7+ Phân Tích Bài Thơ Hoa Cỏ May, Bài Văn Cảm Nhận Hay Nhất

Chia Sẽ 7+ Phân Tích Bài Thơ Hoa Cỏ May, Mẫu Viét Bài Văn Nghị Luận Cảm Nhận Hay Nhất Giúp Các Bạn Đọc Tham Khảo Để Làm Văn Tốt, Điểm Cao.

Giới thiệu bài thơ hoa cỏ may của Xuân Quỳnh

Bài thơ “Hoa cỏ may” của Xuân Quỳnh là một tác phẩm nổi bật trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Với thể thơ bảy chữ, bài thơ mang đến những cảm xúc sâu lắng về tình yêu và nỗi nhớ. Qua hình ảnh hoa cỏ may, Xuân Quỳnh đã khéo léo thể hiện sự mong manh, mỏng manh của tình yêu và những kỷ niệm xưa cũ.

Những câu thơ như “Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may / Áo em sơ ý cỏ găm đầy” gợi lên hình ảnh thân thuộc và đầy cảm xúc, khiến người đọc không khỏi bồi hồi.

Nội dung bài thơ Hoa cỏ may:

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Xem thêm chùm 🌸 Bài Thơ Hoa Cỏ May 🌸

Các ý tưởng phân tích bài thơ Hoa Cỏ May

Dưới đây là một số ý tưởng để phân tích bài thơ “Hoa Cỏ May” của Xuân Quỳnh:

Hình ảnh thiên nhiên và sự chuyển mùa

  • Phân tích cách Xuân Quỳnh sử dụng hình ảnh thiên nhiên như cát, sông, cây, và mây để thể hiện sự chuyển mùa và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Tình yêu và nỗi nhớ

  • Khám phá cách bài thơ diễn tả tình yêu và nỗi nhớ qua những hình ảnh như hoa cỏ may, áo em sơ ý cỏ găm đầy, và lời yêu mỏng mảnh như màu khói.

Sự mong manh của tình yêu

  • Phân tích biểu tượng hoa cỏ may và cách nó thể hiện sự mong manh, dễ vỡ của tình yêu, cũng như sự lo lắng về sự thay đổi trong lòng người.

Phong cách thơ Xuân Quỳnh:

  • Đánh giá phong cách thơ của Xuân Quỳnh qua bài thơ này, đặc biệt là sự nữ tính, tinh tế và sâu lắng trong cách diễn đạt cảm xúc và hình ảnh

Cấu trúc và ngôn ngữ thơ

  • Phân tích cấu trúc bài thơ và cách sử dụng ngôn ngữ, từ ngữ để tạo nên nhịp điệu và cảm xúc cho bài thơ..

Bạn có thể chọn một trong những ý tưởng trên hoặc kết hợp chúng để viết một bài phân tích chi tiết và sâu sắc về bài thơ “Hoa Cỏ May”.

Tặng bạn: 39+ Bài Thơ Tán Gái Hài Hước, Cưa Gái Cực Mạnh Auto Đổ

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Hoa Cỏ May

Dưới đây là mẫu dàn ý cho bài văn phân tích bài thơ “Hoa cỏ may” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, xem ngay bạn nhé!

I. Mở bài

  • Khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ hoa cỏ may.

II. Thân bài

a. Khổ 1

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

  • Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại chứa đựng đầy đủ cát, sông, cây, lá và mà thu. Những hình ảnh của đất trời khi sang thu cứ chập chờn lúc ẩn lúc hiện.
  • Tất cả các hình ảnh có trong đoạn thơ đều toát lên một sự xao xuyến và nhớ nhung, khi đi qua lối cũ những kỷ niệm ùa về khiến cho tác giả ngẩn ngơ suy tư về một mối tình đã qua.
  • “Lối cũ em về nay đã thu” Câu thơ chứa đầy ắp những kỷ niệm của tình yêu đôi lứa. Vẫn lối cũ ấy vẫn con đường ấy giờ này đã chuyển sang thu nhưng mà anh thì đã không còn cùng đi với em.

b. Khổ 2

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

  • Hình ảnh nhân hóa mây trắng đi cùng gió. Hình ảnh gió và mây là hình ảnh động tác giả muốn nói đến anh đã đi xa anh đã đi cùng với gió để lại mình em chỉ với nỗi nhớ hoài niệm về một tình yêu da diết khôn nguôi.
  • Lòng của tác giả bây giờ đã như trời biết, đã nguội lạnh, lòng của nàng như là trời biếc lúc còn nguyên sơ như thuở hàn vi. Chỉ là một chút hoài niệm khi đi qua lối cũ nhưng lòng thì đã trở về lúc nguyên sơ. 
  • Bao mùa cũ đi qua, với những đắng cay vẫn còn đó thì giờ đây tác giả đã gửi lại hết, gửi những đắng cay, hờn ghen của những năm tháng đã qua cho những ngày còn yêu nhau để được mang đi hết.
  • Với sự hồi niệm của mình tác giả đã viết đôi ba dòng thơ rồi cũng để gió cuốn bay đi như là anh đã đi xa khỏi cuộc đời của em và để lại em đang đứng đây nơi mà mình đã từng đi qua.

c. Khổ 3

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

  • Từ những cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên, của không gian quanh ta thì tác giả đã thu về ngay tầm mắt ở đoạn thơ cuối. Đây là một bức tranh dưới cách nhìn của tác giả. 
  • Bức tranh với hoa cỏ may giăng đầy khi bước qua đoạn đường này những chùm hoa cỏ mây đã vướng vào áo của em.
  • Cuối cùng tác giả muốn nói về tình yêu của mình mỏng manh như một làn sương khó, nó chỉ mờ ảo và không thể chạm vào, không cảm nhận được.
  • Cuối cùng tác giả chốt hạ một câu ai biết lòng anh có đổi thay, như là một lời níu kéo, vừa da diết buồn lại vừa như là một câu hỏi. Liệu rằng tình yêu của anh có đủ lớn, hay là lòng anh đã đổi thay mà em vẫn còn chưa biết. 

III. Kết bài

  • Với sự kết hợp tài tình các biện pháp tu từ trong bài thơ cùng với sự thay đổi góc nhìn từ góc nhìn rộng rồi chuyển dần sang góc nhìn của mình thì tác giả đã thành công khi khắc họa được hình ảnh một người con gái đa sầu đa cảm, một người con gái khi đi qua chốn cũ vẫn không quên nhớ về người mình đã từng thương.

Tặng bạn: Ca Dao Tục Ngữ Về Hoa

7+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Hoa Cỏ May Hay Nhất

SCR.VN đã tuyển tập và biên soạn những bài văn phân tích bài thơ “Hoa cỏ may” hay nhất gửi tặng quý vị đọc giả.

Phân tích nghệ thuật bài thơ Hoa cỏ may

Bài thơ “Hoa Cỏ May” của Xuân Quỳnh là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tâm hồn và tình cảm của nhà thơ. Dưới đây là bài văn phân tích nghệ thuật của bài thơ này:

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bài thơ “Hoa Cỏ May” là một trong những tác phẩm nổi bật của bà, thể hiện tình yêu và nỗi nhớ qua những hình ảnh thiên nhiên gần gũi và thân thuộc.

Ngay từ khổ thơ đầu tiên, Xuân Quỳnh đã khéo léo sử dụng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện sự chuyển mùa và tâm trạng của nhân vật trữ tình: “Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ / Không gian xao xuyến chuyển sang mùa”. Những hình ảnh này không chỉ tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động mà còn phản ánh sự xao xuyến, bồi hồi trong lòng người.

Bài thơ là một bản tình ca nhẹ nhàng nhưng đầy sâu lắng về tình yêu và nỗi nhớ. Hình ảnh hoa cỏ may gắn liền với những kỷ niệm xưa cũ, thể hiện qua câu thơ: “Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may / Áo em sơ ý cỏ găm đầy”. Hoa cỏ may, với sự mong manh và dễ vướng, tượng trưng cho những kỷ niệm và tình cảm khó phai mờ.

Xuân Quỳnh đã sử dụng hình ảnh hoa cỏ may để biểu tượng cho sự mong manh của tình yêu: “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói / Ai biết lòng anh có đổi thay?”. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh luôn đẹp nhưng cũng đầy lo âu và bất an, như làn khói mờ ảo, dễ tan biến.

Phong cách thơ của Xuân Quỳnh trong “Hoa Cỏ May” mang đậm chất nữ tính, tinh tế và sâu lắng. Bà sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu cảm xúc, tạo nên những câu thơ vừa gần gũi vừa sâu sắc. Sự kết hợp giữa hình ảnh thiên nhiên và cảm xúc con người tạo nên một bức tranh thơ đầy màu sắc và cảm xúc.

Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ, với nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng giàu hình ảnh và cảm xúc, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng và tình cảm của tác giả. Sự lặp lại của các hình ảnh thiên nhiên như cát, sông, cây, mây, gió tạo nên một không gian thơ mộng và đầy hoài niệm.

Bài thơ “Hoa Cỏ May” của Xuân Quỳnh là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện sâu sắc tình yêu và nỗi nhớ qua những hình ảnh thiên nhiên gần gũi và thân thuộc. Với phong cách thơ nữ tính, tinh tế và sâu lắng, Xuân Quỳnh đã tạo nên một bức tranh thơ đầy màu sắc và cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

👉 SHARE THÊM MỘT SỐ ACC GAME MIỄN PHÍ CHO NHIỀU BẠN CẦN 🎁

  1. Nhận Nick Free Fire Miễn Phí
  2. Acc Blox Fruit Mochi v2 Free
  3. Acc Roblox Free
  4. Acc Liên Quân Miễn Phí
  5. Acc Pubg Miễn Phí

Phân Tích Bài Thơ Hoa Cỏ May Của Xuân Quỳnh

Gợi ý cho bạn bài văn phân tích bài thơ “Hoa cỏ may” của Xuân Quỳnh đặc sắc nhất, xem thêm bên dưới:

Nhắc đến Xuân Quỳnh, chúng ta liền nghĩ ngay đến bài thơ “Hoa cỏ may” vang danh được nhiều bạn đọc yêu thích và tìm kiếm. Đây là một thi phẩm nổi bật cho phong cách thơ của chị.

Thơ Xuân Quỳnh giàu tình cảm, tình cảm sâu và tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau tình cảm ấy lại là tư tưởng có tính khái quát, triết lý. Đấy là những triết lý nảy sinh từ đời sống, nó có tính thực tiễn, giúp ích thật sự cho người đọc nhận thức và xử lý việc đời, không phải thứ triết lý tư biện, viễn vọng mà chẳng dùng được vào việc gì. Bài thơ chứa đầy tình cảm và nỗi tâm tư của bà.

Bài thơ “Hoa cỏ may” có nắng, có gió, có tất cả không gian khoáng đạt của khung cảnh thiên nhiên lúc sang mùa. Trong lúc suy tư, nữ thi sĩ đã để cho tất cả vẻ đẹp xao xuyến của đất trời ùa vào trang viết, cho nên từng từng hình ảnh cứ chập chờn, như thực, như mơ.

Có gì mà thi sĩ phải thảng thốt trước sự giao mùa của đất trời đến thế? Một chiếc lá rơi cho cây ngơ ngẩn, một bờ cát vắng quạnh hiu đợi những chuyến đò, một dòng sông xanh ắp đầy con nước, và cái giật mình khi tác giả nhận ra “lối cũ” đường xưa hằng in những dấu chân kỷ niệm. Thế là đã đủ cho sự tiếc nuối, suy tư…

Trên nền bức tranh mơ hồ, sương khói và đẹp đến nao lòng ấy, có một âm thanh da diết, sâu lắng, thiết tha mà Xuân Quỳnh đã cảm nhận được cho riêng mình: Tiếng gọi của mùa thu

” Lối cũ em về nay đã thu “

Câu thơ ắp đầy quá khứ, kỷ niệm và những sợi tơ lòng giăng mắc, mênh mang. Nhịp điệu và nốt nhấn thời gian được Xuân Quỳnh thể hiện trong từ “lối cũ” và “đã”. Nhận ra “lối cũ” để niềm thương nỗi nhớ sống dậy, “đã” là nhịp điệu lặp lại của thời gian trong tính quy luật muôn đời. Xưa và nay, không ít thi nhân đã đớn đau, rơi lệ khi chợt nhận ra “lối cũ” trong sự u hoài và nỗi trắc ẩn về nhân tình thế thái.

Xuân Quỳnh đã nâng niu trái hạnh phúc trên tay sau bao giông bão cuộc đời. Những con sóng dữ dội, những đám mây vần vũ, cả những chiếc lá vật vã rơi và tiếng xình xịch trong đêm của đoàn tàu… đều là miền tâm tưởng và sự thao thức trong thơ của chị. Nhưng khoảnh khắc giao mùa khi ánh hè rơi rớt lại chút ít nhỏ nhoi còn lại dành cho làn gió heo may đã ám ảnh, thao thức trong Xuân Quỳnh.

Nếu như ở Thơ tình cuối mùa thu chị ngẩn ngơ nhìn “cuối trời mây trắng bay” và những chiếc lá vàng rơi rụng, để rồi thoảng thốt nhận ra:

“Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mông”

Thì ở bài thơ này, cái man mác trước cảnh “mây trắng bay đi cùng với gió”, Xuân Quỳnh không chỉ ghi nhớ “Chỉ còn anh và em/ là của mùa thu cũ…” mà còn tâm niệm “Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ”.

Chính cái nguyên sơ, thuỷ chung nồng hậu của một con tim đa cảm, nhân hậu, tinh tế đã giúp cho thơ của chị lấp lánh, sống mãi cùng thời gian.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Từ sự tít tắp, trải rộng của không gian, Xuân Quỳnh đã thu bức tranh gần tầm nhìn của mình, nhận ra bốn bề chỉ có hoa cỏ may. Đó là sự hiện hữu và là cái nền cảm xúc của bài thơ. Thì ra cái níu giữ, gìm lại là những chùm hoa li ti ngút ngát tới chân trời.

Màu hoa ảo ảnh, sương khói chập chờn này đã gieo vào tâm thức nhà thơ sự mong manh và nỗi buồn man mác. Chắc gì thi sĩ đã “vô ý” để cho áo mình hoa cỏ may găm đầy? Một chút “vô ý” để cho nỗi nhớ giăng mắc và nỗi buồn man mác trong thơ, mỗi khi có đợt gió heo may lại về…

Xuân Quỳnh có những mối giao cảm với thời gian, không gian và đặc biệt nhạy cảm với những khoảnh khắc đổi thay trong lúc giao mùa. Ta nghe thấy tiếng lòng và sự thổn thức trong thơ chị. Người phụ nữ đã có một thời đau đớn trong nỗi buồn riêng luôn linh cảm, lo âu “trước xa tắp đường mình” (Tự hát) thì ở đâu chị cũng mong tìm ra ngọn lửa tình yêu và luôn khắc khoải, ước ao “Ngọn lửa nào le lói xoá cô đơn?” Ta cũng phần nào cảm thông với chị khi nghe tiếng chị rơi giữa không gian trong tiếng heo may:

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Thế là đã rõ. Cái mênh mang, man mác, mờ ảo, sương khói của bức tranh thu được phác hoạ trên cái nền của một tâm trạng khát khao tình Đời, tình Người phải trải qua không ít đớn đau bất hạnh, thì chị mới có thể nói được cái điều gần như là chân lý, là sự chiêm nghiệm của cuộc đời mình: “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói” và “những cánh chuồn mỏng manh như tình yêu” (Chuồn chuồn báo bão). Vì vậy, câu hỏi của chị, ít ra là trong cái khắc khoải, âu lo trong nỗi buồn man mác… cần phải có ở mỗi con người, mỗi cuộc đời.

Quà cho bạn may mắn 👉 Thẻ Cào 50k Miễn Phí🎁

Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Hoa cỏ may

Tham khảo bài văn nghị luận phân tích bài thơ “Hoa cỏ may” ấn tượng mà SCR.VN chia sẻ bên dưới nhé!

” Hoa cỏ may” là một bài thơ có tính triết lí rất sâu sắc của Xuân Quỳnh. Đọc ” Hoa cỏ may” độc giả sẽ thoáng buồn vì một qui luật nghiệt ngã của tình yêu, nhưng cũng cảm nhận được cái trong trẻo của tâm hồn Xuân Quỳnh cũng như tâm hồn của rất nhiều người phụ nữ khác trong cuộc đời.

Bài thơ được mở đầu bằng:

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Khoảnh khác giao mùa vốn luôn làm xao xuyến tâm hồn. Nhà thơ như nghe thấy trong không gian với cát trắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ ấy tiếng gọi tên mình. Mùa thu đã đến rõ nhất trên lối cũ em về. Mùa thu thấm đẫm không gian và thấm đẫm hồn người.

” Hoa cỏ may ” cũng được viết khi nhà thơ đã sang mùa thu của cuộc đời. Điều dó lí giải tai sao nhà thơ lại mở ra trước mắt người đọc một không gain thu xao xuyến đến thế! Mây trắng đã theo đi cùng gió. Bao đắng cay cũng đã gửi lại cho mùa cũ. Lòng đã yên ắng trở lại và trong trẻo như trời biếc. Xuân Quỳnh rất tài khi phơi trải lòng mình, vừa thành thật vừa xúc động:

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

 Khổ thơ cuối cùng ta đọc được ở đó vẫn niềm khát khao yêu và được yêu mãnh liệt của một trái tim phụ nữ hồn hậu. Nhưng ta cũng gặp ở đây một qui luật rất nghiệt ngã của tình yêu. Tình yêu rất đẹp, nhưng phàm cái gì đẹp đều rất mong manh, rất dễ thay đỏi theo thời gian và theo những biến động của cuộc đời. ở đây Xuân Quynh cũng đã đạt đến đọ sâu sắc như Targo đã từng phát hiện ra một qui luật cũng nghiệt ngã không kém tồn tại trong tình yêu:

” Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”
( Bài thơ số 28)

Bằng hình ảnh ” Hoa cỏ may ” rất độc đáo Xuân Quỳnh đã dưa người đọc đến một triết lí:

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ như xoáy vào lòng độc giả, mang đén một thoáng buồn, một thoáng xót xa…

 Đọc lại ” Hoa cỏ may” ta thấy người phụ nữ trong Xuân Quỳnh thật đẹp, thật đáng nể trọng. Dù cuộc đời có nghiệt ngã bao nhiêu, chị vẫn yêu bằng cả trái tim mình.

Xem thêm bài thơ 🌸 Sóng Xuân Quỳnh 🌸 hay nhất!

Phân Tích Bài Thơ Hoa Cỏ May Nâng Cao

Dưới đây là mẫu viết đoạn văn phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc của nghệ thuật bài thơ Hoa cỏ may:

Một hồn thơ dung dị và tự nhiên, nồng nhiệt và đắm thắm, là nơi tựu trung của tất cả những mảng màu cảm xúc trong cuộc sống: có vui, có buồn, có hạnh phúc, có âu lo, có niềm tin và cả hoài nghi vụn vỡ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói âm vang từ đời sống rất thực, tiếng hát của một trái tim chân thành, nồng ấm với những khát khao yêu thương không bao giờ ngơi nghỉ…

Bởi thế mà Xuân Quỳnh được xem là một trong những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại từ sau năm 1945. Những thi phẩm đi từ chân trời của một người đến chân trời của nhiều người, ‘’Thuyền và biển’’, ‘’ Thơ tình cuối mùa thu’’. Và, ‘’ Hoa cỏ may’’ là một minh chứng rõ nét cho điều đó.

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ

Câu thơ 7 chữ với nhịp thơ 2/2/3 vẽ nên một không gian mênh mang, im lìm. Câu thơ giàu hình ảnh nhưng lại thiếu âm thanh. Sông đầy nhưng không có tiếng sóng gợn, có cây nhưng chẳng nghe thấy tiếng là xì xào. Chỉ với một chữ ‘’đầy’’ cũng đủ để Xuân Quỳnh gợi mở biết bao liên tưởng trong lòng độc giả, đầy nắng hay đong đầy những nước, hay là cả hai!

Không gian xao xuyến chuyển sang mùa

Điểm nhìn từ bến sông được mở rộng hơn, xa hơn. Bức tranh thiên nhiên dưới ngòi bút của Xuân Quỳnh sống động hơn khi nhà thơ khoác lên vạn vật sự sống, nghệ thuật nhân hóa đã được dùng khéo léo với hai từ ‘’ngẩn ngơ’’ và ‘’xao xuyến’’. Đất trời bao la đang lắng nghe tiếng vạn vật chuyển mình trong thời khắc giao mùa. Dường như trong khoảnh khắc chuyển mùa ấy thời gian trôi qua khẽ khàng hơn, gọi cả những kỉ niệm ùa về.

Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Nhân vật ‘’em’’ xuất hiện một cách đầy ‘’tình cờ’’, thấp thoáng tiếng gọi cất lên sau vòm lá, là tiếng gọi của thời gian đã qua. ‘’Lối cũ’’ em về rải đầy biết bao mảnh kỉ niệm của những mùa thu qua.

Với lối tả chân, màu sắc thường kết hợp từ màu thực là một trong những đặc trưng rất riêng của thơ Xuân Quỳnh. Nhìn thế giới bằng bằng nhãn quan bay bổng, lý tưởng, thể hiện phong cách phóng khoáng, yêu đời, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh thường chọn những gam màu sáng để tô màu cho bức vẽ riêng của mình. Này là màu trắng của mây, màu xanh biếc của trời…. sắc màu tươi sáng, rõ ràng của đời thực. Từ nét bút vẽ thiên nhiên ‘’ mây trắng bay đi cùng với gió’’ nhà thơ ‘’vẽ’’ cả tâm hồn mình bằng những vần thơ rất đỗi chân thực ‘’ lòng như trời biếc lúc nguyên sơ’’.

Phép so sánh được khéo léo dùng để lấy một hình ảnh trừu tượng là ‘’ lòng người’’ so sánh với hình ảnh cụ thể ‘’trời biếc’’. Màu xanh gợi ngay cho ta đến niềm tin và hy vọng. Bởi lẽ mỗi một màu sắc có một thứ ngôn ngữ riêng, hiểu được ngôn ngữ của sắc màu đó bằng chính những rung động của trái tim, của cảm tính. Màu xanh trong câu thơ này gợi cho người đọc hình dung về tấm lòng thuần khiết của tình yêu thuở ban đầu. Sắc xanh ấy cũng đã được phủ đầy trên những dòng thơ của Xuân Quỳnh:

‘’ Và niềm tin cũng là ở đó
Tôi chẳng tìm mà đã có từ lâu
Như trời xanh sẵn có ở trên đầu…’’
( Trích Chúng tôi)

Hay:

‘’Cờ xôn xao trong nắng gió mùa thu
Trời mới xanh trước mỗi hiên nhà…’’
(Trích Những lớp người cùng bài hát ra đi)

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc bạch, giãi bày tự nhiên cùng đất trời cây cỏ

Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Những nỗi niềm xưa, trăn trở, khổ đau,mất mát tất cả được nữ thi sĩ gói lại trong hai chữ ‘’ đắng cay’’ với một chút tình chua xót. ‘’Đắng cay’’ ấy là một phần của cuộc đời đã đi qua, đã in hằn thành kí ức. Và kí ức ấy dù tốt đẹp hay phủ kín nỗi buồn cũng là những mảnh ghép trong bức tranh muôn màu của cuộc sống.

Bởi thế mà không thể vứt bỏ hay xóa đi mà chỉ là ‘’gửi lại’’. Gửi lại đắng cay để ta thôi ngoái nhìn về quá khứ, không ôm ấp những mộng đẹp đã vỡ tan mà chọn cho mình một tâm thế sống bình yên, than thản, tự do gửi vào ‘’ thơ viết trôi dòng theo gió xa’’

Hát với thiên nhiên khúc giao mùa vừa sang và đây là lúc nhân vật trữ tình hát với lòng mình

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Hoa cỏ may- cũng chính là nhan đề của bài thơ được nhắc đến trong khổ thơ cuối bài, bởi đây chính là nốt trầm của cảm xúc, khoảng lặng của tâm hồn mà nhà thơ muốn chia sẻ. Hoa cỏ may, một loài hoa của đồng nội, không kiêu kì, không hương sắc, mộc mạc và bền bỉ, kiên cường đến lạ kì. Chỉ cần có gió thổi là cỏ may sẽ đặt chân đến bất cứ đâu.

Hoa cỏ may ở đây biểu trưng cho tình yêu dung dị, cho hạnh phúc đời thường và cho cả khát khao được yêu đương nồng cháy, thủy chung. Trước khoảng không phủ đầy cỏ may đó, nhân vật trữ tình cất lên một câu hỏi khẽ khàng, không lời đáp: ‘’Ai biết lòng ai có đôi thay”

Thơ Xuân Quỳnh ghi lại xúc cảm rất thật của chính nhà thơ, là nốt vang của từng cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Với khát khao hạnh phúc lớn lao, chính trong tâm hồn của người phụ nữ vẫn luôn tồn tại những lo sợ, những dự cảm,hoang mang. Trong sáng tác khác của mình, Xuân Quỳnh đã viết

‘’ Em đâu dám nghĩ là điều vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi’’
( Trích Nói cùng anh)

Với thi phẩm ‘’ Hoa cỏ may’’, nhà thơ đã thể hiện sự tinh tế của mình khi đặt sự lớn lao của đất trời bên cạnh cái dễ vỡ của tình đời. Câu thơ cuối chưa đựng quy luật nghiệt ngã của tình yêu, bởi tình yêu là nhịp đập của trái tim nên lắm khi nó quay vần theo vòng xoáy của cảm xúc.

Một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong hành trình sáng tạo của Xuân Quỳnh, ‘’ Hoa cỏ may’’- 1 thi phẩm xinh xắn, gọn ghẽ với thể thơ thất ngôn. Với kết cấu mạch lạc, từ hướng ngoại để tìm sự đồng điệu nơi đất trời lúc sang thu để rồi quay trở về cái tôi để giãi bày tâm trạng. Không cầu kì, gia công trong ngôn ngữ và hình ảnh, chân chất, mộc mạc và ‘’cháy’’ hết mình với những cảm xúc rất thật, điều đó là làm nên sức sống bền bỉ của thơ Xuân Quỳnh trong lòng độc giả.

Tìm hiểu bài 🌸 Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh 🌸 chi tiết!

Phân Tích Hoa Cỏ May Ngắn Gọn

Bài văn phân tích bài thơ “Hoa cỏ may” ngắn gọn nhất đã được biên soạn phía dưới, mời bạn xem thêm:

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu

Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Ðắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?

“Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ”. Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh tương đối tĩnh lặng, hợp với tâm trạng của người đang tìm về kỷ niệm… Câu thơ giàu hình ảnh mà thiếu âm thanh. Có cây mà không nghe thấy tiếng lá. Sông đầy mà không nghe thấy tiếng sóng. Tất cả đang ngưng đọng cho một sự hồi tưởng…

Xao xuyến vốn là từ chỉ trạng thái, nhưng ở đây, trước hình tượng trời- đất (không gian) nó gợi âm thanh nhiều hơn. Nhưng âm thanh ấy phát ra từ đâu? Từ cái không gian đang chuyển mùa kia chăng?…

Ta lại phải trở lại với câu thơ đầu để tìm đến những hình ảnh cụ thể hơn. Ấy là cát, là sông, và nhất là cây. Dừng lại ở cây, nhập vào cây. Và khi cái xao xuyến ấy đã nhập vào cây rồi, thì đó là gió và chỉ còn là gió. Ấy là, nhiều khi chỉ nghe âm thanh, ta đã nhận ra sự vật phát ra âm thanh, hoặc (như trường hợp trên) nhận ra cái gì đã tác động vào sự vật nào để phát ra âm thanh ấy.

Nếu như câu mở đầu, nhạc thơ được mở rộng ra với vần ơ, rồi đến câu sau dài thêm ra với vần ua, và đến câu thứ tư co rút lại ở vần u, thì sự hướng ngoại của người đọc cũng lần lượt diễn ra như vậy. Thoạt tiên trải ra với cát, với sông, với cây, rồi mở rộng ra đến không gian, đến câu thứ ba lại thu về trong một vòm, để rồi cuối cùng rút lại, tập trung ở đôi bàn chân bồi hồi đặt lên lối cũ. Từ đây người đọc bắt đầu từ giã ngoại cảnh, để cùng bước vào thế giới nội tâm của tác giả, cùng với nỗi niềm tự sự:

Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Ðắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa

Khác với khổ thơ đầu, khổ thơ thứ hai này câu chữ được cấu trúc thoáng hơn, mạch thơ bằng phẳng hơn, có tư thế của một người “đắng cay gửi lại bao mùa cũ”. Thôi thì, gió thổi mây bay, ai chẳng có một thời mà những ước mơ mây trắng bị cuốn theo chiều gió, theo sức hút của một người nào đó.

Con người- khi đã có tuổi rồi thường điềm tĩnh nhìn nhận lại quá khứ để mà giữ thăng bằng cho cuộc sống hiện tại của mình, cho nên dẫu mây trắng bay đi, trời xanh còn lại. Ðó là cõi lòng trải qua những phong ba bão tố đã lấy lại được màu sắc ban đầu, trở nên cao, và thanh thản. Thơ viết đôi dòng theo gió xa là câu thơ biểu lộ tâm trạng như vậy (ở đây cần hiểu gió là một nhân vật mai danh ẩn tích)

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy

Vậy là hồn gió vẫn còn lẩn quất đâu đây, trong từng câu thơ, như mũi kim len trong mảnh vải, lúc ẩn lúc hiện. Rõ ràng trước bức tranh khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may không ai là không thấy gió đang khơi động, đang nổi. Thậm chí nó còn có hơi hướng ở câu thơ dưới- trong một sự “sơ ý”: áo em sơ ý cỏ găm dày, bởi thật ra thì, hoặc đó chỉ là một cách nhận lỗi làm duyên, hay là tự trách mình để mà hờn mát… Sự thật một khi hoa cỏ may đã “dâng đầy khắp nẻo” như thế kia, thì áo em… cỏ găm dày cũng là một điều hiển nhiên không thể tránh. Lỗi là ở gió. Tôi chợt nhớ tới hai câu thơ của Nguyễn Bính:

Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em

và cây bút trẻ Phạm Công Trứ, với: “Trăng vàng, đêm ấy, bờ đê- Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may”. Thì ra trong sự liên tưởng, các nhà thơ vẫn có những điểm gặp nhau. Hoa cỏ may được ví với lời thề, phải chăng vì nó dễ găm, và đồng thời, dễ gỡ?

Tổng hợp những ý thơ vừa dẫn, tôi nhận ra thêm điều Xuân Quỳnh định nói ở câu thơ thứ hai này. Ðó là: Mình quả là đã “sơ ý” khi để cho những lời bày tỏ… và cũng có thể là hứa hẹn… của người in vào niềm tin của mình, như hoa cỏ may găm dày trên áo. Ðể rồi có lúc phải phân vân, suy nghĩ và thầm trách:

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Xuân Quỳnh rất đạt khi đưa cái màu khói vào trong bức tranh… Bản thân nó cũng đã mỏng mảnh dễ tan, nữa là trong một không gian ngợp tràn những gió. Lời yêu là thế đấy. Thật cũng chẳng thể nào lường trước. Cô gái đã từng thốt lên trong bài Mùa hoa doi năm xưa những lời da diết: Ðốt lòng em câu hỏi- Yêu em nhiều không anh? Giờ đây lại thêm một lần nghi vấn: Ai biết lòng anh có đổi thay?.

Dùng câu hỏi này để kết thúc bài thơ, theo tôi, Xuân Quỳnh đã tìm ra một cách ứng xử thật cao tay. Cuộc sống cứ trôi đi, con người phải sống với phần hạnh phúc mà họ còn đang có. Nhìn lại những kỷ niệm xưa cũng là một cách gạn đục khơi trong để lọc lấy những phần đẹp đẽ cho mình. Ðây không phải là lúc quy kết, phân định xem lầm lỗi thuộc phía bên nào. Bởi dù sao thì, tình yêu là một vấn đề rộng lớn. Nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó làm đẹp thêm cho cuộc sống. Và tôi nghĩ: đó chính là tấm lòng nhân ái của tác giả bài thơ Hoa cỏ may.

Quà cho nhiều bạn cần 👉 Shop Nhận Nick Miễn Phí

Phân Tích Hoa Cỏ May Hay Nhất

Chia sẻ đến độc giả bài văn phân tích bài thơ “Hoa cỏ may” hay nhất, mời các bạn cùng xem:

Cùng thế hệ với các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Xuân Quỳnh sớm nổi trội như một ngôi sao lạ với giọng điệu và phong cách thơ độc đáo không thể trộn lẫn. Nói đến Xuân Quỳnh là nói đến nhà thơ của tình yêu. Tình yêu trong thơ chị có sức cuốn hút mãnh liệt. “Hoa cỏ may” là một trong rất nhiều bài thơ tình đặc sắc của chị.

Tình yêu trong “Hoa cỏ may” không dữ dội, ồn ào, dịu êm như “Sóng”; không khát khao, nồng nàn, bỏng cháy như “Thuyền và biển”, mà nó mang một sắc thái khác: Rất đằm thắm, dịu dàng, man mác buồn… Khổ thơ mở đầu là một khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng ngày chuyển mùa:

Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Không gian mở ra dường như vô tận. Trong cái tĩnh lặng, êm đềm giữa mênh mang trời nước ấy, lòng người cũng mở ra hòa vào cảnh vật, để lắng được hồn cây lá, nghe được tiếng lòng hư vô. Cảnh vật bỗng chốc trở nên có hồn và sống động nhờ nghệ thuật nhân hóa: “Cây ngẩn ngơ”, “Không gian xao xuyến”. “Ngẩn ngơ” và “xao xuyến” vốn là những từ chỉ trạng thái tình cảm của con người nhưng đã được thi sĩ khoác cho cảnh vật.

Và như vậy, cảnh vật đã nhuốm màu tâm trạng. Phải là người đa cảm và tinh tế lắm mới nhận ra cái xao xuyến, bâng khuâng của đất trời trong thời khắc chuyển mùa. Mùa đang chuyển hay lòng người đang chuyển? Rõ ràng, cảnh vật và tâm hồn thi sĩ đã có sự đồng điệu:

Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Dường như có một điều gì đó thật huyền diệu đang xảy ra? Ta như nghe được tiếng gọi da diết cất lên từ khoảng không vô định “sau vòm lá”. Câu thơ “Lối cũ em về nay đã thu” cho ta hiểu đây là tiếng vọng từ quá khứ. “Lối cũ em về” đã in dấu bao kỷ niệm. Chỉ có khác là cảnh vật giờ đã thay đổi, đã chuyển mùa:

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Mây, gió, trời là những hình ảnh của thiên nhiên được tác giả khéo léo sử dụng để giãi bày tâm trạng của người phụ nữ đang yêu và không phải bao giờ tình yêu cũng được đền đáp. Xuân Quỳnh là người phụ nữ không mấy may mắn. Trong tình yêu, chị đã hơn một lần thất bại. Cuộc đời lắm truân chuyên và không hề bình lặng của chị, suy cho cùng đều bởi tại chữ yêu.

Đọc thơ chị, người ta thấy bao ngậm ngùi đắng cay của một thời đã xa chị đành nhờ gió cuốn đi, nhờ mây thả bay tất cả. Lòng chị cũng đang có một cuộc chuyển mùa, để có được một tâm trạng thanh thản và tấm lòng trong trắng “như trời biếc lúc nguyên sơ”.

Nhưng có thật chị đã rũ bỏ được tất cả những ngậm ngùi, cay đắng trong tình yêu? Tại sao lại “đắng cay gửi lại?”. “Đắng cay” chỉ gửi lại thôi chứ đâu có xóa nhòa đi được? Người ta chỉ “đắng cay” khi tâm hồn luôn bị vò xé vì sự phản bội, sự bất công…

Xuân Quỳnh hẳn cũng có nỗi niềm như thế. Vậy nên, nỗi đắng cay, dù không muốn, vẫn ám ảnh chập chờn trong tâm khảm người phụ nữ ấy – người luôn khát khao tình yêu đến cháy bỏng, thậm chí có thể sống, chết cho tình yêu, nhưng lại luôn phấp phỏng lo âu, luôn dự cảm những điều bất hạnh. Nỗi ám ảnh ấy còn day dứt hơn ở khổ thơ cuối:

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Dưới con mắt của Xuân Quỳnh, hoa cỏ may là hoa của tình yêu và quan trọng hơn, nó chính là cái cớ để nhà thơ bộc lộ nỗi niềm: “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/Ai biết lòng anh có đổi thay?”. Một sự lo lắng hay là nỗi hoài nghi? Cả hai giả thiết đều có thể. Nhưng đúng hơn, chính là sự thật đau đớn mà chị đã từng trải. Đó là sự không bền chặt, rất mong manh và dễ đổ vỡ của tình yêu. Là quy luật khắc nghiệt của tình yêu. Chính vì thế, trong thơ chị, ta luôn bắt gặp sự lo âu, khắc khoải. Và

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Từ “mỏng” còn chưa mỏng lắm sao mà còn láy thành “mỏng mảnh”? Chưa hết, cái mỏng manh của tình yêu còn được cụ thể hóa hơn bằng sự so sánh: “như màu khói”. Đó là cái mỏng không thể diễn tả và rất khó nắm bắt.

Xuân Quỳnh đã cảm nhận tình yêu đẹp nhưng lại mong manh quá đỗi, nó có thể tan biến vào hư vô bất cứ lúc nào. Có phải vì đã trải qua quá nhiều cay đắng, ngậm ngùi mà nhà thơ hoài nghi đến vậy? Nhưng nếu hiểu hồn thơ Xuân Quỳnh và con người của chị, thì đó còn là do sự nhạy cảm của tâm hồn thi sĩ.

“Ai biết lòng anh có đổi thay?”. Câu hỏi đặt cuối bài thơ như được cất lên từ tiềm thức sâu thẳm của tâm hồn và mãi mãi là niềm day dứt không có câu trả lời. Có chút gì nghèn nghẹn, bởi ta hiểu, đây không phải là nỗi lo âu của một phụ nữ luôn hoài nghi tất cả, mà là sự lo âu của một tấm lòng trong trắng, nguyên sơ và một trái tim nhân hậu, luôn khát khao một tình yêu chung thủy, vẹn tròn…

Trong thơ Xuân Quỳnh, hoa cỏ may đã trở thành biểu tượng của tình yêu, một tình yêu đời thường, đẹp đẽ và mong manh mà lúc nào con người cũng cần phải nâng niu gìn giữ để nó không hòa vào mây khói. Chính vì thế, tên bài thơ đã được lấy làm tiêu đề cho tập thơ cuối cùng của thi sĩ: tập thơ “Hoa cỏ may”.

Giới thiệu bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Yêu Của Xuân Diệu 🌸 cũng nói về tình yêu!

Bài Văn Cảm Nhận Bài Thơ Hoa Cỏ May

Mời các bạn cùng xem bài văn cảm nhận về bài thơ “Hoa cỏ may” dành cho học sinh giỏi!

Có lẽ ai đã trãi qua tuổi thơ,đã từng đi trên những con đường hai bên hoa cỏ xanh rì, đặc biệt là những người đã từng một lần sống là làng quê đều biết đến “hoa cỏ may”. Một lòai hoa cỏ dại, sống kiên cường và thường bám vào khách đi đường nếu phớt lờ qua nó.

Nhưng lại ít người biết về “sự tích hoa cỏ may”, một câu chuyện nhuốm màu cổ tích nhưng là một câu chuyện tình yêu thủy chung. Đó là câu chuyện tình yêu của đôi trai gái (nàng là tiểu thư khuê các, chàng là chàng trai đốn củi nghèo xơ xác) ở cùng một làng quê,họ yêu nhau thắm thiết nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản. Họ trốn đi, chung sống với nhau, cùng lao động và hưởng thụ tình yêu chân thành cùng nhau.

Nhưng rồi chàng trai lại cảm thấy thương vợ vì người con gái trước chân yếu tay mềm nay lại phải lao động vất vả. Không can tâm chàng ra đi quyết chí làm ăn, hẹn 3 năm trở về. Nhưng 3 năm ròng trôi qua, quyết chí đợi, đợi mãi, đợi mãi không thấy chồng quay về.

Rồi một hôm người vợ cũng quyết định khăn gói lên đường đi tìm chồng. Nàng ra đi, đi đến đâu cũng hỏi về tung tích người chồng yêu quý. Biển người mênh mông bao nhiêu, đất trời rộng lớn bao nhiêu cũng không làm người con gái ấy nản lòng. Tình yêu vẫn luôn thường trực và bùng cháy trong sâu thẳm trái tim, một trái tim khát khao kiếm tìm hạnh phúc.

“Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu”

Bài thơ mở đầu là khung cảnh thiên nhiên, một khung cảnh thiên nhiên có vẻ như “động” nhưng lại “tĩnh”. Sự có mặt của ba động từ “chuyển”, “gọi” và “về” cộng với trạng thái được diễn tả qua hai từ “ngẩn ngơ” và “xao xuyến”dồn dập thì phải nói đây là một bức tranh sự sống sinh động với đủ cung bậc cảm xúc chứ ?

Nhưng có lẽ như vậy vẫn chưa đủ, dù phối được nhiều động từ trong một đoạn thơ 4 dòng nhưng cái không gian bao trùm lại có vẻ tĩnh mịch và mênh mông vẫn còn rộng lắm. Đó là một bãi cát dài ven sông, trời đất đang vào độ giao thoa giữa hai mùa , một lối nhỏ, lối đi đã từng…nhưng là lối xưa.

Câu chuyện ấy, câu chuyện có ai đó gọi tên em sau vòm lá là câu chuyện đã qua.Cái đang trôi về cùng dòng sông là kí ức là kỉ niệm một thời đã qua. Dù là chuyện cũ nhưng vẫn xốn xang lòng người như đang đâu đây. Vậy nên cảnh có vẻ đang chuyển động trước mắt nhưng đều là kí ức mà thôi.

Sự nguyên sơ và tĩnh lặng lại tưởng chừng như bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của một con người, nhân vật trữ tình “em”.Nhưng không cảnh vẫn vậy “em” cũng chỉ là em của một thời điểm nào đã qua. Như vậy một khung cảnh hoàn toàn là thiên nhiên vắng vẻ .Thiên nhiên có vẻ buồn nhưng lại ngập đầy kỉ niệm.Trời đất đang độ vào thu :có thể cảm nhận được nắng và gió.Sự dịu dàng của cỏ cây ngập đầy trong sự vương vấn,luyến tiếc mùa đã qua hay là đang lạ lẫm trước cảnh của mùa mới sang?

Nếu như “cảnh” hiện lên bao trùm cả khổ thơ đầu thì sang khổ thơ thứ 2 “tình” lại là thứ được diễn tả nhiều hơn.

“Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa”

Cảnh đang chuyển động mạnh dần, mạch thơ dãn ra.Mây và gió bay đi để lại một bầu trời nguyên sơ, tinh khôi. Không còn gợn mây che lấp cái xanh bao la của bầu trời, trời “biếc” hơn, đẹp như buổi ban đầu. Nhà thơ đang muốn nói về bầu trời hay nói về “em”?

Đã từng trãi qua một mối tình, mối tình ấy đầy ắp kỉ niệm gắn liền với lối nhỏ và dòng sông. Đã từng một lần sóng gợn trên mặt biển, tức là đã từng có niềm vui và nỗi buồn. Tâm hồn ấy đã từng trãi qua “sóng gió” nhưng vẫn giữ được “lòng” “nguyên sơ”, phải chăng là một tâm hồn đẹp.

Chuyện đã qua không thể không tiếc nuối,không thể ko nhớ, quan trọng là điều còn lại là hãy giữ cho mình những tình cảm đẹp, quên hết những gì buồn phiền. Phải để cho lòng rộng bay trong gió, để tâm hồn bình yên và thanh thản, thế nên đắng cay gửi lại bao mùa cũ, thơ viết đôi dòng theo gió xa. Đấy cũng không phải là sự chối từ hay vứt bỏ, đấy là sự giải thóat.

Nếu như ở khổ thơ trên nhà thơ dùng âm “ơ”(trong từ ngơ) thì sang khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng lại một lần nữa âm này trong chữ “sơ”. Việc dùng âm vần cuối câu không những có tác dụng kéo gần hai khổ thơ mà còn làm cho âm điệu của khổ thơ dài ra, rộng mở, rộng mở cùng dòng sông,kéo dài cùng thời gian hay chính là tâm hồn đang rộng mở (trả “đắng cay” lại cho đời )?!

Chuyến sang khổ thơ cuối, tâm sự tình yêu của người con gái lại càng thể hiện rõ nét hơn:

“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm dầy”

Trở lại với câu chuyện Sự tích hoa cỏ may: khi người vợ ra đi, đã bôn ba khắp nơi, đã mỏi mệt tìm khắp chốn mà vẫn không thấy người chồng ở đâu.Nàng chết đi, Ngọc Hoàng thương tình cho hóa thành loài hoa có tên là hoa cỏ may,rồi chị gió mang nàng đi khắp nơi.Sức sống của hoa cỏ may mãnh liệt như sự chung thủy của nàng. Rồi cứ có khách bộ hành đi qua là cỏ may lại víu vào để hỏi thăm tin tức về chồng.

Có lẽ vì thế nên “ khắp nẻo mới dâng đầy hoa cỏ may”, vậy là trong bài thơ không những có sông,có cát, có gío, có mây…. mà còn có cả một vùng mêng mông hoa cỏ may.Hoa cỏ may lại mảnh mai nên dễ bị gió làm lung lay. Hãy tưởng tượng cả một vùng hoa đang đung đưa trước gió.Cảnh hoàn toàn không “tĩnh” nữa mà là “động”.Nhân vật trữ tình “em” lại xuất hiện, “sơ ý” hay cố tình đây ? nàng để cỏ may găm đầy. Lúc này tâm hồn người con gái đang xao xuyến mạnh mẽ, thốt nên ở hai câu cuối :

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?

Dù đã dặn lòng phải kiên cường nhưng không thể tránh khỏi những phút giây suy nghĩ chính chắn. Tình yêu là thứ có thật, nhưng tình yêu “mỏng mảnh” lắm, làm sao biết được “lòng anh có đổi thay” hay không?Tác giả không dùng từ “mỏnh manh”(từ ghép chính phụ ) mà lại dùng “mỏng mảnh”(từ ghép đẳng lập) để gây cho người đọc cảm giác tách rời, một sự gắn kết yếu ớt, thế nên mới dễ dẫn đến “đổi thay”.

Hai câu cuối bài thơ trở thành điểm nhấn cho cả bài thơ, đúng là “cảnh sinh tình”. Nếu khổ đầu nhẹ nhàng sâu lắng, khổ thứ hai là triết lí thế thái nhân tình thì khổ thứ ba nhân vật trữ tình đã mở lòng, tràn trề cảm xúc, lời tâm tình được gửi đến ai đó đâu đây. Hoa cỏ may sắc nhọn, nhức nhối một nỗi niềm đau của tình yêu trong xa cách.

Mời bạn xem thêm mẫu 🌸 Phân Tích Bài Thơ Số 28 Của Ta-go 🌸 nhà văn Ấn Độ nổi tiếng!

Viết một bình luận