Tả Chùa Một Cột Ngắn Gọn (7+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất)

Khám phá vẻ đẹp của chùa Một Cột, một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội qua top 7+ bài văn mẫu miêu tả hay nhất bên dưới.

Cách Tả Chùa Một Cột

SCR.VN gợi ý cho bạn cách tả chùa Một Cột đơn giản nhất cho các bạn tham khảo!

  • Bước 1: Dẫn dắt giới thiệu chung về chùa 1 Cột
  • Bước 2: Tả cảnh chùa Một Cột và tả hoạt động con người khi đến chùa
  • Bước 3: Cảm nhận của em về chùa Một Cột

Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]

Thơ Chế Em Ăn Cơm Chưa

Dàn Ý Tả Chùa Một Cột

Với mẫu dàn ý cho bài văn tả chùa Một Cột dưới đây, các em học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thành bài viết này ở nhà cũng như rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả.

1. Mở bài

  • Giới thiệu chung chùa 1 Cột
  • Ở đâu? (Chùa 1 Cột thuộc huyện Ba Đình, Hà Nội).
  • Em đến thăm vào thời gian nào? (Cách đây hơn một năm, vào dịp chùa mở hội).

2. Thân bài

  • Tả cảnh (từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao):
    • Từ trên cao nhìn xuống, bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt
    • Chùa Một Cột xây dựng vào thời nào…….
  • Tả cảnh hoạt đong của con người
  • Du khách muốn vào chùa Một Cột phải đi ……….
  • Du khách rất đông, hành hương lễ Phật cầu may và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của chùa Một Cột..

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em
    • Chùa 1 Cột là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
    • Cảnh đẹp làm lưu luyến say lòng du khách.

SCR.VN Chia Sẻ Thêm ❤️️ Tả Chùa Thiên Mụ ❤️️ Hay Nhất

7+ Bài Văn Tả Chùa Một Cột Hay Nhất

 Hi vọng với bài văn mẫu này, các em sẽ biết cách triển khai ý, tích lũy thêm vốn từ để viết bài văn tả chùa Một Cột thêm sinh động.

Đoạn Văn Tả Chùa Một Cột Ngắn Hay

Ai đã từng đến thăm một lần thì khó có thể quên được vẻ đẹp của chùa Một Cột. Nằm giữa một hồ sen, chùa giống như một bông sen quý nhất đang toả hương. Những cây đại đứng cạnh chùa như tô điểm thêm không gian cổ kính.

Mái chùa cong với nhiều đường nét tinh tế. Chùa ngự mình trên những thanh gỗ chắc chắn và có lẽ đã rất nhiều năm tuổi. Thân chùa là một cái cột rất lớn, màu nâu trầm tĩnh. Những bậc thang lên chùa đã bạc màu vì sương gió.

Mấy chậu hoa hai bên lối vào chúa đứng lặng lẽ như những chàng lính chăm chỉ canh gác ngày đêm. Vào những ngày hè, khi ánh nắng vàng chiếu xuống chùa Một Cột sáng rực lên như nụ sen hồng nở tung mình khoe sắc vẻ đẹp ấy thật cổ kính và thiêng liêng.

Cho nhiều bạn cần 👉 Tặng Acc Game Miễn Phí VIP

Thơ Chế Em Ăn Cơm Chưa

Bài Văn Tả Chùa Một Cột Ngắn Hay Nhất

Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người ta luôn nhớ đến Chùa Một Cột và em cũng nằm một trong những số họ.

Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nó là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chùa trông giống như một bông hoa sen mọc thẳng lên giữa mặt hồ. Chùa là nơi lưu giữ nhiều những giá trị lịch sử của đất nước, là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ.

Chùa Một Cột quả thật là một trong những di tích cần được bảo tồn và lưu giữ.

Văn Tả Chùa 1 Cột Điểm Cao

SCR.VN chia sẻ cho các bạn bài văn mẫu hay đặc sắc nhất văn tả chùa một Cột dưới đây

Chuyến đi thăm chùa một Cột cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như in vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh tại thủ đô.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa một Cột bắt đầu mở hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình hiếm có.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Báo 1 (1049) đời Lý Thái Tông (Lý Phật Mã). Vua Lý Thái Tông 1028 – 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên tòa sen đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm tòa sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toàn Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu chúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.

Toàn bộ bộ Liên Hoa đài được đặt, dựng cân đối trên một cột bằng đá có đường kính 1,2m bao gồm hai khối đá lớn chồng khít lên nhau. Từ đỉnh cột người ta thiết kế một hệ thống các dầm đỡ bằng gỗ tỏa ra tám góc như hình đài hoa làm điểm tựa cho ngôi đài ở trên.

Nhìn từ xa trông giống như một bông hoa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước, mang một vẻ đẹp trong sạch, trong cao, trở thành một biểu tượng cho phật pháp, cũng như biểu tượng văn hóa Việt Nam.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa. Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền lụy của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

Hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Ba Đình Hà Nội. Lúc lên xe ra về em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói tỏa. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

Mời Xem Thêm ❤️️Tả Chùa Hương Ngắn Gọn❤️️ Hay Nhất

Tả Chùa Một Cột Ngắn Gọn

Chùa một Cột là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.

Chùa một Cột Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội.

Ngôi chùa được khởi công xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông vào khoảng mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049. Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa tương truyền là xuất phát từ giấc mơ của vua Lý Thái Tông.

Chùa Một Cột được xếp vào dạng di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, đồng thời được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” trong khu vực.

Chùa Một Cột là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương em, em sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Một Cột để các bạn hiểu rõ hơn.

Mô Tả Chùa Một Cột Điểm 10

Nếu tới Ba Đình Hà Nội ta đắm chìm trong vẻ đẹp của cảnh sông nước thì đến khu du lịch văn hóa Hà Nội, ta lại chứng kiến vẻ trang nghiêm của tượng đài, chùa chiền.

Nhắc đến những công trình có kiến trúc ấn tượng khó có công trình nào vượt qua được chùa Một Cột. Tổ chức Kỉ lục Châu Á đã xác nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” năm 2012. Kỉ lục Guiness Việt Nam cũng ghi nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”.

Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc xuất sắc thể hiện tính dân tộc đậm nét. Không gian chùa là bản giao hưởng của tính sáng tạo trong kiến trúc kết hợp nghệ thuật điêu khắc đá, hội họa, chạm khắc gỗ… Tất cả đều rất dân tộc, rất Việt Nam!

Ngoài những nét kiến trúc độc đáo chùa Một Cột còn là đỉnh cao của triết học phương Đông. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không gian chùa được xây dựng hài hòa giữa triết lý âm – dương. Chùa được dựng hình vuông tượng trưng cho âm. Trong khi đó cột đỡ chùa hình tròn tượng trưng cho dương. Đó chính sự hài hòa của đất trời, sinh – tử, âm – dương…

Cụm di sản văn hóa thiên nhiên Chùa Một Cột được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ vừa hoang sơ, bí ẩn vừa thơ mộng cùng dòng nước uốn quanh chùa.

HOT 😂 8+ Cách Tán Gái Đã Có Người Yêu Dễ Đổ❤️️

Thơ Chế Em Ăn Cơm Chưa

Tả Cảnh Chùa Một Cột Hay Nhất

Em cũng như bao người khác đều có một ký ức tuổi thơ về quê hương, làng xóm. Trong đó ký ức của em về sinh hoạt và vui chơi ở nơi ngôi chùa 1 Cột gần nơi em lớn lên, cho đến giờ em vẫn không thể nào quên.

Trải qua những thăng trầm “đóa sen ngàn năm” vẫn giữ được hồn cốt của đất Thăng Long xưa. Chùa Một Cột và những giá trị mà ngôi chùa cổ này để lại sẽ vẫn luôn là những tư liệu sống mãi cho đến muôn đời sau.

Nếu ghé thăm mảnh đất cố đô, quý khách đừng quên đến thăm chùa Một Cột để cảm nhận được sự độc đáo, tài hoa của kiến trúc người Việt xưa. Bên cạnh đó chùa cũng là nơi để quý khách có thể tìm hiểu thêm về cội nguồn lịch sử Việt Nam.

Sau bao nhiêu năm em xa cách ngôi chùa, những lần về thăm quê, em đều đến thăm, viếng ngôi chùa thân thương ở đây, khi đó bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ ấu của em hiện ra, làm cho em cảm xúc dâng trào, khó tả nổi, chỉ biết ngậm ngùi, thương nhớ và đầy lưu luyến. Đây là tâm trạng của em cũng như bao bao nhiêu người con xa quê hương khi nghĩ về quê hương, nơi có ngôi chùa làng thân thương.

Đọc thêm bài ❤️️Tả Chùa Tam Chúc Ngắn Gọn ❤️️ Hay Nhất

Bài Văn Tả Chùa Một Cột Lớp 3 Ngắn Gọn Nhất

Thủ Đô Hà Nội có hơn cả 100 ngôi chùa; nhiều chùa được nhắc đến trong dân ca; tô điểm cho Hà Nội “vẽ đẹp trang nghiêm và cổ kính”:

Sen mọc trên nước lạnh
Toà pháp sạch bụi trần
Trời khuya sao lặng lẽ
Tiếng thiền thêm mông mênh

Nhưng đẹp nhất, cổ kính nhất, kì vĩ nhất là chùa Một Cột. Chùa xưa được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa. Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội.

Toàn bộ không gian chùa đều được đặt trên một trụ đá dưới hồ Linh Chiểu. Trên thực tế trụ gồm 2 khối đá nhưng được gắn kết khéo léo như một tạo nên sự độc đáo cho kiến trúc chùa. Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý.

Mái chùa lợp ngói cổ, được thiết kế khéo léo hình đao cong có đắp hình rồng chầu mặt nguyệt – còn gọi là “Lưỡng long chầu nguyệt” với nét hoa văn cực kì tinh xảo. Trong kiến trúc đền chùa từ xưa đến nay, rồng là một biểu tượng không thể thiếu.

Đây là hình tượng thể hiện sự quyền uy thần thánh và mang đậm những giá trị nhân văn, phản ánh ước vọng và trí tuệ của con người.

Nó xứng đáng được bảo vệ bảo tồn và lưu truyền lại mãi mãi về sau. Nếu ai có dịp đến thăm quê hương em, em sẽ sẵn sàng làm một hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về cảnh đẹp nơi đây và danh lam thắng cảnh chùa Một Cột để các bạn hiểu rõ hơn về ngôi chùa cổ kính này.

Tặng bạn chùm thơ tán gái mới nhất:

Viết một bình luận