàng hôn trong thơ ca cổ điển thường là dấu hiệu gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, trong thơ Thôi Hiệu có viết: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.

Thế nhưng, nếu những thi nhân xưa nhìn khói trên sông nhớ về quê nhà thì nỗi nhớ của Huy Cận da diết, khắc khoải hơn, nhà thơ không nhìn khói hoàng hôn vẫn nhớ nhà. Có lẽ rằng nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng nhà thơ nên dù không có “chất xúc tác”, nhà thơ vẫn khôn nguôi một tấm lòng quê.

Hai khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang không chỉ mở ra trước mắt chúng ta khung cảnh sông nước mênh mông, rợn ngợp mà còn bộc lộ nỗi lòng sầu muộn của người thi nhân. Hai khổ thơ gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn man mác, thế nhưng nỗi buồn ấy cũng thật đẹp bởi đó đều là những cảm xúc quen thuộc, có phần mơ hồ mà chúng ta vẫn thường trải qua, thế nhưng qua ngòi bút của Huy Cận nó lại thật thơ, thật da diết.

Như nhà phê bình Hoài Thanh cũng từng nhận định: “Huy Cận lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc”.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Cảm Nhận Bài Thơ Tràng Giang 🌟 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Tràng Giang Khổ 3 4 Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Tham khảo bài văn phân tích Tràng giang khổ 3 4 học sinh giỏi dưới đây với những nội dung nghị luận văn học chuyên sâu.

Con người trước không gian rộng lớn bao la luôn có cảm giác nhỏ bé, rợn ngợp. Đứng trước không gian ấy, con người thường có nhiều chiêm nghiệm suy ngẫm về cuộc đời để rồi nhận ra sao ta cô đơn quá. Đó cũng chính là nỗi niềm của Huy Cận khi đứng trước không gian trùng điệp rộng lớn của Tràng giang. Sự cô đơn nhỏ bé ấy được thể hiện rõ trong hai khổ cuối của bài thơ.

Bài thơ Tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đang đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng. Nhìn cảnh sông nước rộng lớn và suy nghĩ về kiếp người chính là nội dung của bài thơ. Đặc biệt ở hai khổ cuối dường như không chỉ đơn thuần tả cảnh mà trong đó ta còn bắt gặp tâm trạng của thi nhân.

Tràng giang không những là tác phẩm điển hình cho hồn thơ Huy Cận mà còn tiêu biểu cho thơ ca lãng mạn (đặc biệt là phong trào Thơ Mới) trong giai đoạn 1932-1945. Cảnh chiều trong Tràng giang có chiều kích của không gian cao rộng, có sông nước mênh mang và tất cả đều tiêu sơ, hoang vắng, chất chứa nỗi sầu nhân tình thế thái…

Nếu ở hai khổ thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên sông nước rộng lớn ngợp trời:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Thì đến khổ thơ thứ hai khung cảnh và điểm nhìn đã được thu hẹp hơn thể hiện nỗi sầu buồn trong tâm hồn của thi nhân:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Không còn là trời rộng là sông lớn, từ cái nhìn bao quát đã trở thành cái nhìn cận cảnh. Hình ảnh bèo quen thuộc xuất hiện. những cánh bèo nhỏ bé thường gọi sự nhỏ bé của kiếp người. Cánh bèo mong manh như chính kiếp người. Nếu cánh bèo không thể tự di chuyển mà bị dòng nước xô đẩy thì con người cũng thế. So với cuộc đời rộng lớn mênh mông thì con người chỉ là những hạt cát nhỏ bé trôi nổi giữa dòng đời.

Trong câu thơ dường như thoáng chút bất lực bế tắc. Không chỉ một cánh bèo, một kiếp người mà “hàng nối hàng” nhiều kiếp người cũng đang lạc lõng bơ vơ giữa cuộc đời. Dường như không chỉ có Huy Cận cảm thấy cô đơn thấy lạc lõng ngay chính trên đất nước của mình mà là cả một tầng lớp thanh niên sinh ra trong thời loạn lạc của đất nước. Họ đều như những cánh bèo kia lênh đênh không biết sẽ đi về đâu chỉ đành phó mặc cho dòng đời xô đẩy

Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Biết chọn một dòng hay để nước trôi.”

Huy Cận cũng thế nên ông thấu hiểu cho tình cảnh của những người thanh niên giống ông. Phân tích 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang sẽ thấy chỉ một từ láy “mênh mông” nhưng cũng đã đủ diễn tả không gian rộng lớn của đất trời. Không gian như được mở rộng ra vô biên. Và trong không gian rộng lớn ấy chỉ có cánh bèo nhỏ bé lênh đênh, thật cô đơn và tuyệt vọng.

Sau khi vẽ ra không gian rộng lớn ấy, nhà thơ đã đi đến một điệp khúc “không” độc đáo. Điệp từ “không” được lặp lại hai lần trong lời thơ – “không một chuyến đò ngang”, “không cầu gợi chút niềm thân mật”. Không có gì cả, không có người cũng chẳng có sự vật. Nỗi cô đơn cứ thế mà ngự trị khắp nơi len lỏi vào không gian xen lẫn vào tâm hồn nhà thơ. Đó cũng chính là điều đã làm nên cái điệu buồn miên man này.

Nhưng dường như không chỉ có cảnh vật cô đơn mà con người dường như cũng từ chối cả sự giao tiếp với thế giới xung quanh. Chính con người dường như cũng đang thu mình lại giữa sự cô đơn, khép lại tấm lòng của mình và từ chối giao tiếp với thế giới. Bến và đò vốn muôn đời nối liền nhau, nhắc đến bến là phải nghĩ đến đò nhưng trong câu thơ thì bến trống rỗng mà thuyền cũng chẳng đến. Bến đó nhưng nào có đợi mong thuyền hay một chuyến đò nào sang sông. Tất cả mọi sự vật đều từ chối sự kết nối.

Hai khổ thơ cuối bài Tràng giang ta thấy từ láy “lặng lẽ” đã nhấn mạnh thêm sự trống vắng tĩnh lặng đến đáng sợ nơi đây. Trong im vắng cũng chính là lúc người ta sống thật với lòng mình sống thật với những cảm xúc của mình. Nhưng trong im vắng người ta lại cảm thấy cô đơn nhiều hơn, để rồi cần tìm một nơi để nương tựa sẻ chia.

“Bờ xanh” tiếp “bãi vàng”, những gam màu đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng có màu xanh tươi mát hay màu vàng ấm áp cũng không khiến cho bức tranh này tươi mới hơn mà ngược lại nó càng trở nên âm u tịch mịch. Những gam màu ấy chỉ càng khiến cho cảnh trở nên hiu hắt đìu hiu. Cảnh buồn thấm vào cảnh vào người hay chính nỗi buồn sự cô đơn của con người khiến cảnh vật cũng u ám như câu thơ của Nguyễn Du từng viết

Cảnh nào cảnh chẳng đeo
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Qua đây ta thấy con người đang cô đơn lạc lõng trong không gian rộng lớn, trong thời gian mênh mông vô thủy vô chung của đất trời…

Thật không sai khi nói rằng thơ của Huy Cận có sự hòa quyện chặt chẽ giữa chất cổ điển và chất hiện tại. Điều ấy được thể hiện rõ ở khổ thơ cuối:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Phân tích 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang, ta thấy hình ảnh những đám mây chất chồng lên nhau được diễn tả thật hùng vĩ qua dòng phác họa “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Từ láy “lớp lớp” diễn tả khối lượng lớn, và dường như còn đang tiếp diễn. Sức sống ấy cứ dâng lên không sao kìm nén được. Sức sống ấy được diễn tả cô đọng qua từ “đùn”. Trong thơ văn, không ít nhà thơ đã dùng từ “đùn” để thể hiện sức sống của cảnh vật như Đỗ Phủ từng viết

Giang giang ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.’

(Thu hứng)

(Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.)

Hay Nguyễn Trãi cũng từng viết:

Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”

(Cảnh ngày hè)

Huy Cận cũng sử dụng từ “đùn” ấy để diễn tả sự chất đống, chất dồn của đám mây. Những đám mây xếp chồng lên nhau tạo cho ta cảm giác như những núi bạc đã lơ lửng trên không. Hình ảnh hiện ra thật hùng vĩ làm sao. Trong bức tranh cổ thi ấy, nét động bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên chính là “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Hình ảnh con chim cuối ngày thường gợi ra một cảm giác chán chường mệt mỏi như trong câu thơ của Bà huyện Thanh Quan.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
.

Hay trong câu thơ của Hồ Chí Minh

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”.

Cánh chim của Huy Cận cũng thế chở đầy mệt mỏi lo âu và cả sự cô đơn rợn ngợp. Chú chim nhỏ bé cô đơn giữa bầu trời rộng lớn. Cánh chim nếu so với bầu trời thật quá nhỏ bé cũng như con người với dòng đời này. Ta nhận ra cuộc đời này nếu so với dòng chảy vô tận của thời gian thì chẳng khác nào một hạt cát giữa sa mạc, một giọt nước giữa đại dương.

Nếu ở những dòng thời trên thời gian không xuất hiện cụ thể thì ở dòng thơ này thời gian đã được xác định “bóng chiều sa”. Giữa hai sự vật “chim nghiêng cánh nhỏ” và “bóng chiều sa” dường như không có sự kết nối, cho người đọc tự liên tưởng. Chính vì vậy ta có cảm tưởng dường như cánh chim đang chở nặng bóng chiều hay chính cánh chim mỏi mệt đã kéo bóng chiều xuống. Nhưng dù hiểu theo cách nào ta vẫn thấy hình ảnh ấy hiện ra thật tráng lệ.

Nỗi buồn của người lữ thứ trước cảnh hoàng hôn rợn ngợp. Từ điểm nhìn trên cao, Huy Cận đã di chuyển điểm nhìn xuống mặt nước quen thuộc

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Lòng quê chính là tình cảm dành cho quê hương đất nước. Hóa ra nhà thơ không chỉ quan tâm đến bản thân mà ngầm trong đó là một tình yêu nước thầm kín. Từ láy dợn dợn gọi tả sự chuyển động nhỏ nhưng diễn ra liên tục không ngừng như một sự ám ảnh.

Tình yêu đối với quê hương cũng thế có đôi khi mạnh mẽ có khi khi lại ẩn khuất trong cuộc sống nhưng nó vẫn tồn tại mãi ở đó không khác đi. Không nhắc về nói nhưng mỗi lần nhớ đến vẫn cảm thấy đau nói. Dùng sự vật biểu trưng để nhớ đến quê hương không phải là điều xa lạ. Như Lí Bạch từng nhìn trăng mà nhớ quê hương:

Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”

Hay Thôi Hiệu cũng từng:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”

Nhưng nếu các thi nhân xưa cần vật để gợi nhớ quê hương thì Huy Cận đang ở trên quê hương mà vẫn nhớ về quê hương. Tại sao một con người đang đứng trên đất nước mình mà lại đi nhớ về quê hương? Bởi lẽ quê hương ta đang bị quân giặc giày xéo, đây không phải là quê hương đúng nghĩa, nên dù đang đứng ngay trên quê hương mình nhưng ông vẫn thấy cô đơn, thấy bơ vơ như những con người xa quê…

Phân tích 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang nói riêng cũng như toàn bộ tác phẩm nói chung sẽ thấy bài thơ chính là một nỗi buồn cô đơn dài vô tận. Nỗi buồn ấy không chỉ đến từ vạn vật mà còn đến từ chính tâm trạng thi nhân. Đó là tâm trạng của một người không có được tự do trên chính đất nước mình. Giọng thơ đượm buồn kết hợp với những hình ảnh rộng lớn của không gian đã cho thấy được sự cô đơn nhỏ bé của kiếp người trước sự trôi nổi của dòng đời.

Phân tích bài thơ Tràng giang nói chung cũng như hai khổ thơ cuối nói riêng sẽ thấy tác phẩm là đại diện tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Huy Cận. Một cái buồn ảo não, một nỗi sầu nhân thế ngấm xuyên vào cảnh vật và vào cả lòng người. Bởi thế mà nhà thơ Lê Duy đã từng viết:

“Là Tràng Giang khổ nào cũng dập dềnh sóng nước,
Là tâm trạng, khổ nào cũng lặng lẽ u buồn…”

Gợi ý cho bạn ☔ Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang ☔ 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Tràng Giang Khổ 3 4 Nâng Cao – Mẫu 9

Đón đọc bài văn phân tích Tràng giang khổ 3 4 nâng cao dưới đây với những ý văn hay và đặc sắc.

Huy Cận là nhà thơ nổi bật của phong trào thơ mới và là một trong những cây đại thụ của thơ ca Việt Nam hiện đại. Phân tích hai khổ thơ cuối bài tràng giang ta sẽ thấy được cái đặc trưng đặc biệt của thơ Huy Cận. Ông thường được nhắc nhớ bởi hồn thơ của những nỗi sầu vạn cổ hay nhà thơ của những nỗi niềm khắc khoải không gian.

Bài thơ “Tràng giang” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Huy Cận, được in trong tập “Lửa thiêng”, tập thơ đầu tay nhưng đã thể hiện được cái “chín” trong sáng tác của ông. Bài thơ gợi mở không gian sông Hồng, đoạn bến Chèm vào mùa nước nổi.

Thời điểm viết bài thơ Huy Cận đang là sinh viên của trường Cao đẳng Canh nông. Đứng trước cảnh sông nước mênh mông, ông thể hiện tâm trạng cô đơn, u sầu và sự lạc loài của số kiếp con người trước vũ trụ bao la, vô thủy, vô chung. Điều này người đọc có thể cảm nhận rõ nhất ở hai khổ cuối bài thơ.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

“Tràng giang” là một từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, trang trọng và gợi cho ta nhớ đến dòng sông li biệt từng gặp trong thơ Lí Bạch. Bên cạnh đó, vần “ang” trong hai từ khi đọc lên như vang vọng và gợi không gian mênh mông xa vắng, cái trải dài của bãi bờ sông nước. Vì vậy, ngay từ nhan đề, Huy Cận đã mở ra một cửa ngỏ nhìn vào cái vô biên. Hai chữ “Trường giang” ngắn gọn nhưng đã khái quát và phần nào đã làm rõ tư tưởng, thông điệp của nhà thơ muốn gửi gắm trong bài thơ.

“Bông khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Chỉ một câu thơ nhưng Huy Cận đã gói trọn cảm hứng chủ đạo của cả tác phẩm. Đó là nỗi bâng khuâng, lòng thương nhớ của một con người bé nhỏ trước cảnh trời rộng sông dài.

Đọc toàn bài thơ, ta thấy ở khổ thứ nhất nhà thơ hướng cái nhìn cảnh về những con sóng lăn tăn mặt sông, dừng mắt trên chiếc thuyền nhỏ lẻ loi, rồi một cảnh củi khô lạc loài giữa bốn bề sông nước; ở khổ thứ hai, Huy Cận đưa mắt ra xa hơn, rộng hơn với cái nhìn toàn cảnh mênh mông.

Và đến khổ thứ ba, Huy Cận lại nhìn về dòng sông, như đang đưa mắt tìm kiếm những điều thân thuộc, chút hơi ấm cho tâm hồn đang cô đơn, lạnh giá. Nhưng khi phân tích hai khổ thơ cuối bài tràng giang ta thấy thiên nhiên dường như chỉ hờ hững trước những mong mỏi ấy của nhà thơ, bởi xung quanh bốn bề chỉ là vẻ đìu hiu, quạnh quẽ:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.

Thay vì những thuyền, những cành củi khô hiện lên trong cái nhìn cận cảnh dòng sông ở khổ đầu; ở khổ thứ ba này hiện lên hình ảnh không kém phần buồn bã: những cánh bèo trôi dạt lênh đênh. Dòng sông vốn đã “buồn điệp điệp”, sự xuất hiện của những cánh bèo trôi nổi càng làm cho con nước thêm hiu quạnh. Những cánh bèo dạt ấy là sự nối tiếp của hình ảnh “con thuyền xuôi mái” và “củi một cành khô” xuất hiện ở khổ thơ đầu.

Và cũng từ đây, từ hình ảnh cánh bèo trôi dạt, cảm giác về kiếp người phù du vô định cũng được gợi ra. Phân tích hai khổ thơ cuối bài tràng giang ta thấy, câu thơ “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng” được ngắt nhịp 2/2/1/2. Cách ngắt nhịp này thể hiện được sự dao động của sóng nước và cũng khắc họa trạng thái dập dềnh của những cánh bèo đang rôi dạt trên sông.

Còn với hai chữ “về đâu” Huy Cận muốn nói lên sự mất phương hướng, sự hoang mang và những dự cảm bất an về số phận con người trong thế giới không có sự gắn kết, sẻ chia. Giữa cuộc đời trăm ngả, bộn bề sống nhưng cô đơn, con người không biết phải đi về đâu. Huy Cận không biết phải hỏi ai nên tự hỏi mình, nhưng không tìm thấy một lời giải đáp.

Đứng trước cảnh trời nước bao lao, nhà thơ mang tâm tình hướng đến sự giao cảm với con người, mong rằng sẽ bớt cô đơn, bớt quạnh hiu. Nhưng làm sao có thể thấy được an ủi, khi “Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật. Cái vẻ trống trải cô đơn của nhà thơ được tô đậm bổ hai từ phủ định “không” liên tiếp.

Thực tế cây cầu hay con đò là những cảnh vật ta vẫn thường bắt gặp ở những niềm sông nước, bởi đó là phương tiện đi lại, phương tiện liên hệ, gặp giữa của con người. Nhưng ở đây nhà thơ lại không hề thấy xuất hiện. Không có cây cầu nối hai bờ sông nước để gần gũi, không có một chuyến đò để đón đưa khách qua sông. Mọi thứ chỉ là vẻ hoang vắng, là màu vàng màu xanh của bãi bờ tiếp nối nhau:

“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

“Lặng lẽ” là từ láy gợi tả vẻ im lặng của không gian, cùng với hình ảnh “bờ xanh tiếp bãi” không gian đôi bờ tràng giang càng thêm hoang vắng, tiêu điều. Đọc câu thơ, người đọc có thể cảm nhận rõ dòng chảy lững lờ của con sông qua khúc này tới quãng khác, nhưng luôn giữ cái vẻ âm thầm, vắng lặng. Dòng chảy của sông Hồng lúc này thật khác với vẻ tươi vui, xanh biếc của sông Hương chảy về thành phố Huế trong tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Như vậy, khi phân tích hai khổ thơ cuối bài tràng giang mà trước nhất ở khổ thứ ba, ta thấy hiện ra một thế giới mang vẻ hững hờ, rời rạc. Và ở thế này, con người càng thêm thấm thía nỗi cô đơn hoang vắng tột cùng. Cái cô đơn âu sầu ấy như thấm vào từng câu chữ, từng hình ảnh trong khổ thơ. Nó phản chiếu nỗi cô đơn đã trở thành một căn bệnh của con người trong xã hội ở thế kỉ XX. Căn bệnh đã xuất hiện nhiều trong văn học Phương Tây:

Mỗi người đứng cô đơn trên trái đất
Tim xuyên qua một tia nắng mặt trời
Và chia li
Chiều đã tắt

Kết thúc bài thơ, Huy Cận vẽ nên cảnh hoàng hôn về trên vùng sông nước. Nỗi cô đơn vẫn còn tiếp nối và trải ra cùng những con sóng, lênh đênh theo những con thuyền, theo cành củi lạc loài, theo những cánh bèo trôi nổi và cho đến cuối cùng, lại kết thụ ở đoạn thơ cuối:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Trong khổ thơ cuối bài “Tràng giang”, ta thấy Huy Cận chia đôi khổ thơ làm hai phần rõ rệt. Hai câu thơ trên gợi cảnh trời rộng bao la, hai câu cuối thì miêu tả cảnh sông dài. Mà song hành cùng với trời rộng, sông dài là nỗi cô đơn u sầu, là niềm nhớ, nỗi hoài hương da diết của thi nhân, đặc biệt là vào lúc hoàng hôn đang buông khép lại một ngày.

Hai khổ thơ cuối bài tràng giang ta thấy Huy Cận thật tài hoa khi vẽ nên một nét chấm phá đậm dấu ấn Đường thi, phác họa cảnh hoàng hôn vùng sông nước:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Những lớp mây nối tiếp nhau, đùn dồn tụ, ngưng kết thành những dãy núi trùng điệp. Còn hoàng hôn như dát bạc lên những dãy núi, khiến chúng lấp lánh sáng ngời. Đọc câu thơ ta có thể hình dung ra khung cảnh thiên nhiên ấy thật kì vĩ, tráng lệ làm sao và gợi nhắc đến câu thơ Đường:

“Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa”.

Giữa vùng trời mênh mông, người thi sĩ vẽ thêm một cánh chinh đơn côi, bé bỏng. Cánh chim nhở như đang chở nặng bóng chiều tà đi về phía ánh dương rồi mất hút. Ta không khỏi cảm thấy cánh chim ấy cũng đang mang nỗi sầu vũ trụ, mà nỗi sầu ấy nặng quá, chúng phải nghiêng đôi cánh nhỏ.

Chính sự kết hợp giữa các hình ảnh mây đùn đùn, trời mênh mông và cánh chim bé nhỏ đang mang đến dư vị cổ điển cho tác phẩm của Huy Cận. Qua đó, độc giả cũng thấy rõ niềm khắc khoải không gian của Huy Cận. Một mình đứng trước vũ trụ bao la, đối diện với nỗi cô đơn, nhà thơ càng thấm thía cái vô tận, vĩnh hàng của không gian, thời gian và đồng thời là cái ngắn ngủi, hữu hạn của đời người.

Ở hai câu thơ cuối, nỗi cô đơn u hoài của Huy Cận còn tăng gấp bội khi ông dõi theo những con sóng đang gợn trôi trên dòng sông:

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Lúc này điểm nhìn của nhà thơ đã dịch chuyển từ cao xuống thấp, từ trời mây núi, cánh chim giữa không trung rồi dừng lại trước mặt nước dập dềnh sóng. Từ láy “dờn dợn” mang tính gợi hình, vẽ ra những con sóng đang nhấp nhô trên mặt nước và khiến người nhìn rợn ngợp bởi những lớp sóng cứ dồn gối lên nhau. Còn nhịp 4/3 của dòng thơ lại gợi trạng thái gặp gỡ của những con sóng. Huy Cận đứng và phóng tầm mắt dõi theo những con sóng cứ dập dềnh triền miên, nỗi hoài nhớ quê hương cuối cùng đã dâng lên,

Trong thơ cổ điển,hình ảnh khói sóng trên sông đã trở thành nguyên cớ, thành cái dễ gợi nhắc nỗi niềm hoài hương của người thi sĩ. Còn ở đây, Huy Cận đã không còn bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh, là khói hoàng hôn để nói về nỗi niềm da diết nhớ quê hương. Như vậy, hai khổ thơ cuối bài tràng giang ta thấy, Huy Cận đã không lặp lại người xưa ở cái nguyên cớ nhớ quê nhưng vẫn khiến người đọc thấy bâng khuâng, nao nao thương nhớ.

Nhưng hơn hết, nỗi lòng đối với quê hương không chỉ là nỗi nhớ nhà mà sâu sắc hơn, là nỗi buồn. Nỗi buồn của cả một thế hệ, một lớp người bởi cảnh nước mất nhà tan. Vì vậy, đằng sau nỗi nhớ quê nhà da diết ấy còn ẩn chứa tình yêu đất nước tầm kín mà sâu sắc của Huy Cận.

Có thể nói, hai khổ thơ cuối bài “Tràng giang” là nơi hội tụ những đặc sắc nghệ thuật, nội dung sâu sắc của cả bài thơ. Ở đây ta thấy được phong vị cổ điển kết hợp hài hòa với tinh thần sáng tác hiện đại, và sự hài hòa giữa cảm xúc cá nhân và suy tư thời đại. Chính những sự cộng hưởng này đã khiến tâm trạng, cảm xúc, nỗi u sầu cô đơn và nỗi hoài vọng quê hương của Huy Cận càng thêm da diết, triền miên.

Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Khổ 2 Tràng Giang 🌠 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Tràng Giang 2 Khổ Thơ Cuối Đơn Giản – Mẫu 10

Tham khảo bài văn mẫu phân tích Tràng giang 2 khổ thơ cuối đơn giản dưới đây với những luận điểm ngắn gọn và súc tích.

Độc giả biết đến hồn thơ của Huy Cận trước cách mạng là một hồn thơ sầu, buồn trước nỗi sầu nhân thế. Đến với bài thơ “Tràng giang”, ta lại bắt gặp một nỗi buồn, cô đơn sâu sắc của tác giả trước cuộc đời. Đặc biệt, nỗi sầu buồn ấy được làm nổi bật trong hai khổ thơ cuối của bài thơ.

Khổ thơ thứ 3 đã gợi ra hình ảnh một kiếp người nhỏ bé, vô định, chênh vênh trước dòng đời mang nét cổ kính:

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Hình ảnh “bèo dạt” như gợi bão tố của cuộc đời đang xô đẩy số phận một con người nhỏ bé như hình ảnh bèo cô độc, bị xô đẩy. Con người như cùng bơ vơ trước cuộc đời. Điệp từ “không” nhấn mạnh sự trống vắng, thiếu hụt, mất mát. Nó góp phần phủ định hiệu quả. Dòng sông là bức tường ngăn cách, phương tiện đi qua nó là “đò”, “cầu”, là cái khiến con người xóa bớt sự cô đơn.

Nhưng ở đầy, đã có sự phủ định tuyệt đối “không cầu”, “không đò”, đó lại là sự khẳng định không có bất kì tín hiệu, mối liên hệ nào để con người gần gũi nhau, giá trị sống của con người đang bị hoàn toàn tiêu diệt. Nếu bị tước đoạt những thứ giúp con người đến với nhau thì không cuộc sống không có giá trị. Phương tiện giúp con người xóa đi sự xa cách mà ở hoàn cảnh này lại hoàn toàn không có.

Sự sống của con người dường như bị tiêu diệt, vì sống giữa cuộc đời mà không có sự liên hệ, cảm thông hay chia sẻ. Hình ảnh “bờ xanh’, “bãi vàng” là hai sự vật vốn dĩ đứng cạnh nhau mà lại không có một mối liên hệ ràng buộc nào. “Lặng lẽ” chỉ hoạt động âm thầm, kín đáo, riêng lẻ. Tác giả đã gợi ra bức tranh cảnh vật hoang vắng, thiếu hơi ấm tình người.

Khổ thơ thứ 4 gợi ra cả một bầu tâm sự của tác giả:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vờn con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Hình ảnh “mây cao”, “núi bạc” mang hình ảnh kì vĩ, mang tầm vóc lớn. Nhà thơ đã lựa chọn sử dụng những hình ảnh lớn lao, kì vĩ, mượn từ “đùn” của nhà thơ Đường, đó là sự chuyển động từ bên trong đẩy ra bên ngoài: từng lớp mây trắng cứ bung nở, tỏa ra thành một núi bạc. “Lớp lớp” là nhiều, chồng lên nhau, không có điểm kết thúc. Hình ảnh mây trắng hết lớp này đến lớp khác như một cây bút bông nở lên trên trời cao. Mây trông như những ngọn núi bạc, mây là núi, núi tựa mây.

Hình ảnh “cánh chim” là một công thức ước lệ trong thơ cổ, lấy cánh chim để gọi buổi chiều, nói hộ tâm trạng con người. Hình ảnh “cánh chim” gợi sự sống cho cảnh vật, những cánh chim nhỏ lại nghiêng đi, không chịu được sức nặng của bóng chiều đang xa xuống, tạo sự đối lập giữa cảnh bầu trời cao rộng hùng vĩ ở câu trên và cánh chim nhỏ bé ở câu dưới.

Câu thơ cuối cùng “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” chính là tâm sự nhớ quê hương mà tác giả gửi gắm. Cách thể hiện nỗi nhớ nhà: không cần có yếu tố gợi nhớ mà vẫn nhớ vì nỗi nhớ luôn thường trực ở trong tâm hồn thi sĩ. Huy Cận đứng trước dòng sông của đất nước, thể hiện tâm sự của nhà thơ đối với đất nước. Người đọc nhận ra được sự cô độc của tác giả do mất quê hương, đây là một tâm trạng thầm kín, thể hiện tình yêu nước của nhà thơ.

“Tràng giang” là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn, đặc biệt hai khổ thơ cuối thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ. Tình yêu ấy mang tâm sự thầm kín của tác giả. Trong đó còn có sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, xứng đáng là bài thơ hay nhất của tập “Lửa thiêng”.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Phân Tích Khổ 3 Tràng Giang 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Khổ 3 4 Bài Tràng Giang Lớp 11 – Mẫu 11

Bài văn phân tích khổ 3 4 bài Tràng giang lớp 11 dưới đây sẽ là tư liệu hay để các em học sinh vận dụng khi làm bài.

Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui, nỗi buồn hay cả sự cô đơn tuyệt vọng. Mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà thơ khi sáng tạo nghệ thuật cùng với nỗi buồn thế sự sâu sắc, Huy Cận đã xây dựng được một phong cách hoàn toàn mới mẻ, khác với những nhà thơ cùng thời.

Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông có thể kể đến Tràng giang trong tập Lửa thiêng. Bài thơ được gợi cảm xúc từ một buổi chiều thu năm 1939 khi tác giả đứng ở bờ Nam Bến Chèm. Trước cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước, những cảm xúc thời đại đã dồn về lúc thi sĩ băn khoăn, suy nghĩ về sự biến đổi của thế sự với cảm xúc dạt dào khi thấy cái tôi nhỏ bé trước vũ trụ bao la.

Đặc biệt qua hai khổ thơ cuối của đoạn thơ là một nỗi buồn tràng giang như một sự ám ảnh lan tỏa khắp không gian vũ trụ, hoàn toàn vắng bóng giai nhân mà chỉ đơn độc một nỗi niềm của một người “sống trên quê hương nhưng luôn cảm thấy thiếu quê hương”:

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Tính chất lãng mạn của bài thơ trước hết là Huy Cận đã phủ lên cảnh vật, không gian những cảm xúc, những nỗi niềm tâm trạng của mình. Đó là nỗi buồn, sự xúc động mạnh mẽ trước cảnh sông nước, cảnh bèo dạt gợi nỗi sầu muôn trùng:

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;”

Ta chợt bắt gặp sự tương đồng giữa “bèo dạt về đâu” với “bèo dạt mây trôi” trong dân ca quan họ từng gợi lên trong lòng nhiều cảm xúc mơ hồ. Hình ảnh ẩn dụ cánh bèo bao giờ cũng gợi lên sự vô định, xa xăm, lênh đênh. Không chỉ dừng lại ở đó, câu hỏi tu từ cùng điệp từ “hàng” như trải rộng nỗi buồn trên sóng nước tràng giang.

Liệu những cánh bèo đó sẽ trôi dạt về phương trời nào, hay cứ mãi bấp bênh, trôi nổi như số phận đại đa số người dân trong hoàn cảnh đất nước lầm than? Sống trong thời khói lửa còn đốt cháy quê hương, thi nhân không khỏi xót xa trước cuộc đời đầy biến động, đổi thay, biến con người ta thành như những cánh bèo trôi dạt vô hướng kia. Buồn rồi lại buồn hơn, muốn tìm một nơi bấu víu, một chút hơi ấm của sự sống nhưng cái nhà thơ nhận được chỉ là sự hiện diện của những cái không có:

“Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Chiếc cầu, con đò vốn là những thứ nối liền đôi bờ, là sự giao nối giữa con người với nhịp sống, thường gợi sự gần gũi và gợi nhớ quê hương. Nhưng buồn thay, ở đây lại không có một chiếc cầu cũng chẳng có con đò nào lại qua. Điệp từ “không” hai lần như nhấn mạnh sự cô đơn, trống trải có thật trong lòng người. Hai bờ sông mà như hai thế giới, không một chút liên hệ, không một chút giao hòa. Hai bên bờ chạy song song, cùng “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”, không một chút thân mật, chỉ có bờ tiếp bờ, bãi tiếp bãi.

Từ láy “lặng lẽ” được đưa lên đầu dòng thơ cùng âm điệu trầm buồn càng tô đậm cái cô tịch, vắng lặng. Thi sĩ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật cổ điển quen thuộc: lấy không để nói cái có, càng nhấn mạnh nhiều cái không càng gợi ra nhiều cái có, cảnh vật vắng vẻ không có gì lại gợi ra nhiều nỗi buồn chất chồng trong tâm trí. Đưa tầm nhìn lên trời cao thầm mong sẽ tìm được chút niềm vui nhưng lại càng khiến lòng buồn hơn:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.”

Thiên nhiên, cảnh vật, tạo vật qua tâm hồn Huy Cận tuy trầm buồn nhưng lại bộc lộ một vẻ đẹp kì vĩ, nên thơ. Mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những búp bông trắng khổng lồ cứ liên tiếp nở ra, ánh trời chiều chiếu vào trông như quả núi dát bạc trong nền trời trong xanh khiến cho ánh chiều trước khi vụt tắt ánh lên vẻ đẹp. Câu thơ dựng lên được một hình ảnh rất tạo hình như một bức tranh sơn mài, đằng sau bức tranh là nỗi lòng thi nhân.

Từ láy “lớp lớp” diễn tả nhiều lớp kế tiếp nhau, lớp nọ liền lớp kia đều đặn không dứt. “Đùn” diễn tả những đám mây và cũng là nỗi sầu tự mở ra, liên tiếp như có một sức đẩy từ bên trong. Đúng là: “Sầu đong càng lắc càng đầy”. Câu thơ Huy Cận làm ta liên tưởng đến câu thơ dịch trong bai “Thu hứng” nổi tiếng của Đỗ Phủ:

“Mặt đất mây đùn cửa ải xa.”

Bài thơ Tràng giang gợi nổi buồn man man thiên cổ của Huy Cận. Tất cả cảnh vật liên quan đến con người đều không hiện hữu, qua đó thấy được nổi cô đơn của Huy Cận truớc cảnh thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đậm tình người, tình đời, tình yêu nước tha thiết.

Gợi ý cho bạn 🌳 Phân Tích Khổ 4 Tràng Giang 🌳 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Tràng Giang Khổ 3 4 Facebook – Mẫu 12

Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu phân tích Tràng giang khổ 3 4 facebook giúp các em học sinh có thêm gợi ý làm bài phong phú.

Huy Cận nhà thơ xuất chúng của phong trào thơ mới, thơ của ông mang nhiều tâm trạng, nỗi buồn của chính thi nhân và nỗi sầu nhân thế. Đoạn cuối của bài thơ Tràng giang là một trong số đó.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Tác giả đã dùng những từ láy “lớp lớp” ở đây để miêu tả rõ hình ảnh của những đám mây nhiều nó từng lớp từng lớp đã làm bạc đi cả bầu trời, câu thơ :”lớp lớp mây cao đùn núi bạc ” nhà thơ đã dùng biện pháp so sánh ẩn dụ và bút pháp chấm phá với “mây cao đùn núi bạc” thành “lớp lớp” đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:

“Mặt đất mây đùn cửa ải xa” để tô thêm vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ tác giả đã so sánh màu của những đám mây với” bạc” một cách so sánh khá khéo léo. Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ “đùn”, khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi thành núi bạc. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc. Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều.

Trời mây thì bao la, rộng lớn như vậy còn chim thì chao nghiêng nhưng ở đây không phải là chao nghiêng một cách bình thường mà “chim nghiêng cánh nhỏ :bóng chiều sa”: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng “cánh chim” và “bóng chiều”, vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

Có lẽ những đàn chim đang vội vã bay về tổ ấm của mình để tránh được cái ” bóng chiều sa”. Dường như những cánh chim đó đang bị đè nặng của cảnh xế chiều buông xuống và điều đặc biệt hơn là cánh chim không bình thường mà chim nghiêng bỏi đôi cánh nhỏ bằng đôi cánh nhỏ của mình chim bay về tổ ấm của mình để tránh được một không gian rộng lớn buổi chiều tà. chim bay đi đâu cho thoát khỏi cái bóng chiều tà đang đè nặng xuống mình? Nhưng giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện đại:

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Lòng quê ở đây muốn nói lên nỗi nhớ quê hương của nhà thơ , sự hướng tâm chứ không chỉ đơn thuần là tấm lòng chất phác , quê mùa. hai từ “dợn dợn ” cho ta cảm nhận sóng biển đang ở bên ta, sóng biển cũng biết nhớ thương hay tác giả đang nhớ thương vậy? “Dợn dợn” là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ “vời con nước” cho thấy một nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của “lòng quê”.

Hai từ “dợn dợn “còn gợi cho ta thấy được sự lên xuống uốn lượn của sóng biển hay nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một buổi chiều tà. Và nỗi nhớ ấy không chỉ một lần mà là liên tục, nhiều lần nhưng nỗi ấy mới chỉ là “dờn dợn”’ mà chưa phải là cuồng nhiệt. câu thơ muốn nói lên lòng nhớ quê hương khi tác giả sông nước hay trong Truyện Kiều cũng ả nỗi nhớ nhà nhưng lại chưa biết đâu là nhà khi:

“bốn phương mây trắng một màu
trông về cố quốc biết đâu là nhà”

kiếu nhớ quê nhà nhưng bốn phương đều là một màu làm sao để nhận ra được đâu là nhà hay trong cuộc sống của cô như thế thì sẽ biết về đâu và đâu sẽ là nhà?vâng lòng nhớ quê hương được gợi lên bởi từ “mây trắng”, cánh chim chiều và được tác giả nhấn mạnh ở từ “con nước”, tác giả kết thúc bài thơ một cách nhẹ nhàng nhưng sâu lắng:

“không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Nhà thơ đã mượn từ “khói” trong thơ của nhà thơ thôi hiệu để nói lên nỗi lòng của mình, nếu như nhà thơ Tô Hiệu nói “trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” thì nhà thơ Huy Cận không có “khói ” nhưng vẫn nhớ về nhà hay cái nôi mà mình đã nuôi ta trưởng thành. Nhà thơ tô hiệu mới nói lên nỗi nhớ nhà một cách chung nhưng ở đây nhà thơ Huy Cận đã khẳng định “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” câu thơ rất mạnh mẽ dứt khoát.

Xưa kia nhà thơ Thôi Hiệu buồn vì cõi tiên mù mịt, quê nhà cách xa, khói sóng trên sông gợi cho tác giả thấy mờ mịt mà sầu. Nhưng nay Huy Cận buồn trước cảnh không gian hoang vắng, sóng “gợn tràng giang “khiến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm áp vá là tổ ấm hạnh phúc đối với ông.

Thôi Hiệu từng tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô, đó là lòng khát khao một cõi quê hương thực tại còn Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình, hoang vắng lòng ông lại muốn được trở về với quê hương mang nặng tình thương và mang lại sự ấm áp cho tác giả đó cũng là nỗi khát vọng của ông.

Bằng những biện pháp so sánh và sự tài tình miêu tả của nhà thơ đã thể hiện rõ nỗi buồn, nỗi nhớ nhung quê hương của tác giả. Nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.

Thơ mang đậm nét buồn, buồn ở đây không phải là buồn do cảnh vật tàn phai, không gian chật hẹp, tù túng hay chết chóc mà buồn vì cái đẹp thiếu tình người, từ một sự mất mát các mối liên hệ có tính phổ quát gây nên một cái buồn đậm màu triết lí, nỗi buồn đó cũng phản ánh sự thay đổi đời sống xã hội, khổ thơ cũng muốn nói lên nỗi buồn của những ai khi phải xa quê hương.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Tràng Giang 🌼 13 Mẫu Khổ 3 4 Hay

Viết một bình luận