SCR.VN chia sẽ đến bạn top 24+ bài văn tả về cảnh đẹp cũng như lễ hội ở chùa Hương hay và đắc sắc nhất. Tham khảo ngay để viết bài văn của mình thêm sinh động và hoàn chỉnh.
Cách Tả Chùa Hương
Gợi ý bạn cách tả cảnh hay lễ hội ở chùa Hương như sau:
- Mở bài là phần giới thiệu chung về chùa Hương, có thể nêu lên nguồn gốc, vị trí, ý nghĩa và vai trò của chùa.
- Thân bài là phần miêu tả chi tiết các đặc điểm của chùa Hương theo góc nhìn mà bạn đã chọn.
- Kết bài là phần tóm tắt lại nội dung bài văn và đưa ra nhận xét, cảm nhận cá nhân của bạn về chùa Hương.
Dàn Ý Tả Chùa Hương
Bạn có thể nắm rõ hơn các ý tả về chùa Hương thông qua mẫu dàn ý chi tiết mà SCR.VN chia sẽ bên dưới.
I. Mở bài: Giới thiệu chung về chùa Hương
- Cảnh em định tả là cảnh gì? ở đâu? (Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
- Em đến thăm vào thời gian nào? (Cách đây hơn một năm, vào dịp chùa mở hội).
II. Thân bài: Tả chi tiết cảnh chùa Hương (từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao):
- Chùa Hương nằm trong dãy núi đá vôi Hương Sơn.
- Du khách muốn vào chùa phải đi đò dọc từ bến Đục, trên suối Yến.
- Đặt chân lên đền Trình, bắt đầu leo núi.
- Các ngôi chùa cổ dựng rải rác trên núi cao, đường lên gập ghềnh, khúc khuỷu.
- Du khách rất đông, hành hương lễ Phật cầu may và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của Hương Sơn.
- Động Hương Tích có nhiều nhũ đá lấp lánh, đủ mọi hình thù rất đẹp.
- Từ trên cao nhìn xuống, bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt.
III. Kết bài: Nếu cảm nghĩ của em khi được đến thăm chùa Hương
- Chùa Hương là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
- Cảnh đẹp làm say lòng du khách.
- Em tạm biệt chùa Hương mà lòng lưu luyến, hẹn ngày gặp lại.
Tìm hiểu thêm về chùa Hương qua top văn ⚡️ Thuyết Minh Về Chùa Hương, Lễ Hội Chùa Hương ⚡️ hay nhất
10+ Bài Văn Tả Chùa Hương Hay Nhất
Tổng hợp những bài văn tả về chùa Hương hay nhất mà các bạn đừng bỏ lỡ.
Viết Đoạn Văn Tả Cảnh Chùa Hương Ngắn Hay
Vào mỗi dịp xuân về, ai ai cũng muốn trẩy hội về chùa Hương. Chùa Hương không chỉ là đất Phật mà còn là một danh lam thắng cảnh kì vĩ. Nơi đây có dòng suối Yến trong xanh, núi xanh và những trảng cỏ xanh mướt… Đi thuyền trên dòng suối trong lành giữa những dãy núi nhiều hình dáng, du khách như đang được đưa vào miền cổ tích. Những bậc thang uốn lượn như dải lụa dẫn lên các động… Hang động nơi đây là món quà của thiên nhiên ban tặng cho con người. Không chỉ có cảnh đẹp mà không gian nơi đây còn rất thoáng mát và yên tĩnh. Đến với chùa Hương, mọi người đều mong có ngày trở lại.
Tả Cảnh Chùa Hương Hay Nhất
Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như in vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.
Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mở hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho con người.
Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.
Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.
Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền lụy của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.
Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, đi theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hòa với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khỏe khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.
Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động.
Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xóa cả vùng đồi núi xung quanh.
Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng… Khách hành hương lầm rầm cầu nguyện, mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.
Hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói tỏa. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.
Chia sẽ đến bạn văn 🌺 Tả Chùa Tam Chúc 🌺 đặc sắc nhất
Văn Tả Cảnh Chùa Hương Ngắn Gọn
Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam. Vẻ đẹp của chùa Hương mang một dấu ấn rất riêng, đưa ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Em đã có dịp đến thăm chùa Hương cùng với gia đình vào dịp Tết.
Nơi đây khiến em cảm thấy vô cùng yêu mến, tự hào. Vẻ đẹp của chùa Hương nằm ở kiến trúc, khung cảnh thiên nhiên xung quanh chùa. Không chỉ vậy, chùa Hương có chứa đựng những giá trị sâu sắc về văn hóa tâm linh, lịch sử dân tộc. Khi đặt chân đến chùa Hương, con người sẽ cảm nhận được sự thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn, cũng như buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống bộn bề ngoài kia.
Có thể khẳng định rằng, chùa Hương chính là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.
Tả Lễ Hội Chùa Hương Đặc Sắc
Quê gốc của em vốn ở Hà Nội, nơi đây có rất nhiều lễ hội nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến lễ hội chùa Hương.
Chùa Hương là một tập hợp các kiến trúc đền đài, hang động, rừng núi phối hợp với nhau tạo nên một cảnh sắc kết hợp giữa nhân tạo và tự nhiên đầy tinh tế. Cứ mỗi độ tết đến xuân về là hàng nghìn phật tử, du khách từ khắp mọi miền đất nước lại nô nức tìm về đây dự hội.
Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Hương gồm có phần lễ và phần hội, phần lễ được thực hiện khá đơn giản, người đi hội lần lượt dâng những mâm hương đèn, hoa quả và đồ chay đầy ắp, rồi thành kính khấn vái, mọi người đều quan niệm rằng phần lễ có nhiều thì mới tỏ được hết tấm lòng thành kính của bản thân. Những ngày này, thỉnh thoảng các sư mới đến tụng kinh niệm phật khoảng nửa giờ. Không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm, khắp nơi đều thoang thoảng mùi thơm của nhang khói, làm cho ngày hội thêm phần linh thiêng, thanh tịnh.
Phần hội thì vui hơn nhiều, mọi người chèo thuyền vãn cảnh chùa, cảnh động, tiếp đến là hành trình leo núi, ngắm cảnh sắc thiên nhiên nơi đất Phật, tâm hồn mỗi người như được hưởng làn gió mới, thoải mái, tịnh tâm, lại càng tin yêu cuộc sống. Trong những ngày diễn ra lễ, chùa Hương lúc nào cũng đông vui, tấp nập, khắp các đền miếu, nhang khói tỏa ra nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm lên cảnh vật.
Đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc – tín ngưỡng Phật giáo, hướng con người đến chữ thiện, chữ nhẫn, mang đậm tính nhân văn, chính vì vậy em mong muốn được giữ gìn và phát huy hơn nữa.
Xem thêm top bài văn 🌻 Tả Cảnh Thanh Bình Ở Thành Phố 🌻 siêu hay
Tả Lễ Hội Chùa Hương Xuất Sắc
Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng Giêng (sau Tết Nguyên Đán) là nhà em lại chuẩn bị hành trang lên đường đi lễ hội Chùa Hương với mong muốn cầu mong một năm mới tốt lành sẽ đến với cả gia đình. Đây còn là dịp để em được ngắm nhìn, thưởng thức phong cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Sau khi xuống xe, gia đình em xuống đò, lướt theo dòng suối Yến rong xanh, chảy giữa hai bên là hai cánh đồng lúa xanh mơn mởn.
Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong những làn mây trắng mờ ào, nhìn từ xa như những làn khói, trông đẹp vô cùng! Lên tới nơi, em được chứng kiến những công trình kiến trúc tuyệt vời. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm, Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bộc đá cheo leo, gộp ghềnh, du khách sẽ lân lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hình Bồng, động Hương Tích.,,
Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cà các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Lễ hội chùa Hương lúc nào cùng đông đúc, tấp nập du khách. Trên con đường dốc đá quanh co, khách thập phương nối đuôi nhau lên xuống, Già, trẻ, gỏi, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê, Gặp nhau ai nấy đều chào câu: “Nam mô A dì đà Phật”. Nhiều cụ bà chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, bước chân đi dẻo dai Chẳng kém thanh niên, Tiếng “Nam mô râm ran suốt mọi nẻo đường. Vào ngày khai hội, Ban tổ chức có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến, hát chầu văn…
Em rất thích phong cảnh ở chùa Hương và lễ hội nơi đây. Em cảm thấy rất khâm phục tài năng và công sức của những người đã xây dựng nên những công trình ý nghĩa và tổ chức những lễ hội đặc biệt như vậy. Em mong ba mẹ sẽ cho em trải nghiệm thêm nhiều lễ hội khác nữa, để em có thêm nhiều hiểu biết về văn hóa dân tộc.
Tập Làm Văn Tả Lễ Hội Chùa Hương Điểm Cao
Hằng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Trên những triền núi cao thấp, những rừng cây, rừng mơ…. là những đoàn người nô nức chảy hội. Bộ trang phục của họ thật đẹp với những khuôn mặt rạng rỡ. Ngày 6 tháng Giêng là ngày khai hội. Đỉnh cao của lễ hội là Rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.
Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội dường như bao trùm cả xã Hương Sơn. Ngày hội làng tổ chức rước thần từ đền ra đình, cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần.
Không khí ấy làm cho mọi người sảng khoái. Trong suốt những ngày lễ hội kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ hẹn gặp nhau quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào :” Nam mô a di đà phật ” nhẹ nhàng đằm thắm và ấm áp. Vào những ngày tổ chức lễ hội chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền.
Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi phật. Và đến nay ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.
Trau dồi vốn từ, kỹ năng viết văn với top bài văn 🌺 Tả Cảnh Sông Nước 🌺 hay nhất
Tả Về Lễ Hội Chùa Hương Lớp 3 Hay Ngắn
Hôm chủ nhật vừa qua, em được xem một chương trình truyền hình rất hay. Đó là chương trình truyền hình về hội chùa Hương.
Mở đầu là quang cảnh chung của hội. Dòng người đổ về lễ hội đông như mắc cửi. Đến bến đò, những con đò đợi khách nằm sát bên nhau dọc theo bờ suối. Những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ đẹp của ngày hội chùa Hương. Trên những con đò xuôi ngược theo dòng suôi đầy những người với quần áo chỉnh tề. Rừng mơ rung rinh lá như đón mời khách thập phương.
Dọc theo bờ suối, muôn vào trong động, mọi người ghé vào ngôi chùa đầu tiên bên phải dòng suối. Ai nấy đem lễ lên và thắp hương cúng vái. Không khí mùa xuân hòa trong khói hương mờ ảo tạo nên vẻ đẹp lạ kì. Rồi dòng người trên những con đò lại tiếp tục đi vào động. Ngay khi lên bờ, ta thấy có những nhà hàng để cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống. Tiếp theo là những cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Rồi mọi người lên chùa. Ai nấy lại vào thắp nhang. Theo đường cáp treo, mọi người lên trên động Hương Tích. Theo bậc thang đi xuống động Hương Tích nằm sâu dưới lòng đất. Trong động, người đứng chen nhau. Các cụ già đầu tóc bạc phơ đang khấn vái với tấm lòng thành kính. Chỉ xem trên truyền hình mà em thấy cảnh chùa Hương đẹp huyền ảo. Em tự hào vì đất nước mình có nhiều cảnh đẹp như vậy.
Kì nghỉ hè tới, em sẽ xin bố mẹ cho em được đi hội chùa Hương, để em được hòa mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng.
Tả Cảnh Chùa Hương Lớp 3 Chọn Lọc
Thành Phố nơi em ở có cứ mỗi dịp tết đến xuân về mọi người cùng nhau đến Chùa Hương để cầu nguyện một năm mới tốt lành an lộc.
Bước vào em có thể cảm nhận mùi hương khói hầu như bao quanh . Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Lên tới nơi, em được chứng kiến những công trình kiến trúc tuyệt vời. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm.
Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bộc đá cheo leo, gộp ghềnh, du khách sẽ lân lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hình Bồng, động Hương Tích. Đến đây nơi thiêng liêng này mọi người chắc chắn sẽ đều có cảm giác như trút bỏ được tất cả mọi phiền toan trong lòng.
Lúc mỏi chân, em tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khỏe khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình. Nơi đây hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách lúc gần lúc xa. Đứng trên cửa động, em được hít căng lồng ngực không khí thơm, trong lành.
Được chúa Trịnh Xâm ca ngợi là “Nam Thiên đệ nhất động”. Từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Đáy rộng và phẳng có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn nến lung linh huyền ảo. Những nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vòng. Nếu muốn tham quan hết chùa Hương chắc phải mắt khoảng hai ba ngày.
Mỗi lần được đến chùa em lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào vì đất nước mình có danh lam thắng cảnh đẹp đến như vậy.
SCR.VN chia sẽ đến bạn những 🍁 Bài Văn Tả Cảnh Biển Lớp 3 🍁 xuất sắc nhất
Tả Chùa Hương Lớp 5 Chi Tiết
Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, cách trung lâm Thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đinh, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò đọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cảnh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!
Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa ngoài rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bổng… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khối hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng.
Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hổn đểu lâng lâng, thoát tục. Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối theo nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hoá thành quen qua câu chào: “Nam mô A Di Đà Phật”. Nhiều cụ bà chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, chân bước thoăn thoắt chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường.
Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân.
Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tinh. Du khách khoan khoái hít căng lổng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”.
Nhìn từ bên ngoài, cửa động giống như miệng một Con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động bằng phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cẩu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc… Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên… cứ việc thắp nhang rổi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ trì cho được như ý.
Đi hội chùa Hương ít nhất phải hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bổng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bống, ta sẽ đắm minh trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.
Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi người đều có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắng xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước : Muốn ăn rau sắng Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa… Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau.
Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.
Bài Văn Tả Về Chùa Hương Lớp 5 Ngắn Hay
Chùa Hương rất đẹp và yên bình. Nó nằm ở giữa các ngọn núi xanh mướt và gần một con sông êm đềm. Có một cầu đẹp bắc qua con sông để đến chùa. Con sông phản chiếu ánh nắng mặt trời, tạo nên bức tranh rất đẹp.
Khi vào chùa, em thấy nhiều cây xanh vươn cao và tạo bóng mát. Bầu không khí ở đây rất trong lành và thanh bình. Chùa có những tượng Phật và tượng thầy rất đẹp. Chúng đều được làm bằng đá và vẻ đẹp rất tinh tế.
Ở Chùa Hương, em cũng có thể đi thuyền trên con sông và thăm những hang động đẹp. Trên thuyền, em có thể ngắm cảnh và cảm nhận vẻ đẹp của núi và sông. Cảnh quan ở đây thật tuyệt vời và rất thú vị!
Tất cả những điều này khiến Chùa Hương trở thành một địa điểm đẹp và thú vị để du lịch và tìm hiểu về tâm linh.
Tuyển tập những bài văn 🌹 Tả Hồ Xuân Hương Lớp 5 🌹 hay nhất