Phân Tích Bài Sài Gòn Tôi Yêu [21+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

Phân Tích Bài Sài Gòn Tôi Yêu ❤️️ 21+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Bài Viết Đặc Sắc Phân Tích Ngắn Gọn Và Chi Tiết Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 7.

Dàn Ý Phân Tích Bài Sài Gòn Tôi Yêu

Tham khảo mẫu dàn ý phân tích bài Sài Gòn tôi yêu dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những định hướng cơ bản để triển khai bài viết theo bố cục và luận điểm cụ thể.

I. Mở bài phân tích Sài Gòn tôi yêu:

  • Giới thiệu về tác giả Minh Hương
  • Giới thiệu thể loại tùy bút
  • Giới thiệu về văn bản “Sài Gòn tôi yêu” (khái quát về xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm…)

II. Thân bài phân tích Sài Gòn tôi yêu:

1.Ấn tượng chung và tình yêu Sài Gòn của tác giả:

-Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

  • Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh
  • Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn

-Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp:

  • Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ
  • Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn

-Tác giả bộc lộ tình yêu tha thiết, nồng nhiệt với thành phố Sài Gòn:

  • Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên đến con người
  • Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ “yêu” được lặp lại 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.
  • Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

2.Phong cách sống của con người Sài Gòn:

-Ăn nói tự nhiên, dễ dãi, phần đông ít dàn dựng, tính toán, chân thành, bộc trực

-Hình ảnh các cô gái Sài Gòn:

  • Tóc: buông thõng trên lưng hoặc tết bím
  • Áo bà ba trắng, quần đen rộng
  • Mang giày bố trắng, xăng đan đa hay guốc vuông trơn
  • Khỏe khoắn, mạnh dạn, đơn sơ, hồn hậu
  • Nụ cười tươi tắn và ít nhiều thơ ngây

-Tinh thần bất khuất, sẵn sàng vào khó khăn, nguy hiểm và thậm chí hi sinh cả tính mạng trong giai đoạn 1945 – 1975

-Thái độ và tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.

3.Khẳng định tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn:

  • Khẳng định tình yêu da diết, dai dẳng của tác giả đối với Sài Gòn
  • Mong ước của tác giả: mọi người đều yêu mến Sài Gòn như tác giả

III. Kết bài phân tích Sài Gòn tôi yêu:

-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

  • Nội dung: vẻ đẹp của thiên nhiên, khí hậu và con người Sài Gòn và tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho mảnh đất nơi đây
  • Nghệ thuật: điệp từ, điệp cấu trúc, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt…

-Cảm nhận của bản thân về đoạn trích.

Mời bạn tham khảo 💕 Tóm Tắt Bài Sài Gòn Tôi Yêu 💕 12 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Phân Tích Tác Phẩm Sài Gòn Tôi Yêu Của Minh Hương – Mẫu 1

Đón đọc bài văn phân tích tác phẩm Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương dưới đây để tham khảo cho mình những ý văn hay và đặc sắc.

Nhà văn Minh Hương là một con người luôn tha thiết và gắn bó với Sài Gòn. Một thành phố trẻ trung, năng động cùng với con người cởi mở, bộc trực và đầy ắp tình thương. Ông luôn gửi gắm tình cảm của mình vào những tác phẩm trong đó phải kể đến bài kí “ Sài Gòn tôi yêu”.

Mở đầu bài tùy bút tác giả bộc lộ tình yêu nồng cháy của mình với thành phố mang tên Bác. Để thể hiện tình yêu của mình tác giả sử dụng điệp từ “tôi yêu” ở đầu mỗi câu văn được nhắc đi nhắc lại như một khúc ca tình yêu, như để người đọc thể hiện tình yêu sôi sục, rộn rã của nhà văn.

Qua đó cũng cho ta cảm nhận được những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.

Minh Hương đã thổ lộ tình yêu Sài Gòn trong mọi thời tiết và trong mọi thời gian. Tác giả “yêu nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào”, yêu “buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ”, yêu thời tiết trái chứng “trời đang in in buồn bã, bỗng nhiên vắt lại như thủy tinh”, yêu đêm khuya, yêu những giờ cao điểm, cái thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh…Tình yêu Sài Gòn của Minh Hương được ông ví với tình cảm của “người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa chan nhiều ngang trái”.

Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này. Qua đó cũng cho thấy được tài quan sát tinh tế, chất trữ tình sâu sắc thông qua từng lời văn, từng câu chữ mà nhà văn cảm nhận được khiến cho ai đọc tác phẩm cũng mong muốn một lần được đặt chân tới Sài Gòn.

Với cảm hứng dạt dào trước một vùng đất trẻ trung, tác giả viết tiếp: “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này”. Lời văn biểu cảm lôi cuốn, mạch suy nghĩ của tác giả đan xen nhuần nhuyễn đưa người đọc đến với những ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên, khí hậu, nhịp sống và sinh hoạt của thành phố, đặc điểm cư dân và phong cách con người Sài Gòn.

Tác giả yêu Sài Gòn, yêu hơn là ở con người Sài Gòn với bao phẩm chất tốt đẹp, biểu hiện một phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng. Người Sài Gòn “ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi”, tác giả nêu lên nét dáng đáng yêu của những cô gái dịu dàng, cách giao thiệp của những thiếu nữ Sài Gòn rất duyên dáng. Có thể nói đoạn văn viết về cô gái Sài Gòn là đặc sắc nhất, vừa tỉ mỉ vừa khái quát, biểu lộ tấm lòng trân trọng, quý mến của Minh Hương.

Tính cách của con người Sài Gòn rất đẹp và đáng yêu. Các cô gái, các chàng trai, các giới đồng bào giàu yêu nước, bất khuất, dám xả thân vì chính nghĩa, vì cách mạng và kháng chiến, vì đất nước và nhân dân. Đoạn văn cuối là một khái quát sâu sắc, có tác dụng làm tăng tính thuyết phục cho bài văn; nó gợi lên trong mỗi người đọc về một tình yêu cụ thể đối với đất nước, quê hương.

Với giọng văn hóm hỉnh, chân thành thể hiện một cách viết độc đáo, sắc sảo, tác phẩm là lời bày tỏ tình cảm của nhà văn dành cho thành phố Sài Gòn. Nơi đây từng là nơi tác giả gắn bó rất lâu dài hơn nửa cuộc đời vì thế cho nên tình cảm mà nhà văn dành cho nơi đây giống như tình cảm dành cho quê hương thứ 2 của ông vậy…

Có thể bạn sẽ thích 💧 Phân Tích Bài Ca Huế Trên Sông Hương 💧 8 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Bài Sài Gòn Tôi Yêu Hay Nhất – Mẫu 2

Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu phân tích bài Sài Gòn tôi yêu hay nhất được chọn lọc để các em học sinh cùng tham khảo:

Minh Hương (1924-2002), ông tên thật là Võ Văn Đài, quê ở Quảng Nam, ông vừa là nhà văn đồng thời cũng là một thầy giáo. Minh Hương là một nhà văn có giọng văn giàu cảm xúc. Văn bản Sài Gòn tôi yêu trích từ tùy bút Nhớ Sài Gòn, xuất bản năm 1994, là một trong những tác phẩm nổi tiếng và hay nhất của tác giả, thể hiện tâm tư cảm xúc và tình cảm gắn bó tha thiết, nỗi nhớ của tác giả với mảnh đất Sài Gòn yêu dấu.

Tình yêu của tác giả đối với mảnh đất Sài Gòn được thể hiện một cách xuyên suốt trong cả đoạn trích. Đầu tiên nó thể hiện ở cách mà tác giả cảm nhận về vẻ đẹp cuộc sống nơi đây, “Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già”. Đối với tác giả thì “Sài Gòn vẫn trẻ như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da đổi thịt…”, việc sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa như vậy đã cho chúng ta thấy được sự trẻ trung, sự sôi động của một thành phố đang độ phát triển.

Tiếp theo tác giả lại tiếp tục nhận định cuộc sống Sài Gòn thông qua những hình ảnh thiên nhiên “Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu nắng sớm một thứ nắng ngọt ngào và buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh… cây xanh che chở”.

Cách sử dụng điệp ngữ liên tục “tôi yêu…” chính là cách mà tác giả bộc lộ trực tiếp và nhấn mạnh cái tính cảm của mình, cái cảm xúc của mình dành cho Sài Gòn cho thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đây. Bên cạnh đó phép so sánh “…trong vắt lạ như thủy tinh” lại cho chúng ta thấy sự độc đáo của thời tiết nơi đây, thời tiết có sự thay đổi bất ngờ, mang lại những cảm xúc bất ngờ, ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả.

Điểm thứ ba nữa về cuộc sống của Sài Gòn đó chính là âm thanh của cuộc sống “Tôi yêu đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương….”. Âm thanh cuộc sống nơi đây hiện lên với nhiều mặt khác nhau vừa là sự sôi động, ồn ã của một thành phố trẻ trung, năng động, vừa là cái tĩnh lặng của đêm khuya, cả cái nên thơ của buổi sáng tinh sương, thanh sạch mát lành.

Như vậy từ cái nhận định chung của tác giả về bản chất của Sài Gòn – một thành phố trẻ trung, đến nhận định cụ thể về thời tiết khác biệt, về những âm thanh lúc náo nhiệt lúc lại tĩnh lặng, nên thơ ta đã thấy được tình cảm thắm thiết sâu nặng của Minh Hương dành cho Sài Gòn.

Nhưng không dừng lại ở đó dáng vẻ của Sài Gòn còn hiện lên thông qua hình bóng của con người Sài Gòn. Ở đây không có sự phân biệt về nguồn gốc quê quán của con người, dù là người đến từ Bắc, Trung hay Nam, dù là dân tộc gì đi chăng nữa thì tất cả đều được gọi chung là người Sài Gòn, tổ hợp tạo nên một sự đa dạng về màu sắc văn hóa, đan xen với nhau tạo ra một hình thức, một bầu không khí văn hóa đặc biệt, thể hiện sự mến khách, sẵn sàng dang tay chào đón bất kỳ ai của mảnh đất này.

Điều đó dường như đã trở thành một phong cách sống rất hồ hởi vui tươi nồng ấm của vùng đất này. Dựa vào khoảng thời gian gần 50 năm chung sống với người Sài Gòn, tác giả Minh Hương đã đưa ra một nhận xét rất thấm về con người nơi đây rằng “họ ăn nói tự nhiên nhiều lúc hề hà dễ dãi phần đông ít dàn dựng tính toán.

Người Sài Gòn cũng giống như hầu hết người lục tỉnh rất chơn thành, bộc trực”. Từ đó đã tạo ra một phong cách riêng lối sống riêng cho người Sài Gòn nói riêng và người Lục tỉnh nói riêng ấy là sự chân thành, giản dị, bộc trực và tốt bụng. Sở dĩ có nét đặc biệt ấy là bởi vì, mảnh đất Sài Gòn là nơi tập hợp dân cư tứ xứ, từ đó họ đã khai phá đất đai, mở mang bờ cõi, cuộc sống của họ đã từ lâu gắn với thiên nhiên.

Là những con người đi mở đất, xuất thân từ nông dân, mộc mạc, giản dị và gần gũi, thế nên lối sống của họ cũng vì thế mà trở nên phóng khoáng, thẳng thắn, không biết lươn lẹo, chua ngoa. Ngoài những đặc điểm chung của con người Sài Gòn tác giả còn đi vào hình ảnh của cô gái Sài Gòn với những đặc điểm riêng về trang phục, cách ăn nói cư xử “Các cô gái thị thiềng… ít nhiều thơ ngây”.

Trang phục, tóc buông hoặc tết, nón vải trắng, áo bà ba, quần đen rộng, đi guốc hoặc giày vải, xăng đan da, dáng vẻ thì vừa có cái yểu điệu thướt tha vừa khỏe khoắn mạnh dạn. Có thể thể nói từ dáng vẻ đến trang phục của các cô gái đều toát lên sự trẻ trung năng động, tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó tính cách của các cô gái nơi đây cũng được thể hiện thông qua dáng vẻ của họ với “cái e thẹn ngượng nghịu như vầng trăng mới ló,…Nụ cười nhiệt tình tươi tắn và ít phần thơ ngây”.

Còn hình ảnh các chàng trai lại được tác giả khắc họa thông qua dáng vẻ, bản chất anh hùng của họ trong những lúc đất nước nguy cấp nhất, các cô gái và cả các chàng trai đều nguyện xung phong trận mạc, bảo vệ từng tấc đất quê hương xuyên suốt những năm 45-75. Từ những nhận xét, cách quan sát tỉ mỉ, sự am hiểu của tác giả chúng ta có thể nhận thấy rất rõ ràng tình cảm của tác giả là sự yêu mến, gắn bó, coi mảnh đất Sài Gòn như là quê hương của mình.

Không chỉ thể hiện tình cảm của mình với mảnh đất đáng yêu và trẻ trung này thông qua cách cảm nhận của tác giả về cuộc sống và con người nơi đây mà một lần nữa trong phần cuối của đoạn trích Minh Hương lại tiếp tục khẳng định nó thông qua những dòng văn đầy tha thiết, yêu thương. “Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người nơi đây, một mối tình dai dẳng bền chặt.

Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của…”. Một lần nữa tác giả lại sử dụng điệp ngữ “tôi yêu…” để khẳng định tình cảm của Minh Hương, một tình yêu sâu nặng, gắn bó với mảnh đất Sài Gòn thân thương. Không chỉ vậy nó còn tạo ra nhịp điệu cho câu văn, tựa như đoạn điệp khúc của một bài tình ca, như những đợt sóng tình cảm tuôn trào.

Ngoài ra còn là lời nhắn nhủ, mong mọi người đều dành một tình yêu dành cho Sài Gòn như tác giả, thể hiện tình cảm chân thành nồng hậu, cũng như lời chào đón của tác giả với mọi người đến mảnh đất ông xem là quê hương máu thịt này.

Sài Gòn tôi yêu là một văn bản hay, về nghệ thuật có sử dụng những biện pháp tu từ quen thuộc, từ ngữ chọn lọc, đôi chỗ mang tính địa phương. Về nội dung Minh Hương đã thể hiện cho độc giả thấy được vẻ đẹp của Sài Gòn được tái hiện một cách sinh động về nhiều phương diện, bộc lộ tình cảm tha thiết, sâu nặng của tác giả đối với mảnh đất Sài Gòn yêu dấu.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Phân Tích Tác Phẩm Sống Chết Mặc Bay 🌟 12 Bài Hay Nhất

Phân Tích Bài Sài Gòn Tôi Yêu Ngắn Gọn – Mẫu 3

Bài văn mẫu phân tích bài Sài Gòn tôi yêu ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn súc tích và cô đọng nội dung.

Sài Gòn tôi yêu là một trong những tùy bút của tác giả Minh Hương viết cuối tháng 12 – 1990 và in trong tập Nhớ… Sài Gòn. Đó là những dòng văn đầy thương nhớ , yêu mến chân thành, nồng nhiệt đối với mảnh đất này. Minh Hương yêu tất cả mọi thứ của Sài Gòn , cả những điều xấu xí của nó. Dường như đối với Minh Hương tình yêu Sài Gòn đã ăn sâu vào máu thịt trở thành một phần cuộc sống của ông.

Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…

Cũng nhờ tình yêu này đã giúp ông cảm nhận được nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố Sài Gòn. Đó là những giọt nắng “ngọt ngào” vào những buổi sáng dịu ngọt. Hay cái “nhớ thương” những cơn gió lộng buổi chiều, hãy những cơn mưa rào bất chợt của của miền cận xích đạo. Ông yêu cái nhịp sống ồn ào đa dạng của vùng đất này, yêu những con phố rợp bóng cây xanh… những điều bình dị, đơn sơ đó đã tạo nên vẻ đẹp của thành phố phương Nam đầy nắng này.

Ở Sài Gòn, thì không chỉ có cảnh mà còn cả những con người nồng nhiệt ở vùng đất này. Dường như ông muốn bộc lộ nhiều hơn tình yêu của mình về vùng đất này.Nhưng Sài Gòn, còn đẹp ở con người. Những con người phương Nam hồn hậu, nồng ấm, như ánh nắng mặt trời nơi đây. Ở thành phố này, hàng triệu con người từ khắp mọi miền đổ về nơi đây, cùng nhau chung sống hòa hợp tạo nên một thành phố phồn vinh và nồng ấm.

Và nhớ về Sài Gòn thì không thể quên những cô gái Sài Gòn. Nếu như những cô gái Hà Nội e ấp, đoan trang có chút gì phòng kiến. Thì các cô gái Sài Gòn đẹp ở mái tóc dài đen ánh chiếc món vải xinh xinh. Dáng đi khỏe khoắn tự tin nhưng vẫn duyên dáng đầy quyến rũ. Trong giao tiếp, con gái Sài Gòn kín đáo nhưng thanh lịch miệng cười chúm chím đôi mắt tinh nghịch duyên dáng. Một nét đẹp bình dị những khiến bao người phải nhớ thương.

Nhớ Sài Gòn là nhớ về những tình yêu tổ quốc của những người con anh dũng đã hi sinh vì tổ quốc. Những người con ấy, đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, cả tính mạng để bảo vệ mảnh đất xa xôi của tổ quốc.

Và nhà văn cũng có chút thoáng ngậm ngùi khi nhìn thấy những con người độc ác đã tàn phá thiên nhiên. Hàng loạt các giống chim như: Quạ, sáo, vành khuyên… đều đã bị những nòng súng vô tình sát hại. Những cây xanh đã bị thay thế bằng những nhà cao tầng.

Và để nhấn mạnh thêm tình yêu của mình cuối bài tác giả đã viết. Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.

Sài Gòn đã có nhiều đổi thay sau trở thành một thành phố hiện đại, trung tâm kinh tế của cả nước. Nhưng qua bài tùy bút của tác giả chúng ta đã cảm nhận được một Sài Gòn thật khác. Một tình yêu thật nồng nàn giản dị, mà một người con nhớ về quê hương của mình.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Phân Tích Bài Sài Gòn Tôi Yêu Chi Tiết – Mẫu 4

Văn mẫu phân tích bài Sài Gòn tôi yêu chi tiết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút – bút kí Nhớ… Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm.

Bài tuỳ bút mở đầu bằng những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.

Từ ấn tượng chung, tác giả đột ngột chuyển sang bày tỏ trực tiếp tình yêu Sài Gòn của mình:

Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn những cây xanh che chở.

Ngay trong phần đầu của bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình với thành phố Sài Gòn. Điệp từ tôi yêu được điệp lại ở đầu các câu văn như ngân đi ngân lại điệp khúc tình yêu, như nhấn thêm vào bản đàn tâm trạng rộn rã yêu thương của nhà văn.

Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông.

Tình yêu Sài Gòn sâu nặng khiến nhà văn có được cảm nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố. Con mắt tinh tường của nhà văn nhận ra cả cái sắc nắng “ngọt ngào” buổi sớm mai, cái “nhớ thương” của cơn gió lộng buổi chiều, cái ào ào đột ngột của những cơn mưa nhiệt đới.

Cùng với đó là cả sự “trái chứng” của thời tiết đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh; cả cái nhịp sống đa dạng của phố phường; thưa thớt về đêm khuya, náo động, dập dìu vào giờ cao điểm; cả cái không khí mát dịu, thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh… Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này. Có thể nói, đây là đoạn văn kết hợp cảm xúc với quan sát tinh tế, đậm chất trữ tình.

Sau những dòng cảm xúc trữ tình, nhà văn chuyển sang những cảm nhận và bình luận về người Sài Gòn . Phải chăng, ông muốn lí giải kĩ hơn căn nguyên sâu xa tình yêu Sài Gòn của mình: không chỉ yêu nhịp sống, thời tiết, phong cảnh mà còn yêu hơn người Sài Gòn.

Người từ bốn phương hội về đây, rồi nhanh chóng hoà hợp thành người Sài Gòn. Thành phố bao dung và nhân hậu này bao giờ cũng dang hai cánh tay rộng mở mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Một thành phố như vậy, lẽ nào lại không yêu? Và có lẽ tình yêu Sài Gòn không chỉ là của riêng nhà văn.

Yêu Sài Gòn, tác giả yêu tất cả những con người Sài Gòn và nhận ra ở họ bao nét đẹp tâm hồn, làm nên một phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng: Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán, người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh đều rất chân thành, bộc trực.

Theo tác giả, phong cách ấy đã được kết tinh, trải nghiệm trong một thời gian dài của cuộc sống, được thử thách trong cam go của lịch sử.
Giới thiệu về phong cách người Sài Gòn, tác giả đi sâu vào giới thiệu phong cách của cô gái Sài Gòn – những bông hoa của thành phố làm cho thành phố thêm rực rỡ hơn hương thơm và sắc màu. Cách viết xen lẫn những dòng cảm nhận và những lời bình luận của Minh Hương làm cho đoạn văn vừa đậm đà cảm xúc trữ tình, vừa giàu chất suy ngẫm.

Bài tuỳ bút kết thúc bằng việc khẳng định lại tình yêu son sắt thuỷ chung và mong ước tha thiết của nhà văn:

Vậy đó, tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi mong ước mọi người, nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.

Cách kết thúc như vậy khiến cho chủ đề được xoáy sâu, nổi bật lên mà để lại những dư âm trong người đọc.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Vở Chèo Quan Âm Thị Kính 🔥 11 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Văn Bản Sài Gòn Tôi Yêu Đầy Đủ – Mẫu 5

Đón đọc bài văn phân tích văn bản Sài Gòn tôi yêu đầy đủ dưới đây để nắm vững những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Sài Gòn tôi yêu được viết bằng những cảm nhận tinh tế, những phát hiện mới vẻ và với một tình yêu tha thiết, nồng nàn của tác giả Minh Hương với mảnh đất này.

Văn bản Sài Gòn tôi yêu được viết theo thể tuỳ bút. Trong văn bản này, Minh Hương lại miêu tả những nét riêng tạo nên phong cách và vẻ đẹp của một thành phố. Bài văn được viết khá linh hoạt, đan xen những câu ngắn, câu dài, có khi sử dụng kết cấu trùng điệp: “Tôi yêu trong nắng sớm…”, “Tôi yêu thời tiết trái chứng,..” “Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn”,…

Bài văn được triển khai theo các ý: Những cảm nhận chung và tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn (từ đầu đến “tông chi họ hàng”). Bình luận về phong cách con người Sài Gòn (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”). Khẳng định tình yêu thắm thiết của tác giả đối với thành phố (từ “Vậy đó mà” đến hết).

Trong đoạn mở đầu, tác giả thể hiện những nét riêng của thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn bằng một giọng văn đặc biệt. Không phải là những phép thống kê hay đặc tả đơn thuần, mà bằng một giọng văn biểu cảm linh hoạt và nồng nhiệt khác thường: “Tôi yêu Sài Gòn da diết…”, “Tôi yêu trong nắng sớm…”, “Tôi yêu thời tiết trái chứng…”, “Tôi yêu cả đêm khuya…”, “Tôi yêu phố phường náo động…”, “Yêu cả cái tĩnh lặng…”.

Tình yêu đó gắn liền với từng biến thái của thiên nhiên (nắng sớm – một thứ nắng ngọt ngào, chiều lộng gió nhớ thương, trời ui ui buồn bã, trong vắt như thuỷ tinh), tình yêu đó gắn liền với mỗi sinh hoạt thường ngày (đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ) cho nên, dẫu tác giả có viết: “Nếu cho là cường điệu”, thì mỗi câu vấn vẫn cứ bộc lộ một trạng thái tình cảm rất đỗi chân thành của tác giả.

Trong bài văn, tác giả đã sử đụng một loạt so sánh. Ban đầu là so sánh giữa một phạm trù vô hạn với một phạm trù hữu hạn (“Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già”) và tiếp đó là so sánh về lịch sử hình thành và phát triển (“Ba trăm năm so với năm ngàn năm của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán”).

Thể hiện về phong cách của người Sài Gòn, tác giả đã đưa tới một cách nhìn rất riêng: “ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me… mà chỉ toàn người Sài Gòn cả”. Sài Gòn – nơi tụ hội và hoà hợp của bốn phương, không phân biệt nguồn gốc. Chính cách nhìn nhận này là điểm tựa để tác giả khái quát: “Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến”.

Bằng sự từng trải của mình, tác giả nhận xét: Tự nhiên, bộc trực, mạnh bạo, cởi mở và dễ gần là những nét tính cách nổi bật của người Sài Gòn. Đặc biệt, cách ăn mặc, ứng xử của các cô gái Sài Gòn được tác giả tái hiện khá tỉ mỉ, với những lời bình tinh tế. Những nét tính cách đẹp đẽ ấy của người Sài Gòn không chỉ biểu hiện trong đời sông hằng ngày mà đã thử thách qua thời gian. Mảnh đất ấy qua ngòi bút tác giả thật thấm đượm tình người, là mảnh đất lành, sẵn sàng đón moi người từ bốn phương về đây tụ hội.

Khép lại yêu thương xen lẫn niềm tự hào tha thiết về mảnh đất quê hương, là những dòng cảm xúc như tăng tiến, mãnh liệt hơn “Tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người, “tôi ước mọi người đều yêu Sài Gòn”…. Tình yêu ấy quả thật say đắm, trong trẻo, chẳng thể lí giải như tác giả tự nhận xét về mình “Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu…” Tình yêu với quê hương, đất nước ấy đã làm bao trái tim người đọc rung cảm và thêm yêu mến với mảnh đất Sài Gòn.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông 🍀 15 Mẫu Hay Nhất

Phân Tích Bài Sài Gòn Tôi Yêu Nâng Cao – Mẫu 6

Tham khảo văn mẫu phân tích bài Sài Gòn tôi yêu nâng cao dưới đây để trau dồi thêm những ý văn hay và luyện tập kỹ năng nghị luận văn học.

Sài Gòn tôi yêu là tùy bút đậm chất thơ được tác giả Minh Hương viết vào cuối tháng 12 – 1990 và in trong tập Nhớ… Sài Gòn (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 1994). Nội dung bài văn thể hiện tình cảm yêu mến chân thành, nồng nhiệt và sự gắn bó sâu đậm của tác giả đối với vùng đất trù phú này cùng với những chủ nhân của nó.

Mặc dù là tùy bút nhưng câu trúc bài văn có thề chia làm ba đoạn.

Đoạn 1 nêu những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả đôi với Sài Gòn. Đoạn 2 là những nhận xét về đặc điểm thiên nhiên và phong cách riêng của người Sài Gòn. Đoạn 3 khẳng định tình yêu tha thiết của tác giả đối với thành phố mang tên Bác.

Những người đã từng sống ở Sài Gòn dù ít hay nhiều đều có chung tâm trạng đi thì nhớ ở thì thương và những ai chưa từng đến thì luôn khao khát được ngắm nhìn tận mắt thành phố được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, trung tâm công nghiệp, kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong thời ki đổi mới.

Với độ tuổi ba trăm năm, Sài Gòn là một thành phố trẻ. Nơi đây hội đủ ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Người Sài Gòn rất yêu mảnh đất của mình, nhưng tình yêu của tác giả mới nồng nàn say đắm làm sao.

Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây to đương độ nõn nà trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón trân trọng giữ cái đô thị ngọc ngà này.

Cách so sánh trong hai câu mở đầu hơi lạ : Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. So sánh độ tuổi của một vùng đất với độ tuổi của một con người mới nghe qua tưởng chừng khập khiễng nhưng nó lại gợi cho người đọc sự liên tưởng cụ thể và sinh động.

Vùng đất Sài Gòn là kết quả công cuộc khai phá, mở mang bờ cõi của ông cha. Tuổi của Sài Gòn là ba trăm năm so với bốn ngàn năm tuổi của đất nước thì quả là thành phố này rất trẻ. Sức sống tràn đầy của một đô thị trẻ, đẹp được nhà vàn so sánh với hình ảnh của một cây tơ đương độ nõn nà phơi phới sức xuân.

Với đôi mắt trìu mến, nhà văn nhìn đâu cũng thấy yêu thương: Tôi yêu trong nắng sớm một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chửng với trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh… Điệp từ Tôi yêu đặt ở đầu mỗi câu thể hiện tình cảm chân thành, da diết của nhà văn trước sự đa dạng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. Sài Gòn có hai mùa nắng mưa rõ rệt. Bầu trời mùa nào cũng xanh ngăn ngắt, đầy nắng, đầy gió.

Tác giả yêu thích những nét rất riêng của mưa nắng Sài Gòn. Sài Gòn không có mưa phùn, mưa ngâu hay mưa dầm kéo dài hết ngày này sang ngày khác như ở miền Bắc. Mưa Sài Gòn thường vào buổi chiều.

Có khi đang đi trên đường Đồng Khởi quận Một, cơn mưa ập tới bất ngờ không tránh kịp nhưng về đến đường Bàn Cờ quận Ba thì trời lại trong veo. Vào mùa này, hễ ra khỏi nhà là người Sài Gòn nhắc nhau phải mang áo mưa phòng thân. Sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết được tác giả miêu tả bằng hình ảnh thật chính xác và gợi cảm: trời đang ui ui buồn bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

Vẫn bằng tình cảm yêu thương, tác giả miêu tả không khí và nhịp sống sôi nổi của Sài Gòn trong những thời khắc khác nhau : Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…

Trong phần đầu bài tùy bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình đồi với Sài Gòn. Vẻ đẹp của Sài Gòn được nhân lên gấp bội trước con mắt chan chứa yêu thương.

Tác giả không chỉ yêu màu nắng ngọt ngào mà còn yêu cả những điều tưởng chừng không mấy dể chịu như sự trái chứng của thời tiết thoắt nắng, thoắt mưa. Cả sự náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. Tự biết lòng mình yêu Sài Gòn đến mức thiên vị nên tác giả đã biện minh bằng câu ca dao nói về quy luật tâm lí thông thường của con người: Yêu nhau yêu cả đường đi…

Một chi tiết nhỏ đáng lưu ý là bài kí này được viết từ năm 1990 mà thời điểm hiện tại chúng ta đang sống đã là năm 2014, tất nhiên bộ mặt Sài Gòn đã có nhiều thay đổi.

Đô thị được mở rộng ra nhiều hướng với những con đường trải nhựa phẳng lì thẳng tắp, hai bên san sát nhà cao tầng, cửa kính cửa chớp sáng choang. Những chiếc cầu bê tông sừng sững nối đôi bờ sông, giúp cho tàu xe thuận tiện ngược xuôi trăm nẻo. Sài Gòn đã mang dáng dấp của một thành phố công nghiệp hiện đại thời mở cửa, có mối quan hệ giao lưu rộng rãi với khu vực châu Á và toàn thế giới.

Sài Gòn không chỉ đẹp ở cảnh sắc mà còn đẹp ở con người. Con người đã làm cho cảnh sắc Sài Gòn rực rỡ hơn, lung linh hơn. Ở phần đầu bài viết, tác giả miêu tả thiên nhiên Sài Gòn, đến phần sau, tác giả giới thiệu tính cách của người Sài Gòn.

Tác giả nhận xét rất đúng về đặc điểm của cư dân Sài Gòn: Ở trên đất địa này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me… mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Mọi người sống hòa hợp với nhau, không phân biệt nguồn gốc, giàu nghèo. Người trên khắp mọi miền đất nước đổ về Sài Gòn lập nghiệp, sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình.

Sài Gòn là mảnh đất giàu tiềm năng, có rất nhiều việc kiếm ra tiền nên: Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác. Sài Gòn là vùng đất trù phú, mỡ màu; là thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế lớn, nhiều trung tâm thương mại sầm uất cung cấp hàng hóa cho cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài qua bến cảng Nhà Rồng rộng lớn và sân bay Tân Sơn Nhất hiện đại.

Thành phố Sài Gòn rộng mở và hào phóng là nơi rất thuận lợi cho người tứ xứ đến đây sinh sống. Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu. (Đây là con số của những năm 90, còn đến nay, số dân của thành phố đã lên tới gần tám triệu người).

Phong cách nổi bật của người Sài Gòn cũng được tác giả nhận xét chân thực và đầy thiện cảm: Cách ngày nay gần năm mươi năm, vào đây được gần gũi với người Sài Gòn, tôi đã thấy phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng. Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chân thành, bộc trực…

Con gái Sài Gòn có vẻ đẹp rất tự nhiên, dễ thương. Đây là hình ảnh các cô gái Sài Gòn hồi thế kỉ XX: … tóc buông thõng trên vai, trên lưng, có khi tết bím… Đội nón vải trắng, vành rộng, như nón Hướng đạo. Áo bà ba trắng, đính một túi nhỏ xíu duy nhất bên thân mặt áo. Quần đen rộng. Mang giày bố trắng (giày vải, giày ba-ta) hay xăng đan da. Có người đi guốc vông trơn trắng nõn, quai da, dạng chiếc xuồng hay hình hộp cá mòi. Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn.

Cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu. Cũng yểu điệu, thướt tha, nhưng theo cung cách Bến Nghé. Cũng e thẹn, ngượng nghịu như vừng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây. Nụ cười thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều thơ ngây.

Trong khi giao tiếp, các cô thể hiện nét đẹp kín đáo của người Á Đông: Bây giờ, khi chào người lớn, các cô ấy (trước 1945) cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá. Gặp trang lứa bạn bè thì hơi cúi đầu và cười. Cười ngậm miệng, cười chúm chím, cười mủm mỉm, cười he hé, chỉ để lộ vài cái răng hay lộ cả hàm tùy theo mức độ thân quen. Đặc biệt là cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc lại ánh lên vài tia hóm hỉnh.

Tuy phong cách tiếp cận người quen hay khách lạ có vẻ hơi “cổ xưa” nhưng lại rõ ràng dân chủ. Không có tư thế khúm núm hay màu mè. Không một chút mặc cảm, tự ti.

Vẻ đẹp của các cô gái được nói tới trên đây vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa mang bản sắc riêng của người Sài Gòn. Ngày nay, những cô gái Sài Gòn đẹp như một vườn hoa muôn màu sắc và ngát hương thơm.

Nét đẹp của người Sài Gòn còn thể hiện ở tinh thần kiên cường, anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc: Tuy nhiên, đến những hồi nghiêm trọng và sôi sục nhất của đất nước thì các cô gái ấy cũng như các chàng trai và các giói đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hi sinh cả tánh mạng, xuyên suốt ba chục năm từ 1945 đến 1975…

Một thoáng ngậm ngùi, bất bình khi nhà văn nghĩ đến những kẻ vô tình hay cố ý tàn phá thiên nhiên: Sài Gòn ngày nay cũng rất ít chim. Đến mùa, một ít nhạn, én bay về trú đông, dưới các mái nhà cao tầng, mái đình, mái chùa. Thỉnh thoảng mới thấy vài chị quạ, chị sáo, vài chị vành khuyên sắc ô, áo già… Nhiều nhứt là họ hàng se sẻ mà bây giờ cũng thấy thưa thớt dần.

Trước kia, rất nhiều, cả cò, cả vạc xổng lồng trong Sở thú bay ra làm tổ trên mấy ngọn cây dầu, cây sao cao ngất với các chị cu gáy, chị quạ, chị sáo… Những nòng súng hơi ác độc của những người vô trách nhiệm với môi trường sống và chẳng thèm đếm xỉa đến pháp luật đương bảo vệ thiên nhiên, đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố. Đây là đoạn văn hồi ức thể hiện tình cảm nhớ nhung và luyến tiếc của tác giả về một thiên nhiên an lành, phong phú của Sài Gòn trong quá khứ chưa xa.

Kết thúc bài tùy bút, tác giả khẳng định tình yêu sâu đậm của mình đôi với Sài Gòn và khơi dậy trong lòng mọi người tình yêu ấy: Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.

Sau 17 năm bài tùy bút này ra đời, Sài Gòn có nhiều thay đổi lớn lao. Thành phố Sài Gòn rộng lớn hơn, cao vút lên, đẹp như một bức tranh lộng lẫy. Dù sao, qua bài tùy bút này, tác giả Minh Hương đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng khó phai về Sài Gòn – mảnh đất thân thương của đất nước Việt Nam yêu dấu, xứng đáng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tham khảo trọn bộ 💧 Phân Tích Bài Thơ Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh 💧 14 Mẫu Đặc Sắc Nhất

Phân Tích Bài Sài Gòn Tôi Yêu Học Sinh Giỏi – Mẫu 7

Đón đọc bài văn phân tích bài Sài Gòn tôi yêu học sinh giỏi dưới đây với những nội dung nghị luận văn học chuyên sâu.

Minh Hương ( 1924-2007) là một con người đa tài khi vừa là một văn tài năng vừa là một nhà giáo yêu nghề. Gắn bó với Sài Gòn từ thuở còn thanh niên, những năm tuổi 20 trẻ trung nhiệt huyết với những bài báo về nơi đây, ông đã sống cả đời trọn vẹn, ghi lại những cảm xúc gắn bó về con người, cuộc sống nơi đây trong tập tuỳ bút “ Nhớ Sài Gòn”. Trích trong tập tuỳ bút có đoạn “ Sài Gòn tôi yêu” để lại nhiều dư âm nhẹ nhàng cho bạn đọc về một Sài Gòn thật đẹp.

“Sài Gòn tôi yêu” thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của cư dân và phong tục của con người nơi đây.

Đến với những dòng tuỳ bút nhẹ nhàng của Minh Hương, trước hết ta bắt gặp những cảm nhận tinh tế của ông về thiên nhiên, khí hậu. Ngay từ mở đầu tuỳ bút , tác giả gây ấn tượng với câu văn đầy nghệ thuật : “Sài Gòn vẫn trẻ”. Nhân hoá biến Sài Gòn thành con người có cảm xúc, có tuổi tác, gán cho Sài Gòn cái hồn của con người để cảm nhận Sài Gòn không còn vô hình mà hữu hình như một người bạn.

Các câu văn tiếp theo “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.”, Minh Hương vẫn để Sài Gòn mang trong mình hình bóng của một con người trẻ trung để viết về Sài Gìn, cảm nhận về Sài Gòn

Sau những ấn tượng về Sài Gòn trẻ trung là những câu văn về thiên nhiên, khí hậu nơi đây. Với điệp khúc “Tôi yêu” được nhắc đi nhắc lại cùng với giọng điệu truyền cảm tha thiết “Tôi yêu Sài Gòn da diết”, “Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương”, “Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn”… để khẳng định một tình yêu thuỷ chung, mãnh liệt của tác giả với miền đất trẻ trung này.

Đó là mảnh đất có thời tiết đa dạng, phong phú, độc đáo “nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt”; “trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh”. Cùng với thời tiết ấy là khí hậu, nhịp sống vui vẻ, đa dạng của con người nơi đây: ban ngày phố phường náo động, dập dìu xe cộ, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, buổi sáng tĩnh lặng với làn không khí mát dịu, thanh sạch.

Đứng trước sự thay đổi, sự đa dạng mà khó giải thích ấy của thiên nhiên, của con người nơi đây, tác giả trích ra hai câu ca dao để chứng minh tình yêu mãnh liệt của mình dành cho Sài Gòn là thứ tình cảm tự nhiên, không cần lý giải mà vẫn có:

Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.”

Từ những cảm nhận ban đầu về thiên nhiên,khí hậu, nhịp điệu nơi đất Sài thành, Minh Hương tiếp tục ghi lại những đặc điểm chung về cư dân, về phong cách nổi bật của con người Sài Gòn với những nét riêng độc đáo. Viết về dân cư người Sài Gòn, Minh Hương nói những lời nhận xét chân thực, giản dị: “Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me… mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả.

Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác.”

Dưới cái nhìn của tác giả, Sài Gòn là mảnh đất không chỉ có người Sài thành gốc mà còn chào đón những con người bản địa khác nhau từ trăm mọi nẻo đường mà như ông nói “ Sống lâu, sống quen” cứ ngỡ họ cũng là người Sài gòn gốc. Đó là một ẩn ý của Minh Hương để ngầm ca ngợi tình cảm mến khách, nhân hậu, yêu thương, hiền hậu của Sài Gòn.

Bằng sự từng trải của mình tác giả nhận xét con người Sài Gòn “Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà[6], dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành ,bộc trực.” .

Cùng với câu văn nhận xét đó, tác giả tỉ mỉ miêu tả những nét phong tục của con người nơi đây. Tóc “buông thõng” trên vai trên lưng. Đầu đội nón vải trắng rộng vành. Áo bà ba trắng… Quần đen rộng. Hoặc đi giày bố trắng, hay xăng-đan da, hoặc đi guốc vông trơn trắng nõn, quai da.. Rất dễ nhìn, dễ ưa: dáng đi “khỏe khoắn, mạnh dạn”; “cũng yểu điệu, thướt tha..”, “cũng e thẹn, ngượng nghịu.”. Nụ cười “thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều ngây thơ”. Cái đẹp của cô gái Sài Gòn “thật đơn sơ, đôn hậu”.

Cách giao thiệp của thiếu nữ Sài Gòn rất duyên dáng. Chào người lớn, các cô “cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá”. Gặp bạn bè thì “hơi cúi đầu và mỉm cười: cười ngậm miệng, cười chúm chím, cưởi mỉm, mỉm, cười he hé…”, tùy mức độ thân quen. Đặc biệt là cặp mắt cô gái Sài Gòn “sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc lại ánh lên vài tia hóm hỉnh”.

Cách giao tiếp của thiếu nữ Sài Gòn có vẻ hơi “cổ xưa” nhưng lại rõ ràng “dân chủ”, “không khúm núm hay màu mè”, “không chút mặc cảm, tự ti”. Nghĩa là họ vẫn giữ được phong cách dân tộc, nhưng không còn mang tư tưởng phong kiến, trái lại rất tân tiến. Tác giả như tái hiện lại bức tranh về người thiếu nữ Sài Gòn những năm đầu thế kỉ XX, vừa mang dáng vẻ kiêu sa, vừa mang nét đẹp cổ truyền dân tộc. Một vẻ đẹp tân thời ấn tượng với thời gian

Đoạn cuối của “Sài Gòn tôi yêu” là những lời văn tâm tình trải lòng về tình yêu mãnh liệt của tác giả với mảnh đất Sài Gòn và đồng thời cũng là lời nhắc nhủ chân tình mà đầy ý vị sâu sắc nhân văn. Tác giả viết về Sài Gòn trong quá khứ, mảnh đất “ đất lành chim đậu”. nơi đã cho bao người cuộc sống mới, hạnh phúc trọn vẹn.

Nhưng viết về Sài Gòn ngày nay, ông lại tâm tình bằng những lời văn lắng đọng: “Sài Gòn ngày nay cũng rất ít chim” “Những kẻ vô trách nhiệm với môi trường sống và chẳng thèm đếm xỉa đến luật bảo vệ thiên nhiên, với những nòng súng hơi ác độc, đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố.”

Từ đó lần nữa ông khẳng định tình yêu của mình với Sài Gòn : “Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của” và mong ước mọi người cũng yêu Sài Gòn văn minh, văn hoá như ông .

“Sài Gòn tôi yêu” là đoạn trích tuỳ bút nhẹ nhàng thấm đượm tình cảm của một con người nơi gốc không phải Sài thành hoa lệ nhưng đã sống gắn bó cuộc đời dài rộng nơi đây để ghi lại những cảm xúc về thiên nhiên, con người và cuộc sống Sài Gòn đẹp đẽ.

Khám phá thêm 💕 Phân Tích Bài Thơ Rằm Tháng Giêng 💕 15 Bài Văn Hay Nhất

Phân Tích Đoạn Trích Sài Gòn Tôi Yêu Lớp 7 – Mẫu 8

Tham khảo bài văn phân tích đoạn trích Sài Gòn tôi yêu lớp 7 dưới đây sẽ là tư liệu cần thiết hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

Tác phẩm “Sài Gòn tôi yêu” là một trong những tập tùy bút nổi bật của Minh Hương viết về Sài Gòn, tác phẩm được ông viết vào tháng 12 năm 1990 và được in trong tập “Nhớ…Sài Gòn”. Tác phẩm là những dòng tâm sự, bộc lộ tình yêu da diết và chân thành và nồng nhiệt của Minh Hương đối với mảnh đất mà ông đã có trên 50 năm gắn bó.

Mở đầu bài tùy bút, Minh Hương đã bày tỏ ngay những tình cảm của mình với thành phố Sài Gòn. Đó là một tình yêu mà còn nồng cháy hơn cả tình yêu đôi lứa của tuổi trẻ “Tôi yêu Sài Gòn da diết…”. Để thể hiện rõ nhất tình yêu của mình, tác giả đã đặt điệp từ “Tôi yêu” ở mỗi đầu câu văn, chúng được nhắc đi nhắc lại như một bản tình ca, để cho người đọc cảm nhận thấy tâm trạng sôi sục, rộn rã của tác giả trong tình yêu.

Tình yêu của Minh Hương đối với Sài Gòn là một tình yêu trọn vẹn, ông yêu tất cả mọi thứ thuộc về Sài Gòn, cả những điều xấu xí và không mấy ai chấp nhận của nó.

Đối với ông, tình yêu đối với Sài Gòn đã trở thành một phần của cuộc sống, ăn sâu vào máu thịt của ông. “Tôi yêu trong nắng sớm… Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở”. Chính nhờ tinh yêu tha thiết này của ông mà ông đã có một cách cảm nhận thật chính xác và tinh tế về thành phố Sài Gòn.

Từng ánh nắng, cơn gió, cơn mưa đều được ông tô vẽ thật đẹp và sống động, ông yêu những điều bình dị, đơn sơ như tiếng ồn ào hay những hàng cây xanh, tất cả mọi thứ đã làm nên Sài Gòn.

Minh Hương yêu Sài Gòn và còn yêu hơn nữa con người Sài Gòn, ông nói về những con người phương Nam nồng hậu, chân thành, bao dung như ánh mặt trời. Họ luôn dang rộng vòng tay chào đón hàng triệu triệu con người từ trăm nẻo đất nước đổ về nơi đây, cùng nhau chung sống hòa hợp tạo nên một thành phố văn minh và phát triển. Nhắc đến con người Sài Gòn không thể không nói về con gái Sài Gòn, bởi họ chính là những bông hoa đẹp nhất đang khoe sắc, tỏa hương làm đẹp cho chính mảnh đất này.

Họ đẹp ở mái tóc dài đen nhánh, chiếc nón vải, áo bà ba trắng, quần đen rộng, dáng đi khỏe khoắn, mạnh dặn, “Cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu”. Trong giao tiếp, con gái Sài Gòn kín đáo thanh lịch, nét đẹp khiến cho bao người phải ngẩn ngơ nhớ thương.

Bên cạnh đó, khi nhớ Sài Gòn, tác giả còn nhớ về những người con đã hi sinh cho Tổ quốc, bảo vệ mảnh đất xa xôi. Rồi lại đau xót ngậm ngùi khi thấy con người ngày càng tàn phá thiên nhiên, vô tình đổi thay tiêu cực. Cuối cùng là những lời khẳng định của tác giả về tình yêu đối với Sài Gòn “Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn… Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi”.

Có thể thấy, Minh Hương đã từ tình yêu chân thành và tha thiết của mình đối với Sài Gòn mà nói lên mong ước của mình, mong ước mọi người cùng yêu thành phố này. Người đọc qua bài tùy bút này đã có một cái nhìn thật khác về Sài Gòn, cảm nhận được tình yêu nồng nàn và giản dị của Minh Hương.

SCR.VN chia sẻ 🌹 Phân Tích Bài Thơ Tiếng Gà Trưa 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất

Viết một bình luận