Phân Tích Bài Thơ Nhớ Mẹ Năm Lụt [21+ Mẫu Cảm Nhận Ngắn]

Tuyển Tập 21+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nhớ Mẹ Năm Lụt Hay Nhất. Hãy Cùng Đón Đọc Để Có Thể Ôn Tập Tác Phẩm Tốt Nhất Cho Kì Thi.

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Nhớ Mẹ Năm Lụt

Dưới đây là mẫu dàn ý chi tiết dành cho các bạn đang muốn viết bài văn phân tích bài thơ Nhớ mẹ năm lụt của HUy Cận, xem ngay nhé!

I. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận: Huy Cận sinh năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân tỉnh Hà Tĩnh. Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thơ Huy Cận đã lột xác hoàn toàn, trở nên mới mẻ và tràn đầy sức sống.
  • Giới thiệu tác phẩm thơ “Nhớ mẹ năm lụt”: thơ mới 7 chữ, thời kì hiện đại.

II. Thân bài

  • Bốn câu thơ đầu (Năm ấy lụt to tận mái nhà…Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già).
    → Bốn câu thơ đã gợi nhớ lại những kỉ niệm mùa lũ năm ấy của hai mẹ con khi không có bố ở gần và sự khắc nghiệt của bão lũ.
  • Bốn câu thơ tiếp (Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc…Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con).
    → Tình yêu thương và sự hy sinh cao cả của người mẹ giành cho con qua hành động và suy nghĩ.
  • Bốn câu thơ tiếp (Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn…Đáp lại từ xa một tiếng “ời”).
    → Vì không có trụ cột vững chắc là bố bên cạnh nên mẹ rất vất vả, vừa là mẹ vừa là bố che chở, bảo vệ con. Tuy nhiên, sức phụ nữ yêu đuối vốn không đủ để chống chọi nổi sự dũng mãnh, khủng bố của bão tố nên mẹ đành nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh với hy vọng là con được sống tốt.
  • Bốn câu thơ còn lại (Nước, nước… lạnh tê như số phận…Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu).
    → Bốn câu thơ đã cho thấy sự kiên cường của người mẹ, có thể so sánh được với cả dòng nước sâu.

III. Kết bài

  • Nêu cảm xúc của mình về bài thơ.
  • Ý nghĩa hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

Ngoài bài thơ “Nhớ mẹ năm lụt”, bạn có thể xem thêm văn 🌸 Phân Tích Tràng Giang Huy Cận 🌸 hay nhất!

5+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Nhớ Mẹ Năm Lụt Hay Nhất

SCR.VN gửi tặng bạn những mẫu bài văn phân tích bài thơ Nhớ mẹ năm lụt hay nhất cho các bạn tham khảo

Phân Tích Bài Thơ Nhớ Mẹ Năm Lụt Ngắn Gọn

Mời các bạn cùng xem bài văn phân tích bài thơ Nhớ mẹ năm lụt ngắn gọn mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Người mẹ có lẽ đã xuất hiện rất nhiều trong những tác phẩm văn học và người mẹ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc nhất có lẽ là hình tượng người mẹ trong bài thơ “Nhớ mẹ năm lụt” của Huy Cận. Hình ảnh người mẹ đã hiện lên qua mùa bão lũ đau thương và khó khăn.

Vào năm nước lụt, bố thì đi xa chỉ còn lại mẹ với tác giả ở nhà. Lũ về, xung quanh căn nhà toàn nước réo nghe thấy sự lạnh lẽo và sợ hãi, người mẹ lúc bấy giờ chỉ biết ôm con như một gà mẹ đang bảo vệ, chăm sóc cho những đứa con của mình.

Hành động của người mẹ chính là cắn bầm môi, chịu đựng qua những cơn đau để mình không khóc. Trong đầu người mẹ lúc đó chỉ có con, mong sao nước cao mà không có bè thúng, con mình vẫn được bình an. Người mẹ chỉ biết ôm lấy con mình vào lòng, cầu mong và bao bọc.

Trong lúc hoạn nạn đó, gọi cho láng giềng chỉ để cứu giúp con mình. Người mẹ ấy sẵn sàng hi sinh, dùng cả tính mạng của mình để đánh đổi lấy sự sống của con mình. Tiếng người mẹ kêu cứu con mình chỉ được đáp lại từ xa đó là một tiếng “ời”. Rồi nước lũ cứ thế lạnh lẽo, lay ngọn mấy hàng cau, người mẹ thức ngồi canh chạn với đôi mắt trừng sâu hơn nước sâu. Người mẹ đã làm hết tất cả để dành những gì tốt đẹp nhất cho con của mình.

Từ đó, tác giả cảm thấy trân trọng, biết ơn và yêu quý thêm người mẹ của mình. Mẹ đã không ngại vất vả, tần tảo và sẵn sàng hi sinh trong mùa lũ để cứu lấy mạng sống của con. Về sau, khi cơn lụt đã qua đi, trên đầu tóc mẹ lại thêm chùm tóc bạc. Mỗi khi lụt xuống, mái tóc ấy còn vương mảnh nước soi như để lưu truyền, giữ gìn hình bóng người mẹ can đảm, dũng cảm đã sẵn sàng xả thân, hi sinh vì mình cho người con đáng yêu quý của mình.

Như vậy, qua bài thơ, Huy Cận đã khắc họa lên hình ảnh người mẹ tần tảo, yêu thương, quan tâm và sẵn sàng hi sinh để bảo vệ, cứu người con của mình. Đó đồng thời cũng là phẩm chất của những người mẹ xưa, luôn hết mực, yêu thương và quan tâm con của mình.

Qua bài thơ “Nhớ mẹ năm lụt” của Huy Cận, tác giả đã xây dựng lên hình ảnh người mẹ luôn yêu thương, bao bọc, quan tâm người con của mình. Đó còn là những người mẹ rất dũng cảm, can đảm để sẵn sàng xả thân, hi sinh để con mình được sống hạnh phúc.

Hình ảnh người mẹ trong tác phẩm đã thể hiện rõ phẩm chất của những người mẹ một lòng vì con cái, không tư lợi cá nhân bất cứ điều gì. Qua đó, nhà thơ càng thêm trân trọng, yêu thương, biết ơn những người mẹ lúc bấy giờ, sống một đời vất vả, gian lao vì con. Nhờ những thông điệp ý nghĩa đó, mà tác phẩm đã khả định được tài năng và vị trí của Huy Cận trong nền văn chương nước nhà.

Phân Tích Bài Thơ Nhớ Mẹ Năm Lụt Hay

Bài văn phân tích về bài thơ Nhớ mẹ năm lụt dưới đây được nhiều khán giả tìm kiếm và tham khảo, được đánh giá là 1 bài văn phân tích hay mà bạn nên biết:

Mẹ luôn là chủ đề muôn thuở trong thơ ca và kho tàng văn học Việt Nam. Viết về mẹ, có biết bao nhiêu điều không kể hết, bao nhiêu công ơn không trả kịp. Trong số các bài thơ về mẹ, Nhớ mẹ năm lụt của Huy Cận là bài thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất. Tiêu đề đã bao trùm toàn bộ nội dung bài thơ, là những thước phim quá khứ về những ngày tháng lũ lụt khổ sở cùng mẹ của tác giả.

Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên mà hàng năm đều xảy ra ở miền Trung nước ta. Là một hiện tượng con người không thể kiểm soát được nhưng lại vượt qua được nếu như có tình yêu thương và tinh thần đoàn kết của tất cả mọi người. Bài thơ chỉ có bốn khổ thơ nhưng đã khác họa được bức tranh cùng những kỉ niệm cùng mẹ mùa mưa lũ của tác giả cùng mẹ và những người dân xung quanh.

Năm ấy lụt to tận mái nhà

Mẹ con lên chạn – Bố đi xa

Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh

Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

Năm lũ lụt năm ấy, lũ to lên tận mái nhà nhưng bố không có nhà, ở nhà chỉ có hai mẹ con nên rất vất vả. Ngồi trên mái nhà, bốn bề xung quanh nước réo lạnh cả người, chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau, tay mẹ ôm con trọn vào lòng. Hình ảnh đầy xúc động, người mẹ ôm trọn con vào lòng, che chăn cho con mọi sự rét buốt và những hạt mưa đáng ghét, xua tan mọi sự sợ hãi và lo lắng trong con. Dù cũng sợ nhưng mẹ vẫn luôn tỏ ra kiên cường và mạnh mẽ.

Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc

Thương con lúc ấy biết gì hơn?

Nước mà cao nữa không bè thúng

Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

Hành động cắn bầm môi lại càng cho thấy sự kiên cường hơn của người mẹ, cố gắng không để mình bật khóc. Trong đầu giờ chỉ có con, thương con không để đâu cho hết được. Mẹ sợ nước dâng cao lên không có bè thúng gì sẽ làm con không chịu nổi.

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn

“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”

Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng

Đáp lại từ xa một tiếng “ời”

Vì không có trụ cột vững chắc là bố bên cạnh nên mẹ rất vất vả, vừa là mẹ vừa là bố che chở, bảo vệ con. Tuy nhiên, sức phụ nữ yêu đuối vốn không đủ để chống chọi nổi sự dũng mãnh, khủng bố của bão tố nên mẹ đành nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh với hy vọng là con được sống tốt.

Trong lúc hoạn nạn, mẹ chỉ biết gọi láng giềng giúp đỡ “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”. Không màng đến mạng sống của mình, mẹ chỉ quan tâm đến con, gọi người cứu giúp con. Tiếng kêu vang vọng giữa biển nước mênh mông, vang vọng hơn cả tiếng nước dồn dập. Đáp lại chỉ có tiếng ời từ xa. Tiếng “ời” ngắn gọn nhưng lại có thể mang lại sự sống và hy vọng cho hai mẹ con rất lớn.

Nước, nước… lạnh tê như số phận

Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau

Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn

Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

Câu thơ mở đầu đoạn bốn được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để nói về số phận bất hạnh và khổ cực của hai mẹ con. Nước lạnh như số phận của họ vậy. Biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong câu thơ thứ hai đã cho thấy được sức mạnh của cơn lũ đến tinh thần và vật chất của người dân nơi đây. Những cây cau to, cao và chắc khỏe đến thế nhưng vẫn bị dòng nước nhấn chìm, chỉ còn lay lắt vài ngọn.

Cơn lũ hung bạo và tàn ác cũng không thể nào nhấn chìm được tình yêu thương của mẹ giành cho con. Ôm con trong lòng, bảo vệ con, canh cho con ngủ. Dù buồn ngủ nhưng mẹ vẫn cố thức canh cho con ngủ. Mắt mẹ cố trừng lên, sâu thẳm còn hơn cả nước sâu.

Qua bài thơ, ta có thể thấy được tình cảm sâu nặng và sự hy sinh cao cả của người mẹ giành cho con của mình. Qua đó, chúng ta nên biết ơn mẹ của mình và biết ơn những công ơn của mẹ giành cho mình. Qua đó, cũng có thể thấy được sự tàn nhẫn của thiên nhiên với cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Từ đó, chúng ta nên biết bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường thiên nhiên để có được cuộc sống tốt hơn.

Bài thơ tuy không dài nhưng cũng đủ để cho chúng ta thấy được những thước phim kỉ niệm ngày lũ của hai mẹ con. Qua đó cho thấy tình cảm của tác giả giành cho mẹ của mình qua những dòng thơ. Nhờ những thông điệp ý nghĩa đó, Huy Cận đã mang tới mọi người những điều tích cực hơn trong cuộc sống qua bài thơ này.

Gợi ý 🌸 Phân Tích Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌸 của nhà thơ Huy Cận!

Phân Tích Bài Thơ Nhớ Mẹ Năm Lụt Ngắn Nhất

Gợi ý cho bạn mẫu bài văn phân tích bài thơ Nhớ mẹ năm lụt, xem ngay bạn nhé!

Đúng như tiêu đề, “Nhớ mẹ năm lụt” là bài thơ kể về những kí ức không thể nào quên của nhân vật trữ tình – kí ức về mẹ gắn liền với trận lụt thuở ấu thơ. Nỗi ám ảnh về trận ngập lụt rất lớn ngày xưa khiến mấy mẹ con phải tránh lũ trên chạn đầy thương tâm. Bài thơ đã miêu tả xúc động tâm trạng đầy sợ hãi, lo lắng, hoảng hốt của nhân vật trữ tình lúc đó chắc hẳn còn là đứa trẻ nép mình run rẩy bên tay mẹ.

Đồng thời, qua bài thơ, người đọc còn cảm nhận được tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho các con. Trước tình thế nguy cấp là nước lũ dâng cao, mẹ đã đưa con lên chạn chạy lụt. Ánh mắt mẹ là ánh mắt lo âu cho sự an toàn của con, mẹ nhìn tập trung cao độ vào mực nước dưới chân chạn đề phòng bất trắc hiểm nguy để cứu con. Mẹ còn tưởng đến cảnh nước lũ dâng cao cướp đi mạng sống mấy mẹ con mà hoảng sợ thương xót cho con. Nhưng mẹ vẫn lộ rõ vẻ kiên cường để các con vững tin (dù lo lắng đến cắn bầm cả môi mình).

Cảm động nhất là khi mẹ nghĩ đến tình huống xấu nhất mà vẫn cầu xin láng giềng nếu xảy ra chuyện thì hãy cứu con. Mẹ đặt tính mạng của các con lên trên cả sự sống của mình. Tấm lòng mẹ thật cao cả nhường nào. Vậy nên, trong kí ức của con, mẹ là người phụ nữ kiên cường, mạnh mẽ và thương yêu con vô bờ bến.

Kí ức về mẹ năm lụt được thể hiện xúc động trong bài thơ khiến bao người đọc rưng rưng, nghẹn ngào. Bài thơ không chỉ khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của mẹ dành cho các con mà đó còn là tình cảm trân trọng, kính yêu, biết ơn vô hạn của nhân vật trữ tình – người con dành cho mẹ.

Phân Tích Bài Thơ Nhớ Mẹ Năm Lụt Đặc Sắc

Bài văn phân tích bài thơ Nhớ mẹ năm lụt đặc sắc đã được biên soạn ở dưới, xem ngay bạn nhé!

Những ký ức về miền Trung sau những trận “đại hồng thủy” đã làm bao người rưng rưng về tình mẫu tử, về cái nghĩa tào khang và tình yêu tha thiết dành cho vùng đất gian khó này. Nhà thơ Huy Cận cũng đã kịp lưu giữ lại những khoảnh khắc ấy bằng bài thơ “Nhớ mẹ năm lụt” của mình.

Dải đất hẹp miền Trung không có nhiều những đô thị sầm uất nhộn nhịp người xe, không có những cánh đồng màu mỡ thẳng cánh cò bay và thời tiết ôn hòa như hai đầu Nam – Bắc. Miền Trung, nằm kẹp giữa dãy Trường Sơn hùng vĩ và Biển Đông bát ngát, là nơi “ngước mặt nhìn biển, quay lưng tựa núi, là một vùng đất cát miên man. Mùa gió Lào quạt lửa, thổi cát bay tứ chiếng, mịt mù bụi trắng…” (Một đời lá nén muối rang – tác giả Ny An).

Rồi từ môi trường khắc nghiệt này đã hình thành sức chịu đựng phi thường của những con người can trường nơi đầu sóng ngọn gió, nơi rừng thiêng nước độc. Và nổi bật trong đó là hình bóng của những người đàn bà, đã trở thành biểu tượng của miền Trung chịu thương chịu khó, tưởng chừng mong manh nhưng không bao giờ bị khuất phục bởi nghịch cảnh.

Miền Trung, với mỗi năm mùa bão lũ khốc liệt, hình ảnh người phụ nữ, người mẹ ấy càng hiện lên đầy thương cảm bao nhiêu:

” Năm ấy lụt to tận mái nhà

Mẹ con lên chạn – Bố đi xa”

Trong kí ức của người con, mọi chuyện như vừa mới xảy ra hôm qua. Trước tình thế nguy cấp là nước lũ dâng cao, me đã đưa con lên chạn, chạy cật lực. Khi những người đàn ông biền biệt xa nhà để lên rừng xuống biển gánh vác chuyện áo cơm cho gia đình, mẹ trở thành điểm tựa duy nhất, là đốm lửa hồng sưởi ấm những đứa trẻ trong đêm mưa lạnh giá.

“Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh

Tay mẹ trùm chon, tựa mẹ gà.”

Xung quanh nước réo ghê lạnh, mẹ trùm tay che cho con, mang lại hơi ấm và sẵn sàng bảo vệ con như “mẹ gà” dang cánh che chở cho gà con.

“Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc

Thương con lúc ấy biết gì hơn?

Nước mà cao nữa không bè thúng

Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.”

Mẹ thương lo cho con cắn bầm môi, kiên cường không khóc để con vững tin. Nước dâng cao hơn, mênh mông trắng xóa, lay lặt ngọn cau, mẹ hoảng sợ cầu cứu láng giềng nhưng lại cầu xin nếu xảy ra chuyện gì thì hãy cứu lấy con.

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn

“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”

Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng

Đáp lại từ xa một tiếng “ời”

Nước, nước… lạnh tê như số phận

Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau

Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn

Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

Mẹ thao thức canh chừng con lũ để đảm bảo an toàn cho con. Lòng mẹ quá đỗi bao dung vị tha! Mẹ đã quên mình vì sự sống cho con. Ánh mắt mẹ là ánh mắt lo âu cho sự an toàn của con, mẹ nhìn tập trung cao độ vào mực nước dưới chân chạn đề phòng bất trắc nguy hiểm để cứu con.

Với nghệ thuật điệp từ “nước” đi liền với các động từ và tính từ như: nước réo, nước cao, nước mênh mông, nước sâu,… đã nhấn mạnh vào kí ức không bao giờ quên. Nỗi ám ảnh về trận ngập lụt rất lớn ngày xưa khiến mấy mẹ con phải tránh lũ trên chạn với tâm trạng đầy sợ hãi, lo âu.

Có thể thấy trong kí ức sâu đậm của con, mẹ mãi là một người phụ nữ mạnh mẽ, phi thường và thương yêu con vô bờ bến. Tình cảm của nhân vật tôi đối với mẹ vô cùng tha thiết, sâu nặng. Bài thơ đã trở thành một bản giao hưởng bi tráng về vùng đất thấm tình người như thế. Miền Trung, như mẹ cha, vẫn luôn nằm trong trái tim những đứa con dẫu sông cạn đá mòn.

Tuyển tập những bài 🌸 Thơ Huy Cận 🌸 đặc sắc nhất!

Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhớ Mẹ Năm Lụt Ngắn Hay

Nếu bạn đang tìm kiếm bài văn nêu cảm nhận, phân tích bài thơ Nhớ mẹ năm lụt thì nên tham khảo mẫu mà chúng tôi gợi ý sau đây:

Huy Cận là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam, ông sinh ra tại Hà Tĩnh, nằm trên dài đất miền Trung khắc nghiệt nhưng vẫn sản sinh ra những con người kiệt xuất. Huy Cận đã để lại nhiều tác phẩm hay cho người đọc, đặc biệt bài thơ “Nhớ mẹ năm lụt” không chỉ thể hiện sự tàn khốc của trận lũ mà còn thể hiện tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con.

Ấn tượng sâu đậm nhất về người mẹ trong bài thơ chính là tình yêu thương con tha thiết. Tránh lụt trên nóc chạn, tay mẹ trùm lên con, che chở, trấn an con. Dù lo lắng tột độ, mẹ vẫn cắn chặt môi, không than thở, không khóc lóc để các con khỏi hoảng loạn. Mẹ trở thành chỗ dựa tinh thần cho con.

Mẹ tưởng đến cảnh nước lũ dâng cao cướp đi mạng sống mấy mẹ con mà hoảng sợ thương xót cho con. Tình thương con thôi thúc mẹ phải làm gì đó để bảo toàn mạng sống cho con. Mẹ nhớ đến láng giềng. Giữa mênh mông nước, mẹ gọi với sang hàng xóm, nếu có mệnh hệ gì hãy cứu lấy con.

Lòng mẹ thương con thật vô bờ bến. Mẹ đâu có lo cho tính mạng của mình, mẹ chỉ mong bình an cho các con. Sợ lũ dâng bất ngờ, ánh mắt mẹ nhìn tập trung cao độ vào mực nước dưới chân chạn đề phòng bất trắc để cứu con. Ánh mắt sâu hơn nước sâu ấy đã thể hiện cảm động nỗi lo lắng bất an trong lòng mẹ cũng như tình yêu thương mẹ dành cho con.

Người mẹ trong bài thơ hiện lên vừa đáng thương, vừa kiên cường và đáng khâm phục bởi tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Xem thêm 15 mẫu văn 🌸 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya 🌸 chọn lọc!

Viết một bình luận