Phân Tích Đò Lèn Nguyễn Duy [23+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

Phân Tích Đò Lèn Nguyễn Duy ❤️️23+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Bài Viết Đặc Sắc Được SCR.VN Chọn Lọc Giúp Bạn Học Tốt Ngữ Văn.

Dàn Ý Phân Tích Đò Lèn Nguyễn Duy

Tham khảo dàn ý phân tích Đò Lèn Nguyễn Duy dưới đây với bố cục và những luận điểm chính giúp các em học sinh nắm được định hướng khi viết bài.

a) Mở bài phân tích Đò Lèn: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

  • Nguyễn Duy là nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường, những giá trị khiêm nhường mà bền vững.
  • Bài thơ Đò lèn được sáng tác vào tháng 9 – 1938 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.

b) Thân bài phân tích Đò Lèn:

*Luận điểm 1: Hình ảnh người bà tảo tần trong kí ức của người cháu

-Những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch:

  • Vui thích với những trò chơi trẻ thơ: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá.
  • Say mê thế giới thần tiên: chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ấn tượng mùi huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
  • Gợi nhớ những kỉ niệm xưa, thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu.
  • Ngoài ra nó còn là cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà.

-Hình ảnh người bà qua kí ức của tác giả:

  • Bà âm thầm vượt qua mọi cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy người cháu mồ côi và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt.
  • Bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.
  • Nét vẽ rất thực, rất đậm trong hình tượng về người bà của nhà thơ; và cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam chúng ta.
  • Bà là một phần của tuổi thơ cháu, thân thương và gắn bó biết bao: níu váy bà đi chợ Bình Lâm,…
  • Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu, thánh thiện. Tiên, Phật, Thánh soi sáng lòng từ bi, bác ái mà bà hướng tới.
  • Sống trong tình thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà.
  • Trước người bà giản dị, lam lũ mà tràn đầy tình yêu thương con cháu, tràn đầy nghị lực cao cả, người cháu vừa rất mực yêu quý và trân trọng bà. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những cái cò lặn lội trong cuộc đời.

*Luận điểm 2: Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu

-Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:

  • Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà.
  • Yêu thương, tôn kính, tri ân sâu sắc đối với bà.
  • Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng: “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn / Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”

-Nỗi xúc động của đứa cháu khi đứng trước ngôi mộ bà ngoại:

  • Dòng sông xưa: sông Chu, sông Mã, sông Đò Lèn.
  • “Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi” : hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự đổi thay của quê hương, xứ sở.
  • “Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi” : man mác buồn, triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ; nỗi hân hận của người cháu vì năm xưa đã vô tâm, không thể chăm sóc bà.

*Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Đò Lèn:

  • Sử dụng thủ pháp đối lập, phép so sánh đối chiếu
  • Giọng điệu thành thực, thẳng thắn
  • Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
  • Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh dân gian.

c) Kết bài phân tích Đò Lèn:

  • Khái quát giá trị nội dung bài thơ
  • Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

Tiếp theo bài phân tích Đò Lèn, đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Ánh Trăng Nguyễn Duy 🔥 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Phân Tích Đò Lèn Hay Nhất – Mẫu 1

Đón đọc bài văn mẫu phân tích Đò Lèn hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Người bà đã trở thành một hình tượng quen thuộc trong văn học Việt Nam. Hình tượng ấy luôn được các nhà văn, nhà thơ nhắc tới bằng những lời lẽ ngợi ca, trân trọng. Và người bà trong bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy cũng được ông khắc họa bằng những lời thơ hàm súc và chan chứa tình cảm như vậy.

Bài thơ này được ông sáng tác nhân một dịp trở về quê hương năm 1983. Bao nhiêu kí ức thời thơ ấu được ông tái hiện qua hai khổ thơ đầu tiên:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

Những địa danh được tác giả liệt kê như cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng đều là những địa danh mà thời thơ ấu ông đã đặt chân đến. Sự hiếu động, nghịch ngợm của một đứa trẻ được thể hiện qua các hành động câu cá, níu váy bà, “bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật”, ăn trộm nhãn ở chùa, đi xem cô đồng,… Đó là những trò chơi thuở nhỏ mà Nguyễn Duy đang lặng mình hồi tưởng. Thì ra nhà thơ đã có một thời thơ ấu như thế. Một tuổi thơ gắn liền với người bà yêu dấu.

Chi tiết “níu váy bà đi chợ” gợi ra cho bạn đọc hình ảnh một cậu bé đang tung tăng, vui sướng khi được bà dắt đi chợ cùng. Chắc hẳn cậu đang háo hức chờ đợi những thức quà quê được bày bán ở phiên chợ. Có đứa trẻ nào không mong ngóng người bà, người mẹ đi chợ về? Có đứa trẻ nào không reo lên sung sướng khi nhận được những thứ quà quê từ phiên chợ. Có lẽ gia đình cậu không phải là một gia đình khá giả nên cậu mới “chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng”.

Không gian tuổi thơ của cậu gắn liền với thế giới tâm linh của các ngôi đền, ngôi chùa. Một trong những ngôi đền ấy là đền Sòng. Tại đây, nhà thơ đã cảm nhận được mùi thơm của hoa huệ trắng hòa quyện với khói trầm và đây cũng là nơi ông được nghe điệu hát văn của cô đồng. Những kí ức ấy đã in đậm trong tâm trí nhà thơ khiến ông không thể nào quên được.

Có lẽ vì quá hồn nhiên, vô tư mà Nguyễn Duy không nhận ra được sự vất vả, cực nhọc của bà:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”

Dường như Nguyễn Duy đang cảm thấy ân hận vì mình đã quá vô tâm với bà. Người bà phải tần tảo sớm hôm, không ngần ngại gian khổ để chăm lo cho cuộc sống của cháu được đủ đầy. Người bà như đang gánh vác phần trách nhiệm của bố mẹ đứa cháu. Bà thay bố mẹ chăm sóc cháu lớn khôn thành người. Tình yêu thương của bà là vô giới hạn, bà không quản ngại những đêm hàn giá lạnh đi “mò cua xúc tép”, đi “gánh chè xanh”, “bán trứng” để chăm lo cho cuộc sống hàng ngày.

“Thập thững” là từ láy chỉ những bước chân không chắc chắn, bước thấp bước cao không được vững chãi. Đồng Quan, Ba Trại, quán Cháo, Đồng Giao, ga Lèn là nơi mà hằn in bước chân và sự lam lũ của bà. Khi thuở nhỏ, nhà thơ chưa nhận ra sự hi sinh của bà. Ông “đâu biết” sự cơ cực, tảo tần ấy. Chỉ đến khi lớn lên, khi bà đã ra đi về một thế giới khác thì tác giả mới nhận ra điều đó. Cũng vì thế mà ông day dứt khôn nguôi.

Đối với Nguyễn Duy, người bà giống như một vị thánh thần:

“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
cả năm đói, củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”

Người bà được ví với những hình tượng thiêng liêng như “tiên, Phật, thánh, thần”. Phải chăng bà cũng vĩ đại như họ? Tình yêu thương bà dành cho cháu nhiều như thế nào chỉ có cháu là người hiểu nhất. Những năm đói kém, mất mùa hai bà cháu phải ăn “củ dong riềng luộc sượng”. Đó là thứ không hề dễ ăn nhưng trong hoàn cảnh như vậy thì củ dong riềng cũng trở thành loại thực phẩm cần thiết. Rồi đến khi:

“Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền”

Thì người bà lam lũ ấy lại đi “bán trứng ở ga Lèn”. Ngôi nhà là nơi mọi người thường trở về để quây quần, tụ họp, để ngơi nghỉ sau những lo toan, mệt nhọc nhưng sự ác liệt của chiến tranh đã cướp đi ngôi nhà ấy. Bom Mĩ đã làm cho đền, chùa “bay tuốt”. Vậy là những không gian tâm linh đã gắn bó với tuổi thơ của cậu bé không còn nữa. Đau xót biết nhường nào khi những gì thân thuộc nhất cũng không thể giữ lại được.

Cuộc sống muôn ngàn khó khăn và chiến tranh luôn đầy rẫy nguy hiểm nhưng người bà vẫn phải bươn chải sớm hôm để nuôi nấng đứa cháu khôn lớn. Vì đứa cháu chỉ có bà là chỗ dựa tinh thần duy nhất nên bà không cho phép mình gục ngã. Dù có phải đi “bán trứng” hay “mò cua xúc tép” thì bà cũng không quản ngại khó khăn.

Tất cả tình yêu thương bà dồn hết vào đứa cháu nhưng đến khi lớn lên thì người cháu ấy mới thấu hiểu được sự hi sinh thầm lặng của bà:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm mồ thôi”.

Thời gian trôi đi, cậu bé tinh nghịch ngày nào đã trở thành một người lính anh dũng. Thời gian đi lính cũng là thời gian anh không về quê ngoại thăm bà được, đến khi trở về thì “bà chỉ còn là một nấm mồ thôi”. Người bà đã ra đi mãi mãi để lại trong nhà thơ bao nỗi xót xa, day dứt khôn nguôi. Khung cảnh làng quê vẫn thế, dòng sông năm xưa vẫn “bên lở, bên bồi”, chỉ là thiếu vắng hình bóng người bà thân thuộc.

Người lính thương nhớ, nghẹn ngào trước sự ra đi của bà. Anh tự trách mình đã không nhìn thấy nỗi cơ cực của bà sớm hơn, không biết yêu thương bà sớm hơn. Đứng trước nấm mồ của người bà đã khuất, tác giả vô cùng ân hận vì biết thương bà quá muộn.

Ngay cả những giây phút cuối cùng của cuộc đời, người bà ấy cũng không được gặp mặt đứa cháu mà mình đã hết mực thương yêu. Đọc đến những dòng thơ này chắc hẳn ai cũng rưng rưng xúc động vì bắt gặp bản thân mình trong đó. Có lẽ con người ta chỉ biết trân trọng những gì đã mất đi mà không để tâm đến những điều còn đang hiện hữu.

“Đò Lèn” là lời tâm sự chân thành của tác giả với bạn đọc về người bà yêu dấu của mình. Nguyễn Duy đã sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị để viết về thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Bài thơ đã chạm đến cảm xúc của đông đảo các thế hệ độc giả và trở thành một trong những bài thơ nổi tiếng viết về đề tài người bà trong nền văn học Việt Nam.

Ngoài phân tích Đò Lèn, giới thiệu cùng bạn 🍀 Phân Tích Tuyên Ngôn Độc Lập 🍀 14 Bài Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Đò Lèn Ngắn Gọn – Mẫu 2

Bài phân tích Đò Lèn ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập tác phẩm và chuẩn bị cho bài viết của mình trên lớp.

Bên cạnh sự thành công của các tác phẩm như: “Cát trắng”, “Ánh trăng”, “Đãi cát tìm vàng”,… thì bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy cũng đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Bài thơ này được ông viết năm 1983, trong một dịp trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.

Nhắc đến tuổi thơ là nhắc đến những hình ảnh đẹp đẽ, yên bình nhưng Nguyễn Duy lại nhắc về tuổi thơ của mình với những kỉ niệm trong thời chiến tranh loạn lạc:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần.”

Tuổi thơ của tác giả là những lần đi câu cá, theo bà đi chợ, bắt chim sẻ, đi ăn trộm nhãn. Không chỉ có vậy, trong tuổi thơ ấy tác giả còn được theo bà lên đền Cây Thị, đi xem lễ đền Sòng, đi nghe điệu hát văn của cô đồng. Chúng ta có thể nhận thấy đây là một cậu bé tinh nghịch, vô tư, hồn nhiên và rất hiếu động.

Những kí ức tuổi thơ của cậu không gắn với bè bạn, những đứa trẻ đồng trang lứa mà lại gắn bó mật thiết với người bà ngoại. Nhờ có bà mà người cháu biết được những nơi chốn, địa điểm tâm linh của con người và đời sống tinh thần của họ vô cùng phong phú. Bà và cháu gắn bó với nhau thật khăng khít bởi cậu bé ấy luôn đi theo bà dù là đi chợ hay đi lên đền, lên chùa.

Chính vì vô tư như vậy nên khi tác giả nhận ra sự lam lũ của bà cũng là lúc bản thân day dứt trong niềm ân hận:

“Tôi đầu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.”

Tuổi thơ ham chơi nên cậu đã không nhận ra được bà đã phải vất vả, tần tảo như thế nào vì cuộc sống mưu sinh. Hết đi mò cua xúc tép bà lại đi gánh chè, bán trứng. Bà đã gánh thêm cả trách nhiệm của người cha, người mẹ để nuôi cậu khôn lớn. Đến đây, tác giả không còn gợi nhắc đến những trò chơi của tuổi thơ nữa mà thay vào đó là hình ảnh kiên cường, sự hi sinh của người bà.

“Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư – thực
Giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”

Tình yêu thương của bà thật giống với tiên, Phật, thánh thần, cả luôn hi sinh, chịu những vất vả, cực nhọc để nuôi dưỡng cháu trưởng thành. Dù có gặp phải bao nhiêu khó khăn thì bà vẫn cam chịu, không lùi bước. Sự kham khổ trong những năm đói phải ăn củ dong riềng luộc sượng nhưng tác giả vẫn nghe thấy đâu đây mùi thơm của huệ trắng, hương trầm. Phải chăng mùi hương ấy là sự ám ảnh của quá khứ, của những ngày cậu đi theo bà lên đền Sòng, đền Cây Thị?

Người bà đã chịu nhiều khổ cực nay lại phải kiên cường chống lại sự ác liệt của cuộc chiến tranh phi nghĩa:

“Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất
Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.”

Cuộc sống cơ cực là thế, nhà bà bị bom Mĩ giội bay mất, những nơi linh thiêng phục vụ đời sống tinh thần con người nói chung và của bà nói riêng như chùa chiền cũng bay. Người bà lại một mình bươn trải với cuộc sống bằng nghề bán trứng. Còn gì vất vả hơn những gian khổ bà trải qua? Đạn bom không hủy diệt đi sức sống của bà mà nó khiến cho bà càng trở nên kiên cường, mạnh mẽ. Sự mạnh mẽ ấy chính là sự mạnh lẽ của những con người anh hùng, vĩ đại.

Thời gian thoăn thoắt thoi đưa, chẳng mấy chốc cậu bé năm nào đã trưởng thành:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.”

Tác giả xót xa, ân hận vì cho đến tận khi trưởng thành mới thấu hiểu được nỗi cơ cực, sự hi sinh của bà. Khi người cháu muốn báo ơn thì người bà đã không còn nữa. Khổ thơ là sự đau đớn, giằng xé đến ngậm ngùi vì mất đi một người thân yêu, gần gũi nhất.

Khi người cháu đi lính trở về, muốn được nhìn thấy, báo đáp công ơn của bà thì “bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”, niềm xúc động đã vỡ òa bật thành tiếng khóc nức nở. Có ai không động lòng xúc động, không nghẹn ngào tiếng nấc trước cảnh tượng đó. Sự ân hận đã trở nên muộn màng, day dứt tâm can tác giả.

Bằng giọng điệu chân thành, sâu sắc và sự thành công khi sử dụng phép đối giữa hai bờ hư – thực, giữa bà ngoại với tiên, Phật, thánh, thần và giữa sự hiếu động, vô tư của người cháu với những cơ cực, hi sinh của người bà đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Nguyễn Duy không cần mượn một hình ảnh biểu tượng nào thể hiện tình cảm với người bà mà ông đã trực tiếp biểu lộ tình cảm ấy qua hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo. Chính điều đó đã để lại những dư âm vang vọng trong lòng độc giả.

Cùng với phân tích Đò Lèn, mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Phân Tích 14 Câu Đầu Bài Tây Tiến 🌟 11 Mẫu Cảm Nhận Hay

Phân Tích Bài Thơ Đò Lèn Học Sinh Giỏi – Mẫu 3

Văn mẫu phân tích bài thơ Đò Lèn học sinh giỏi dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Nguyễn Duy là một nhà thơ có nhiều đóng góp trong nền thơ ca Việt Nam, bản thân tác giả là một người sớm mồ côi cha mẹ nên cảm xúc của ông về tuổi thơ của mình thật gần gũi và nó gắn bó trong quãng đời của ông, chính vì vậy những cảm xúc đó đã tạo cho ông những nguồn cảm hứng để sáng tác lên bài Đò Lèn.

Trong một lần về thăm lại quê hương những cảm xúc của quê hương lại vọng lại trong kí ức của tác giả, ông nhớ lại những kí ức xưa bên bếp lửa và những hình ảnh khác khi sống bên người bà của mình, những hình ảnh đó hiện lên trong con người của tác giả có lúc vui có lúc buồn nó đan xen và tạo nên những cung bậc đan xen và thầm kín sâu lắng.

Mở đầu bài thơ tác giả đã nói về nỗi nhớ thương trong tâm hồn của tác giả và hình ảnh đó đã tạo nên những nỗi nhớ da diết và dâng trào trong trái tim của tác giả, hình ảnh ấy đã đọng lại trong tim tác giả một cách sâu sắc.

Hình ảnh trong những dòng thơ đầu thì cậu bé Duy là một người tinh nghịch, với những trò chơi dân gian phổ biến, lúc thì đi bắt cá lúc thì đi bắt chim sẻ, những hình ảnh đó hiện lên thật sinh động trong con người của tác giả bởi hình ảnh đó hiện lên thật sinh động và ý nghĩa, niềm vui của tác giả về kí ức tuổi thơ khi được chơi những trò chơi đó.

Trong kí ức về tuổi thơ có những hình ảnh về những mùi hoa huệ thơm ngào ngạt hòa vào cùng mùi hương bay thấp thoáng trong khoảng không gian ở chùa Trần, tác giả đã nói lên những nỗi nhớ về khoảng thời gian đã qua của mình, giờ đây khi tác giả hồi ức lại thì đó chỉ còn là những nỗi nhớ thương, và xen vào các hình ảnh khác đó là một hình ảnh lắng động nhiều cảm xúc và những nỗi nhớ miên man trong tình yêu tuổi thơ của mình:

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Hình ảnh đó đã đan xen trong tâm hồn của tác giả sinh động và thật ngộ nghĩnh nó đang bao trùm lên một khoảng không gian vô tận và cuốn hút vào những thú vui của dân gian bằng những câu chuyện hay và nó đem lại cho tác giả nhiều cảm xúc và những hương vị ngọt ngào về một tuổi thơ của mình, các hình ảnh khác cũng được hiện lên đó là những khoảng không gian thanh bình yên tĩnh nơi tác giả đã từng sống.

Niềm vui của tác giả là được hòa nhập và tạo nên những nỗi nhớ thương trong tâm hồn của tác giả, những nỗi nhớ và hoài niệm đó đã làm cho tác giả nhớ mong và hồi ức lại kí ức tuổi thơ của mình, toàn bộ những hình ảnh và kí ức của tuổi thơ đã được tác giả miêu tả lại để qua đó nói lên những nhịp điệu nhẹ nhàng và vô cùng tha thiết nó làm cho mỗi chúng ta đều cảm thấy nhớ thương trong kí ức của mình.

Hình ảnh về một con người tuổi thơ đã tràn ngập trong tâm trí của tác giả, hàng loạt các hình ảnh khác cũng vô cùng thiêng liêng đã gắn bó với tác giả, sớm mồ côi cha mẹ nên tác giả phải ở cùng với bà ngoại hình ảnh gắn bó với người bà cũng đã hiện lên trong kí ức của tác giả:

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Những hình ảnh trong kí ức của tác giả về người bà của mình đó là một người bà tần tảo chịu thương chịu khó, cả cuộc đời của bà lam lũ vất vả để kiếm tiền nuôi cháu. Dù cuộc sống của hai bà cháu vô cùng cực khổ vất vả nhưng người bà này vẫn lam lũ để có thể nuôi nấng người cháu của mình, hình ảnh ấy đã thấm đẫm trong tinh thần của người bà.

Trong những ngày gió rét bà vẫn thập thững những bước đi để kiếm tiền nuôi cháu, có khi mò cua bắt cá nuôi cháu từng ngày, kí ức về người bà làm cho tác giả nhớ tới những kỉ niệm của hai bà cháu, tác giả mong ước và đang hồi ức lại những thời gian bên bà, hình ảnh về người bà của mình đang lam lũ vất cả từng ngày để kiếm sống nó đã làm cho tác giả có những cái nhìn sâu sắc hơn về chính cuộc đời của bà mình.

Nhiều những chi tiết đã được thể hiện sâu sắc qua bài viết qua đó nó thể hiện những nỗi nhớ thương và bao cung bậc cảm xúc dâng trào trong tâm hồn của tác giả, tác giả đang nhớ mong và có hồi ức đẹp về người bà của mình, sự tần tảo đó làm giờ đây khi tác giả nhớ thương lại tác giả có những cảm hứng về những niềm tin và mong ước được đền đáp công ơn nuôi nấng về người bà của mình.

Trong những kí ức đẹp đấy tác giả đang nhớ mong và da diết trong tình cảm của mình đối với người bà, tác giả nhớ thương lại từ những hình ảnh thân thuộc và nó gần gũi trong tâm hồn của con người dường như tác giả đang cố nhớ lại những kí ức đó bởi kí ức đó thật đẹp và nó tạo nên nhiều ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của con người, nhiều hình ảnh đẹp gợi cảm và vô cùng mạnh mẽ nó đã thu hút nhiều sự chú ý và cũng vô cùng sâu sắc của tác giả.

Tác giả đang tạo nên những cung bậc khác nhạt nhòa và mang những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn tác giả, vượt qua bao khó khăn và thử thách gian lao của cuộc sống người bà vẫn lặng lẽ và hy sinh cuộc đời của mình cho người cháu để làm nên những điều thật diệu kì, tác giả đã hình dung nhiều hình ảnh khác cũng sinh động và hấp dẫn hơn, nó mang đậm nét những yếu tố diệu kì và cũng mang đậm những nét tiêu biểu cho những thế hệ khác:

Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

Cảm xúc của nhà thơ đã được thể hiện chân thực và nó mang những dấu ấn trong tâm hồn của tác giả, ông dường như đang nói về những kí ức đó để hồi ức và nhớ thương có chút tiếc nuối về quãng thời gian đã qua của mình, hình ảnh xảy ra đã mang nhiều tiếc nuối trong tâm hồn của tác giả, ông đang rung động và có những nỗi nhớ thương sâu sắc về kí ức tuổi thơ của mình.

Hàng loạt những hình ảnh khác cũng sinh động và vô cùng hấp dẫn nó tạo nên những cung bậc riêng và giàu cảm xúc trong lòng tác giả, một trong những nỗi nhớ thương thầm kín và sâu sắc đó là nỗi nhớ về một quãng thời gian đã qua chúng ta không ai không từng có kí ức tuổi thơ, vậy mà tác giả đã vẽ lại để mỗi chúng ta có những khoảng thời gian riêng để nghĩ về những kí ức và nhiều kỉ niệm vui đến vậy.

Hình ảnh về người bà và hàng loạt những hình ảnh gắn với tuổi thơ của tác giả đã được tác giả thể hiện nó một cách cụ thể và sinh động hơn nó đã mang đậm và có những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn của tác giả, những nỗi nhớ mong đó đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người.

Những lời xám hối và tiếc nuối về những khoảng thời gian đã qua đã được thể hiện sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, ông dường như đang tiếc nuối về những khoảng thời gian đã qua, nhiều hình ảnh khác cũng thể hiện được điều đó, những hình ảnh sinh động và hàng loạt những chi tiết gợi hình gợi cảm đã được thể hiện sâu sắc trong bài thơ.

Mỗi chúng ta đều có quyền tự hào về kí ức của mình, nhưng chúng ta chắc hẳn cũng có những phút tiếc nuối về những gì đã qua đi, những điều tác giả đã tiếc nuối trong khổ thơ này đó là những gì đã qua mà tác giả không làm được hình ảnh của những kí ức tuổi thơ đã vang vọng trong tâm hồn của người một cách mạnh mẽ nó đang cuốn hút và tạo nên nhiều khoảng không gian riêng và bao trùm sâu lắng lên tâm hồn của người.

Những kí ức đó tác giả đang tiếc nuối vì chưa có cơ hội báo đáp công ơn nuôi dưỡng của bà, hình ảnh đó thể hiện những nhớ thương, khi giờ đây bà chỉ còn là nấm mồ tác giả đau xót và xám hối về lương tâm của mình, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta hãy sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc ở phút giây hiện tại và sống với hiện thực và đó là những điều mà khi qua đi chúng ta không thấy tiếc nuối nữa.

Tình bà cháu đã thể hiện sâu sắc trong tác phẩm này đó là những lời ngọt ngào và sâu lắng từ trong trái tim của tác giả.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Phân Tích Nghệ Thuật Bài Thơ Đò Lèn – Mẫu 4

Chia sẻ văn mẫu phân tích nghệ thuật bài thơ Đò Lèn với những phân tích chuyên sâu và đặc sắc giúp các em học sinh luyện tập nâng cao kỹ năng nghị luận tác phẩm văn học.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng có một nhận xét rất thú vị về nhà thơ Nguyễn Duy như sau: “Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó”.

Có thể nói thơ Nguyễn Duy khá đặc biệt khi trong những vần thơ ngang tàn, phóng khoáng và hồn nhiên tưởng như không chút gì suy nghĩ, nhưng tận sâu bên trong lại là những ẩn ý chiêm nghiệm sâu sắc về chính cuộc đời, rất trầm tĩnh và lặng lẽ thấm vào tâm hồn người đọc, rồi đột nhiên vỡ ra khiến người ta phải giật mình suy nghĩ lại về những chặng đường, về tình cảm của bản thân trong suốt những năm tháng đã qua.

Tiêu biểu cho cái lối viết ấy phải kể đến tác phẩm Ánh trăng, chiêm nghiệm về tấm lòng dễ đổi thay của con người xấu hổ trước sự thủy chung son sắt của trăng sáng trên cao.

Nhưng rồi đến Đò Lèn người ta lại càng thấm thía hơn trong nỗi suy tư với cái vất vả của người bà trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, cùng với tuổi thơ hồn nhiên, chưa biết nghĩ của người cháu. Để rồi khi lớn lên, khi cháu đã trưởng thành, đã chinh chiến xa xăm, khi đất nước đã độc lập thì bà cũng chỉ còn một nấm cỏ xanh, người cháu nuối tiếc cũng đã muộn màng.

Nguyễn Duy từng là một người lính thông tin tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, nên trong thơ ông hình tượng người lính cũng thường trở đi trở lại nhiều lần, đặc biệt là trong những đề tài chiến tranh với quê hương đất nước. Ở đó ông không đi tìm những vẻ đẹp hoành tráng, kiêu hùng mà thay vào đó Nguyễn Duy lại thường chú ý đến những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị, thấm sâu trong từng ký ức tuổi thơ, là nỗi vất vả, cực nhọc trong lao động của những người nông dân trong kháng chiến.

Ở Đò Lèn cũng vậy, cả bài thơ là một miền ký ức có vui vẻ, hồn nhiên nhưng cũng có những ký ức về một thời chiến tranh tàn phá ác liệt. Tuy nhiên đọc thơ của Nguyễn Duy không phải để buồn mà để suy nghĩ, để chiêm nghiệm, thế nên giọng thơ ông rất thoải mái, đôi chỗ mặc dù thực tế vô cùng tàn khốc nhưng ông cũng dùng cái giọng thơ hóm hỉnh để che lấp đi, rồi hướng người ta về một thứ tình cảm khác đó là tình thân.

Xuyên suốt Đò Lèn là hồi ức của Nguyễn Duy, trong đó hai khổ thơ đầu là tuổi thơ của tác giả với những năm tháng rong chơi, hồn nhiên rất chân quê mộc mạc.

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

Có thể nói rằng qua hồi ức của Nguyễn Duy, nhà thơ đã có một tuổi thơ rất đẹp, rất đúng nghĩa, ở đó hiện lên hình ảnh một cậu bé tinh nghịch, năng động, rong chơi khắp làng xóm, vừa “câu cá” vừa “bắt chim”, đôi khi có cả ‘ăn trộm”, rồi cũng rất ưa chỗ đông người, ưa thích món quà vặt nên mới “níu váy bà đi chợ”.

Các địa danh cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng hiện lên thật gần gũi và gắn bó chặt chẽ với tuổi thơ của tác giả, mang đậm nét văn hóa làng, xã của Việt Nam – cái đã làm nên Đất Nước theo như phong cách triết luận của Nguyễn Khoa Điềm.

Thêm vào đó, chất thôn quê, dân dã còn hiện lên thông qua những chi tiết về phong tục tập quán đặc sắc của người Việt xưa trong cảnh “xem lễ đền Sòng”, thấm đượm hồn quê với “với điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”, vấn vương cả mùi nhang trầm linh thiêng, cùng với hương huệ trắng tinh khiết cao nhã.

Cùng với cái cảnh nghèo khó, bình dị, đơn sơ trong chi tiết “chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng” phản ánh tâm hồn trong sáng, thuần phác, hồn nhiên, ngộ nghĩnh của một cậu bé chân quê, đại diện cho cả một làng quê xưa. Bấy nhiêu đó thôi cũng khiến người ta hoài niệm, tự hào và thêm yêu thương những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

Tuổi thơ Nguyễn Duy tuy nghèo khó, vất vả nhưng tác giả vẫn được rong chơi, nghịch ngợm trải nghiệm như thế phần lớn là nhờ sự gánh vác, trông nom của người bà. Trong tâm khảm Nguyễn Duy hình ảnh bà ngoại chính là hình ảnh gần gũi, thân thuộc nhất, để mỗi khi nhắc về nhà thơ lại mang nhiều cảm xúc ngổn ngang, là nối hối hận, xót xa, là nỗi niềm thương bà mình sao khổ cực quá.

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”

Nguyễn Duy nhẹ thốt lên đầy hối hận và xót xa “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”, điều ấy chẳng thể trách bởi với một đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn, sự ngây thơ, hồn nhiên và cái tính ham chơi, nghịch ngợm đã không để cho nhà thơ suy nghĩ được nhiều đến thế, chỉ đến khi đã lớn, đã chinh chiến xã xôi, Nguyễn Duy mới như bừng tỉnh, giật mình nhớ về dáng người bà năm xưa tảo tần nuôi mình khôn lớn.

Ký ức như một cuốn băng chậm rãi đưa tác giả về những hình ảnh ố vàng vết bụi của thời gian đó là những ngày “bà mò cua xúc tép ở đồng Quan”, những hôm “bà đi gánh chè ở Ba Trại”, gót chân bà “thập thững những đêm hàn” cơ hồ đã nhẵn cả Quán Cháo, Đồng Giao. Hình tượng người bà chính là đại diện cho đức tính hi sinh, chịu thương chịu khó, dang đôi vai gầy gồng gánh hết khổ cực, một lòng lòng vì con cháu của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Có lẽ hình ảnh người bà và cảm xúc của Nguyễn Duy trong đoạn thơ này cũng tương đồng với Bằng Việt trong bài thơ Bếp lửa “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”, đó là tấm lòng yêu thương, kính trọng và nỗi xót xa cho những khó nhọc mà bà ngoại mình đã phải trải qua trong cả cuộc đời, để cho đứa cháu được một tuổi thơ êm đềm hạnh phúc, vô lo vô nghĩ. Trong đôi mắt của Nguyễn Duy tình cảm của bà ngoại dành cho ông thật ấm áp, dịu dàng và thánh khiết vô cùng.

“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”

Nguyễn Duy đứng giữa “bờ hư-thực” để nghĩ về bà, dùng tấm lòng trong suốt, tinh tế để cảm nhận về bà và tình cảm của bà, bà luôn dành cho cháu thứ tình cảm nhân từ, độ lượng, yêu thương vô cùng. Bà nhường cháu “củ dong riềng luộc sượng” trong những năm đói mòn, đói mỏi, cháu ăn vào mà như ăn cả tình thương ấm áp, dịu dàng của bà, ôi sao ngon ngọt thế cái tình thương “mùi huệ trắng hương trầm” thiêng liêng, quẩn quanh tràn đầy trong ký ức.

Cái mùi thơm của huệ trắng của nhang trầm ấy đã trở đi trở lại hai lần trong bài thơ, như ôm lấy một tuổi thơ nghèo khó nhưng tình cảm của Nguyễn Duy, tựa như tình thương, tựa ánh mắt hiền từ, độ lượng như tiên phật của bà dõi theo bước chân cháu cả cuộc đời, khiến cháu cứ nhớ mãi, thương mãi.

“Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

Rồi chiến tranh quét ngang qua làng xóm, Nguyễn Duy đã dùng một cái chất giọng hóm hỉnh để diễn tả cái cảnh ác liệt ấy, hòng làm cho thơ mình nhẹ nhàng hơn, tha thiết hơn nhưng vẫn khắc sâu vào lòng người đọc với những hình ảnh ác liệt mà bom đạn đã để lại trên xóm làng “nhà bà tôi bay mất/đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền”.

Chỉ một từ “bay” nhẹ thế thôi, nhưng nó đủ để diễn tả được cái cảnh xóm làng bị tàn phá không còn lại gì, đến cười ra nước mắt với câu thơ rất hồn nhiên “thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết”. Tất cả đã đi hết hoặc mất hết thế nhưng vẫn còn bà ngoại, bà vẫn trụ vững hơn cả nhà cửa, chùa chiền, kiêng cường hơn thánh, Phật bà vẫn ở lại đây để mưu sinh, vẫn “đi bán trứng ở ga Lèn”, để nuôi đứa cháu trai còn thơ dại.

Có thể nói chỉ có thứ tình cảm ruột thịt, tấm lòng hi sinh, chịu đựng của người bà, của người phụ nữ Việt Nam mới mạnh mẽ và kiên cố đến vậy, dù cho có là bom đạn, có là mưa sa bão táp, hay gian khó cuộc đời cũng chẳng bao giờ đánh sập được.

Một thời ký ức đã qua, khi cháu đã lớn, đã bước ra chiến trường cháu mới biết thương bóng hình bà khó nhọc, kiên cường, nhưng trở về thì đợi cháu chỉ còn nấm mộ đã xanh cỏ từ lâu. Bà mạnh mẽ, kiên cường thế nhưng cũng không chống đỡ được bước đi của thời gian, khi cháu đã lớn khôn, đã biết nghĩ suy thì cũng đến lúc không cần sự bảo bọc chở che của bà nữa. Nguyễn Duy trở về quê hương, tìm về với bà, với những xóm làng quen thuộc thuở thơ ấu, mọi thứ đã đổi thay ít nhiều và bà cũng chẳng ở đó nữa.

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”

Nỗi xúc động nhìn dòng sông xanh biếc đại diện cho quê hương, chiến tranh đã qua đi ít lâu, quê hương lại trở về với vẻ thanh bình vốn có, cùng với niềm tiếc nuối muộn màng vì không biết trân trọng, yêu thương khi bà còn ở bên cạnh mà chỉ mải rong chơi. Nay bà đã về với cõi thần tiên, dưới gối Phật tổ, để lại một nấm cỏ xanh khiến tác giả ngậm ngùi, hối hận không thôi, hối hận về một tuổi thơ quá vô lo vô nghĩ mà không để ý mắt bà đã mờ, lưng bà đã mỏi, đôi tay bà cũng trở nên thô sần theo năm tháng.

Khổ thơ cuối của Nguyễn Duy bỗng thức tỉnh tâm hồn người đọc, khiến mỗi chúng ta phải giật mình tự vấn lại bản thân xem liệu mình đã thực sự biết trân trọng, yêu thương người thân và những người đang hiện diện bên cạnh chúng ta chưa. Và mang đến một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc: “Hãy học cách trân trọng, biết ơn những gì bạn đang có, trước khi để thời gian dạy cho bạn biết phải trân trọng những gì bạn đã từng có”.

Bên cạnh phân tích Đò Lèn, SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Tây Tiến Đoàn Binh Không Mọc Tóc 💧 10 Bài Mẫu Hay

Phân Tích Tác Phẩm Đò Lèn Đặc Sắc – Mẫu 5

Dưới đây chia sẻ bài văn phân tích tác phẩm Đò Lèn đặc sắc sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn hay và giàu ý nghĩa.

Nguyễn Duy viết bài thơ “Đò Lèn” vào tháng 9 năm 1983, in trong tập thơ “Ánh trăng”, xuất bản năm 1984. Bài thơ có hai câu thơ bảy tiếng, một câu thơ chín tiếng, còn lại 32 câu thơ tám tiếng.

Các dòng thơ nối tiếp xuất hiện như giọng kể tâm tình. Các địa danh thân thuộc của quê hương thân yêu từng gắn bó với tâm hồn của tác giả thời thơ bé, từng in dấu chân, hơi thở, nhịp sống của bà được nhắc lại xiết bao nỗi ân tình: Đò Lèn, cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, Ba Trại,…

Hình ảnh người bà nghèo khổ, tần tảo, đôn hậu… được tái hiện trong những vần thơ bình dị có một sức ám ảnh và cuốn hút kì lạ. Nguyễn Duy mồ côi mẹ, sống trong sự chăm chút yêu thương của bà ngoại, nên lời thơ mới chân thực và cảm động như vậy. Càng về cuối, giọng thơ càng bùi ngùi nhớ thương bà.

Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, thích chơi bời lêu lổng, nghịch ngợm… chẳng kém ai: đi câu cá ở cống Na, theo bà đi chợ Bình Lâm, đi bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, cũng có “đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”. Có những câu thơ giản dị, bình dị như lời nói mà gợi lên nhiều rung động về cái hồn nhiên, ngộ nghĩnh của một cậu bé nơi làng quê trước đây:

“níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”.

Cũng đã từng “lên chơi đền Cây Thị”. Với đôi chân đất của con nhà nghèo, vẫn háo hức trong mùa lễ hội, vẫn “đi đêm xem lễ đền Sòng”. “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” (Tản Đà), giáp giới với tỉnh Ninh Bình thế mà chú bé vẫn lặn lội đất đi đêm xem lễ đền Sòng”. Hoa huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn và bóng cô đồng “lảo đảo” đã in sâu vào tâm hồn tuổi thơ của Nguyễn Duy:

“mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”.

Từ láy “lảo đảo” là cái thần của bức tranh về cô đồng mà chúng ta thường nhìn thấy ở một số lễ hội dân gian. Nguyễn Duy thường nhắc đến hoa huệ với màu trắng và mùi thơm bằng tất cả sự thanh khiết của tâm hồn mình. Hoa huệ trên bàn thờ mẹ:

“Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”.

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Trong bài thơ “Đò Lèn”, ông cũng hai lần nhắc đến:

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm…
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm…

Sức cuốn hút, ám ảnh của bài thơ “Đò Lèn” là ở hình tượng người bà. Đó là bà ngoại của Nguyễn Duy. Ân hận, khẽ trách mình vô tâm, vô tình: “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”. Nhà nghèo, bà lặn lội “mò cua xúc tép” ở Đồng Quan để có tiền mua gạo nuôi cháu. Bà đi gánh thuê chè xanh Ba Trại, gánh nặng, đường xa và gồ ghề, đêm tối và gió rét, đôi chân bà “thập thững” bước đi.

Đôi vai “chín dạn” vì gánh đòn tre. Chân bước cao bước thấp, lúc ngả lúc nghiêng, bước đi “thập thững” trong đêm tối, trong gió rét. Bà vất vả và cơ cực. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những cái cò lặn lội trong cuộc đời. Nguyễn Duy đã gửi gắm bao tình thương và biết ơn đối với bà:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”.

Năm đói, một củ dong riềng luộc sượng bà dành cho cháu. Trong vị ngon ngọt của củ dong riềng, đứa cháu “nghe” được mùi thơm của huệ trắng, của hương trầm. Nguyễn Duy đã lấy mùi thơm của huệ trắng, hương trầm để diễn tả những xúc cảm về tình thương bao la, mênh mông của bà. Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu, thánh thiện. Tiên, Phật, thánh soi sáng lòng từ bi, bác ái mà bà hướng tới. Sống trong tình thương ấp ủ của bà, nên đứa cháu mới thấu hiểu được lòng bà, tâm hồn của bà:

“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần”.

Giữa thời khói lửa, bom đạn giội làm nhà bà “bay mất”, đền Sòng cũng “bay”, chùa chiền “bay tuốt cả”,… Khi mà “thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết” bà vẫn trụ vững giữa cuộc đời, bà vẫn bươn bả kiếm sống, bà vẫn chống chọi với mọi khó khăn lam lũ:

“Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”.

Đó là một nét vẽ rất thực, rất đậm trong hình tượng về người bà của nhà thơ; và đó cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam chúng ta.

Đoạn cuối nói lên nỗi xúc động của đứa cháu khi đứng trước ngôi mộ bà ngoại:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”.

Sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và tính triết lí đã tạo nên sự rung cảm sâu xa của vần thơ. Dòng sông xưa mà tác giả nói đến là sông Chu, sông Mã, sông Đò Lèn. Những năm dài chiến tranh loạn lạc đã đi qua. Quê hương đất nước thanh bình, ngày một đổi thay, ngày một tươi đẹp. Câu thơ “dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi” mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự đổi thay của quê hương xứ sở.

Câu cuối bài thơ “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi” cũng mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ. Câu thơ của Nguyễn Duy man mác buồn, làm ta liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Gia Thiều trong “Cung oán ngâm khúc”:

“Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”.

Bà ngoại đã mất, nhưng tình thương và sự tần tảo của bà vẫn còn lại mãi với con cháu.

“Đò Lèn” là một bài thơ đặc sắc của Nguyễn Duy. Cùng với “Bếp lửa” của Bằng Việt, bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy là bông hoa nghệ thuật tô đẹp hình tượng người bà kính yêu trong mỗi gia đình Việt Nam chúng ta. Hơn mười địa danh được nhà thơ nhắc đến đã làm cho ý nghĩa bài thơ thêm đẹp và sâu sắc: tình yêu bà, yêu gia đình gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết. “Đò Lèn” là một trang thơ cảm động về kí ức tuổi thơ của người lính.

Không chỉ có phân tích Đò Lèn, gợi ý cho bạn ☔ Nghị Luận Về Bài Thơ Sang Thu ☔ 15 Bài Văn Ngắn Hay

Phân Tích Bài Đò Lèn Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Để viết bài phân tích bài Đò Lèn đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo và linh hoạt vận dụng cho mình gợi ý làm bài dưới đây:

Tình cảm gia đình luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất, vì chỉ có gia đình mới là người bên ta dù cho khó khăn hay sung sướng mà thôi. Có biết bao nhiêu thứ tình cảm đi qua đời một con người như tình bạn, tình yêu, tình bằng hữu… nhưng duy nhất chỉ có tình cảm gia đình là bền vững nhất.

Trong tình cảm lớn ấy chúng ta không chỉ biết đến công cha nghĩa mẹ mà còn biết đến sự yêu thương chăm sóc của bà. Người bà đã biết bao nhiêu lần trở thành đề tài văn học tiêu biểu trong những bài thơ bài văn nói về bà ấy có thẻ nhắc đến hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy. Qua tác phẩm này ta thấy những vẻ đẹp của người bà hiện lên một cách rõ ràng và nó tiêu biểu cho hình tượng những người bà trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trước hết người bà còn hiện lên với vẻ đẹp của một người yêu thương cháu hết mực. bà tham gia những lễ đền lễ chúa chính vì thế mà tác giả Nguyễn Du ngay từ bé đã quen với những nơi như chùa Trần, Phật Tổ:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

Hay đó chính là tín ngưỡng tôn đạo Phật mà nhân dân ta. Qua những vần thơ kể về tuổi thơ của Nguyễn Duy ta thấy được hình ảnh người bà ấy có cái tâm thật tĩnh và hướng thiện. Vì chỉ có hướng thiện thì bà mới hay đi chùa như thế. Và cũng chính vì hay đi chùa cho nên Nguyễn Duy mới có những trò chơi gắn liền với hình ảnh chùa chiền đến vậy. Lớn lên bên bà nên Nguyễn Duy cũng sớm quen cái mùi hương trầm. đó là nhưng hương thơm tạo nên không khí thiêng liêng kính cẩn của chùa phật.

Không những thế người bà ấy còn là một người rất thương yêu cháu mình, bà đi đâu thì nhà thơ cũng theo tới đó:

“Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

Nhà thơ không chỉ quen với hương trầm huệ trắng mà còn quen cả những bóng cô đồng lảo đảo hát chầu văn. Và hình ảnh rất đồi giản dị mà gợi lên tất cả những gì của đơn sơ nghèo mà đời sống tâm hồn thì phong phú đó là hình ảnh tác giả đi chân đất đi chợ đền Sòng với bà.

Hình tượng người bà còn hiện lên thật hay qua những công việc của bà. đó chính là sự khổ cực và đức hi sinh cao cả của bà trong những năm tháng kháng chiến chống mỹ đầy ác liệt. Bà chọn cho mình công việc cả ngày cả đêm. Đó không chỉ là một công việc mà đó là rất nhiều công việc. Qua những công việc đó ta thấy được sự cơ cực của người bà. Sáng ra bà mò cua xúc tép, rồi đi gánh chè xanh Ba Trại. Tối đến bà lại đi Quán Cháo, Đồng Giao. Đó chính là những nét đẹp hi sinh vất vả đẹp đẽ của bà:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”

Và chính vì thế mà trong mắt nhà thơ bà hiện lên không khác gì với những thánh thần kia cả. Bà đẹp cái vẻ đẹp hiền hậu, nhân hậu, lương thiện và giàu đức hi sinh giống như những ông Phật Tổ kia ban phước cho đời thì bà chính là ngươi ban phước mang niềm hạnh phúc đến cho cuộc đời của cháu.

Hình tượng người bà hiện lên với sự kiên cường của những bà mẹ Việt Nam anh hùng:

“Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

Dù cho biết bao nhiêu bom đạn rơi xuống, nhà của bà mất, đời sống tâm linh của bà cũng bay tuốt nhưng mà vẫn không lùi bước. Bà vẫn kiên cường chống lại thứ vu khí hủy diệt kia bằng cách sống theo một nghề khác. Cuộc sống nghèo khổ và đau thương không làm cho bà mệt mỏi và ngã quỵ mà còn khiến cho bà kiên cường hơn. Bà đi bán trứng để tiếp tục cuộc sống của mình. và đến khi mất đi rồi bà vẫn còn ở tâm trí người cháu Nguyễn Duy cậu bé hồn nhiên hồi nào.

Có thể nói hình tượng người bà trong bài thơ này đại diện cho những vẻ đẹp của người mẹ anh hùng Việt Nam. Những người mẹ đó tuy đã già nhưng vẫn rất kiên cường chống lại bom đạn và sự tàn ác của kẻ thù. Bà không ngại khó khăn để mang đến một cuộc sống cho cháu, để những người cháu ấy lớn lên và cầm vững tay súng để bảo vệ chủ quyền cho đất nước cũng như để giữ yên nấm cỏ khô kia khỏi bom đạn chiến tranh.

Tiếp sau bài phân tích Đò Lèn, đón đọc 💧 Bình Giảng Đất Nước 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Phân Tích Hình Tượng Người Bà Trong Bài Thơ Đò Lèn – Mẫu 7

Văn mẫu phân tích hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn sẽ giúp các em học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa và thông điệp mà tác phẩm truyền tải.

Hình ảnh người bà là một đề tài chưa bao giờ cũ trong nền văn học Việt Nam. Nếu Bằng Việt có hình ảnh người bà hiện lên bếp lửa ấp ưu nồng đượm, thì ở Nguyễn Duy ta lại nhìn thấy hình ảnh của người bà sớm hôm tảo tần với những buôn bán ngược xuôi vất vả. Đấy chính là hình ảnh người bà trong tác phẩm “Đò Lèn”.

Mở đầu bài thơ tác giả còn vẽ lên trước mắt người đọc hình dáng một cậu bé tinh nghịch với những thú chơi của trẻ nhỏ:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

Cậu bé ấy chính là nhà thơ Nguyễn Duy, hình ảnh nhà thơ hồi bé hiện lên thật nghộ nghĩnh khi bắt cá, khi níu áy bà đi chợ. Không những thế trong tâm tưởng của cậu bé ấy còn không biết đên sự uy nghiêm của nơi Phật tại vậy nên với dẫn đến những trò chơi mà không sợ bị đức Phật quở trách. Đó chính là hành động bắt chim sẻ trên vành tai Phật Tổ và ăn trộm nhãn chùa Trần.

Chính sự ngây thơ đã cho cậu bé Nguyễn Duy của chúng ta không biết sợ và qua đó ta thấy Nguyễn Duy có một tuổi thơ giống như những cậu bé thôn quê, nghịch ngợm thật đấy nhưng đối với trẻ con quê thì hành động vặt trộm nhãn chùa Trần không phải xấu xa như cái tên ăn trộm mà cơ bản đó chỉ là một trò nghịch ngợm của trẻ con làng quê.

Hình ảnh của cậu bé Duy tinh nghịch khi đi lễ phật với bà. Cậu hiếu động nghịch ngợm và cậu vẫn rất còn bé để hiểu rõ sự tôn nghiêm nơi cửa Phật:

“Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

Đó là những kí ức đẹp của nhà thơ với người bà của mình, cái tuổi thơ ấy êm đềm hơn khi có bà bên cạnh. Bà đi đâu cũng mang theo nhà thơ theo, chính vì thế có thể nói rằng tuổi thơ của nhà thơ gắn chặt với hình ảnh người bà. Nếu nhà thơ Bằng Việt có tuổi thơ gắn liền với bà và những hình ảnh thân thương của bếp lửa thì Nguyễn Duy lại có những kỉ niệm thật đẹp bên bà và những lần cùng bà đi lễ phật đi chợ chơi.

Đó là những khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ tuổi cậu còn nhỏ quá, nhỏ đến mức cậu vẫn đi chân đất đi xem lễ Đền Sòng. Có thể thấy tuổi thơ không gắn chặt với những hình ảnh cánh đồng thơm mát, những cánh diều mơ ước được thả trên nền trời xanh kia mà đó chính là những khoảnh khắc nghịch ngợm của cậu bé ấy ở những lễ đền và chùa.

Cậu nghịch ngợm trên không gian uy nghi ấy và nghịch trong chính những hương thơm của hương trầm. Và một điệu hát văn với hình dáng lảo đảo của cô đồng đã mang ghi dấu trong tâm trí non nớt của cậu bé ấy.

Và chính sự ngây thơ ấy đã làm cho cậu bé chưa hiểu được sự cơ cực vất vả của bà. Ngay đến cả sự uy nghi của cửa Phật cậu còn không biết huống chi những nỗi vất vả của bà. Như thế mới nói trẻ em tâm hồn chúng như những tờ giấy trắng vậy, sự trong sáng ngây thơ của chúng lại trở thành sự vô tâm với những người thân yêu của mình. Nhưng điều đó chỉ xét trong trường hợp khi sau này chính những đứa trẻ ấy ngẫm lại chứ không phải là trách chúng vì vốn dĩ như thế mới được gọi là một đứa trẻ:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”

Tác giả nói “tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế” như một lời trần thuật nói về những gì mà bà đã phải trải qua nhưng tâm hồn của nhà thơ lúc đó không thể hiểu được vất vả cơ cực là gì. Tâm hồn ấy chỉ dành cho những thú vui những trò chơi mà thôi. Bà không những phải mò cua bắt tép mà bà còn phải gánh chè xanh đi bán nữa. Có thể nói ở cái tuổi của bà mà lại phải vất vả cơ cực như thế.

Đến bây giờ nhà thơ nghĩ lại bỗng như nhận ra những gì thơ ơ của mình. Những địa danh kia được nêu tên thật cụ thể như chứng nhân công nhận cho những hi sinh vất vả của bà vì đứa cháu yêu. Bà không chỉ làm ngày mà còn làm đêm nữa, những đêm lạnh bà cũng đi Quán Cháo, Đồng Giao. Có thể nói hai chữ “thập thững” đã lột tả tất cả những sự khó khăn và nguy hiểm đối với tuổi tác cũng như sự già yếu của bà. Thế nhưng ngày nào cũng như ngày nào bà làm công việc ấy để vì đứa cháu yêu.

Tuổi thơ của Nguyễn Duy còn phải trải qua những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chính cái tuổi thơ ấy đã thấm thía những gì là nghèo đói trong Nguyễn Duy. Hình ảnh củ rong giếng luộc sượng đã cho thấy sự nghèo đói về khắp đất nước.

Thế nhưng người bà tần tảo kia không chỉ là một người bà mà còn giống như một người cha, người mẹ vẫn ngày đêm cực khổ kiếm từng đồng một để nuôi cậu bé Nguyễn Duy. Chính vì thế mà nhà thơ không phân biệt được người bà của mình với nhưng nhân vật siêu nhiên kia. Bà giống như tiên như phật vậy:

“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”

Thế rồi không những cảnh đói mà tuổi thơ bên người bà kính yêu ấy của nhà thơ còn phải trải qua những năm tháng vô cùng ác liệt với bom đạn của chiến tranh:

“Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

Đó là những ngày tháng khó khăn trong cuộc đời tác giả và người bà của mình. Hình ảnh nhà bà bay cũng như những đến Sòng, chùa chiền bay, thánh với phật rủ nhau đi đâu hết đã lột tả hết sự gian ác khốc liệt của cuộc chiến tranh ấy. Bà lại phải đổi nghề khác đó chính là bán trứng ở ga Lèn. Những hình ảnh kia như nói lên được sự khủng khiếp của chiến tranh nó không chỉ phá mất nhà của hai bà cháu mà ngay cả chỗ linh thiêng như chùa chiền cũng bị bom đạn làm cho biến mất tàn trụi.

Và giờ đây khi người cháu ấy đã lớn khôn hiểu ra những nỗi vất vả cơ cực của bà thì đã quá muộn bà đã ra đi và đến bên thế giới bên kia. Nhưng sự ra đi của bà không làm cho bà mất đi trên cõi đời này vì bà luôn còn sống mai trong chính tâm tưởng tình cảm của người cháu thân yêu:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”

Dù cho tác giả đã đi lính nhưng thời gian thì cứ trôi dòng sông thì vẫn ngày đêm bên lở bên bồi, và bà ngoại thì cũng cứ già thế nên khi tác giả nhận ra những tình cảm và sự cơ cực của bà thì đã quá muộn. bây giờ bà chỉ còn một nấm cỏ khô mà thôi.

Kết lại bài thơ là một nỗi buồn, nỗi nhớ thương hoài cổ. Hình ảnh người bà tảo tần với những buôn bán ngược xuôi, với những lo toan trong cuộc sống, với tình yêu thương vô bờ dành cho cháu sẽ vẫn mãi luôn in sâu trong tâm trí người đọc. Bà về với đất, “chỉ còn là một nấm cỏ thôi” nhưng hình bóng bà vẫn mãi còn đó, mãi dõi theo cháu trong suốt cả cuộc đời.

Ngoài văn mẫu phân tích Đò Lèn, đón đọc trọn bộ 🌟 Nghị Luận Về Bài Thơ Nói Với Con 🌟 15 Bài Văn Ngắn Hay

Phân Tích Khổ Cuối Đò Lèn – Mẫu 8

Bài văn phân tích khổ cuối Đò Lèn sẽ mang đến cho các em học sinh những góc nhìn và phân tích đặc sắc đoạn thơ này.

Tuổi thơ của mỗi chúng ta không chỉ có sự hiện diện của những người bạn bè cùng trang lứa mà tuổi thơ ấy còn gắn liền với những con người thân thuộc, trong đó có người bà. Chúng ta thường gắn bó với những câu chuyện cổ tích bà kể, gắn bó với những món quà quê tuy giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa mà người bà dành tặng cho ta sau mỗi phiên chợ.

Văn học Việt Nam đã có không ít những bài thơ viết về người bà đáng kính nhưng bài thơ để lại cho bạn đọc nhiều cảm xúc nhất có lẽ là bài thơ “Đò lèn” của Nguyễn Duy.

Hiện lên trong tác phẩm là hình tượng người bà yêu thương cháu vô điều kiện trong hoàn cảnh chiến tranh. Chiến tranh không làm con người ta lùi bước, nản chí mà chiến tranh còn làm con người ta trở nên kiên cường hơn và bà cũng như vậy. Khó khăn không đánh gục được bà, bom Mĩ không làm bà chùn bước. Bà quả là một người phụ nữ anh hùng, là đại diện tiêu biểu cho biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.

Qua đoạn thơ cuối, hình tượng người bà càng trở nên thiêng liêng, bất tử khi người cháu trở về quê ngoại và ân hận vô cùng vì ngày thơ bé đã không thấu hiểu được những nỗi cực nhọc của bà:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”

Dòng sông năm xưa vẫn không thay đổi nhưng giờ đây “bà chỉ còn là một nấm cỏ”. Còn gì đau đớn hơn khi người thương yêu mình nhất không còn ở bên cạnh mình và họ không còn tồn tại nữa? Đến lúc này, người cháu mới nhận ra người bà có ý nghĩa như thế nào đối với mình.

Anh xót thương bà bao nhiêu thì cũng oán trách bản thân mình bấy nhiêu. Anh cảm thấy xót xa khi tất cả nỗi vất vả, nhọc nhằn bà đều một mình gánh lấy. Bà là người anh hùng trong cuộc đời của anh, là người đã có công lao to lớn trong việc nuôi dạy anh thành người và cũng là người mà có lẽ cả đời này anh không dám quên công ơn nuôi dưỡng.

Nguyễn Duy đã viết về người bà ngoại của mình với tất cả lòng kính trọng và yêu thương sâu sắc. Tuy bà đã ra đi nhưng hình tượng người bà kiên cường và hết lòng yêu thương cháu vẫn còn vẹn nguyên.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Việt Bắc Đoạn 1 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận