Bài Khấn Lễ Gia Tiên Ngày Cưới [Văn Khấn, Mâm Cúng Đầy Đủ]

Bài Khấn Lễ Gia Tiên Ngày Cưới ❤️ Văn Khấn, Mâm Cúng ✔️ Các Thực Hiện Lễ Cúng Gia Tiên Trong Ngày Cưới Hỏi Ở Nhà Trai, Nhà Gái.

Cách Cúng Lễ Gia Tiên Ngày Cưới

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng SCR.VN tìm hiểu cách cúng lễ gia tiên ngày cưới.

Lễ Gia Tiên luôn là một nghi thức thiêng liêng không thể thiếu trong các lễ cưới như một nét đẹp trong văn hóa Việt. Đây được xem là một nghi lễ quan trọng để đưa con cháu về nhà chồng cũng như đón nàng dâu mới về nhà trước sự chứng kiến của hai bên gia đình.

Không chỉ là lời thông báo về hỷ sự, lễ gia tiên còn mang ý nghĩa tưởng nhớ và biết ơn tổ tiên và mong nhận được sự chúc phúc của ông bà. Điều này còn giúp những cặp vợ chồng gắn kết với nhau bởi lời hứa về trách nhiêm trong cuộc sống hôn nhân sắp tới.

Tại cả nhà gái và nhà gái: Bố cô dâu, chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ sẽ là người thắp hương; lên đèn trên bàn thờ, đồng thời cũng là người đọc bài khấn trước tổ tiên. Bài khấn này thường được các gia đình xin tại chùa. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện.

Để lễ gia tiên diễn ra suôn sẻ hai gia đình cần chuẩn bị các lễ vật chu đáo và sửa soạn; dọn dẹp bàn thờ cũng như hướng dẫn đôi uyên ương trẻ các bước trong nghi lễ để mọi công việc diễn ra chu đáo, trang trọng.

Mâm Cúng Lễ Gia Tiên Ngày Cưới

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách sắp xếp và trang trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Nhưng nhìn chung, một bàn lễ gia tiên ngày cưới cần phải được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ. Bàn lễ có thể được phủ vải đỏ, treo chữ hỷ hay câu đối về ngày cưới để thêm phần trang trọng nhưng cần có đủ: lư đồng, bát nhang, trà, nhang thơm…

Bên cạnh đó, vẫn có những điểm khác biệt trong cách bài trí bàn lễ gia tiên giữa các vùng miền khác nhau. Tuy không nhiều nhưng cần sự quan tâm, lưu ý.

Miền Bắc

Bàn thờ cho lễ gia tiên là bàn thờ chính của gia đình; trước buổi lễ cần dọn dẹp sạch sẽ; có thể phủ thêm vải đỏ và câu đối.

Trên bàn thờ phải có một mâm ngũ quả; có thể kết hình long phụng cho thêm phần long trọng, hoa tươi – thường là hoa lay ơn; một đĩa xôi gấc đỏ. Ngoài ra, khi nhà trai rước được cô dâu về nhà, sẽ mang một phần mâm quả của tráp xin dâu; thường gọi là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu, về sẽ thắp hương trên bàn thờ.

Miền Trung

Lễ cưới hỏi của người miền Trung thường đơn giản; không cầu kỳ với quan niệm “trọng lễ nghi khi tài vật”.

Thường bàn lễ gia tiên được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận, mâm lễ cúng sẽ có đầy đủ trầu cau, rượu trà; nến tơ hồng và không thể thiếu bánh phu thê. Đàng trai nếu khá giả thì mâm lễ sẽ có thêm bánh kem và bánh dẻo chứ không cúng heo quay như nhiều nơi.

Miền Nam

Với người miền Nam, lễ cưới là một dịp vô cùng quan trọng; yếu tố thẩm mỹ và lễ nghi đều được đặt lên cao.

Thường các gia đình sẽ lập một bàn thờ giả ngay tại phòng khách rộng rãi nhất để đảm bảo được sự trang trọng. Bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông đỏ, treo chữ hỷ và câu đối; cặp lư đồng đã được đánh bóng kỹ trước đó; cặp mâm quả hình long phụng kết tỉ mỉ, bình hoa lớn. Trên bàn thờ cũng có thể để ảnh tổ tiên, ông bà hoặc có thể bỏ trống; bày sẵn mâm ngũ quả… hoặc cầu kỳ hơn; có thể đặt mâm trái cây hình long phụng để bàn thờ thêm đẹp mắt.

Điểm qua nội dung các bài 🍓Văn Khấn Gia Tiên Ngày Mùng 1 Tết🍓 theo truyền thống

Lễ Cúng Gia Tiên Ngày Cưới

Mời bạn tìm hiểu lễ cúng gia tiên ngày cưới ở họ nhà trai và nhà gái.

Nghi Lễ Gia Tiên Tại Họ Nhà Gái

Khi nhà trai tới thưa chuyện về hôn nhân của đôi uyên ương và ngỏ ý đón cô dâu mới về nhà. Họ nhà gái sẽ đồng ý để con mình đi làm dâu. Trước khi cô dâu về nhà chồng; cả chú rể và cô dâu phải lên làm lễ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.

– Thành phần tham gia: Bố mẹ cô dâu hoặc đại diện gia đình nhà gái và cô dâu chú rể. Nhà trai không tham gia vào lễ gia tiên tại nhà gái.

– Nghi thức: Bố cô dâu hoặc đại diện nam giới trong họ nhà gái sẽ là người thắp hương; lên đèn trên bàn thờ, đồng thời cũng là người đọc bài khấn trước tổ tiên. Bài khấn này thường được các gia đình xin tại chùa. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện. Lễ cúng gia tiên thường diễn ra nhanh chóng để cô dâu kịp giờ về nhà chồng.

Nghi Lễ Gia Tiên Tại Họ Nhà Trai

Theo đúng nghi lễ truyền thống, trước khi cô dâu lên đường về nhà chồng; người chủ hôn sẽ đốt hương để xua đuổi những điều xấu không theo chân đôi uyên ương về nhà. Đoàn đưa dâu của nhà gái và rước dâu của nhà trai sẽ cùng nhau về nhà trai để trình diện họ hàng, tổ tiên.

Ở miền Bắc và miền Trung, mẹ cô dâu sẽ không được đưa con về nhà chồng để tránh nỗi buồn chia cách. Nhưng người miền Nam lại có suy nghĩ phóng khoáng nên nhiều gia đình không kiêng nể việc mẹ đưa con gái về nhà chồng. Khi đoàn rước dâu về tới nhà trai; cô dâu chú rể sẽ tiếp tục làm lễ ra mắt tổ tiên tương tự như nghi lễ tại họ nhà gái.

– Thành phần tham gia: Một số gia đình chỉ có bố mẹ chú rể và đôi uyên ương tham gia vào lễ thắp hương trên bàn thờ. Tuy nhiên, một số gia đình khác lại sửa soạn một bàn thờ nhỏ đặt trong phòng khách để tượng trưng cho bàn thờ gia tiên và tất cả thành phần đoàn đưa; rước dâu đều được chứng kiến nghi lễ này.

– Nghi thức: Bố chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ nhà trai cũng sẽ là người thắp hương; lên đèn trên bàn thờ và đọc bài khấn báo cáo tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện. Sau khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên; cô dâu chú rể sẽ cùng cúi lạy bố mẹ chú rể và mời nước các bậc cao tuổi trong nhà.

Bên cạnh bài cúng gia tiên lễ cưới, mời bạn tham khảo bài 🍁Văn Khấn Gia Tiên Ngày 23 Tháng Chạp🍁

Bài Khấn Lễ Gia Tiên Ngày Cưới

Bài văn khấn lễ đám cưới cổ truyền mang ý nghĩa cáo yết gia thần và gia tiên trong ngày cưới được sưu tầm từ sách văn khấn cổ truyền xưa. Bài khấn này là bài khấn thông dụng nhất hiện nay và phù hợp với cả nhà trai hoặc nhà gái.

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa; ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy tiên họ chư vị Hương linh.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày tháng năm…………………………………………………………………………………………………….

Tín chủ con có con trai (con gái) kết duyên cùng…………………………………………………………………………..

Con của ông bà…………………………………………………………………………………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………………

Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn; trước linh toạ Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh; truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:

Phúc tổ đi lai,

Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai),

Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái)

Lễ mọn kính dâng,

Duyên lành gặp gỡ,

Giai lão trăm năm,

Vững bền hai họ,

Nghi thất nghi gia,

Có con có của.

Cầm sắt giao hoà,

Trông nhờ phúc Tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được phù hộ độ trì.

Bật mí nội dung bài 📌Văn Khấn Thổ Công Và Gia Tiên📌 chuẩn nhất

Bài Văn Khấn Lễ Gia Tiên Ngày Cưới

Theo phong tục của người Việt Nam, việc bái lạy khi tiến hành bài văn khấn lễ gia tiên ngày cưới được quy định như sau:

Chia sẻ đến bạn nội dung bài văn khấn gia tiên ngày cưới được đề cập cụ thể trong bài viết sau.

– Đối với người đã mất thì cô dâu chú rể phải lạy bốn lạy. Với người sống thì hai lạy.

– Thế lạy phải cung kính. Cô dâu trao hoa cầm tay cho phù dâu rồi mới tiến hành làm lễ; đầu phải cúi thật sát đất. Động tác phối hợp đều đặn; lạy xong cô dâu chú rể đứng thẳng người nghiêm trang trước bàn thờ rồi bái.

Sau khi nhà gái đã nhận quả từ nhà trai, mâm quả sẽ được đặt trước bàn thờ gia tiên. Thông thường, tráp trầu cau được đặt chính giữa. Vì tráp này được mở đầu tiên để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Theo thứ tự “nam tả nữ hữu”, các đại diện bên nhà gái đứng bên phải còn nhà trai đứng bên trái bàn thờ. Người chủ hôn nhà trai mở đầu bằng việc nói về ý nghĩa khi đem lễ vật tới. Đáp lời nhà trai, cha của cô dâu chấp nhận; sau đó nhà trai xin phép mở nắp tráp rồi trình lễ vật. Tiếp đó, cô dâu được cha hoặc mẹ dắt từ trong phòng ra để chào họ hàng hai bên rồi chuẩn bị làm nghi lễ gia tiên

Gửi bạn nội dung bài 💫Văn Khấn Gia Tiên Rằm Tháng 7💫 đầy đủ nhất

Bài Khấn Lễ Gia Tiên Trong Ngày Cưới

Các cụ xưa có câu “Trai khôn dựng vợ, gái khôn gả chồng”, từ cổ chí kim việc hôn nhân bao giờ cũng được xem là một việc quan trọng của cả một đời người.

Khi hai gia đình nhà trai, nhà gái quyết định tác hợp cho đôi bạn trẻ nên duyên vợ chồng và tiến hành các thủ tục, lẽ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới được xem ngày tốt xấu theo tuổi. Và các ngày tiến hành các lễ trên thì gia đình bên nhà trai và nhà gái cần làm lễ yếu cáo Gia tiên.

Ngày lễ chạm ngõ, gia đình nhà trai làm mâm lễ mặn xôi; gà cúng Gia Tiên để trình báo việc hệ trọng của chàng trai. Lễ chạm ngõ, nhà trai mang sang nhà gái gồm: một cơi trầu (12 mớ trầu); cau bổ tư hoặc để cả buồng, mưt sen, trà, rượu, thuốc lá, một thiếp vàng. Cha cô dâu tương lai mang lễ vật này đặt lên bàn thờ Gia Tiên để cúng trình báo việc hệ trong của con gái.

Lễ ăn hỏi: Nhà gái nhận lễ ăn hỏi của nhà trai gồm: Trầu, cau, trà, rượu, thuốc lá, bánh cốm; bánh phu thê,…theo yêu cầu của mình rồi đặt lên bàn thờ cúng Gia Tiên. Sau lễ ăn hỏi nhà gái đem chia lễ ăn hỏi cho họ hàng, bạn bè, người thân, cơ quan,… Khi chia lễ ăn hỏi người chia lễ đưa thiệp mời dự đám cưới có ghi ngày giờ đã chọn.

Bạn vừa đến với nội dung bài văn khấn lễ gia tiên ngày cưới. Chia sẻ bài viết để mọi người cúng biết và thực hiện đúng phong tục người Việt trong lễ cưới nhé.

Viết một bình luận