Bài Thơ Kẹo Ngọt: Hình Ảnh & Giáo Án Trọn Bộ

Bài Thơ Kẹo Ngọt ❤️️ Hình Ảnh & Giáo Án Trọn Bộ ✅ Thông Qua Bài Thơ Bố Mẹ Có Thể Hướng Dẫn Bé Không Được Ăn Nhiều Kẹo Và Phải Biết Vệ Sinh Sau Khi Ăn.

Bài Thơ Kẹo Ngọt

Chia sẻ đến bố mẹ bài thơ Kẹo ngọt của tác giả Nguyễn Lãm Thắng dưới đây nhé.

Kẹo ngọt
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng

Kẹo ngọt! kẹo ngọt!
Ngậm hoài thích ghê!
Nhưng bé hãy nhớ
Đánh răng kỹ nè!

Kẻo không răng sún
Xấu lắm bé ơi!
Đừng trách kẹo ngọt
Tại mình đó thôi.

Bên cạnh Bài Thơ Kẹo Ngọt, Đừng bỏ lỡ 😍Bài Thơ Bé Đánh Răng😍 Nhé

Hình Ảnh Bài Thơ Viên Kẹo Ngọt

Những hình ảnh minh họa bài thơ kẹo ngọt dễ thương cho bé.

Hình Ảnh Bài Thơ Kẹo Ngọt
Hình Ảnh Bài Thơ Kẹo Ngọt
Tranh Bài Thơ Kẹo Ngọt Cho Bé
Tranh Bài Thơ Kẹo Ngọt Cho Bé

Bài Thơ Viên Kẹo Ngọt

Gửi đến bạn bài thơ vui về viên kẹo ngọt.

Viên Kẹo
Tác giả: Phù Dung

mình như hai đứa trẻ
giành nhau viên kẹo thơm
tại sao lại không thể
cùng chia một môi hôn…?

kẹo tan trên đầu lưỡi
kẹo ngọt hơi thở tươi
kẹo dòn như tiếng cười
kẹo mềm như tình vui

chỉ vì một viên kẹo
hờn nhau không nhìn nhau
bao giờ ta thôi trẻ
chắc hồn mới thấy đau…?

Ngoài Bài Thơ Kẹo Ngọt, Tặng bạn 💛Bài Thơ Ông Sảo Ông Sao💛 dành cho bé

Giáo Án Thơ Kẹo Ngọt

Một buổi học chuyên nghiệp không thể thiếu giáo án đầy đủ, bài bản nhé, sau đây SCR.VN chia sẻ bạn tham khảo giáo án bài thơ kẹo ngọt để bạn biết thêm về cách tổ chức nhé.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Trẻ biết kẹo thì ngọt , nhận biết được các loại kẹo trái cây thông qua vỏ kẹo , nhận biết tính chất cứng mềm của kẹo
– Trẻ biết hộp mứt vừa xoay vừa phát ra âm thanh
– Trẻ tập đếm vẹt các ngăn của hộp mứt
– Rèn luyện các cơ ngón tay qua hoạt động bóc vỏ kẹo , gói kẹo
– Nói được tên các loại kẹo trái cây : kẹo táo , kẹo nho , kẹo thơm
– Rèn trẻ nói đầu đủ câu.
– Trẻ thích tham gia hoạt động , thích xem và nghe âm thanh của hộp mứt vừa xoay vừa phát ra tiếng nhạc
– Biết thể hiện sự quan tâm tới búp bê , thích làm búp bê vui

II. CHUẨN BỊ

– Hộp mứt có phát ra tiếng nhạc
– Kẹo trái cây các loại
– Một số loại kẹo mềm được gói bằng giấy kiếng gói kẹo
– Giấy kiếng gói kẹo , bột màu.

MỤC TIÊUNỘI DUNG
I. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động:
-Trẻ thích tham gia các hoạt động để phát triển thể lực: tập thể dục buổi sáng, tập vận động cơ bản: Đi, chạy… -Phối hợp các giác quan và vận động của đôi bàn tay: Cài, cởi, tô đồ, sao chép.
– Chơi các trò chơi vận động, TCDG phù hợp với chủ đề                      
* Dinh dưỡng sức khỏe:
-Trẻ nhận biết ăn nhiều bánh kẹo ngọt sẽ ảnh hưởng đến răng.
-Tập đánh răng.
-Có thói quen nhặc rác bỏ đúng nơi qui định.
-Nhận biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể.  
II. Phát triển nhận thức:
KPKH:
-Trẻ biết tên gọi, chức năng các giác quan, các bộ phận của cơ thể.
-Nhận biết nhu cầu và sự lớn lên của cơ thể.     LQKNSĐVT:
-Xác định vị trí của bản thân, của đối tượng.  
III. Phát triển ngôn ngữ:
LQTPVH:
-Trẻ nghe và hiểu được lời của cô, của bạn, hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ về chủ đề.
– Tham gia đọc đồng dao, xem tranh truyện.
LQCC:
-Trẻ có kỹ năng tô màu, tô đồ nét chữ và phát âm đúng chữ cái.  
IV. Phát triển thẩm mỹ:
Tạo hình:
-Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc qua hoạt động nghệ thuật vẽ, nặn, tô màu…    
Âm nhạc:
-Trẻ biết thể hiện tình cảm
– cảm xúc qua các bài hát về chủ đề.
-Nghe nhạc – nghe hát, tham gia trò chơi              
V. Phát triển TC và KNXH:
-Nhận biết một số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên… qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói.
-Biết lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói cử chỉ lễ phép.
I. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động:
– Trẻ thực hiện thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: Đưa 2 tay sang ngang, lên cao.
+ Bụng, lườn: nghiêng người 2 bên.
+ Chân: Khuỵu gối.
+ Bật: tại chỗ.
* Luyện kỹ năng vận động:
– Thực hiện cử động bàn tay, ngón tay: Tô màu, tô đồ, sao chép chữ cái, cài, cởi vai giày, cúc áo.
* VĐCB:
+ Đập bóng.
+ Đi trong đường hẹp.
* Chơi trò chơi:
-Lộn cầu vòng, chuyền bóng.
-Mèo- chuột, bỏ khăn.
-Nhảy lò cò, bịt mắt nghe tiếng.  
* Dinh dưỡng sức khỏe: Rèn luyện thói quen:
-Ăn bánh ngọt phải uống nước, đánh răng sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ.
-Giữ gìn vệ sinh trong lớp, ngoài sân.
-Rửa tay bằng xà phòng, không ngậm mút tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…    
II. Phát triển nhận thức: KPKH:
+ Cỏ thể bé.
+ Bé cần gì để lớn lên.
-Quan sát, trò chuyện về bản thân bé: Tên, tuổi, giới tính, sở thích, ước mơ…
-Trò chuyện về các chất dinh dưỡng, tác hại của ăn bánh ngọt.
LQKNSĐVT:
+Xác định bên phải, bên trái của bản thân.
+Xác đinh vị rí tên dưới của bản thân.  
III. Phát triển ngôn ngữ: LQTPVH:
-Nghe kể chuyện, đọc bài thơ:
+Truyện: Tay phải, tay trái.
+Thơ: Xòe tay
-Đọc ĐD: Chi … chành, Nhảy lò cò
-Xem tranh truyện về chủ đề
LQCC:
+Nhận biết phát âm chữ: a – ă – â
+Tô đồ chữ: a – ă – â  
IV. Phát triển thẩm mỹ: Tạo hình:
-Trẻ thích tham gia vẽ, nặn tạo ra sẩn phẩm theo chủ đề.
+Vẽ tóc cho bạn.
+Nặn tượng
Âm nhạc:
-Hát, vận động các bài hát về chủ đề.
-Bài hát:
+Tập đếm.
+Múa cho mẹ xem
+Tay thơm – tay ngon.
-Nghe hát:
+Năm ngón tay ngon.
-Trò chơi âm nhạc:
+Tai ai tinh, tiếng hát ở đâu?  
V. Phát triển TC và KNXH:
-Thể hiện cảm xúc vui buồn với người thân, bạn bè và biết tham gia mừng sinh nhật bạn, người thân.
-Biết tự giác nhận lỗi, xin lỗi khi mắc lỗi.
-Biết đưa 2 tay nhận quà, nói cảm ơn.  

👉Ngoài Bài Thơ Ông Sảo Ông Sao, Chia sẻ bạn: Câu Đố Về Chữ Cái Trẻ Mầm Non

Viết một bình luận