Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 ❤️️ Ca Dao Dân Ca ✅ Tổng Hợp 66+ Câu Tục Ngữ Ý Nghĩa Nói Về Tình Cảm Thiêng Liêng Luôn Được Trân Trọng
Ca Dao Dân Ca Lớp 7
Ca Dao Dân Ca Lớp 7 giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức văn học nhanh
- Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. - Anh em như tre cùng khóm,
Chị em gái như trái cau non. - Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. - Anh em hiền thật là hiền,
Bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau. - Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. - Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân. - Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
🌻Ngoài Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 🌻 Bật Mí Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Nội
Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7
Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 được vận dụng vào đời sống như những lời khuyên răn để sống sao cho thật ý nghĩa.
- Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con. - Nuôi con mới biết sự tình
Thầm thương cha mẹ nuôi mình hồi xưa. - Ơn cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang - Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con - Một ngày ba bữa cơm đèn
Còn gì má phấn răng đen hỡi chàng? - Mười làm chi, một làm chi
Sinh ra có nghĩa có nghì thời hơn
Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con - Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu - Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Tham Khảo 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Về Thời Gian 🌻Thành Ngữ Ý Nghĩa
Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Văn Lớp 7
Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Văn Lớp 7 hay và ý nghĩa để răn dạy con người không ngừng nuôi dưỡng sự tốt đẹp trong tình cảm gia đình
- Có cha, có mẹ có hơn
Không cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con. - Đêm đêm thắp ngọn đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con. - Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau. - Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
Con nuôi mẹ con kể từng ngày. - Mẹ nuôi được mười con,
Mười con không nuôi được một mẹ. - Tay nâng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Xem Thêm 🌻Ca Dao Ngắn 🌻Sưu Tầm 1001 Câu
Bài Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7
Một số gợi ý về Bài Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 ý nghĩa và hấp dẫn
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê.
Đang khi chồng giận mình đi
Hết khi nóng giận đến khi vui vầy.
Ngãi nhơn như bát nước đầy
Bưng đi mà đổ hốt rày đặng đâu.
Mẹ ơi! đừng đánh con hoài,
Để con bắt cá, hái xoài mẹ ăn.
Mẹ ơi! Đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hú biết nhà mẹ đâu.
🌻Bên Cạnh Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 🌻 Chia Sẻ Ca Dao Tục Ngữ Tiếng Anh
Câu Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7
SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc những Câu Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống
- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. - Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. - Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. - Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao.
Đố ai đếm được vì sao,
Đố ai đếm được công lao mẹ già.
Xem Thêm 🌻Ca Dao Hài Hước🌻Sưu Tầm 100 Câu Ca Dao Vui Nhất
Ca Dao Dân Ca Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7
Tổng hợp các bài Ca Dao Dân Ca Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 hay và ấn tượng
Ca Dao Dân Ca Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 | Ý nghĩa |
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau | Đã là anh em cùng mẹ cùng cha thì nên yêu thương nhau, đùm bọc chia sẻ lẫn nhau vì chẳng có ai mà có thể đùm bọc hơn là người thân, anh em ruột thịt. |
Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần | Anh em trong gia đình đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên trong mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. |
Chị ngã em nâng | Nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất. |
Anh em trên kính dưới nhường Là nhà có phúc, mọi đường yên vui | Anh em trong nhà mà yêu thương nhường nhịn lẫn nhau thì trong nhà sẽ luôn yên vui và êm ấm. |
🌻Bên Cạnh Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 🌻 Đọc Thêm Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam
Ca Dao Về Tình Cảm Anh Em Trong Gia Đình
Ca Dao Về Tình Cảm Anh Em Trong Gia Đình, chủ đề được nhiều bạn đọc quan tâm
- Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.
- Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em.
- Chẳng khôn thể chị lâu ngày, chị đái ra váy cũng tày em khôn.
- Bán anh em xa mua láng giềng gần
- Anh em chém nhau đằng gọng (bề sống)
- Không ai chém nhau đằng (bề) lưỡi
- Anh em một khí huyết dây (huyết phân)
- Cũng như người có chân tay (tay chân) khác gì
- Anh em như chông như chà
- Anh em như kèn với trống
🌻Ngoài Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 🌻 Bật Mí Ca Dao Tục Ngữ Về Lương Tâm
Giáo Án Ca Dao Dân Ca Những Câu hát Về Tình Cảm Gia Đình
Giáo Án Ca Dao Dân Ca Những Câu hát Về Tình Cảm Gia Đình ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ thông tin chi tiết
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu được
+ Khái niệm về dân ca, ca dao
+ Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật miêu tả của những bài ca dao về tình cảm gia đình ở lớp 7.
+ Thuộc những bài cao dao về tình cảm gia đình.
2. Kĩ năng
+ Tìm hiểu và phân tích ca dao
+ Đọc thuộc ca dao, sưu tầm ca dao cùng đề tài.
3. Thái độ
+ Bồi dưỡng tình yêu, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với cha mẹ, ông bà.
+ Trân trọng và giữ gìn tình cảm anh em trong sáng, gắn bó
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Chuẩn bị của Giáo viên
– Soạn bài Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7, : SGK, SGV.Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 (tập 1),Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng….
2. Chuẩn bị của học sinh
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
– Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ
– Kiểm tra sự chuẩn bài của hs.
H: Nêu giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
3. Bài mới
– Đối với mỗi con người Việt Nam, ca dao- dân ca luôn là những dòng sữa ngọt ngào vỗ về, an ủi tâm hồn qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị. Đó là những lời ru tâm hồn chúng ta lớn lên theo năm tháng như dòng sữa trong lành, ấm áp tình người. Bây giờ chúng ta cùng đọc, lắng nghe và suy ngẫm.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích: – GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu – Nhận xét cách đọc. | I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc: – Chú ý ngắt nhịp thơ lục bát 2/2/2 và 4/4 – Giọng dịu nhẹ, chậm, êm, tình cảm, vừa thành kính, nghiêm trang, vừa tha thiết ân cần. |
Dựa vào phần chú thích (SGK và những hiểu biết về bản thân, em cho biết? – Khái niệm về cao dao – dân ca: – Khái niệm về dân ca?- Khái niệm về ca dao? – GV diễn giảng- minh hoạ (SGV/ 36) + Trữ : Phát sinh, bày tỏ, thể hiện + Tình: Tình cảm, cảm xúc. – GV diễn giảng + minh hoạ. | a. Khái niệm dân ca, ca dao, bài ca dao về tình cảm gia đình lớp 7 – Ca dao – dân ca: là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Dân ca: là những sáng tác, kết hợp lời và nhạc dân gian (VD: quan họ, chèo, ví, hò, hát ru…) + Ca dao: – Là lời thơ của dân ca – Ngoài ra còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao. – Nội dung của ca dao – dân ca + Thuộc loại trữ tình: Phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người. + Diễn tả đời sống tâm hồn, tính cách của một số kiểu nhân vật trữ tình: -> Người mẹ, người vợ, người chồng, người con….trong gia đình. -> Chàng trai, cô gái, trong quan hệ tình bạn, tình yêu. -> Người dân, người thợ, người phụ nữ trong quan hệ xã hội… – Nghệ thuật: Có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống, bền vững + Giống thơ trữ tình: -> Thuộc loại trữ tình -> Là thơ -> sử dụng những biện pháp tu từ. -> Có tác dụng qua lại với thơ trữ tình + Có những đặc thù riêng về hình thức thơ, kết cấu, hình ảnh ngôn ngữ. -> Thường rất ngắn (2 câu và 4 câu) -> Sử dụng thơ lục bát và lục bát biến thể. ->Lặp lại: kết cấu dòng mở đầu, hình ảnh, ngôn ngữ. + Là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, gợi cảm và khả năng lưu truyền. +Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương. |
– HS phân biệt “Cù lao chín chữ” với “cù lao ” trong “Cù lao chàm”(Cù lao: bãi nổi trên sông) – HS đọc, hiểu kỹ các từ khó trong SGK | b. Từ khó – Cù lao chín chữ: SGk |
HĐ2. HDHS đọc – hiểu văn bản: – HS đọc diễn cảm. Bài ca dao là lời của ai nói với ai?nói trong hoàn cảnh nào? Nói về điều gì? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu đầu?Tác dụng của biện pháp đó như thế nào? | II. Đọc-hiểu văn bản: 1. Bài ca thứ nhất: – Lời của người mẹ khi ru con, nói với con về công lao của cha mẹ đối với con cái. – Hai câu đầu: so sánh, ví von. + Công cha – núi ngất trời. + Nghĩa mẹ – nước biển đông – Sự so sánh với những đại lượng khó xác định, chỉ sự lớn lao, vĩnh cửu của tự nhiên -> K/đ công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đo đếm được. + Cha: đàn ông – cứng rắn so sánh với núi + Mẹ: đàn bà – mềm mại so sánh với nước. -> Tạo thành bộ đôi sơn thủy vừa linh hoạt vừa bền vững. |
H. Tìm những câu ca dao tương tự?H: Câu 3 có ý nghĩa như thế nào trong toàn bộ bài ca? | * Câu 3: Có tính chất chuyển ý, vừa khẳng định nội dung ở câu 1,2 vừa mở ra ý ở câu cuối: – Câu cuối: Thêm âm điệu nhắn nhủ, tôn kính, tâm tình.+ Cù lao chín chữ: Cụ thể hoá công cha và nghĩa mẹ. + Ghi lòng: Khắc, tạc trong lòng, suốt đời không bao giờ quên. |
H: Em hiểu như thế nào về “cù lao chín chữ” và “ghi lòng”? Ý nghĩa của cả câu ca dao? Câu cuối khuyên chúng ta điều gì ? H: Nhận xét chung về âm điệu bài ca dao? Nội dung cả bài ca dao nói gì? | -> Khuyên dạy con cái phải ghi lòng tạc dạ công lao to lớn của cha mẹ=> Âm điêu tâm tình, thành kính, sâu lắng ->Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ. |
H:Trong bài ca thứ 4, các từ “người xa”, “bác mẹ”,“cùng thân” có nghĩa như thế nào? – Người xa: Người xa lạ- Bác mẹ: Cha mẹ- Cùng thân: Cùng là ruột thịt. H: Từ đó có thể nhận thấy tình cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở nào? | 4. Bài ca thứ 4: – Tĩnh cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở: + Không phải là người xa lại + Đều cùng cha mẹ sinh ra + Có quan hệ máu mủ, ruột thịt |
H: Tình cảm anh em đc ví như thế nào? H: Cách ví ấy cho ta thấy sự sâu sắc nào trong tình cảm anh em ruột thịt? | – Biện pháp so sánh: Anh em yêu thương nhau – tay chân-> Khẳng định tình anh em gắn bó thiêng liêng sâu sắc, không thể chia cắt, không thể phụ nhau: |
H: Câu cuối có ý nghĩa gì? | – Câu cuối: + Tình anh em gắn bó đem lại hạnh phúc cho cha mẹ. + Đó là một cách báo hiếu cha mẹ |
H: Như vậy bài ca này có ý nghĩa gì? | *Tóm lại: – Bài ca đề cao tình anh em,đề cao truyền thống đạo lí của gia đình VN – Nhắn nhủ anh em đoàn kết, yêu thương, gắn bó vì tình ruột thịt và mái ấm gia đình |
H thảo luận: Tình anh em yêu thương nhau, hoà thuận là nét đẹp của truyền thống đạo lý dân tộc ta. Nhưng trong cổ tích lại có chuyện không hay về tình cảm anh em như chuyện: “Cây khế” . Em nghĩ gì về điều này? -> Cảnh báo: Nếu đặt vật chất lên tình cảm anh em thì sẽ bị trừng phạt. -> Đó là một cách để khẳng định sự cao quý trong tình anh em.- HS đọc ghi nhớ SGK | 5. Tổng kết: *Ghi nhớ: SGK T 36 |
🌻Ngoài Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình Lớp 7 🌻 Chia Sẻ Ca Dao Tục Ngữ Về Giàu Nghèo