Bao Dung Là Gì, Ý Nghĩa ? 15+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Lòng Bao Dung Hay Nhất Giúp Bạn Hiểu Về Đức Tính Tốt Đẹp Cần Có Ở Mỗi Người.
Lòng Bao Dung Là Gì ?
Lòng bao dung là một phẩm chất quý giá, thể hiện sự yêu thương, chia sẻ và tha thứ đối với những lỗi lầm của người khác. Thay vì thù hằn hay ghét bỏ, lòng bao dung giúp chúng ta chấp nhận và hiểu rõ hơn về những sai lầm và khuyết điểm của người khác.
Các đặc điểm của lòng bao dung:
- Tha thứ: Khả năng bỏ qua những lỗi lầm của người khác mà không giữ lại sự oán trách.
- Chia sẻ: Sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ những người gặp khó khăn.
- Hiểu biết: Đặt mình vào vị trí của người khác để cảm thông và thấu hiểu.
- Yêu thương: Tình yêu thương không điều kiện, không phân biệt đối xử.
Lợi ích của lòng bao dung:
- Tâm hồn thanh thản: Giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng và bình yên hơn.
- Cải thiện mối quan hệ: Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
- Phát triển cá nhân: Giúp chúng ta trở nên kiên nhẫn và trưởng thành hơn trong cách nhìn nhận cuộc sống.
Lòng bao dung không chỉ giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn mà còn lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.
Tham khảo mẫu -> Nghị Luận Về Lòng Bao Dung
Ý Nghĩa Của Bao Dung
Xem thêm những thông tin chia sẻ về ý nghĩa của bao dung sau đây:
- Bao dung khiến chúng ta sống đẹp, nhẹ nhàng, chân thành, cởi mở hơn.
- Giúp con người ta xây dựng được nhiều mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
- Bao dung còn là cách để an ủi động viên người khác và bản thân sau mỗi lần vấp ngã.
- Ngoài ra, nhờ có lòng bao dung, ta mới có thể sống thanh thản, thư giãn.
- Giúp chúng ta nhận lại được nhiều sự kính trọng, yêu quý, nể phục và tin cậy.
Những Biểu Hiện Của Bao Dung
Hãy cùng SCR.VN đón đọc thêm những biểu hiện của bao dung được chia sẻ dưới đây nhé!
- Cha mẹ luôn tha thứ cho con cái sau mỗi lần chúng mắc sai lầm, luôn bên cạnh động viên, khích lệ và ủng hộ
- Pháp luật luôn có sự khoan hồng đối với phạm nhân khi họ cải thiện tốt và nhận ra sai lầm để sửa chữa
- Bạn bè luôn tha thứ cho nhau khi giận hờn
- Thầy cô bao dung tha thứ cho những lỗi lầm của học trò nếu như học trò có thiện chí sửa chữa sai lầm đó
- Không chấp nhặt hẹp hòi; biết chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
- Tôn trọng và thông cảm người khác
Mời bạn khám phá thêm 💕 Nghị Luận Về Lòng Khoan Dung 💕 ngắn
15 Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Tiêu Biểu
Gợi ý đến bạn 15 ví dụ về lòng bao dung tiêu biểu được tổng hợp ngay sau đây:
Tấm Gương Về Lòng Bao Dung – Mẫu 1
Câu chuyện về Bác: “Ai chẳng có lần lỡ tay”.
“Trong một chuyến tới thăm nước bạn lần ấy, Bác có mang theo một cây san hô lớn, màu hồng rất đẹp để tặng khách. Khi chuyển món quà quý lên máy bay, đồng chí Lâm đã làm gãy một “cành” lớn.
Đồng chí Lâm rụng rời tay chân, mặt tái mét, run như lên cơn sốt.
Bác nhìn thấy. Đồng chí Lâm lắp bắp mãi không thưa được câu gì với Bác. Bác vỗ vai đồng chí Lâm nhẹ nhàng nói:
Thôi để Bác dặn chuyển một cây khác vào chuyến máy bay sau. Chú đừng buồn. Ai chẳng có lần lỡ tay”.
Một cử chỉ rất đời thường, một lời nói nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa cả tấm lòng bao dung, vị tha, rộng lượng của Người, ẩn chứa cả một nhân cách cao quý, vĩ đại. Ở một góc cạnh khác câu chuyện còn mang một ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, dám làm dám chịu.
Biết nhìn nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa sai lầm của mình đó là điều đáng trân trọng. Đôi khi sự thật khiến chúng ta ngỡ ngàng và chua xót khi nhiều người vẫn chỉ nhìn thấy quá khứ, thấy cái lỗi cũ, mà không nhận ra, khẳng định những thay đổi tích cực từ những người từng mắc lỗi.
Nhưng Bác chúng ta thì không? Bác sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của cấp dưới và không ngừng động viên, khích lệ cấp dưới, hướng họ đến những hành động đẹp, sửa chữa lỗi lầm.
Câu chuyện khép lại với nhiều tầng ý nghĩa sâu xa, như một lời nhắn nhủ chân thành đến mọi người hãy sống trung thực, trách nhiệm và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, bao dung với mọi người trong cuộc sống, công việc…
Câu Chuyện Về Lòng Bao Dung – Mẫu 2
Đến miền đất mới, các vị sư phải xây dựng, mua dụng cụ và bắt tay vào làm việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.
Cuối cùng chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.
Kể từ đó mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.
Một hôm có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên:
“Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!”
“Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?”
Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.
“Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao.”
Vị sư già từ tốn.
Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta.
Chúng ta dã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.
Và đôi khi chúng ta quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai đó mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.
Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Trong Thực Tế – Mẫu 3
Chuyện cổ tích về một tấm lòng bao dung của thầy Hạnh Nhẫn.
Từ thuở bé thầy Hạnh Nhẫn đã gắn liền với câu kinh, giáo lý nhà Phật. Năm 2011, sư thầy thi đậu thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm của Học viện Phật giáo. Sư thầy nhớ lại: “Vào một chiều từ Thành phố Hà Tĩnh vào Cẩm Xuyên, tôi bắt gặp một cụ già đang lom khom nhặt ve chai dưới cái mưa xối xả, theo gót cụ là một đứa bé trạc 5 hay 6 tuổi gì đấy. Nhìn đứa bé nheo nhóc, lấm leo, ướt sũng.
Tôi dừng lại hỏi mới biết bố mẹ cháu bỏ đi làm ăn xa từ khi cháu chưa đầy tuổi, đứa bé ở với bà. Từ lúc ấy, hình dáng, khuôn mặt và ánh mặt đứa bé như nỉ non tội nghiệp cứ ám ảnh tôi suốt chặng đường về”.
Sinh ra và lớn lên tại Phan Thiết nhưng sau khi tốt nghiệp, thầy không trở về quê hương mà trở lại Hà Tĩnh xin ở chùa Cầm Sơn, Cẩm Xuyên. Năm 2006, khi chùa được tu sửa lại thầy Hạnh Nhẫn bắt tay ngay đi tìm lại những mảnh đời đã bắt gặp trong những lần hoằng pháp trước đây.
“Ngày ấy nhận con nuôi đứa nhỏ nhất chỉ mới hơn 3 tuổi, đứa lớn gần 19, những đứa trẻ đến với tôi cũng là một cơ duyên. Vào một chiều đông buốt giá, có 3 mẹ con kéo đến chùa xin được xuất gia tu hành nhìn đến tội nghiệp, tôi nhận cậu bé hơn 3 tuổi, cháu gái và mẹ tôi gửi ra chùa Ni ở Hà Nội, bây giờ Đà học tiểu học rồi, tuy ít tuổi hơn các sư đệ nhưng Đà rất ngoan”, thầy tâm sự.
Tất cả những đứa trẻ đều có chung một hoàn cảnh, đứa mất cha, đứa không còn mẹ, là những cây cỏ thiếu ánh nắng, thiếu nước và nụ cười đã “hong khô” tất cả khi các em được “người cha” đầy lòng vị tha, yêu thương săn sóc đưa về với ngôi nhà chung. Một ngôi nhà trên đỉnh núi Thiên Cầm được dựng lên, đã có một trụ cột chính trong gia đình, sư thầy vừa là cha, vừa là mẹ nuôi nấng những đứa con của mình.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng hoan hỉ đón nhận tấm lòng của nhà sư, có nhiều em nhặt ve chai, bán vé số dạo lấy gầm cầu làm nhà, dường như cuộc sống lang thang phiêu bạt, nay đây mai đó đã dần quen với chúng nên khi có người mở lòng đón nhận các em về chăm sóc, có chổ ăn, chốn ngủ thì các em lại ngỡ ngàng và không tin.
Sau cuộc trò chuyện, sư thầy dẫn chúng tôi tham quan ngôi chùa. Những đứa trẻ tụng kinh xong, ríu ra ríu rít như bầy chim non chào hỏi, Long béo biệt danh được các sư đệ thường gọi nhanh nhảu hỏi: “Thầy ơi! Chúng con học bài rồi, tụi con có được đi tập bơi không…”. Những đứa trẻ con thật đáng yêu với những chỏm đầu trái đào.
Sư thầy dẫn chúng tôi theo lối đường mòn từ đỉnh chùa xuống biển Thiên Cầm, trong khi những sư đệ đang thích thú với sóng biển, chúng tôi thấy một đứa trẻ đang miệt mài lấy cát giọt hình tháp, cậu bé tâm sự: “Từ lên ba tuổi, con được thầy nhận nuôi và chăm sóc như cha ruột, thầy là người con luôn quý trọng, là người cho con ánh sáng và ước mơ. Con mong sao hình tháp này giống như ngôi chùa trong lòng con”.
Trên đỉnh núi Thiên Cầm, Chùa Cầm Sơn (Cẩm Xuyên-Hà Tĩnh) được biết như là ngôi nhà chung “cứu rỗi” những số phận, những mảnh đời không may mắn. Người cha của ngôi nhà chung là đại đức Thích Hạnh Nhẫn – Trưởng ban Hoằng pháp Ban trị sự phật giáo Hà Tĩnh, chánh đại diện phật giáo Huyện Cẩm Xuyên trụ trì.
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Của Bác – Mẫu 4
Một sự tình cờ đầy ý nghĩa – sau ngày sinh của Bác Hồ là sắp đến ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6.
7 giờ ngày 27 tháng 5. Bác gọi chị Thu Trà đến hỏi về tình hình có một số cháu học sinh miền Nam nghịch ngợm, quấy phá mà Bác được nghe báo cáo. Việc đó là có thật.
Nhưng Bác hỏi về khía cạnh khác: Các cô, các chú dạy dỗ thế nào? Bởi lúc ba má các cháu gửi ra miền Bắc thì các cháu đều ngoan và ba má các cháu đều tin tưởng ở hậu phương.
Bác nhắc phải chú ý đến việc các cháu thiếu tình cảm gia đình, phải tìm cách bù đắp. Rồi Bác kết luận: Lỗi các cháu một phần thì lỗi của người lớn chúng ta phải là mười phần.
Quả nhiên, sau này đưa các cháu đến với sự chăm sóc của các gia đình cán bộ khác thì các cháu đỡ hẳn chuyện gây gổ, nghịch ngợm. Phần Bác cũng nhận chăm sóc một cháu trai, hai cháu gái, con đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.
Bác luôn luôn coi trọng trẻ em bởi với Bác trẻ em cũng là một nhân cách, một thực thể đáng tôn trọng chứ không chỉ đáng yêu mến.
Nhớ hồi năm 1957, một hôm Bác hỏi tôi chuyện riêng tư:
– Chú Kỳ này, có bao giờ chú đánh con không?
– Tôi ấp úng vì quả là lúc giận quá tôi cũng có đánh các cháu.
– Không dám giấu Bác, tôi thú thật:
Thưa Bác, khi nóng giận cũng có lúc tôi đánh dọa vài cái rồi ạ.
Bác vẫn không cao giọng, nhưng nghe thấy nghiêm khắc hơn: Thế là dã man đấy, chú ạ.
Tôi suy ngẫm thấy rất đúng.
Bác nhìn nhận khuyết điểm, nhược điểm của con người một cách bình tĩnh như hiểu cái lẽ tự nhiên “bàn tay có ngón ngắn ngón dài vậy”. Tấm lòng Bác mở rộng, bao dung cho tất cả…
Bác không nói trẻ em hư, không nói con người hỏng, mà nhận xét có một số chậm tiến, có một số cụ thể có lúc nào đó, ở chỗ nào đó chưa tốt, chưa hay lắm, cái chưa hay, chưa tốt ấy cần được uốn nắn một cách chân tình và kịp thời.
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Trong Lịch Sử – Mẫu 5
Vào năm 403 TCN, nước Hàn mời nước Ngụy xuất binh cùng công phá nước nước Triệu. Ngụy Văn Hầu khước từ nói rằng: “Ta cùng với nước Triệu đã kết giao làm huynh đệ, lại có hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau, nên không dám tuân mệnh”. Sứ giả nước Hàn đùng đùng tức giận rời đi.
Triệu quốc biết được chuyện này, thấy rằng nước Triệu và nước Ngụy lúc đó có tình cảm huynh đệ hữu nghị tốt đẹp, nên cũng muốn mượn quân của nước Ngụy mà thảo phạt nước Hàn. Nhưng Ngụy Văn Hầu cũng lại dùng cùng một lý do như trên mà cự tuyệt thỉnh cầu của nước Triệu. Sứ giả nước Triệu cũng tức giận hầm hầm bỏ đi.
Nhưng sau này cả hai nước khi nghĩ tới Ngụy Văn Hầu đối với nước mình có thái độ ôn hòa bình lặng, lại có lòng hữu hảo và khoan dung, đều mười phần bội phục, và trở về triều bái nước Ngụy. Nước Ngụy thế là liền bắt đầu tạo thành liên minh Ngụy Triệu Hàn và giữ vị thế đứng đầu, vì thế các nước chư hầu đều không nước nào gây hấn với nước Ngụy.
Gửi đến bạn 🍃 Khoan Dung 🍃 là gì, chi tiết
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Chọn Lọc – Mẫu 6
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp. Ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng, nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen” lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…
Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình như không nghe thấy lời lớp trưởng nói, chỉ chậm rãi hỏi:
Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…
Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng…. Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua…
Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống, cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường, coi rẻ…
Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Tham khảo: Ca Dao Tục Ngữ Về Khoan Dung
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Hay Nhất – Mẫu 7
Trên chuyến tàu về quê, ai cũng náo nức mong sớm được trở về với gia đình và người thân. Một anh thanh niên nói chuyện với người ngồi bên cạnh mình: ” Tàu về quê đông quá, may cháu mua được vé ngồi chứ không phải đứng đông đúc như thế này”.
Người thanh niên bên cạnh cũng tấm tắc khen ngợi bản thân khi cũng kịp mua tàu về quê. Phía xa xa có một ông lão và đứa cháu nhỏ với một đống đồ về quê đang đứng chen chúc vào dòng người đứng kia. Thỉnh thoảng tàu phanh lại bất giác khiến họ giật mình rồi ngã nhào ra phía trước. Đứa cháu nhỏ sợ hãi khóc thét lên, ông lão chỉ biết đỡ cháu dậy rồi ôm cháu vào lòng rồi dỗ dành cháu.
Chuyến đường về nhà rất xa, ông chỉ còn cách đi xin ai đó ngồi ghế trống để cho đứa cháu nhỏ ngồi nhờ. Mọi người đề xua đuổi ông cho rằng ngồi như thế đã quá mệt rồi nên không thể gánh thêm người nữa. Ông lão đi đến chỗ cậu thanh niên:
– Anh thanh niên ngồi một mình có thể cho tôi gửi nhờ đứa cháu nhỏ ngồi ké được không?
Cậu thanh niên nhanh nhảy lấy hàng dưới chân rồi ôm vào lòng đáp trả:
– Dạ không được ông ạ. Cháu đang có rất nhiều đồ phải trông ạ.
Ông lão bèn ngậm ngùi:
– Cháu tôi còn bé quá, mà đường về quê lại còn xa, nó không chịu đứng vì sợ hãi mà bắt tôi bế. Tôi thì cũng đã hết sức rồi.
Ông tha thiết mong chờ được sự giúp đỡ của cậu thanh niên. Cậu ta chẳng mảy may suy nghĩ, bèn đáp: ” Dạ đồ của cháu đang rất nhiều, cháu phải trông đồ để không bị mất. Ông thông cảm cho cháu nhé.” Ông lão lịch sự cảm ơn cậu rồi bẽn lẽn bước xuống. Ngồi đằng sau cậu ý là một ông lão đã trung tuổi, ông ấy gọi ông lão bế cháu lại và nói:
– Lão già ơi, tôi nhường chỗ cho lão và đứa bé này.
Ông già đi tới bèn đáp:
– Cảm ơn ông, chúng ta đều có tuổi rồi. Tôi chỉ xin cho đứa cháu nhỏ ngồi nhờ thôi.
Ông lão trung tuổi đáp:
– Lão cứ ngồi đi, tôi đi người không cũng sắp đến nhà rồi. Tôi nhường lão ngồi.
Lão già xúc động và cảm ơn ông lão tốt bụng ấy.
Có lẽ với cậu thanh niên kia hay những người trẻ tuổi khác thì đây là bài học để giới trẻ suy nghĩ lại cách sống của mình.
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Ấn Tượng – Mẫu 8
Đời Đông Chu Liệt Quốc, lúc Sở Trang Vương thịnh trị và làm bá chủ chư hầu. Có câu chuyện như sau:
Có lần Sở Trang Vương thiết tiệc đãi các quan, sai mỹ nữ hầu hạ ca xướng. Đang lúc vui say thì đèn nến bị gió thổi tắt hết cả. Một viên quan thừa cơ kéo áo cung nữ. Cung nữ chụp được dải mũ, rồi tâu: “Có kẻ trêu ghẹo thiếp. Thiếp giật được dải mũ. Xin cho thắp đèn ngay để xét. Kẻ nào bị đứt dải mũ thì chính là kẻ đã vô lễ làm càn”.
Trang Vương nghĩ: “Cho người ta uống rượu, để say đến quên cả lễ phép, lại vì câu chuyện đàn bà làm sỉ nhục người ta, thì lòng nào nỡ thế”. Bèn lập tức ra lệnh: “Ai uống rượu với quả nhân hôm nay mà không say đến giật đứt dải mũ là chưa thật vui”.
Các quan theo lệnh, đều giật đứt dải mũ. Khi đèn nến thắp lên thì không còn phân biệt được ai là người phạm tội. Nhờ vậy mà suốt buổi tiệc được vui vầy.
Hai năm sau, nước Sở đánh nước Tấn, mà trận nào cũng có viên quan võ trẻ tuổi liều sống chết chiến đấu ở bên cạnh nhà vua. Nhờ vậy mà quân Sở thắng.
Trang Vương lấy làm lạ, cho đòi viên quan ấy đến hỏi: “Quả nhân đãi nhà ngươi cũng như các quan khác. Cớ sao nhà ngươi hết lòng giúp Quả nhân khác người như thế?”.
Viên quan tâu: “Thần rắp tâm muốn đem thân mệnh để hiến nhà vua đã lâu. Mãi đến ngày nay mới gặp dịp báo đền ơn nghĩa, thật là may cho thần lắm. Thần tên là Tưởng Hùng, chính là người đã giật đứt dải mũ của cung phi trong tiệc rượu ngày xưa mà”.
Sở Trang Vương, chính nhờ sự bao dung của mình, mà có tướng tài sát cánh. Vậy, trở nên bao dung, chẳng đáng lắm ru?
Tham khảo: Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Đặc Sắc – Mẫu 9
Quách Tử Nghi dẹp xong loạn An Sử, trở thành người có công lớn phục hưng gia thất nhà Đường. Đường Đại Tông hết sức kính trọng Quách Tử Nghi, nên quyết định gả con gái là công chúa Thăng Bình cho con trai Quách Ái của Quách Tử Nghi.
Có một lần hai vợ chồng cãi cọ, Quách Ái thấy vợ tỏ ra vẻ kiêu căng luôn coi mình là người có thân phận cao quý, phẫn uất bất bình nói: “Cô có gì đặc biệt hơn người chứ? Chẳng phải là ỷ vào hoàng tộc cha của cô – Thiên tử ư? Bảo cho cô biết, giang sơn của phụ hoàng cô là do cha ta đánh bại An Lộc Sơn mà bảo toàn lại đó. Cha ta bởi xem thường ngai vàng của Hoàng đế; nếu không đã chẳng có Hoàng đế nhà Đường này đâu!”.
Công chúa Thăng Bình nghe Quách Ái nói ngông cuồng như thế, tức khí nổi lên lập tức hồi cung bẩm báo Hoàng thượng.
Đường Đại Tông nghe con gái kể lể xong, thản nhiên nói: “Con còn nhỏ dại, có rất nhiều chuyện con chưa hiểu được đâu. Trượng phu của con nói đều là thật tình cả. Thiên hạ là do cha chồng của con Quách Tử Nghi bảo toàn lại đó. Nếu cha chồng con muốn tranh ngôi Hoàng đế, thì đã sớm lên làm rồi; thiên hạ cũng không phải là của gia đình họ Lý chúng ta”.
Ông ân cần khuyên con gái không nên bắt bẻ chồng, chụp loạn cái mũ lớn “mưu phản” lên người khác; cần phải sống hòa thuận tốt đẹp. Được Đường Thái Tông an ủi, công chúa hết giận, chủ động trở lại nhà họ Quách hòa giải.
Sau khi Quách Tử Nghi biết chuyện đứa con trai của mình, rất sợ hãi; nghe nói con trai khẩu xuất cuồng ngôn, gần như xếp vào tội mưu phản, lập tức đem quân sai người bắt trói Quách Ái vào cung bái kiến Hoàng thượng, xin Hoàng đế trị tội.
Thế nhưng, Đường Đại Tông lại vui vẻ hòa nhã, không hề có ý trách tội. Ngược lại, còn an ủi Quách Tử Nghi: “Hai trẻ cãi nhau, có lỡ lời một chút, chúng ta nhiều tuổi rồi không nên cho đó là thật. Chẳng phải người xưa có câu: “Giả câm giả điếc, không tố gia ông” ư? Làm như không nghe thấy gì là được rồi”.
Quách Tử Nghi nghe xong, trong lòng như gỡ bỏ được tảng đá nặng trong lòng; cảm thấy vô cùng vui vẻ.
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Nổi Tiếng – Mẫu 10
Câu chuyện về vị tổng thống vĩ đại của nước Mỹ – Abraham Lincoln.
Thời bấy giờ, xã hội Mỹ rất coi trọng yếu tố danh gia vọng tộc. Phần lớn Thượng nghị sĩ Mỹ xuất thân trong những gia đình quyền quý, thuộc giới thượng lưu. Còn Abraham Lincoln lại xuất thân trong một gia đình thợ giày. Chính vì điều này mà khiến nhiều người dân Mỹ cảm thấy không hài lòng, thậm chí là khó chấp nhận về thân thế của vị Tổng thống mới đắc cử.
Một chuyện đã xảy ra trong lễ nhậm chức Tổng thống của Abraham Lincoln. Một nghị sĩ đã chen vào giữa bài diễn văn, nói: “Thưa ông Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi”. Các nghị sĩ cười ầm lên vì nghĩ rằng họ đã biến Lincoln thành trò hề.
Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói: “Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo. Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đặt cả tâm hồn vào nó”.
“Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì chưa có ai phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!”.
Cả khán phòng lúc đó trùm trong một không gian tĩnh lặng bất ngờ. Các nghị sĩ nhận ra họ chưa hiểu gì về vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Lincoln tự hào về người cha đóng giày, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã đắc cử Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng tự tay đóng một đôi giày.
Người xưa quan niệm rằng tài phú, danh dự, địa vị… là những thứ bên ngoài, đức hạnh mới là căn bản, là cái gốc của một con người.
Đức dày có thể nâng đỡ vạn vật; nói cách khác, người có tài phú thường do đức dày. Tạo hóa ban cho một người hay một quốc gia bao nhiêu lợi ích là dựa vào việc họ có bao nhiêu đức hạnh. Một trong những nhân tố tạo nên sự đức hạnh cho con người, đó chính là lòng nhẫn nhịn, sự bao dung.
Tặng bạn 🌹 Dẫn Chứng Về Lòng Khoan Dung 🌹 chi tiết
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Cụ Thể – Mẫu 11
Câu chuyên về nhà nước luôn có chính sách khoan hồng, ân xá cho những tù nhân tuy phạm sai lầm nhưng luôn có ý thức cải tạo, nỗ lực trở lại thành một con người lương thiện của đất nước.
Có lẽ trường hợp Hoàng Văn Tiến (SN 1965) ở Mai Châu, Hòa Bình – người vừa kết thúc án tù gần 20 năm tại Trại giam Vĩnh Quang – sẽ là đề tài của một cuốn phim hơn là một câu chuyện răn đời. Cách đây 18 năm, bị bắt quả tang khi đang vận chuyển 36,7kg thuốc phiện trên chính chiếc xe khách do mình lái tại huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), Hoàng Văn Tiến bị tuyên án tử hình.
Nhưng việc thi hành án phải hoãn tới 8 năm không thực hiện được khi cơ quan công an không thể lần tìm ra manh mối đường dây phạm tội của Tiến. Rồi tử tù này được miễn giảm xuống án chung thân. Từ chung thân nhờ cải tạo tốt nên dịp 30-4-2015 kỷ niệm 40 năm ngày non sông thu về một mối, Hoàng Văn Tiến lại được giảm án từ chung thân xuống tù có thời hạn và dịp 2-9 kỷ niệm 70 năm Quốc khánh, phạm nhân này lại có tên trong danh sách được đặc xá…
Như được sống lại lần thứ hai, kể từ khi biết là mình thoát án tử hình, Hoàng Văn Tiến chăm chỉ lao động cải tạo để mong được làm lại cuộc đời lần nữa. Sẵn tay nghề thợ sửa xe ô tô bậc 3/7 nên hễ ở trại có việc gì liên quan đến máy móc, từ hỏng cái quạt trong buồng giam đến cái bếp lò bị tắc…, phạm nhân Hoàng Văn Tiến đều xung phong thử tay nghề. Và lần nào anh động tay vào là máy móc lại chạy êm ro.
Biết được “tài lẻ” của phạm nhân, Đại tá Trần Mạnh Hùng, Giám thị Trại giam Vĩnh Quang đã rất tâm lý khi nhắc nhở quản giáo các phân trại lưu ý tới Hoàng Văn Tiến, sắp xếp cho người này được ở cùng với những phạm nhân thuộc loại “ngông nghênh” nhất và với những người có cùng hoàn cảnh phạm tội.
Theo Đại tá Trần Mạnh Hùng, sự sắp xếp tưởng như bất hợp lý này hóa ra rất có lý khi chính sự cải tạo tốt của phạm nhân Hoàng Văn Tiến, chính câu chuyện phạm tội và việc anh ta đang được hưởng chế độ khoan hồng của Đảng, Nhà nước sẽ là bài học cho những phạm nhân khác chưa nhận thức ra sai lầm của mình trong quá khứ.
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Chi Tiết – Mẫu 12
Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa.
Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”.
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Ý Nghĩa – Mẫu 13
Chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một lúc trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với nhau nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau, nhưng không nói gì, chỉ viết một dòng lên cát: “HÔM NAY, NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT ĐÃ TÁT TÔI”.
Họ lại tiếp tục đi, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vội vàng uống nước và tắm rửa nên đã bị trượt chân và bắt đầu chìm dần. Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh khắc một dòng lên một phiến đá: “HÔM NAY NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT ĐÃ CỨU TÔI”.
Người bạn đã đánh cũng đã cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi: “Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá?”
Người kia mỉm cười và đáp: “Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỷ niệm trong tim vậy, không cơn gió nào có thể xóa đi được!”
Tham khảo: Nghị Luận Về Sự Tha Thứ
Ví Dụ Về Lòng Bao Dung Ngắn – Mẫu 14
Một ngày nọ, thầy hiệu trưởng nhìn thấy một cậu bé đánh bạn cùng lớp của mình, ông đã ngăn cản và bảo bạn ấy đến văn phòng. Khi hiệu trưởng trở lại văn phòng, cậu bé đã đợi sẵn ở đó.
Ông lấy một viên kẹo đưa cho cậu bé: “Đây là để thưởng con vì con đã đến văn phòng trước thầy”. Sau đó, thầy lại lấy viên kẹo thứ 2: “Cái này cho con, vì khi thầy ngăn con đã dừng lại ngay lập tức, đó là tôn trọng thầy”.
Cậu bé nghi ngờ cầm lấy, thầy lại nói: “Theo thầy biết thì con đánh bạn cùng lớp vì bạn ấy bắt nạt bạn nữ. Điều đó cho thấy con có ý thức công bằng, thưởng cho con 1 viên kẹo nữa”.
Lúc này, cậu bé khóc và nói: “Hiệu trưởng, con sai rồi. Dù các bạn trong lớp có sai thế nào, con cũng không nên đánh bạn”. Thầy lại lấy ra một viên kẹo khác: “Con đã nhận lỗi rồi, thầy thưởng thêm 1 viên kẹo nữa, giờ thì thầy hết kẹo rồi và chúng ta có thể dừng cuộc trò chuyện ở đây nhé!”.
Dẫn Chứng Về Lòng Bao Dung – Mẫu 15
Ca sĩ Ánh Tuyết: ‘Khoan dung để tìm hạnh phúc’. Sau nhiều năm lăn lộn với cuộc đời và sự nghiệp ca hát, nữ ca sĩ ngộ ra một điều lớn lao rằng sự khoan dung luôn làm con người ta hạnh phúc.
“Hãy yêu thương thật nhiều, đừng căm ghét ai. Vì cuộc đời chỉ có một, sống để cho đi và sẽ nhận lại sự chân thành. Hãy khoan dung để được yêu thương và hạnh phúc” – Ánh Tuyết cười giòn tan, nụ cười tự tin, thanh thản khi chia sẻ câu chuyện buồn vui đời mình.
Những ngày cuối năm gặp lại chị, ấn tượng nhất vẫn là nụ cười, có khi cười đến tít mắt, quên đất trời. Chị nói tiếp về câu chuyện tình người, lòng khoan dung đem đến cho chị những thành công trong âm nhạc, trong các mối quan hệ xã hội và sự bình yên trong cuộc sống gia đình. Khoan dung để giúp mình, giúp người.
Có lẽ trải qua nhiều sóng gió người ta càng trân trọng hơn ngày bình yên. Tôi cũng có một tuổi thơ như bao đứa trẻ ở miền quê khác. Từng trải qua không biết bao nhiêu trận bão lũ ở nơi miền Trung nắng gió. Rồi làm nghệ thuật, được công chúng yêu mến. Rồi có những lúc tuyệt vọng, vì đời không như mong muốn.
Cuộc đời nghệ sĩ luôn có những nỗi buồn rất riêng. Nghề làm dâu trăm họ, nhưng ở vào thời buổi công nghệ, người ta càng dễ làm tổn thương nhau. Bằng tiếng hát, bằng nghị lực và sức chịu đựng, tôi đã vượt qua dông gió. Tôi nhớ có lần, vì áp lực quá định bỏ nghề hát. Chạy ra một góc yên tĩnh để khóc một mình.
Tôi gặp một bác bán bánh mì và nghe bác kể về cuộc đời chạy ăn từng bữa. Tôi nghĩ mình vẫn may mắn khi có được gói mì để ăn, đi hát 15 phút là có vài chục đồng, còn rất nhiều người khổ hơn mình. Nghĩ vậy lại thêm động lực cố gắng.
Nhưng suy cho cùng, cuộc sống nếu biết buông – bỏ, không sân si thì sẽ thanh thản vui sống. Xã hội này nếu ai cũng ganh ghét nhau, đố kỵ, gièm pha thì chỉ sinh ra hận thù. Nếu vậy thì tâm mình cũng không bao giờ thanh thản. Nghĩ được như vậy, tôi đã sống khoan dung hơn.
SCR.VN tặng bạn 💧 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp 💧 cụ thể