11+ Bài Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Trong Trường Học

Tổng hợp và chia sẻ 11+ bài tuyên truyền bệnh tay chân miệng trong trường học, những khẩu hiệu tuyên truyền bệnh tay chân miệng hay nhất.

Tay Chân Miệng Là Bệnh Gì, Có Nghiêm Trọng Không?

Bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, and Mouth Disease – HFMD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và người lớn. Bệnh này được gây ra bởi các virus đường ruột, chủ yếu là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Các triệu chứng điển hình bao gồm sốt, đau họng, và các tổn thương dạng phỏng nước trên da và niêm mạc miệng.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tay chân miệng là bệnh nhẹ và hầu hết bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến nặng và gây ra các biến chứng như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, và thậm chí tử vong, đặc biệt khi do virus EV71 gây ra.

Do đó, mặc dù bệnh tay chân miệng thường không nghiêm trọng, nhưng cần theo dõi sát sao các triệu chứng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời nếu bệnh có dấu hiệu diễn biến nặng hoặc kéo dài. Phòng ngừa bệnh bằng cách duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống là rất quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Chia sẻ cho bạn đọc 🔥 Slogan Về Sức Khỏe Hay Nhất 🔥 114+ Câu Slogan Độc Lạ Nhất

5+ Cách Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Hiệu Quả

Để tuyên truyền về phòng chống bệnh tay chân miệng một cách hiệu quả và bài bản, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  1. Tổ chức hội thảo: Mời các chuyên gia y tế tổ chức hội thảo giáo dục cộng đồng về cách nhận biết và phòng tránh bệnh tay chân miệng như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, và vệ sinh đồ chơi và bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
  2. Phát tờ rơi: Thiết kế và phát tờ rơi có thông tin về triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng.
  3. Sử dụng mạng xã hội: Đăng tải thông tin và hình ảnh giáo dục về bệnh tay chân miệng trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận đông đảo người dùng.
  4. Chương trình truyền hình và phát thanh: Phối hợp với các đài truyền hình và phát thanh để phát sóng các chương trình giáo dục về bệnh tay chân miệng.
  5. Chương trình học đường: Triển khai các chương trình giáo dục sức khỏe tại các trường học để nâng cao nhận thức của học sinh và giáo viên về bệnh tay chân miệng.

Bạn đọc tham khảo thêm 🌹 Slogan Về Giáo Dục 🌹 Khẩu Hiệu Hay, Sáng Tạo Nhất

Kế Hoạch Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng

Dưới đây là một bài kế hoạch mẫu tuyên truyền về phòng chống bệnh tay chân miệng, bạn có thể điều chỉnh tùy theo nguồn lực và mục tiêu cụ thể mà mình muốn thực hiện:

I. MỤC TIÊU.

  • Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời trường hợp mắc bệnh, ca bệnh nghi ngờ. Tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát lan rộng.
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thái độ thực hành đúng cho cộng đồng về tác hại của bệnhTay– Chân – Miệng và các biện pháp phòng tránh.
  • Thực hiện tốt công tác cách ly, khử khuẩn phòng lây nhiễm.
  • Hạn chế thấp nhất xảy ra tử vong.

II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1.Nội dung.

  • Tuyên truyền sâu rộng trong CBGV, phụ huynh và học sinh về cách phòng chống dịch bệnh, các biện pháp cách ly, giám sát, khử trùng tại nơi ở và nơi học tập, vui chơi.
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại trường học và đến tận hộ gia đình. Thường xuyên theo dõi số học sinh nghỉ ốm: tìm hiểu lý do nghỉ ốm, các triệu chứng của bệnh.
  • Thường xuyên giám sát chặt chẽ ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ phòng bệnh lây lan.
  • Hướng dẫn khử trùng bằng hóa chất Chloramin B tại các lớp học và bếp ăn bán trú.
  • Phối hợp tốt với trạm y tế trong công tác phòng chống dịch và xử lý dịch bệnh.

2.Tổ chức thực hiện.

  • Triển khai giám sát, khoanh vùng khi phát hiện ra ca dịch đầu tiên và thông báo cho BCĐ phòng chống dịch Trung tâm Y tế dự phòng.
  • Tổ chức tuyên truyền đến tận phụ huynh, giáo viên và học sinh về phòng chống dịch Tay– Chân – Miệng.
  • Tăng cường giám sát dịch bệnh tại địa phương, nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ bị bệnh cần cách ly kịp thời và thông báo lên khoa truyền nhiễm Trung tâm y tế dự phòng huyện.
  • Giám sát tình hình dịch bệnh tại trường để phát hiện các trường hợp bị mắc bệnh, cách ly các cháu bị bệnh và có biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế lây lan ra cộng đồng.

3.Các biện pháp xử lý ổ dịch.

3.1.Tại trường học:

  • Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh, giáo viên và tất cả các em cũng như nhân viên cấp dưỡng các kiến thức, đường lây truyền, vệ sinh cá nhân, cách ly bệnh nhân và các biện pháp phòng chống dịch bệnh Tay– Chân – Miệng.
  • Phát hiện trẻ bị mắc bệnh, cho trẻ nghỉ tại nhà không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh đến khi trẻ hết loét miệng và các phỏng nước.
  • Khi có 2 trẻ trở lên trong 1 lớp học bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca bệnh cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền.
  • Bản thân cán bộ y tế và các thầy giáo, cô giáo theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp, các biểu hiện: Sốt, xuất huyết, loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình, cơ sở y tế xử lý kịp thời.
  • Bảo đảm tất cả trẻ em, người lớn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch và thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện một số biện pháp hạn chế lây truyền theo đường “Phân – Miệng” khác như: ăn chín, uống sôi.
  • Thường xuyên giám sát VSATTP, vệ sinh khu vực chế biến, bát đũa phải được ngâm tráng nước sôi trước và sau khi sử dụng.
  • Thường xuyên làm thông gió lớp học.

3.2.Tại gia đình bệnh nhân:

  • Bệnh nhân phải được cách ly tránh lây nhiễm cho người khác. Khi có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời.
  • Bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện. Không để virus lây lan sang người khác.
  • Phân và chất thải bệnh nhân phải được khử trùng bằng Chloramin B.
  • Quần áo, gối, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân phải được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch Chloramin B 2%.
  • Đối với người chăm sóc bệnh nhân: Hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay sau khi vệ sinh cho trẻ.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc như: hôn, sử dụng chung các dụng cụ khi trẻ bị bệnh.
  • Khi trẻ có các triệu chứng bệnh Tay– Chân – Miệng không cho phép tham gia các hoạt động gặp gỡ đông trẻ khác như đến lớp, đi bơi,…
  • Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để kịp thời thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị.

4.Công tác truyền thông.

  • Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng huyện tổ chức lớp tập huấn cho Cán bộ quản lý và nhân viên y tế trường học về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng.
  • Tổ chức các buổi tuyên truyền cho học sinh trong các giờ sinh họat dưới cờ, giờ ra chơi qua loa phát thanh của trường
  • Tổ chức nói chuyện, truyền thông cho phụ huynh học sinh về các nội dung bài viết qua bản tin tuyên truyền của trường, lớp; trong các buổi họp phụ huynh đầu năm học.
  • Gắn các tờ rơi áp phích tại các lớp học, bảng tin, để phụ huynh học sinh và các lớp tiện theo dõi.

Chia sẻ những gợi ý 💕 Thông Điệp Sáng Cho Trẻ Mầm Non Hay 💕 Mẫu Đẹp Nhất

Hình Ảnh Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng

Chia sẻ dưới đây những hình ảnh tuyên truyền bệnh tay chân miệng với các thông điệp hữu ích để phòng chống dịch bệnh này:

Mẫu hình ảnh tuyên truyền bệnh tay chân miệng
Mẫu hình ảnh tuyên truyền bệnh tay chân miệng
Hình tuyên truyền bệnh tay chân miệng
Hình tuyên truyền bệnh tay chân miệng
Hình ảnh tuyên truyền bệnh tay chân miệng
Hình ảnh tuyên truyền bệnh tay chân miệng
Hình ảnh minh tuyên truyền bệnh tay chân miệng
Hình ảnh minh tuyên truyền bệnh tay chân miệng
Hình ảnh tuyên truyền bệnh tay chân miệng ý nghĩa
Hình ảnh tuyên truyền bệnh tay chân miệng ý nghĩa
Hình ảnh tuyên truyền bệnh tay chân miệng cho cộng đồng
Hình ảnh tuyên truyền bệnh tay chân miệng cho cộng đồng

Gợi ý cho bạn các ý tưởng 🎀 Vẽ Tranh Bảo Vệ Mắt Học Đường 🎀 Sáng Tạo Nhất

Những Khẩu Hiệu Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Hay

Những khẩu hiệu tuyên truyền bệnh tay chân miệng hay dưới đây có thể được sử dụng trong các chiến dịch tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành động phòng chống bệnh trong cộng đồng.

  • Rửa tay là phương pháp an toàn nhất để bảo vệ bạn và gia đình.
  • Rửa tay là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng.
  • Rửa tay là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất, để phòng ngừa bệnh.
  • Ngâm rửa đồ chơi, vật dụng tiếp xúc của trẻ bằng xà phòng.
  • Cho trẻ nghỉ học khi trẻ bệnh.
  • Giữ bàn tay sạch để ngăn ngừa bệnh tật.
  • Bàn tay sạch ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bảo vệ cuộc sống.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
  • Sử dụng vật dụng (khăn, chén, muỗng, ly,…) riêng cho trẻ.
  • Thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.

Slogan Bệnh Tay Chân Miệng Ấn Tượng Nhất

Bên cạnh bài viết tuyên truyền, những slogan bệnh tay chân miệng ấn tượng nhất dưới đây là những thông điệp ngắn gọn nhưng mạnh mẽ, giúp mọi người nhớ lâu và thực hiện dễ dàng.

  • Theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh tay chân miệng cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi rời nhà vệ sinh, trước khi chăm sóc trẻ.
  • Vệ sinh răng miệng, điều trị triệt để các viêm đường hô hấp trên.
  • Bạn đã rửa tay chưa?
  • Cùng nhau tạo sự khác biệt: Hãy rửa tay.
  • Hãy rửa tay thường xuyên và đúng cách.
  • Rửa tay thường xuyên, bảo vệ sức khỏe.
  • Tay chân miệng không đùa, vệ sinh phải nhớ ngay.
  • Mỗi ngày rửa tay sạch, bệnh tật sẽ tránh xa.
  • Vệ sinh sạch sẽ, tay chân miệng khuất phục.
  • Tay chân miệng, phòng hơn chữa.
  • Vệ sinh cá nhân là lá chắn chống tay chân miệng.
  • Tay chân miệng không lo nếu vệ sinh đúng cách.

Tổng hợp cho bạn 💝 Thông Điệp An Toàn Giao Thông Cho Trẻ Mầm Non 💝 Bài Tuyên Truyền

11+ Bài Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Hay Nhất

SCR.VN chia sẻ dưới đây 11+ bài tuyên truyền bệnh tay chân miệng hay nhất để bạn đọc dễ dàng tham khảo:

Bài Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Trong Trường Học Mới Nhất

Quý phụ huynh, các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!

Hiện nay bệnh tay chân miệng đang diễn biến hết sức phức tạp, bệnh có chiều hướng gia tăng mạnh trong cộng đồng. Tay- chân- miệng là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp vào mùa hè, mùa thu. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, cũng có thể gặp ở người lớn, nhưng thường gặp nhiều hơn ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, đỉnh cao ở trẻ từ 1-2 tuổi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại những biên chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Những biểu hiện của bệnh tay- chân- miệng.

Trẻ mắc bệnh tay- chân- miệng sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi nốt phỏng nước. Ban đầu có những chấm đỏ xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt, sau đó tiến triển thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét. Phỏng nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, lưỡi và mặt trong của má.

  • Bệnh tay- chân- miệng lây truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh, bệnh lây trực tiếp từ người sang người.
  • Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch tiết của các nốt phỏng nước bị vỡ.
  • Qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau hoặc đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm viruts.
  • Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh.

Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Khi trẻ mắc bệnh phải cho nghỉ học để cách ly tranh lây bệnh cho các trẻ khác.
  • Vệ sinh răng miệng và thân thể trẻ luôn sạch sẽ, không cậy vỡ nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh cho người khác.
  • Cần tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ, cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu.
  • Không cho trẻ mút tay, không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.
  • Vệ sinh môi trường, khử trùng lớp học và các đồ chơi của trẻ.
  • Khi trẻ bị mắc bệnh tay- chân- miệng cần cho trẻ nghỉ học không đến lớp để tránh lây truyền bệnh cho những trẻ khác.
  • Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu nghi ngờ để được khám và điều trị kịp thời.

Bài Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Trong Trường Mầm Non Ngắn Gọn

Tay – chân – miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bệnh Tay – chân – miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng cần nhận biết các dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Bệnh biểu hiện ban đầu bàng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.
  • Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưõi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét.
  • Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân…

Bệnh lây trực tiếp từ người sang người:

  • Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng (bóng nước bị vỡ).
  • Qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp súc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm vi rút.
  • Qua đường tiêu hóa do ăn uổng phải thực phẩm chứa vi rút.

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh Tay – chân – miệng mọi người cân thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
  • Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
  • Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
  • Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.
  • Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.

Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?

  • Khi thấy trẻ sốt và xuẩt hiện nốt phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
  • Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.
  • Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
  • Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm như cháo, súp.

Nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Đón đọc tuyển tập 🎀 Bài Tuyên Truyền An Toàn Giao Thông 🎀 Cho Học Sinh Thcs, Tiểu Học

Bài Tuyên Truyền Về Bệnh Tay Chân Miệng Trong Trường Mầm Non Hay

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi, bệnh rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời.

Nguy hiểm hơn là bệnh có thể để lại biến chứng gây nên viêm màng não, viêm cơ tim … có thể gây tử vong. Vì vậy các gia đình có trẻ nhỏ cần nắm chắc thông tin về căn bệnh này để biết cách phòng bệnh.

1.Nguyên nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh chân tay miệng là do Vi rút Coxsakie gây nên.

2.Đường lây truyền:

Vi rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng, trong những đợt dịch bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh.

  • Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho, hắt hơi.
  • Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.
  • Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

3.Triệu chứng của bệnh:

  • Trẻ mệt mỏi quấy khóc, biếng ăn, nôn ói nhiều,run chi đi loạng choạng, bé ngũ hay bị giật mình, có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C.
  • Loét miệng: Là các bóng nước có đường kính 2 – 3 mm, thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.
  • Bóng nước: Từ 2 – 10mm màu xám, hình bầu dục.
  • Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
  • Bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
  • Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

4.Biến chứng: Các biến chứng thường gặp là:

  • Viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp
  • Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân.
  • Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn biến rất nhanh có thể trong 24 giờ, cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm não màng não và đưa trẻ đến bệnh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.

5.Điều trị bệnh tay chân miệng:

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước.
  • Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
  • Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
  • Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: Dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tư thế, đi loạng choạng, chới với, co giật, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

6.Phòng bệnh:

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Rửa tay: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rủa tay sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.
  • Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng rồi khử trùng băng CloraminB 5%.
  • Đeo khẩu trang.
  • Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất là 7 ngày).

Bài Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Trong Trường Tiểu Học Chọn Lọc

Trước tình hình thời tiết thay đổi thất thường, bệnh Tay Chân Miệng có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Chính vì vậy để có biện pháp phòng chống dịch tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho các học sinh, nhà trường và phụ huynh cần nắm được cơ bản biểu hiện và đường lây của bệnh Tay Chân Miệng, cơ chế lây bệnh như thế nào, dấu hiệu và cách phòng chống cũng như phải làm gì khi có biểu hiện nghi mắc Bệnh Tay Chân Miệng.

1.Bệnh tay chân miệng là gì ?

– Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút EV71 gây ra, bệnh thường xảy rà vào mùa hè, có thể gây thành dịch. Bệch chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu.

– Là bệnh nguy hiểm vì có các biến chứng viêm màng não viêm cơ tim, phù phổi cấp, có thể tử vong.

2.Những ai có thể mắc bệnh?

Mọi người đều có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là từ 1-3 tuổi, lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và mầm non. Bệnh lây mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh.

3.Đường lây truyền.

– Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, khi ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm vi rút gây bệnh.

– Lây qua tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, dịch phỏng nước bị vỡ và phân của trê bị bệnh.

– Lây trực tiếp khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh hoặc gián tiếp qua các đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà, quần áo, đồ dùng học tập bị nhiễm vi rút.

4.Biểu hiện của bệnh

– Thời gian ủ bệnh từ 3 -7 ngày.

– Bệnh biểu hiện lúc đầu sốt nhẹ 380 C, mệt mỏi, đau họng biếng ăn và tiêu chảy, sau đó nổi các phỏng nước ở tay, chân, miệng.

– Phỏng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông, phỏng nước tồn tại vài ngày, sau đó để lại vết thâm trên da.

– Phong nước cũng xuất hiện trong miệng thường gặp ở lợi lưỡi và mặt trogn của má, ban đầu là chấm đỏ sau thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét làm trẻ đau miệng kém ăn, bỏ bú.

5.Làm gì khi trẻ bị bênh Tay chân miêng

– Phát hiện sớm những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để cách ly, theo dõi và báo cho cơ sở y tế để xử trí kịp thời. Khi trẻ sốt : dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không làm vỡ các nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và làm lây lan bệnh.

– Không cho trẻ đến lớp học để tránh lây lan sang trẻ khác, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm dế tiêu.

– Đưa trẻ đến bệnh viện khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt cao> 39 0C, thở nhanh , bỏ ăn, bó bú, nôn nhiều.
  • Trẻ li bì, ngủ nhiều hoặc quấy khóc, hốt hoảng hoặc co giật.
  • Trẻ tím tái, vã mồ hôi lạnh.

6.Để phòng bệnh mọi người cần thực hiện

– Thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi, bò lê la dưới đất.

– Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, khử trùng lớp học, nền nhà, dụng cụ, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch Chloramin B 5% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

– Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học tại nhà ,cách ly trẻ ít nhất 10 ngày để hạn chế lây bệnh cho trẻ khác.

Khám phá những gợi ý 🎉 Khẩu Hiệu Về Trường Học Hạnh Phúc 🎉 Hay Nhất

Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Dịch Bệnh Tay Chân Miệng Tiêu Biểu

Trong mùa tựu trường, trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới, không để tử vong do dịch bệnh, cần đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tay chân miệng với nhiều hình thức đa dạng.

Đầu tiên, cần phải nắm được biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua các giai đoạn như:

  • Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3-7 ngày.
  • Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
  • Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
    • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
    • Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
    • Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng chống, người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh với các biện pháp như:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Bệnh Tay Chân Miệng Ấn Tượng

Tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột gây ra. Tại Việt Nam bệnh Tay, chân, miệng nằm trong 10 bệnh dẫn đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trong số các bệnh truyền nhiễm cần khai báo. Mỗi năm có khoảng từ 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc bệnh Tay, chân, miệng được báo cáo, trong đó có một số trường hợp tử vong. Hiện nay thời tiết khí hậu đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.

Bệnh có thể lây truyền từ người sang người, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh… Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc kháng vi rút và điều trị đặc hiệu.

Người mắc bệnh Tay, chân, miệng thường có biểu hiện: sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi và sưng họng. 1-2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước, không ngứa và thường nằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh Tay, chân, miệng nguy hiểm có nguy cơ bùng phát, người dân cần thực hiện tốt một số khuyến cáo của Bộ y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, cụ thể như sau:

  • Thực hiện 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay và chơi đồ chơi sạch.
  • Cách ly trẻ bị bệnh tại nhà; không cho trẻ đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên bị bệnh. Để các dụng cụ lau và tiệt trùng xa tầm tay với của trẻ.

Đề nghị các gia đình và toàn thể nhân dân khi phát hiện người mắc bệnh Tay, chân, miệng hoặc có các biểu hiện nghi mắc bệnh Tay, chân, miệng thông báo ngay đến Trạm y tế để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe, điều trị kịp thời.

Cập nhật và chia sẻ cho bạn 🎉 Acc VIP Miễn Phí 🎉 Nhận Nick Free MỚI NHẤT

Bài Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Ý Nghĩa

Như chúng ta đã biết Bệnh “ Tay – chân – miệng”là một đại dịch đã và đang được nói đến như một hồi chuông cảnh báo ngân dài trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phíc….

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi, dịch họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, hoặc qua đường phân- miệng, qua thức ăn, nước uống bị nhiễm vius.

Người lớn cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus, hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Bệnh dễ lay lan thành dịch do virus đường ruột gây nên, và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm, xử trí kịp thời.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vác xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ và chủ yếu phòng bệnh qua công tác vệ sinh. Mọi người cùng tham gia thực hiện, trong đó các bà mẹ, cô giáo và người chăm sóc trẻ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau đây:

*Biện pháp phòng chống

Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, Giáo viên và phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Người chăm sóc trẻ và trẻ rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi tắm rửa, vệ sinh.
  • Giáo viên, phụ huynh rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay với xà phòng đúng lúc, đúng cách rửa nhiều lần trong ngày; Mỗi em dùng mỗi khăn riêng;
    -Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa, bát.
  • Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.
  • Người bệnh nên đeo khẩu trang hoặc che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Các gia đình, trường học, nhà mẫu giáo, cơ sở chăm sóc trẻ thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 1 lần trong ngày và giữ vệ các khu vực xung quanh.
  • Không nên đưa trẻ đến các khu vực như trường học, nhà mẫu giáo, trung tâm chăm sóc trẻ nếu các khu vực này đã bị nhiễm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc gần (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng trong nhà) với người đã bị mắc bệnh.
  • Thu gom xử lý phân của trẻ bằng chloramin B , vôi bột hoặc tro bếp… Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ. Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho người bệnh ăn lỏng và mềm.
  • Người chăm sóc trẻ theo dõi sát sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời

Cha mẹ, thầy cô giáo cần khám miệng, bàn tay, bàn chân trẻ mỗi sáng, nếu thấy có những chấm đỏ, bóng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay và thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc

Bài Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng Độc Đáo

Bệnh Tay-Chân- Miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một nhóm vi rút đường ruột gây nên, có khả năng lây lan rất nhanh qua tiếp xúc trực tiếp. Đối tượng mắc trực tiếp đa số là trẻ em dưới 5 tuổi, nhiều nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

1.Phương thức lây truyền

  • Bệnh lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết của mũi họng (ho, hắt hơi), hoặc cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc lên các bề mặt bị nhiễm vi rút như đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa, bàn ghế,…
  • Thông qua đường tiêu hóa: do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi rút

2.Biểu hiện của bệnh:

  • Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ sau đó có thể sốt cao > 38 độ
  • Kém ăn, mệt mỏi sưng miệng, nổi ban
  • Sau 1-2 ngày có những chấm đỏ hồng có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má.
  • Trên da cũng xuất hiện các vết đỏ có thể có bọng nước, không ngứa và nằm ở lòng bàn tay và gan bàn chân.
  • Bệnh có thể gây các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hê hô hấp làm trẻ bị suy tim, viêm phổi, giật thần kinh… Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

3.Cách xử trí khi bị bệnh và biện pháp phòng bệnh

  • Khi trẻ bị bệnh cần cách ly trẻ tại nhà trong 10 ngày hoặc cho đến khi hết bóng nước hoặc hết loét trong miệng để tránh lây cho trẻ khác.
  • Giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol nếu có sốt cao > 38,50C
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
  • Người chăm sóc trẻ cần phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt cần rửa tay trước khi chăm sóc trẻ.
  • Đưa đến bệnh viện khi có dấu hiệu sau: Sốt cao, sốt liên tục trên 2 ngày, quấy khóc, li bì, hốt hoảng, đi đứng loạng choạng hoặc run rẩy, yếu tay chân, khó thở, thở không đều, da nổi bỏng.

4.Cách phòng bệnh

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, lau sạch các bề mặt dụng cụ mà trẻ tiếp xúc hàng ngày: đồ chơi, dụng cụ học tập,…với các sản phẩm có chức năng diệt khuẩn (Cloramin B, xà phòng, các chất tẩy rửa thông thường).
  • Thực hiện rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn vào các thời điểm quan trọng: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi, sau khi cầm nắm đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa), sau khi chơi với các con vật ( chó, mèo)
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần thông báo ngay cho Trạm y tế và đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất.

Luôn nhớ rằng: “Bệnh Tay – Chân – Miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu,các bậc phụ huynh hãy chú ý đề phòng bệnh cho trẻ. Khi có biểu hiện bệnh, phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hướng dẫn cách điều trị tốt nhất”.

SCR.VN tặng bạn đọc mẫu 🔥 Slogan Hay Nhất Hướng Về Người Bệnh 🔥 Đồng Cảm Nhất

Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Bệnh Tay Chân Miệng Hữu Ích

Bệnh Tay chân miệng là bệnh do các vi rút đường ruột gây ra, biểu hiện bằng trẻ sốt nhẹ, nổi bóng nước trong miệng, ở bàn tay, bàn chân, mông và gối. Nếu do nhiễm Enterovirus 71, là virus có độc lực rất mạnh, có thể gây ra biến chứng tim mạch, phù phổi, viêm não – màng não và tử vong.

Bệnh lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành hoặc có thể lây lan qua vật dụng có dính chất tiết mũi họng và dịch ở các bóng nước. Không có côn trùng trung gian truyền bệnh, nên có thể ngăn ngừa lây lan bệnh bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

Ba việc cần làm để phòng bệnh Tay chân miệng:

Mọi người cùng tham gia thực hiện, trong đó các bà mẹ và cô giáo và người chăm sóc trẻ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau đây:

1.Ăn uống sạch:

  • Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội;
  • Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.
  • Trong Nhà trẻ, mẫu giáo, mỗi em dùng chén, ly, muỗng riêng.

2.Ở sạch:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chăm sóc trẻ, làm thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, ngay khi xong công việc;
  • Rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay với xà phòng nhiều lần trong ngày; Mỗi em dùng mỗi khăn riêng;
  • Quét nhà, lau nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn; Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng;
  • Không đi cầu, đổ phân của trẻ em ra ruộng đồng, ao mương, sông suối. Mỗi nhà nên có nhà tiêu hợp vệ sinh.

3.Bàn ghế, đồ dùng hàng ngày của trẻ: phải được lau sạch hàng ngày; Riêng ở Nhà trẻ, mẫu giáo cần vệ sinh và sát khuẩn ít nhất mỗi lần/ ngày bằng dung dịch Cloramine B.

Để chủ động phòng bệnh tay chân miệng hãy rửa tay nhiều lần trong ngày bằng nước sạch và xà phòng.

Bài Truyền Thông Về Bệnh Tay Chân Miệng Đặc Sắc Nhất

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ gây thành dịch lớn. Bệnh thường xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa đông xuân.

Bệnh hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Đáng nói là có nhiều trường hợp đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, trong đó, biến chứng nặng nhất trong bệnh tay chân miệng là viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp và viêm não… đe dọa tính mạng trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý phòng bệnh và phát hiện các dấu hiện sớm để đưa con đi điều trị kịp thời.

1.Bệnh Tay chân miệng là gì?

Bệnh Tay – chân – miệng là một bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.

2.Nguyên nhân của bệnh TCM.

Bệnh TCM gây ra do các loại virut thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virut đường ruột khác, trong đó hay gặp là virut đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Virut EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

3.Đuờng lây.

Tất cả những người chưa từng bị bệnh TCM đều có nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng không phải ai bị nhiễm bệnh cũng xuất hiện bệnh. Bệnh TCM xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hầu hết người lớn được miễn dịch, nhưng vẫn có trường hợp mắc bệnh ở thanh thiếu niên và người lớn.

Virut gây bệnh TCM có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virut vẫn tồn tại trong phân).

Bệnh TCM không lây truyền từ người tới vật nuôi/động vật và ngược lại.

4.Triệu chứng bệnh TCM.

Thời gian ủ bệnh thông thường từ khi nhiễm bệnh tới khi khởi phát triệu chứng là 3 – 7 ngày. Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện như:

  • Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.
  • 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.
  • Phát ban trên da, không ngứa trong 1 – 2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.
  • Người bị bệnh TCM có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng.

Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

5.Biến chứng

Bệnh TCM thường là một bệnh nhẹ, hầu hết tất cả bệnh nhân hồi phục trong vòng 7 – 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng như: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, thường do virut EV71 gây ra.

6.Điều trị

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh TCM. Bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự ý mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng.

Cách chăm sóc trẻ bị tay- chân – miệng tại nhà.

  • Về dinh dưỡng: Trẻ bị bênh rất mệt mỏi và các vết loét ở miệng làm trẻ rất đau, khó ăn uống nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, uống nhiều nước mát. Thức ăn cần chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay vì sẽ là trẻ đau miệng và họng hơn.
  • Dùng thuốc: Chỉ cho trẻ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và thuốc khác theo đơn bác sĩ kê. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn như xanh metylen để tránh bội nhiễm.

Thực hiện vệ sinh, cách ly:

– Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và trẻ bệnh. Sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ lành.

– Tắm rửa, vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho trẻ hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn và cho trẻ xúc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ làm được.

– Vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ khi bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ để phát hiện kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường. Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao 39 độ C trở lên hoặc sốt cao kéo dài; quấy khóc, bứt rứt, nôn nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh, thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn… phải đưa trẻ nhập viện ngay.

7.Cách phòng bệnh

Cho đến nay, chưa có vaccin phòng bệnh TCM. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;
  • Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;
  • Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh TCM cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;
  • Không cho trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi hết loét miệng và các phỏng nước hoặc khi trẻ khỏe hẳn;
  • Khi trẻ đến lớp có sốt, loét miệng, phỏng nước phải thông báo ngay cho gia đình và cơ quan y tế.
  • Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;
  • Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;
  • Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;
  • Hàng ngày làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bằng xà phòng và chloramin B 2%. Bát, đũa, cốc; ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân, thay vì tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, khi trẻ có dấu hiệu bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để bác sĩ xác định diễn biến của bệnh và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Đừng bỏ qua cơ hội nhận ☀️ Thẻ Cào 50k Miễn Phí ☀️ Card ĐT 50k Viettel Vina Mobi Free

Bài Thuyết Trình Về Bệnh Tay Chân Miệng Ngắn Hay

1.Khái niệm:

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và dễ phát triển thành dịch.

2.Đối tượng mắc:

Thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

3.Biểu hiện:

  • Ban đầu sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng nước.
  • Phỏng nước trong miệng thường thấy ở lợi,lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét.
  • Phỏng nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay bàn chân.

4.Đường lây truyền:

-Khả năng lây truyền cao nhất trong 1 tuần đầu của bệnh.

-Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người:

  • Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng nước bị vỡ.
  • Qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau hoặc tiếp xúc với đồ chơi, bàn ghế sàn nhà….bị nhiễm vi rút.
  • Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm nhiễm vi rút.

5.Phòng bệnh:

  • Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Người chăm sóc trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
  • Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
  • Cho trẻ ăn chín uống chín và dùng riêng thìa bát.
  • Thi gom xử lý phân chất thải của trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh sàn nhà đồ chơi vật dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn thông thường.

6.Xử trí khi trẻ bị bệnh:

  • Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân và niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
  • Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học hạn chế tiếp xúc với các trẻ khác.
  • Không làm vỡ các nốt phỏng nước để tránh nhiễm khuẩn và lây lan bệnh.
  • Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ăn thức ăn lỏng và mềm.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Thông Điệp Về Bạo Lực Học Đường 🌹 Slogan Khẩu Hiệu Hay

Viết một bình luận