Tả Công Viên Văn Lang Ngắn Gọn [21+ Bài Văn Mẫu Siêu Hay]

Cùng SCR.VN khám phá vẻ đẹp cũng như những điểm nổi bật ở công viên Văn Lang qua top 21+ bài văn mẫu miêu tả hay nhất và sinh động bên dưới.

Cách Tả Công Viên Văn Lang

Công viên Văn Lang là một trong những công viên nổi tiếng nằm giữa trung tâm thành phố Việt Trì, công viên Văn Lang nổi lên như một hòn ngọc, điểm nhấn quan trọng của trung tâm chính trị, hành chính và văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Sau đây, SCR.VN hướng dẫn bạn cách làm bài văn tả công viên Văn Lang với các bước như sau giúp bạn xây dựng nội dung một cách có logic và sinh động.

  • Bước 1. Lập kế hoạch: Xác định góc nhìn và mục tiêu của bài văn. Bạn muốn tả về vẻ đẹp tự nhiên, về cuộc sống, về văn hóa hay cả ba khía cạnh này?
  • Bước 2. Giới thiệu: Viết một đoạn giới thiệu để đưa người đọc vào bài văn. Bạn có thể mô tả sơ lược về vị trí của công viên, mục đích của việc tả, và cảm xúc khi bước vào đó.
  • Bước 3. Tả về thiên nhiên: Mô tả cảnh quan tự nhiên, gồm cây cỏ, hoa lá, hồ nước, suối rì rào, và bất kỳ yếu tố tự nhiên nào tạo nên bầu không khí đặc biệt của công viên. Sử dụng ngôn ngữ mô tả cụ thể và tạo hình hấp dẫn cho đọc giả.
  • Bước 4. Tả về không gian và hoạt động: Mô tả không gian bao gồm đường đi, sân cỏ, các khu vực ngồi nghỉ, và các tiện ích khác trong công viên. Nếu có, nêu rõ những hoạt động và cuộc sống xã hội diễn ra tại đây, như người dân đang thả bèo, nhóm bạn đang chơi, hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật.
  • Bước 5. Tả về không gian văn hóa: Đưa ra mô tả về các tượng đài, bảng thông tin, hoặc bất kỳ cấu trúc văn hóa nào có trong công viên, cùng với ý nghĩa và lịch sử của chúng.
  • Bước 6. Tả về cảm xúc và trải nghiệm cá nhân: Chia sẻ cảm xúc, cảm nhận của bạn khi đặt chân vào công viên. Có thể mô tả về những ký ức, cảm xúc hoặc suy nghĩ khi bạn ở đó.
  • Bước 7: Đưa ra một đoạn kết luận tổng hợp lại ấn tượng chung mà công viên Văn Lang để lại cho bạn và nhấn mạnh tầm quan trọng của nơi này trong cuộc sống của cộng đồng và văn hóa địa phương.
  • Bước 8. Kiểm tra bài viết: Sau khi viết xong bài văn, hãy kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp, cùng với việc điều chỉnh lời viết để làm cho bài văn trở nên trôi chảy và thú vị hơn.

Tham khảo cách viết với top bài văn ⚡️ Tả Công Viên Thống Nhất ⚡️ hay nhất

Dàn Ý Tả Công Viên Văn Lang

Làm bài văn tả công viên Văn Lang logic, mạch lạc với mẫu dàn ý chi tiết bên dưới.

I. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về khung cảnh công viên Văn Lang mà em được quan sát.

II. Thân bài

  • Miêu tả thời tiết ở công viên lúc đó
  • Miêu tả công viên chi tiết
    • Công viên Văn Lang có diện tích bao nhiêu? Có điều gì đặc biệt gắn liền với công viên hay tên của Văn Lang
    • Cảnh quan ở công viên như thế nào, những con đường, hàng ghế, dụng cụ thể dục…
    • Miêu tả chi tiết luôn viên có những gì từ cây cối, sông nước, cảnh quan
    • Công viên Văn Lang có điểm gì thu hút
    • Miêu tả các hoạt động của con người tại công viên

III. Kết bài

  • Ấn tượng, suy nghĩ của em về khung cảnh ở công viên.

Chia sẽ mẫu 🌺 Dàn Ý Tả Công Viên 🌺 hay nhất

6+ Bài Văn Tả Công Viên Văn Lang Hay Nhất

Công viên chính là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều người, là nơi mà mỗi ngày có nhiều người đi bộ, tập thể dục nâng cao sức khỏe, những đứa trẻ con tinh nghịch nô đùa khắp nơi hay đến đây để hít thở không khí trong lành, thư giãn, nơi tách ra khỏi thành phố xô bồ. Trong bài viết, SCR.VN chia sẽ đến các bạn một số bài văn mẫu tả công viên Văn Lang hay và chọn lọc nhất.

Đoạn Văn Tả Công Viên Văn Lang Ngắn Hay

Công viên Văn Lang là điểm đến yêu thích của chúng em. Không khí ở đây thật trong lành mát mẻ. Gió nhè nhẹ thổi nhưng cũng đủ để các cành phải rung lên nhè nhẹ.

Trên các bãi cỏ xanh mượt, những giọt sương còn đọng lại long lanh trong nắng sớm. Những khóm hoa bắt đầu tỉnh dậy vươn mình uống những giọt sương mai, sẵn sàng khoe sắc. Các ông lão, bà lão tập thể dục dưỡng sinh. Dưới gốc cây liễu các cô trung niên đang uyển chuyển nhịp nhàng các động tác thể dục nhịp điệu.

Đâu đâu cũng nghe tiếng nói, tiếng cười, chuyện trò rộn rã. Mọi người sau khi đến đây ai cũng có tinh thần vui vẻ, sảng khoái.

Bài Văn Tả Công Viên Văn Lang Siêu Hay

Công viên ư? Đó là nơi mà em rất thích đến. Ở Việt Trì quê em có rất nhiều công viên nhưng em vẫn thích nhất đó là công viên Văn Lang.

Công viên này rất là đẹp đó, nó được bao phủ rất nhiều cây cối và các loài hoa, công viên này bao quanh một chiếc hồ rất rộng, nước của cây cầu trong vắt, các hàng cây lúc nào cũng soi bóng mình dưới hồ. Và điều đáng kể mà em muốn nói với các bạn ở đây chính là “chiếc kim đồng hồ khổng lồ” có lẽ các bạn sẽ khó hiểu, phải thôi bởi vì đây là cái tên em đặt cho nó đấy. Và nó chính là chiếc cầu đi bộ nổi tiếng cùng với chiếc tháp khổng lồ ở Việt Trì.

Khi mà em nhìn cái tháp đó từ trên cao thì nó sẽ có hình hai chiếc kim đồng hồ đấy. Chiếc cầu này là một đỉa điểm mà ai ai cũng rất muốn ra đây để thể dục và chụp hình. Chiếc tháp ở trên cầu rất cao, khi đi lên tháp, ra ngoài lan can sẽ nhìn thấy thành phố Việt Trì. Vào buổi sáng thì quanh hồ sẽ ít người hơn, lúc đó tháp vẫn chưa có đèn. Vào trưa thì tháp không có người, họ đều không có thời gia ra đó, chỉ có mấy đứa trẻ con chạy ra thôi. Chiều chiều, gió thổi mát rượi, một số người bắt đầu ra đó, tháp dần đông hơn, khi mà bầu trời sắp tối thì tháp bắt đầu nổi đèn lên, ánh đèn làm sáng rực cả hồ nước.

Tối cũng bắt đầu, cả tháp chuyển thành một màu vàng rực, trên cây cầu thì có những ánh đèn nhấp nháy, mấy đàn cá cũng giật mình khi thấy mặt nước sáng lên, chúng thò đầu khỏi nước, ngắm nhìn tháp đèn khổng lồ. Cả tháp đèn sáng rực khiến cho chiếc hồ ngưỡng mộ, nó cố gắng làm sao để có thể làm mình giống như tháp. Chiếc hồ bắt đầu làm hình giống như cây cầu và chiếc tháp.

Mọi người dần dần đến tháp đông đủ như mọi ngày vậy, họ vừa đi bộ, chụp ảnh, nói chuyện và chạy lên trên tháp. Cảnh vật lúc đó thật là sôi nổi, cứ như là tất cả đang ở trong một thế giới mình muốn.

Công viên Văn Lang là một nơi rất tuyệt đúng không các bạn, nếu các bạn chưa đi đến đó lần nào thì các bạn nên đến đi, em là nười rất may mắn khi được ngắm cảnh tháp đó, em rất yêu quý côn viên này, em yêu quý cả cây cầu đi bộ nữa, nhờ nó mà em mới có thể tăng năng lượng cho sức khỏe khi chạy bộ.

Xem thêm cách miêu tả qua top bài văn ⚡️ Tả Công Viên Hay Nhất ⚡️

Bài Văn Miêu Tả Về Công Viên Văn Lang Chọn Lọc

Vào sáng chủ nhật hôm ấy, bầu trời trong xanh và mát mẻ, em được mẹ cho đi chơi công viên Văn Lăng. Cảnh tượng nơi đây đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.

Ngoài cảnh vật xung quanh, điểm mà gây ấn tượng nhất đến em là những công trình kiến trúc độc đáo mô phỏng thời đại Hùng Vương, trở thành điểm nhấn quan trọng để tỉnh Phú Thọ xây dựng Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Công viên Văn Lang Việt Trì tích hợp các khu du lịch, thể dục thể thao, văn hóa lịch sử hoành tráng với quy mô lên đến 113 ha.

Vào thăm công viên Văn Lang, em như được nhìn thấy cuộc sống của người dân Văn Lang thời vua Hùng dựng nước. Đầu tiên là Khu văn hóa lịch sử thời Hùng Vương, khu Lạc Long Quân – Âu Cơ nằm phía đông bắc công viên. Bà Âu Cơ với trang phục thời tiền sử, đứng giữa thảm hoa dân tộc, xung quanh có hình ảnh “Trăm trứng”. Những biểu tượng này được khái quát hóa cao với những quả trứng đang nở đặt trên những thảm hoa dân tộc, tạo thành một vành đai hoa quanh mẹ Âu Cơ.

Các tượng nhỏ đặc trưng cho các dân tộc Việt Nam như Kinh, Thái, Mường, Mông, Tày, Dao, Nùng, M’nông, Ê Đê, Gia Lai… bằng gốm màu mô phỏng hoa văn của từng dân tộc được đặt thành cụm trên đường dạo ven hồ. Các cô gái Mông với trang phục dân tộc rực rỡ tay cầm ô, cô gái Tày cầm đàn tính, chàng trai Ê Đê với thân hình vạm vỡ đeo nỏ, cô gái Kinh khoác trên mình bộ áo tứ thân, cô gái Chăm có bình nước trên đầu, cô gái Thái cùng váy áo đặc sắc của dân tộc mình;… Tất cả các dân tộc đang về với đất Tổ, với mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân.

Cung điện Lạc Long Quân được xây dựng dưới đáy hồ. Cung điện mang hình một con rồng lớn quay về tượng Âu Cơ, đuôi rồng ở cổng hướng phía đông bắc. Rồng có bộ vây gốm nhiều màu rực rỡ. Đặc biệt du khách có thể vào bụng rồng để thăm thủy cung. Khu Sơn Tinh – Thủy Tinh được bố trí trên đồi phía bắc hồ dọc trục đường lớn. Ở đây du khách sẽ được thấy những lễ vật của Sơn Tinh dâng Vua Hùng, đó là: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Trên hồ nước có hai đảo nhỏ: đảo Mai An Tiêm và đảo Tiên Dung – Chử Đồng Tử. Đảo Mai An Tiêm nổi ở giữa nhánh hồ tây nam, trên đảo có biểu tượng hình quả dưa hấu. Lâu đài của Tiên Dung và Chử Đồng Tử được xây dựng trên một đảo nhỏ giữa hồ ẩn hiện qua làn sương mù mỗi buổi sớm, khói lam chiều.

Đi vào dải đất phía đông, nhánh hồ khu vực Tiên Sơn, một cây cau thân thẳng vút lên trời, dưới gốc có một tảng đá hình người và một khóm trầu không quấn quýt quanh tảng đá, gốc cau gợi nhớ đến sự tích trầu cau.

Đi tiếp chúng ta sẽ bắt gặp hạt thóc thần được mô tả to như chiếc thuyền nan. Hạt thóc bằng gốm màu được dựng lên trên thảm hoa văn Lạc Việt.

Bên cạnh đó là những chiếc bánh chưng và những cặp bánh dày khổng lồ soi bóng lung linh trên mặt nước. Ngoài ra, em còn được khám phá khu phố ẩm thực nằm ở trên đường Tiên Dung, phía tây nhánh hồ Đầm Cả. Nơi đây các nhà hàng đón du khách đến thưởng thức các món ăn có từ thời Hùng Vương theo kiểu những bữa “ngự thiện” của các Vua Hùng hay những bữa cơm dân dã độc đáo của người dân Văn Lang. Ven hồ công viên Văn Lang Việt Trì được tô điểm bởi màu vàng rực rỡ của những đóa hoa Hướng dương.

Đặc biệt, cầu tình yêu nằm trong quần thể du lịch công viên Văn Lang nối qua 2 bên bờ hồ với nét thiết kế độc đáo lấy cảm hứng từ truyền thuyết Vua Hùng dựng lầu kén rể đang thu hút nhiều khách du lịch và người dân địa phương đến tham quan.

Cầu có chiều dài 178m, nối liền hai bờ hồ với điểm nhấn là một tòa tháp cao 7 tầng được xây dựng giữa hồ và trang trí bằng quả cầu kính chiếu sáng. Xung quanh hồ được lắp hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại, rực rỡ sắc màu.

Với không gian kiến trúc được tổ chức theo từng chuyên đề về các huyền thoại thời Hùng Vương dựng nước, công viên Văn Lang Việt Trì không chỉ tô đẹp cho thành phố mà còn thể hiện được những nét độc đáo của vùng đất Tổ. Đến đây, khách du lịch sẽ được trải nghiệm, khám phá những công trình, biểu tượng của thời kì vua Hùng dựng nước.

Em rất yêu công viên bởi vì nó vừa là nơi để tô điểm thêm cho thành phố nhưng cũng là nơi để mọi người có thể tụ tập, thư giãn.

Trau dồi vốn từ viết văn với top bài văn✨ Tả Công Viên Vào Buổi Sáng ✨ đặc sắc nhất

Tập Làm Văn Tả Công Viên Văn Lang Hay Nhất

Công viên Văn Lang, một biểu tượng văn hóa và thiên nhiên tại trung tâm thành phố Việt Trì, Phú Thọ, là một điểm đến tuyệt vời cho những người muốn tận hưởng không gian xanh mát giữa cuộc sống đô thị ồn ào. Khi bước vào công viên này, em sẽ bị cuốn hút bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên và văn hóa.

Công viên Văn Lang mở ra bằng một lối vào mà em sẽ cảm nhận sự ấm áp và mục tiêu trong cuộc sống. Các hàng cây toàn bộ bên lề đường tạo ra bóng mát mát mẻ, tạo nên một không gian thoải mái cho những người muốn tránh xa ánh nắng mặt trời oi bức. Đường đi trong công viên được lát bằng đá hoa cương, mịn màng và êm ái dưới bàn chân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạo chơi và tản bộ.

Công viên có một hồ nước xinh đẹp, nơi những chiếc bèo trắng trôi êm đềm. Hồ nước này là nơi để em thả bèo, thư giãn, và tận hưởng khí trời trong lành. Bên bờ hồ, em có thể thấy những chiếc ghế gỗ đơn giản, nơi người dân thường ngồi, đọc sách, hoặc trò chuyện với nhau.

Công viên cũng có những không gian xanh mát với cỏ xanh, hoa lá rực rỡ. Những cây cỏ và hoa tạo ra một mảng màu tươi sáng, tạo nên một không gian thơ mộng và sống động. Em có thể tản bộ dọc theo các con đường trong công viên, ngắm nhìn hoa lá, và nghe tiếng hát của các loài chim.

Công viên Văn Lang cũng là nơi tôn vinh văn hóa và lịch sử. Em có thể thấy những tượng đài tạo điểm nhấn cho không gian nghệ thuật.

Công viên Văn Lang là nơi để tận hưởng sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên và văn hóa. Đây là một nơi giúp em tìm thấy sự yên bình và sự kết nối với tự nhiên giữa cuộc sống đô thị ồn ào. Công viên Văn Lang không chỉ là một điểm đến, mà còn là một trải nghiệm tinh thần và tâm hồn đầy ý nghĩa.

Tập Làm Văn Tả Công Viên Văn Lang Chi Tiết

Công viên Văn Lang là một công trình thuộc quần thể Khu du lịch Văn Lang, được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích 116,2 ha, vốn đầu tư 1.170 tỷ đồng. Đây là công viên tập hợp các biểu tượng truyền thống độc đáo thời Hùng Vương, và đã giành Giải thưởng kiến trúc Quốc gia năm 2000.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2012 – 2015, giai đoạn 2 từ 2016 – 2020. Tháng 9/2015, nhân dịp chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020, công viên Văn Lang đã được gắn biển và chính thức đưa vào sử dụng. Hiện nay, các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật như đường dạo ven hồ, hệ thống đèn điện chiếu sang, bãi đỗ xe… và khu dịch vụ, sân khấu nổi đã hoàn thành. Quá trình xây dựng luôn hòa quyện với thiên nhiên, cây xanh và mặt nước. Công trình này được coi là một trọng điểm của tuyến tham quan hấp dẫn du khách, đồng thời không chỉ tô đẹp cho thành phố mà còn thể hiện những nét độc đáo của văn hóa truyền thống vùng đất Tổ.

Có thể nói, công trình công viên Văn Lang đã tạo nên cảnh quan đẹp, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt đô thị thành phố. Về Việt Trì hôm nay, không khó để bắt gặp những ánh mắt tươi vui, rạng ngời xen lẫn với niềm tự hào của người dân nơi đây, khi mà giấc mơ hơn 50 năm nay đã thành sự thật.

Lần đầu tiên đến với Việt Trì, chị Kim Oanh (Hà Đông – Hà Nội) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Trì và công viên Văn Lang, nhưng tôi đã thấy rất thích thành phố này. Không khí ở đây rất trong lành, khung cảnh đẹp và thơ mộng. Nhất định tôi sẽ quay lại nơi đây vào một ngày gần nhất”.

Không giấu nổi nụ cười và ánh mắt tự hào, bạn Nguyễn Đức Trung (phường Tân Dân – Việt Trì) nói: “Nhà tôi ở rất gần công viên, chiều nào tôi cũng ra đây chạy bộ, vừa nâng cao sức khỏe vừa để ngắm cảnh luôn. Tôi thấy từ ngày có công viên này, Việt Trì đẹp lên rất nhiều”.Tiếp nối thành công của giai đoạn 1, tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng giai đoạn 2 của dự án. Theo đó, các hạng mục còn lại là đảo Tiên Dung – Chử Đồng Tử; khu đảo Mai An Tiêm; khu Lạc Long Quân – Âu Cơ; khu Sơn Tinh – Thủy Tinh; tượng Hạt thóc thần, Trầu Cau, Bánh trưng Bánh giày; khu biểu diễn nghệ thuật hát Xoan; khu ẩm thực; trò chơi dân gian… sẽ dần được xây dựng và hoàn thiện.

Với sự ra đời công trình mang đậm bóng dáng Văn Lang xưa, vị thế của thành phố Việt Trì đã được nâng lên một tầm cao mới, xứng với danh xưng Thành phố lễ hội – cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tham khảo thêm những bài văn 🍀 Tả Công Viên Lớp 5 Ngắn Gọn 🍀

Tập Làm Văn Tả Công Viên Văn Lang Ở Hồ Chí Minh Điểm Cao

Công viên Văn Lang là một nơi lý tưởng để thư giãn và vui chơi. Công viên có diện tích khoảng 14 ha, bao gồm hồ nước, các khu vườn, cây xanh, đường đi bộ, khu vui chơi, nhà văn hóa… Công viên được xây dựng vào năm 1975, là một trong những công viên lâu đời và đẹp nhất ở thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi sáng trong công viên thật là tươi mát và yên bình. Ánh nắng nhẹ nhàng chiếu qua những tán cây xanh mát, tạo nên những bóng râm dịu dàng. Trên hồ nước, những con vịt trắng tung tăng bơi lội, thỉnh thoảng cất tiếng kêu vang. Bên bờ hồ, có nhiều người đang tập thể dục, chạy bộ, đạp xe hoặc ngồi thư giãn trên những ghế đá. Không khí trong lành và thoáng đãng.

Buổi chiều trong công viên lại rộn ràng và náo nhiệt hơn. Nhiều gia đình mang theo các bé đến công viên để chơi đùa và ăn uống. Các em nhỏ rất thích chơi trên các thiết bị vui chơi như xích đu, cầu trượt, bập bênh… Hoặc tham gia vào các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy dây, ô ăn quan… Các cô bác, cụ già thì ngồi chém gió hoặc chơi cờ tướng. Có nhiều người cũng đến công viên để thưởng thức các món ăn đường phố như bánh tráng trộn, kem que, nước mía… Khung cảnh vẫn rất sôi động và vui vẻ.

Công viên Văn Lang là một phần của tuổi thơ của nhiều người dân thành phố. Nó là nơi gắn kết tình cảm gia đình và bạn bè. Nó cũng là nơi mang lại cho mọi người cảm giác thư thái và hạnh phúc.

Mời bạn xem thêm những văn ⚡️ Tả Dòng Sông ⚡️ hay nhất

Viết một bình luận