Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên: 22+ Bài Văn Về Nghề Dạy Học Ngắn

Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên ❤️️22+ Bài Văn Về Nghề Dạy Học ✅Tham Khảo Tuyển Tập Những Bài Văn Đặc Sắc Biểu Cảm Về Nghề Giáo Viên.

Văn Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên Hay – Bài 1

Chia sẻ ngay cho bạn đọc bài văn cảm nghĩ về nghề giáo viên hay sau đây để cùng tham khảo.

Biết bao nghề nghiệp đang tồn tại và phát triển trong xã hội. Chúng ta quý trọng tất cả mọi nghề nhưng cũng rất tự hào và vinh dự với nghề dạy học!

Bởi vì dạy học không bao giờ là một nghề tầm thường, hoặc là một kế sinh nhai mà là một “Thiên chức đam mê”. Mac xim Gooc Ki đã viết “Tiền đồ trẻ em và nhân dân đều nằm trong tay thầy giáo, đều nằm trong trái tim cao quý của thầy giáo”.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã từng dạy bảo: “Những thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh. Nếu không có thầy giáo để dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng được xã hội chủ nghĩa?”.

Do đó thầy giáo là người “vừa dạy chữ, vừa dạy người”, nên họ phải có kiến thức chắc, tay nghề vững, có đạo đức phẩm chất trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo.

Nghề giáo là một trong nghề kỳ diệu. Ở đó, năm này qua năm khác người thầy tự nhân mình lên qua các học trò của mình. Người thầy giáo cũng tự nhân mình lên gieo vào tâm hồn, trí tuệ của học sinh những tri thức cao quý, những phẩm chất tốt đẹp của mình và không có gì cao cả hơn sứ mệnh đó!

Lao động của thầy giáo có giá trị cao đẹp ở chỗ là tạo ra cho con người có ích cho cuộc đời. Dù ở địa vị nào trong xã hội, dù làm gì đi nữa thì con người luôn tưởng nhớ đến những người thầy đáng kính, đến những ngôi trường thương yêu của mình đã từng học tập qua thời niên thiếu với một tình cảm tốt đẹp và lòng biết ơn sâu nặng nhất.

Vì vậy, không có lao động nào mà những sai lầm, thiếu sót lại dự đến những hậu quả to lớn như nghề thầy giáo! Do đó xã hội và ngày bản thân nghề nghiệp cũng yêu cầu rất nghiêm khắc đối với nghề thầy giáo. Thiếu nhân cách người thầy, không đủ phẩm chất, giá trị của nghề giáo thì những chân lý đẹp đẽ có thể trở nên tai hại trước con mắt của học sinh. Đối với thầy giáo, trong sáng về mặt đạo đức quan trọng biết chừng nào!

Đã chọn nghề thầy giáo là chấp nhận sự thiệt thòi và hi sinh, đôi khi là sự phũ phàng của cuộc sống, nên người thầy còn phải giàu lòng vị tha, cao thường thì mới có thể tồn tại trong nghề được, mới là “kỹ sư tâm hồn” được.

Thực trạng xã hội, cơ chế thị trường có những mặt tốt, mặt xấu của nó chi phối mọi mặt trong đời sống mỗi con người, trong đó có người thầy. Do vậy, hơn ai hết người thầy phải thực sự cảnh giác.

Thật bất hạnh thay cho những ai quên đi quá khứ, quên đi câu nói của cả dân tộc: “Không thầy đố mày làm nên”. Riêng tôi, tôi xin lấy những câu thơ của một người thầy đáng kính đã từng đọc cho chúng tôi nghe vào dịp 20-11 của năm nào để làm hướng sống và tự an ủi mình:

“Ai bảo lớn khôn chim rời tổ

Chim bay đi trơ lại những cành cây

Thì tôi bảo chính niềm vui tôi ở đó

Từ đây chim vạn hướng tung bay”

Cuối cùng kính xin gửi đến lòng biết ơn vô hạn của người viết bài này đến thầy cô cũ đáng kính của tôi, đến những ngôi trường thân thường mà tôi đã từng miệt mài sách vở của một thời thơ ấu đã qua, trong số đó ngôi trường THPT Quế Sơn là nơi đáng nhớ nhất của đời tôi.

Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên Mầm Non Ngắn Nhất – Bài 2

Cùng tham khảo cách dùng từ sáng tạo, hành văn mạch lạc trong bài văn cảm nghĩ về nghề giáo viên mầm non ngắn nhất sau đây nhé!

Dù bạn là ai, bạn đều có quyền mơ ước về công việc tương lai của mình. Tôi cũng có một ước mơ như vậy. Đó là mong muốn được trở thành một giáo viên mầm non. Chỉ cần nghĩ đến điều đó thôi, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc rồi.

Bạn bè tôi thắc mắc rằng: “Tại sao cậu lại chọn nghề giáo viên?”. Tôi mỉm cười. Tôi lựa chọn công việc này, bởi vì tôi yêu lũ trẻ rất nhiều. Tôi muốn được chăm sóc chúng, dạy chúng cách đọc, cách viết, cách lắng nghe và chỉ cho chúng những điều tươi đẹp trong cuộc sống.

Việc dạy học cũng như trồng một cái cây, cần phải kiên nhẫn, cẩn thận và có niềm đam mê. Và một trong những lý do quan trọng khiến tôi lựa chọn công việc này là vì đó là giấc mơ của cha mẹ tôi. Họ hy vọng tôi sẽ thực hiện ước mơ của họ. Ở Việt Nam, lương giáo viên khá thấp nhưng tôi vẫn muốn trở thành giáo viên, đơn giản là tôi yêu công việc này và tôi tin vào tình yêu cũng như niềm đam mê của mình dành cho nghề giáo viên.

Trong tương lai, tôi sẽ trở thành một giáo viên tốt. Còn bây giờ, tôi đang cố gắng hết mình trau dồi kiến thức chuyên môn, đạo đức để biến giấc mơ của mình thành sự thật.

Xem thêm ✅Biểu Cảm Về Cô Giáo Của Em ❤️ ngoài bài văn Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên

Bài Văn Cảm Nghĩ Về Nghề Dạy Học Chi Tiết – Bài 3

Tham khảo bài văn cảm nghĩ về nghề dạy học được chia sẻ đến bạn đọc của scr.vn trong nội dung dưới đây:

“Có một nghề bụi phấn bám vào tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời những đoá hoa thơm”

Đó là nghề giáo viên cao quý, một nghề đã ban tặng cho chúng em những người thầy, người cô đáng trân trọng. Em đã từng được học với rất nhiều những người giáo viên tâm huyết, ai cũng để lại trong lòng em những ấn tượng khó quên. Nhưng có lẽ, người mà em nhớ nhất là cô giáo dạy Văn đáng quý.

Là giáo viên nên những người thầy cô không quá cầu kỳ trong trang phục, cô giáo của tôi cũng vậy, ngày ngày đến lớp cô mang những chiếc váy dài ngang gối cùng áo sơ mi thanh lịch. Những ngày đầu tuần, cô mang áo dài tím nhìn rất dịu dàng và nữ tính. Nhìn cô mang áo dài đứng lớp, chúng em ai cũng trầm trồ bởi vẻ đẹp ấy. Những ngày hoạt động ngoại khoá, cô lại chọn cho mình chiếc áo phông cùng quần jeans năng động. Bởi vậy mà mọi người ai cũng nhận xét là cô rất tinh tế trong cách ăn mặc.

Mỗi tiết dạy của cô luôn chứa đựng những điều hấp dẫn và thú vị. Từ một đứa rất khó chịu với Văn học em trở nên thích thú và luôn chờ đợi mỗi tiết dạy của cô. Chính cô là người đã truyền lửa đam mê học Văn cho em. Nhìn cách dạy, cách truyền đạt trong mỗi lời thơ, câu chuyện, em cảm nhận được sức trẻ và sự nhiệt huyết của cô. Cô luôn bảo với lớp rằng: “Văn học là nhân học, mỗi bài văn luôn chứa đựng những giá trị và bài học trong cuộc sống”. Với những người đồng nghiệp của mình, cô luôn hoà đồng và giúp đỡ mọi người, sự thân thiện ấy khiến các thầy cô trong trường đều bị chinh phục và yêu thương cô nhiều hơn.

Em hạnh phúc và xúc động khi được sống trong sự yêu thương và ấm áp mà cô giáo dành cho mình. Có lẽ, suốt cuộc đời này, những nghĩ suy và cảm xúc ấy em sẽ chẳng bao giờ quên được.

Em đã từng nghĩ rằng sẽ chẳng có ai yêu thương mình như ba mẹ, người thân. Nhưng cho đến khi được tiếp xúc với người cô yêu quý ấy em mới nhận ra được tình yêu thương đến từ những điều bình dị quanh ta, những người gần gũi quanh mình.

Cô ơi, mai này dẫu có sao đi nữa, dẫu khoảng cách có xa xôi chừng nào thì em vẫn luôn nhớ về cô. Người cô năm xưa đã dìu dắt em qua những bước khó khăn trong đời.

Nêu Suy Nghĩ Về Nghề Dạy Học – Bài 4

“Nêu suy nghĩ về nghề dạy học ” – với yêu cầu của đề này thì scr.vn đã chọn lọc được bài văn mẫu sau đây để gửi tới bạn đọc.

“Thưa thầy con đã thuộc bài học sáng nay trên bục giảng có bụi phấn rơi rơi trên tóc thầy”.Thầy đang đứng đó truyền đạt bao kiến thức cho đàn em bé nhỏ. Thầy vẫn đứng ở đó, đứng suốt mấy mươi năm làm tóc thầy lốm đốm bạc vì bụi phấn. Ai là người dạy chúng ta tập đọc, tập viết? Ai là người mang lại kiến thức cho chúng ta? Ai là người dạy chúng ta những điều hay, lẽ phải? Ai là nguồn động lực giúp tôi trưởng thành? Ai đã vực tôi đứng dậy khi tôi vấp ngã? Ai đã làm tất cả vì học sinh thân yêu bất chấp những hôm trái gió trở trời vẫn lặng lẽ đến trường? Ai?

“Thầy giáo”, hai từ thiêng liêng ấy lúc nào cũng ngân vang lên trong suy nghĩ tôi. Đối với tôi thầy là một người cha có lòng vị tha và lòng yêu thương tha thiết. Lúc nhỏ, tôi thường hay hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao con lại phải gọi thầy là “thầy giáo” vậy mẹ?” Thật là một câu hỏi ngây thơ và ngờ nghệch. Nhưng đó là những tình cảm đầu tiên, những cảm nhận mơ màng về “thầy giáo” của đứa trẻ thơ khi chập chững vào lớp một. Hình ảnh người thầy cầm tay viết chữ quả là một kí ức sâu sắc đối với trẻ thơ. Lúc đó tôi chưa cảm nhận được sự yêu thương của thầy vì trẻ con thì luôn ngây thơ và không có những suy nghĩ sâu xa.

Tôi ngày một lớn khôn và học rất nhiều giáo viên khác nhau. Nhưng tôi cảm giác các thầy có một nét chung riêng biệt mà chỉ ai là thầy giáo mới có. Đó chính là lòng yêu thương vô bờ bến của Thầy dành cho học trò. Lũ học trò chúng tôi cứ hay làm cho Thầy giận, Thầy buồn vì những trò phá lại nghịch ngợm, ngang bướng. Nhưng chỉ cần chúng tôi biết lỗi thì Thầy bỏ qua tất cả. Thầy dạy bao điều bổ ích. Thầy là người cha thứ hai của tôi. Thầy dạy tôi kiến thức, truyền đạt bao bài học hay.

” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa…

Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.”

Người Thầy với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Thầy như ngọn hải đăng soi sáng bước chúng em đi. Thầy lại là ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Thầy cho em niềm tin, niềm hi vọng. Thầy dạy em học tập, biết yêu quê hương đất nước.

Thầy là nguồn động viên tinh thần của chúng em. Ngay cả vua cũng cần có thầy. Đời đời hình ảnh người thầy vẫn đẹp mãi trong nhân loại.“Kính Thầy mới được làm Thầy”. Bổn phận tối thiểu của học sinh là phải yêu quí và kính trọng Thầy. Người Thầy luôn xứng đáng để mọi người và toàn xã hội tôn vinh, phải nhắc đến, mỗi chúng ta sẽ luôn tự hào vì trong cuộc đời có thầy.

Ngày hai mươi tháng mười một sắp đến, các bạn làm gì để tỏ lòng biết ơn đến thầy. Chắc hẳn người Thầy sẽ không cần những món quà quí giá, đắc tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Hãy nhớ rằng điều mà Thầy mong muốn lớn nhất đó là nhìn thấy học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi.

Bạn hãy cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong học tập, chăm chú học hành hơn. Và điều đó là phần quà quí báu nhất mà các bạn tặng cho Thầy. Chúng ta hãy dâng lên Thầy những bông hoa điểm mười tươi thắm nhất. Và nguyện sẽ luôn học hành chăm chỉ, mãi mãi là trò ngoan của Thầy.

Tham khảo🌺 Cảm Nghĩ Về Thầy Cô Giáo Mà Em Yêu Quý Lớp 7 ❤️️ bên cạnh Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên

Văn Cảm Nhận Về Nghề Dạy Học Hay Đặc Sắc – Bài 5

Bài văn cảm nhận về nghề dạy học hay đặc sắc sau đây đã khắc hoạ vẻ đẹp tri thức và dịu dàng của người nhà giáo luôn hết lòng dạy dỗ cho bao thế hệ học trò.

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc đời này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.

Phải, thầy cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước.

Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi.

Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao – uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.

Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực.

Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuất phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của cô thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy.

Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.

Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học.

Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình- những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

Tham khảo văn mẫu 🌺Biểu Cảm Về Thầy Cô ❤️️ bên cạnh Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên

Bài Văn Cảm Xúc Về Nghề Dạy Học Đơn Giản – Bài 6

Bài văn cảm xúc về nghề dạy học đơn giản với cách viết súc tích và tối giản nhưng vẫn để lại nhiều ấn tượng đối với người đọc.

Trong văn học nghệ thuật ngày nay đã có không ít tác phẩm hay viết về hình ảnh người thầy. Là học sinh, hẳn ai cũng đã thuộc lòng những câu thơ – câu hát đằm thắm, thiết tha trong bài thơ Bụi phấn (thơ: Lê Văn Lộc – nhạc: Vũ Hoàng): Khi thầy viết bảng/ Bụi phấn rơi rơi/ Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng/ Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy…. Nhưng trong số rất nhiều những bài thơ hay viết về người thầy giáo, tôi thích nhất, tâm đắc nhất những câu thơ của nhà thơ Xuân Định:

Bao lữ khách đi về trên bến vắng

Người sang sông, ai nhớ bến sông đời

Từng dòng chữ suốt một đời lặng lẽ,

Mãi âm thầm như bụi phấn rơi rơi…

Mọi người thường hay ví người thầy giáo như người lái đò chở khách sang sông. Khách lên bờ có mấy ai ngoảnh lại, chỉ có người lái đò vẫn dõi trông theo. Tôi lại nghĩ khác. Trên bến sông đời, lữ khách có thể chẳng mấy ai nhớ đến người lái đò nhưng trên bến sông tri thức thì con người dễ mấy ai quên, bởi lẽ những tri thức do người thầy giáo mang lại cho học sinh sẽ trở thành hành trang để các em mang theo suốt cả cuộc đời mình.

Các em sẽ không quên hình ảnh người thầy, bởi lẽ, người thầy giáo không chỉ đơn thuần là người truyền đạt tri thức, trí tuệ mà còn đem đến cho học sinh những niềm vui, tình thương yêu và kĩ năng sống. Thử hỏi có nghề nghiệp nào vinh dự, tự hào, hạnh phúc như nghề dạy học không?

Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua, mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến tri thức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗi người thầy.

Nghề dạy học là một nghề vinh quang, do đó để trở thành một người thầy giáo chân chính, người thầy phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức. Nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước. Một nghề nghiệp mà cho dù hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc trở, cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò.

Dạy học là một nghề khó và đôi khi đem lại cho ta sự mệt mỏi. Đôi khi nó còn là một sự chán nản, bởi vẫn còn đâu đây những học sinh lười học hay hỗn láo. Nhưng đó chỉ là những nỗi buồn thoáng qua bởi quanh chúng ta có rất nhiều sự tin yêu, kính trọng của các thế hệ học trò.

Ta có thể bắt gặp học trò của ta khắp nơi, với những ánh mắt sáng lấp lánh, những nụ cười tươi và những vòng tay lễ phép cúi xuống: “Em chào cô ạ!”. Ta lại có cảm giác tự hào, hạnh phúc vì thấy mình vẫn còn quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Ta lại thấy yêu thêm nghề dạy học ta đã chọn. Bạn có nghĩ như thế không?.

Có thể tham khảo thêm bài🌸 Cảm Nghĩ Về Thầy Cô Giáo Những Người Lái Đò Đưa Thế Hệ Trẻ Cập Bến Tương Lai🌸

Văn Mẫu Suy Nghĩ Của Em Về Nghề Dạy Học Hay Nhất – Bài 7

Bài văn mẫu suy nghĩ của em về nghề dạy học hay nhất không chỉ để lại những ấn tượng về hình ảnh người nhà giáo mà còn là vẻ đẹp của sự nghiệp giảng dạy và tri thức.

Từ xa xưa, người ta đã nói rằng “Không thầy đố mày làm nên”. “Thầy” ở thời đại trước đây là những ông giáo làng có kinh nghiệm, được học nhiều chữ và dạy lại cho người người chưa biết chữ. Khi xã hội càng tiến bộ, “Thầy” là những người làm trong lĩnh vực giáo dục, hoặc người có kinh nghiệm, họ là những người thầy, người cô hướng dẫn các em tiếp cận kiến thức, kỹ năng, chỉ bảo các em học cách làm người,…

Với sự yêu mến và tin tưởng như thế nên trọng trách người người “Thầy” vì thế cũng tăng lên bội phần. Trong phạm vi hẹp hơn, tôi muốn nói đến người giáo viên, những người đứng trên bục giảng ngày ngày dạy cho chúng ta những điều mới, điều hay. Giáo viên đã trở thành một nghề cao quý và được kính trọng tin yêu bởi đây là một nghề mà sản phẩm tạo ra là những con người có đạo đức và phẩm chất.

Muốn trở thành một người tốt, có ích cho xã hội, thì bất kỳ ai cũng phải đi học để được truyền dạy kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng và tu dưỡng đạo đức. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam có tinh thần hiếu học từ xưa, vì muốn thoát khỏi giặc dốt, vì trân trọng cái chữ mà dân ta vô cùng yêu quý người Thầy, bởi vậy mới có câu “Tôn sư trọng đạo”.

Dân gian thường ví người thầy như người lái đò, mỗi đợt khách sang sông là mỗi lứa học sinh trưởng thành từ dòng sông tri thức. Người giáo viên vẫn thầm lặng chứng kiến sự trưởng thành của mỗi em học sinh, qua mỗi năm học là mỗi sự thay đổi từ các em và đó cũng là niềm an ủi cho mỗi thầy cô khi chứng kiến học trò của mình ngày càng trưởng thành.

Tuy vậy, không phải ai khi “qua sông” cũng ngoảnh đầu nhìn lại, có được mấy người trở về thăm hỏi người lái đò ấy nhưng mỗi khi được gặp lại, họ rất vui và tự hào vì được học trò nhớ đến mình, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ an ủi và tăng thêm động lực để bước tiếp trên con đường giáo dục. Thế đấy, niềm vui của mỗi giáo viên rất nhỏ nhoi, chỉ mong mỗi học sinh trưởng thành, trở thành người tốt, có ích cho xã hội là họ đã xem như thành công.

Người ta nói, mỗi thời mỗi khác, nhưng duy có một điều vẫn chưa thể thay đổi đó là “Không thầy đố mày làm nên”. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có một người hướng dẫn, cho nên nói giáo viên ở thời đại hiện nay là một nhân tố quan trọng đào tạo nên nguồn nhân lực có hiệu quả cho sự phát triển của đất nước quả không sai. Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, do vậy để được đứng trong hàng ngũ giáo viên cao quý ấy đòi hỏi mỗi người phải luôn tự phấn đấu, nâng cao trình độ, rèn luyện nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức, không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, không được ngại khó mà tự làm mất ý chí bản thân.

Thật sự để tìm được một nghề nào có nhiều đức tính như nghề giáo viên cũng hơi khó. Họ thật sự là những con người có tính nhẫn nại, bản lĩnh và bĩnh tĩnh cao hơn người bình thường. Tôi từng nhìn thấy một giáo viên ngồi phụ đạo cho một học sinh lớp 11 đến 18h, gương mặt người giáo viên ấy rất chăm chú và nhẫn nại giải thích cho em học sinh từng công thức, cho từng ví dụ cụ thể đến khi em ấy hiểu bài mới thôi. Hay nói đến những giáo viên ở miền núi, vùng sâu hay nơi hải đảo, họ sẵn sàng chấp nhận đến và mang con chữ cho các em nhỏ, không đòi hỏi bất cứ điều gì, dù hoàn cảnh nào miễn là có thầy và trò thì nơi đó đều có thể trở thành lớp học.

Giáo viên ở những nơi ấy học cực khổ lắm, thiếu thốn đủ điều, khó khăn trăm bề, nếu nói đường đến trường của những em học sinh vùng cao khó khăn hiểm trở thì đối với giáo viên có thể còn khó khăn hơn nhiều… Những công việc thầm lặng ấy có mấy ai công nhận, cũng không có bất kỳ lợi ích gì cả, nhưng vì trách nhiệm và lòng yêu nghề nên họ bỏ qua hết tất cả để làm việc và cống hiến một cách thầm lặng, dù có khó khăn hay gian khổ, dù có trả giá bằng mồ hôi và nước mắt thì họ vẫn thấy cần thiết và xứng đáng. Tôi thật sự khâm phục họ!

Vinh quang là thế, tự hào là thế nhưng nghề nào cũng có nhiều mặt trái và khó khăn riêng của nó. Với những áp lực và trách nhiệm nghề nghiệp buộc mỗi giáo viên phải tự thân vận động, tự hoàn thiện những công việc được giao mà ít khi nhận được sự hỗ trợ. Cảm giác mệt mỏi và kiệt sức là thường xuyên đối với bất kỳ giáo viên nào khi vừa phải dạy học trên lớp, hoàn thực hiện các công việc chuyên môn, vừa phải tham gia các cuộc họp liên miên, hoàn thành công việc cấp trên giao phó, gặp gỡ phụ huynh học sinh,… nhưng tất cả không làm khó được họ, mọi thứ chỉ thoáng qua và mỗi giáo viên của chúng ta vẫn tiếp tục công việc của mình, tiếp tục trở lại là người đưa đường chỉ lối cho thế hệ học sinh thân yêu.

Không chỉ nói một câu thích là có thể trở thành nhà giáo. Người giáo viên trên hết phải có lòng yêu nghề, phải có lòng nhiệt huyết, có cái tâm và chấp nhận khó khăn mới có thể trở thành người thầy thực thụ.

Đối với sự tiến bộ và đổi mới của nền giáo dục như hiện tại, đòi hỏi những con người được đào tạo vừa có đạo đức vừa năng lực phù hợp với nhu cầu ngày càng đổi mới và năng động của xã hội. Vì thế mà điều cần thiết ở người thầy đó là sự cải tiến, đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại và hơn hết phải luôn coi trọng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, phẩm chất để là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

Tham khảo văn mẫu 🌷Kể Về Thầy Cô Giáo Của Em Lớp 6 ❤️️ngoài bài văn Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên

Văn Cảm Nhận Về Nghề Giáo Viên Mầm Non Ấn Tượng – Bài 8

Cùng khám phá cách hành văn hay, đặc sắc trong bài văn cảm nghĩ về nghề giáo viên mầm non ấn tượng dưới đây.

Giáo viên mầm non là người thầy, người cô đầu tiên và quan trọng của trẻ. Mỗi lời nói, hành động, cử chỉ của cô có thể ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, hành vi và sự phát triển của trẻ. Chỉ những ai có cái tâm mới bước chân vào ngành Sư Phạm, ấp ủ trong mình một ước mơ mai này trở thành cô giáo, được dìu dắt, dạy dỗ các em và cái tâm ấy phải rộng mở hơn, to lớn hơn và dạt dào cảm xúc hơn với những ai chọn ngành Mầm Non để mai này thành một cô giáo mầm non – một công việc không phải giản đơn như mọi người thường hay nghĩ.

Trong khi các cấp học khác đều định biên số tiết lên lớp của giáo viên rõ ràng, thì với các cô giáo mầm non, giờ giấc làm việc chẳng theo một khung cố định nào. Quy định làm việc 8 tiếng/ngày, nhưng thực tế hầu như các giáo viên mầm non làm 10 tiếng mỗi ngày để chăm sóc trẻ. Sự vất vả của giáo viên mầm non ở chỗ mỗi trẻ một tính cách. Có em ưa nói ngọt ngào, có em phải nghiêm khắc. Chỉ riêng việc cho trẻ ăn tưởng đơn giản nhưng không phải cháu nào cũng dễ ăn và tự lập.

Lúc các con ngủ trưa, các cô giáo thức trông học trò, hoặc tranh thủ dọn dẹp. Cuối tuần, giáo viên làm đồ chơi để dạy học, sinh hoạt chuyên môn, vệ sinh môi trường lớp học… Buổi chiều cũng vậy khi nhiều công chức đã ra khỏi cơ quan để trở về với gia đình,các giáo viên mầm non vẫn bên các con cho đến khi cha mẹ tới đón các con về. Phần lớn các giáo viên mầm non không thể tự đưa đón con của mình tới trường ở các cấp bậc khác.

Một tiết dạy của cô đâu chỉ đơn thuần được ngồi nhìn bé chơi, nhìn bé nô đùa. Cũng giống như những giáo viên khác, giáo viên mầm non cũng cần phải chuẩn bị bài giảng để có những bài dạy dễ hiểu nhất dành cho bé. Cô cũng cần có thời gian chuẩn bị những dụng cụ học tập Handmade cho các bé. Đó chính là những chú thỏ với đôi tai dài được làm từ giấy vải, hay là những cái cây xanh xinh xắn được làm từ những ống nhựa không còn dùng nữa.

Nghề giáo viên mầm non là nghề mà chữ tâm hơn chữ tài, chúng ta “cho nhiều hơn nhận”. Cách đây mấy năm, ngành Sư phạm Mẫu giáo Mầm non là một trong những ngành “hot” ở Việt Nam. Tuy nhiên, giờ đây, những người theo học ngành này lại đang phải điêu đứng vì nó, chúng ta thấy có rất nhiều giáo viên phải bỏ nghề vì nhiều lý do khác nhau: Lương thấp, công việc thì phải đi từ sáng đến tối, đòi hỏi của phụ huynh, áp lực công việc….

Thời gian gần đây lại có rất nhiều các vụ bảo mẫu bạo hành trẻ khiến dư luận trong xã hội có đánh giá và nhìn nhận không tốt về các cô giáo nói riêng và ngành mầm non nói chung. Tuy nhiên, đó chỉ là một con sâu làm rầu nồi canh vì còn rất nhiều, rất nhiều những giáo viên nhiệt tình, có tâm huyết với nghề sẽ làm thay đổi những định kiến đó và khẳng định nghề Nhà giáo luôn là một nghề cao quý trong các nghề cao quý bởi các cô đều hiểu: “Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình.”

Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực, nhưng với tình yêu người, yêu nghề, những cô giáo mầm non hôm qua, hôm nay và mai sau đã và đang tiếp bước xây dựng nuôi dưỡng những mầm non của đất nước.

Văn Mẫu Cảm Xúc Về Nghề Giáo Viên Mầm Non Hay – Bài 9

Tham khảo bài văn mẫu cảm nghĩ về nghề giáo viên mầm non hay được chia sẻ đến bạn đọc trong nội dung dưới đây.

Trở thành giáo viên mầm non, có những phút giây tôi thổn thức khi nghĩ về nghề, đôi lúc tôi cảm thấy thật áp lực khi trẻ có vết xước, vết muỗi cắn ở đâu đó trên cơ thể, bị phụ huynh trách móc, tuy nhiên cảm giác ấy dần qua nhanh bởi mỗi ngày được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ những gương mặt thơ ngây, ngắm nhìn những ánh mắt to tròn của các con tôi cảm thấy lời trách móc kia chỉ là một nét chấm phá trong muôn vàn nét chấm phá khác trong bức tranh muôn màu của cuộc sống đời thường mà thôi.

Là giáo viên mầm non, chúng tôi luôn phải chịu nhiều áp lực từ mọi phía, nếu như chỉ có một phút không kiềm chế được cũng dễ làm tổn thương đến trẻ, tự khi nào tôi học được tính cách dịu dàng, phải tạo cảm giác an toàn, vui vẻ mỗi khi các con đến trường, đến lớp. Ngay cả khi trẻ nôn trớ, những lúc trẻ khóc tập thể, tôi tự dằn mình hãy yêu thương trẻ như chính con ruột của mình hãy làm bằng tình yêu thương thay vì bằng trách nhiệm, nhất là  khi chúng tôi phải vào nhiều vai trong một ngày, vừa là mẹ, vừa là cô giáo, vừa là thầy thuốc, có lúc lại là một chuyên gia tâm lý.

Trong mắt trẻ, có khi cô giáo của các con hóa thân là cô tiên, là công chúa, là họa sĩ, là diễn viên múa, gọi như thế nào cũng đúng. Dường như đối với giáo viên mầm non, không bao giờ hết nỗi lo, sự căng thẳng, mệt nhọc khi cả ngày chăm sóc dạy dỗ với 15 đến 20 trẻ ở độ tuổi (12 – 24 tháng tuổi) cái tuổi bé tí ti và non nớt ấy, nhưng chưa bao giờ làm tôi mất đi tình yêu với trẻ, tình yêu nghề trong tôi.

Bởi tôi thích được mặc chiếc áo dài cam thướt tha trong các dịp lễ, được mặc đồng phục có thêu hình lô gô của trường mình, tôi thấy thật vui, thật hạnh phúc khi các con ngô nghê gọi “mẹ Huệ” “cô mẹ” được thấy những nụ cười giòn tan mỗi khi chúng nô đùa ríu rít bên cô. Được làm nghề mình thích, mình yêu tôi cảm thấy mỗi ngày trôi qua thật ý nghĩa và xao xuyến biết bao. Đặc biệt là mỗi khi tôi nghe bài hát “Tâm tình cô giáo mầm non” của nhạc sỹ Lê Thống Nhất.

Mỗi người đều có lí do của riêng mình khi bước chân vào điểm vạch gọi là nghề, với tôi điều dễ nhận thấy dù cho bạn có làm nghề gì, công việc gì đều xuất phát từ tâm, từ tình yêu nghề, điều đặc biệt hơn đối với giáo viên mầm non trên hết còn phải có tình yêu trẻ và có bản lĩnh thực sự.

Dẫu biết rằng hiện nay giữa “cơn bão” đang đổ dồn về nghề giáo, nhất là cô giáo mầm non, có thể đâu đó có những người nhìn cô giáo mầm non với ánh mắt thiếu thiện cảm, ít nhiều cũng bớt niềm tin do “Con sâu bỏ rầu nồi canh”. Để làm tốt vai trò của mình, cô giáo mầm non thật không dễ dàng gì, nhưng tôi luôn có niềm tin vào chính mình và tôi biết tôi đã chọn và làm đúng, cảm ơn nghề đã cho tôi nhiều bài học, nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, những yêu thương trách nhiệm trong công việc.  

Xem Thêm 🌹 Kể Về Thầy Cô Giáo Mà Em Yêu Quý, Quý Mến ❤️️ bên cạnh Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên

Nêu Cảm Nghĩ Của Bạn Về Nghề Giáo Viên Ngắn Gọn – Bài 10

Cùng học hỏi cách viết bài văn “Nêu cảm nghĩ của bạn về nghề giáo viên ngắn gọn” thông qua tham khảo những câu văn hay, ấn tượng trong văn mẫu dưới đây.

Nếu học tập chịu thương chịu khó, ta có thể có cái nghề nuôi sống bản thân. Nhưng có nghề “đẹp” trong mắt người đâu phải dễ. Muốn ”đẹp” ta phải có lòng yêu nghề và say mê với nghề. Để đứng vững được, có khi người ta đánh đổi cả cuộc đời mình, đánh đổi cả sự hy sinh: Tâm và trí.

Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý- lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nghĩa là dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề nào cao quý hơn nghề dạy học. Nếu một số nghề, khi một sản phẩm làm ra chưa đẹp chưa chất lượng, ta có thể làm lại. Nhưng với nghề giáo, sản phẩm đào tạo ra là con người, mà nói đến con người thì khó lắm. Nếu không vững chí, vững tâm thì khó có thể dạy được một sơ suất nhỏ nông nổi nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường cho cả một thế hệ.

Nghề dạy học quả là vinh dự mà cũng thật là khó khăn. Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức, quan trọng hơn là dạy làm người. Phải ứng xử với học trò như với chính mình, đặt mình vào vị trí học trò mà dạy dỗ. Cái khó của dạy học là tác động vào con người vào tâm trí. Thầy phải yêu trò như con mình, người thầy làm sao cố gắng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Tìm hiểu các em đang nghĩ gì, đang vui gì, và đang mơ ước những gì…Nghề dạy học nhiều khi dạy những điều chưa có trong sách vở hay giáo án.

Ai dám khẳng định nghề này nhàn nhã? Nhưng nếu ai đó có hỏi là bạn muốn đổi nghề? Thì tôi trả lời rằng nếu chọn ra một danh sách những ai yêu nghề nhất thế gian này là tôi và các bạn. Bởi ngày lại ngày bước chân lên bục giảng trong tôi có thêm hạnh phúc và niềm vui mới. Những khám phá mới mẻ từ bài giảng, ánh mắt say mê háo hức từ tâm hồn trong trắng của học trò, đó chẳng phải là hạnh phúc của người thầy hay sao. Ai biết được cái điều kì diệu thú vị qua những giờ lên lớp: hạnh phúc dỗi hờn lại yêu thương.

Nghề dạy học đâu chỉ là kiến thức, chuyên môn là đủ. Nghề dạy họ còn cần đến kĩ thuật, nghệ thuật sư phạm tuyệt khéo và hơn hết là phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, trăn trở với nghề. Nghề giáo không có được cái giàu về vật chất nhưng bù đắp những cái quý giá thiêng liêng mà các nghề khác không dễ gì có.

Đọc Thêm 🌹 Bài Văn Tả Cô Giáo ❤️️bên cạnh văn mẫu Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên

Bài Văn Suy Nghĩ Về Nghề Giáo Viên Tiểu Học Ngắn Hay – Bài 11

Bài văn suy nghĩ về nghề giáo viên tiểu học ngắn hay dưới đây sẽ mang đến những gợi ý thú vị để các em học sinh hoàn thành tốt hơn bài viết của mình.

Là những nhà giáo, chúng ta có thể tự hào và hãnh diện khi nói về nghề nghiệp của mình. Từ xưa, ông bà ta đã đúc rút: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay “Không thầy đố mày làm nên”… Thế nên không tự hào sao được khi những người theo nghề được ví là “Những kỹ sư tâm hồn”, sự nghiệp giáo dục luôn được đánh giá là “Sự nghiệp trăm năm”… Với những mức độ khác nhau, tôi tin rằng, nghề giáo chân chính thì thời nào cũng đáng được trân trọng và thực tế luôn được trân trọng.

Không tự hào, không đáng trân trọng sao được khi những cô giáo, thầy giáo vẫn đang ngày ngày đứng trên bục giảng, tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em ngoan, có em chưa ngoan, có em giỏi, có em chưa giỏi nhưng với thiên chức cao cả mà xã hội đã giao, người giáo viên vẫn luôn trao cho các em những phần quà bằng nhau, đó là món quà tri thức.

Có thể nói, công lao của thầy cô giáo luôn gắn bó với sự thành công trong tương lai của mỗi người, mỗi thế hệ. Người giáo viên không chỉ bằng năng lực nghề nghiệp, nghệ thuật dạy học để khơi dậy hứng thú và niềm vui trong hoạt động học tập, kích thích học sinh tự tìm tòi, khám phá và chiếm lính kiến thức mà còn dạy các em thành người, dạy những điều hay lẽ phải, rèn luyện kĩ năng sống, giúp các em phát triển toàn diện.

Hình ảnh người giáo viên trong cách nhìn của mọi người luôn gắn với sự an nhàn, không đua chen danh lợi. Điều đó chỉ đúng một nửa. Quả thật, những con người ấy đang âm thầm cống hiến, âm thầm tỏa hương nhưng làm sao có thể an nhàn cho được khi ngày đêm họ luôn trăn trở để không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và luôn luôn sáng tạo chỉ với một mong muốn đem đến cho học sinh thân yêu của mình những điều tốt đẹp nhất.

Chúng ta cảm phục và tự hào trước sự đóng góp, hy sinh to lớn của bao thế hệ thầy giáo, cô giáo, những người đã không quản khó khăn, gian khổ góp phần đào tạo nên những thế hệ con người “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc!

Thời nào, nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi cái tâm, nhân cách đạo đức trên hết. Đặc biệt, đối với nghề giáo và trong thời đại ngày nay, vấn đề nhân cách người giáo viên càng được nhìn nhận nghiêm túc hơn bao giờ hết. Bởi, đối tượng lao động của người thầy không chỉ là kiến thức, trí tuệ mà cao hơn là nhân cách, tâm hồn con người, những thế hệ tương lai đất nước. Và công cụ lao động quan trọng nhất của nghề dạy học, thiết nghĩ cũng chính là toàn bộ nhân cách, phẩm giá của chính những người thầy người cô đang ngày ngày đứng trên bục giảng.

Chưa kể, phương pháp giảng dạy tối ưu nhất của người thầy đó chính là làm gương, là truyền đạt bằng tư tưởng, tình cảm của mình… Nếu không có nhân cách tốt, những người thầy, người cô rất khó thực hiện trọn vẹn bổn phận và trách nhiệm của mình. Vì vậy, lao động của người thầy, ngoài đòi hỏi kiến thức, sự cẩn trọng, khoa học, nghiêm túc, đặc biệt phải có một cái tâm trong sáng, để tạo dựng nên nhân cách con người đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

Đặc biệt, với Tiểu học là cấp học đặt nền móng ban đầu thì yêu cầu  với giáo viên là sự linh hoạt, sinh động trong việc tổ chức các hoạt động học để chiếm lĩnh kiến thức, cũng như trong cách thức giáo dục tâm hồn, nhân cách với những tâm hồn quá đỗi ngây thơ, trong sáng không bao giờ là đủ, nhất là đối với những giáo viên tâm huyết. Giáo viên Tiểu học hầu hết là các cô giáo. Thế nên vất vả ở trường là vậy nhưng khi trở về nhà, các cô giáo lại là những người vợ đảm, những người mẹ hiền trong gia đình.

Những gia đình hạnh phúc, đầm ấm đó sao có thể thiếu bàn tay vun vén, lo toan của các cô. Thật khó để nói hết được những nỗi nhọc nhằn, vậy mà các cô giáo của chúng ta vẫn luôn tươi vui vào mỗi sớm mai đến trường. Niềm vui của các cô không bắt đầu từ những điều gì lớn lao, to tát mà chính từ những nụ cười hồn nhiên, những đôi mắt tròn xinh long lanh của các học sinh thân yêu. Nhìn các em lớn khôn từng ngày, nhìn những bàn tay bé xíu dần viết nên được những nét chữ xinh xắn mềm mại, giải được những bài toán khó, các cô không vui sao được!

Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Chỉ những ai đã và đang đứng trên bục giảng thì mới cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự cao quý quá đỗi của nghề dạy học. Nghề mà những nhọc nhằn, trăn trở cũng chính là vinh quang!

Gợi Ý ⏩ Tả Cô Giáo Chủ Nhiệm ❤️️ ngoài văn mẫu Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên

Bài Văn Cảm Nhận Về Nghề Giáo Viên Tiểu Học Sinh Động – Bài 12

Đón đọc bài văn cảm nhận về nghề giáo viên tiểu học sinh động với cách diễn đạt mạch lạc và những câu văn sáng ý.

 Trong mỗi chúng ta đều có những định hướng, những ước mơ về tương lai của mình .Có người muốn trở thành bác sĩ để cứu chữa cho mọi người, có người lại mơ ước trở thành chú bộ đội để bảo vệ biên cương. Ai cũng có ước mơ, hoài bão của riêng mình và tôi cũng như vậy. Sau bao nhiêu năm miệt mài học tập và rèn luyện, tôi đã thực hiện được ước mơ của mình đã trở thành một cô giáo dạy Tiểu học ở dưới mái trường Tiểu học số 1 Lao Bảo mến yêu.

Tôi yêu lắm sân trường này, mỗi hàng cây ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi trong suốt 25 năm giảng dạy cùng đồng nghiệp. Thời gian trôi đi biết bao thế hệ học sinh đã ra trường ,từng lớp các em đã trưởng thành. Tiếng trống trường rộn rã vang lên, âm thanh riếu rít của tiếng chim trên nhánh Phượng cũng đã đua nhau thì thầm hát.

Thời tiết đã bắt đầu se lạnh, những tia nắng cũng đang ít dần mùa đông đang đến gần, tạm biệt tháng mười yêu thương và cùng chào đón tháng mười một với bao nhiêu cảm xúc và niềm vui để bắt đầu cho nhiều cuộc thi của cô và trò hướng tới ngày 20/11, ngày mà cả xã hội tôn vinh cho những con người đã không quản khó khăn , gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp ” Trồng người “.

Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”; Hay “Không thầy đố mày làm nên” câu phương ngôn ấy đã được truyền từ đời này sang đời khác để nói lên tầm quan trọng của nhà giáo trong việc truyền thụ kiến thức, giáo dục nhân cách cho học sinh, cũng nhắc nhở mọi người phải biết tôn sư trọng đạo.

Nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước. Một nghề mà cho dù hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc trở, cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò của mình. Nhưng nhìn những ánh mắt hồn nhiên, trong sáng của các con đã làm sống dậy tâm hồn và tiếp thêm nguồn động lực cho tôi cố gắng vượt qua mọi khó khăn phía trước để thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình.

Mỗi ngày lên lớp nhìn thấy học trò trong tôi có biết bao cảm xúc dâng trào, biết bao mơ ước về một ngày mai tươi sáng. Những người thầy giáo, cô giáo như những con đò cần mẫn chở khách sang sông mong đến ngày cập bến. Mỗi ngày trôi qua lại có thêm một niềm vui mới. Những con đò ấy cứ âm thầm lặng lẽ suốt ngày đêm bỏ lại sau lưng bao nỗi nhọc nhằn, bước qua mọi khó khăn phía trước với ý chí kiên cường lái con đò tri thức cập bến được bình an. 

Tôi ý thức được trách nhiệm của mình là phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Đặc biệt là đối với một giáo viên phải nỗ lực phấn đấu, rèn luyện không ngừng để có được bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp của một nhà giáo đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà xã hội cần.

Không tự hào, không đáng trân trọng sao được khi những cô giáo, thầy giáo vẫn đang ngày ngày đứng trên bục giảng, tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em ngoan, có em chưa ngoan, có em giỏi, có em chưa giỏi nhưng với thiên chức cao cả mà xã hội đã giao, người giáo viên vẫn luôn trao cho các em những phần quà bằng nhau, đó là món quà tri thức.

Có thể nói, công lao của thầy cô giáo luôn gắn bó với sự thành công trong tương lai của mỗi người, mỗi thế hệ. Người giáo viên không chỉ bằng năng lực nghề nghiệp, nghệ thuật dạy học để khơi dậy hứng thú và niềm vui trong hoạt động học tập, kích thích học sinh tự tìm tòi, khám phá và chiếm lính kiến thức mà còn dạy các em thành người, dạy những điều hay lẽ phải, rèn luyện kĩ năng sống, giúp các em phát triển toàn diện.

Được trở thành một nhà giáo với trách nhiệm cao cả mà xã hội giao cho tôi sẽ cố gắng để trở thành một người giáo viên tốt, tiếp thêm tay chèo để lái con đò tri thức được cập bến thành công. Để thực hiện được điều đó tôi phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập, rèn luyện, luôn tu dưỡng đạo đức và nâng cao trình độ của mình.

Hướng Dẫn 🌵 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí ❤️️ bên cạnh chia sẻ văn mẫu Cảm Nghĩ Về Nghề Giáo Viên

Viết một bình luận