22+ Mẫu Nhận Định Về Vợ Chồng A Phủ Hay Nhất. Sưu Tầm Những Nhận Định Đặc Sắc Nhất Về Vợ Chồng A Phủ Dành Cho Bạn.
Vài Nét Về Tác Phẩm Vợ Chồng A Phủ
Những thông tin cơ bản nhất về tác phẩm Việt Bắc giúp bạn có những nhận định chính xác về bài thơ đã được trình bày bên dưới, đọc ngay để nắm chắc kiến thức nhé!
I. Tóm tắt tác phẩm:
Truyện kể về cuộc đời của vợ chồng A Phủ. Mị là cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo, sống ở Hồng Ngài. Cô bị bắt cóc về làm vợ A Sử, làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí Pá Tra. Cô phải lao động quần quật, sống không khác gì con trâu, con ngựa. Khi mùa xuân đến, cô cũng muốn đi chơi liền bị A Sử trói đứng trong buồng. Chỉ đến khi A Sử bị đánh, cô mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc, xoa dầu cho chồng.
A Phủ là một chàng trai nghèo, mô côi, khỏe mạnh, gan góc, giỏi lao động. Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc chơi nên bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ, phải vay vốn thống lí để nộp phạt, rồi trở thành người ở đợ trừ nợ trong nhà thống lí. Một lần để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị trói đứng, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm.
Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để sưởi, Mị bắt gặp dòng nước mắt chảy trên gò má đen sạm của A Phủ. Mị nghĩ về thân phận mình, đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ. Cô đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ và bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra.
Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ thành chồng, tạo dựng một cuộc sống mới. A Phủ được sự giác ngộ của cán bộ cách mạng A Châu trở thành tiểu đội trưởng du kích. Họ cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng.
II. Hoàn cảnh sáng tác:
– Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc (1953) Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác giả đã thổ lộ “Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên”.
– Qua hoàn cảnh sáng tác đó giúp cho người đọc không những hiểu thêm mà còn xúc động trước cuộc sống nô lệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộc nghèo miền núi Tây Bắc (trong tác phẩm là Mị và A Phủ) dưới ách thống trị của phong kiến (cha con lí Pá Tra và thực dân) đồng thời hiểu thêm về sức sống tiềm tàng mãnh liệt cũng như con đường mà họ đã đến với Cách mạng.
III. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “bị đánh vỡ đầu”): Cuộc sống và diễn biến tâm trạng của Mị khi ở nhà thống lí Pá Tra
- Phần 2 (tiếp đó đến “đánh nhau ở Hồng Ngài”): Hoàn cảnh của A Phủ và cuộc xử kiện ở nhà thống lí Pá Tra
- Phần 3 (còn lại): Mị cởi trói cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài
IV. Giá trị
- Giá trị nội dung Vợ chồng A Phủ
- “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện về những người dân lao động vừng núi cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tối tăm đã vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do
- Truyện cũng nói lên ước mơ về một cuộc sống tự do, hạnh phúc của người dân
- Giá trị nghệ thuật Vợ chồng A Phủ
- Ngôn ngữ giản dị, sinh động, hấp dẫn
- Xây dựng nhân vật đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tài tình
- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ.
Văn mẫu 🌸 Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ 🌸 ngắn gọn!
Những Câu Nói Hay Về Tác Phẩm Vợ Chồng A Phủ
SCR.VN đã tuyển tập và biên soạn những nhận định hay về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, mời các bạn cùng xem:
Nhận Xét Về Vợ Chồng A Phủ Hay Nhất Của Lê Tiến Dũng
“Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ rõ nét phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, lời văn giàu tính tạo hình. Đọc xong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Gấp trang sách lại rồi mà chúng ta vẫn không quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị.Đó là gương mặt mang nỗi đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu. Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Không, đằng sau gương mặt ấy, vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng không dễ gì dập tắt.
Tô Hoài nói với Phan Thị Thanh Nhàn:“Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt”.- (Lê Tiến Dũng, In trong “Những vấn đề ngữ văn“).
Đánh Giá Về Vợ Chồng A Phủ Ngắn Gọn Của Phan Anh Dũng
“Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của “Vợ chồng A Phủ”
Nhận Định Về Vợ Chồng A Phủ Của Nguyễn Minh Châu
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu).
Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.
Nhận Định Về Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ Của Tô Hoài
Trên hành trình sáng tạo của mình, Tô Hoài đã có lần tâm sự: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”.
Có lẽ, vì dấu ấn sâu đậm của mảnh đất Tây Bắc còn hằn in trong tâm trí của nhà văn đã trở thành động lực thôi thúc ông cầm bút sáng tác nên hình tượng nhân vật Mị – một biểu tượng của sức sống tiềm tàng mãnh liệt, một bông hoa của núi rừng Tây Bắc mà thông qua đó nhà văn khắc họa nên bức tranh hiện thực về cuộc sống khốn khổ, cùng cực của những người lao động miền núi cùng khát khao được sống, khát khao hạnh phúc và tự do của con người.
Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: “… Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sự sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sông, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt. Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá.”
Những Nhận Định Khác Về Tác Phẩm Vợ Chồng A Phủ Của Tô Hoài
“Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm”.
Đọc thêm những 🌸 Nhận Định Về Tô Hoài 🌸 ngoài những nhận định về vợ chồng A Phủ
Dẫn Chứng Mở Rộng Vợ Chồng A Phủ Hay Nhất
Bài văn mẫu dẫn chứng mở rộng tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” hay nhất mà bạn nên biết để tham khảo thêm!
Tô Hoài là một trong số những nhà văn lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách nghệ thuật rất riêng, độc đáo và hấp dẫn. Và có thể nói, Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông.
Đọc Vợ chồng A Phủ, người đọc sẽ không thể nào quên hình ảnh của nhân vật Mị trong đêm giải cứu cho A Phủ. Đồng thời, thông qua nhân vật Mị trong đêm giải cứu cho A Phủ cùng tâm trạng của chị em Liên đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, chúng ta có thêm cách cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm của nhà văn đối với người lao động trong xã hội cũ.
Như chúng ta đã biết, Mị là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra và cũng kể từ ngày về làm dâu, Mị như mất hết đi sức sống, tê liệt hoàn toàn về mặt cảm xúc. Nhưng khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng trong đêm, dường như đã khiến Mị thay đổi và sức sống tiềm tàng trong Mị lại trỗi dậy.
Thoạt đầu, khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn “thản nhiên ngồi sưởi lửa”. Mị vô tâm, thản nhiên như thế cũng dễ hiểu thôi, bởi trong nhà Pá Trá từ trước đến nay điều đó đâu có gì lạ lẫm. Những tưởng, Mị vẫn sẽ thản nhiên ngồi sưởi lửa như thế, nhưng không, khi nhìn thấy “dòng nước mắt bò xuống hai hõm má xám đen của A phủ” Mị đã hoàn toàn thay đổi. Giọt nước mắt ấy của A Phủ đã đánh thức trong Mị bao nỗi niềm xúc cảm. Mị thấy thương, thấy đồng cảm với A Phủ và thương cho chính cả số phận của mình nữa. Để rồi, Mị nghĩ và Mị thấy “chúng nó thật ác”.
Có lẽ, trong cuộc đời mình, suốt trong những tháng ngày sống kiếp trâu ngựa, Mị chưa bao giờ biết yêu, biết ghét nhưng giờ đây, Mị cảm nhận thấy nhà Pá Tra thật ác, rồi Mị nảy ra ý định cứu A Phủ, nhưng lại sợ “Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể đến một lúc nào, biết đâu A Sử chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy, bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liến phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế trong tình cảnh này, làm sao Mị không thấy sợ…” .
Mị sợ cũng là điều dễ hiểu, nhưng rồi đến cùng, tình thương đã lấn át mọi nỗi sợ hãi và Mị quyết định giải cứu A Phủ, cũng như quyết định bỏ trốn cùng A Phủ. Mị cắt đứt sợi dây để giải cứu cho A Phủ và cũng chính là giải cứu cho cuộc sống tù túng, bị giam hãm của mình. Hành động ấy của Mị không phải là bộc phát mà là một tất yếu, phù hợp với logic phát triển tâm lí của nhân vật.
Đồng thời, qua việc miêu tả Mị trong đêm giải cứu cho A Phủ, chúng ta cảm nhận được tài năng miêu tả tâm lí, cách sử dụng từ ngữ độc đáo và tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn Tô Hoài đối với những người lao động nghèo khổ, bị áp bức trong xã hội xưa.
Thêm vào đó, từ việc phân tích nhân vật Mị trong đêm giải cứu cho A Phủ, chúng ta nhớ tới hình ảnh của chị em Liên trong cảnh đợi tàu ở truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Có lẽ, với chị em Liên nói riêng, những người dân nơi phố huyện nghèo nói chung, đợi chuyến tàu đi qua mỗi đêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Đêm nào cũng vậy, chị em Liên cũng thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua với một tâm trạng háo hức bởi lẽ, đấy là chuyến tàu từ Hà Nội về. Chuyến tàu ấy gợi lại trong chị em Liên biết bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ nhưng hơn hết còn bởi, chuyến tàu ấy đi qua và “mang theo một thứ ánh sáng khác”. Đó là ánh sáng của những ngày mai tươi sáng, của những điều tốt đẹp mà những người dân phố huyện và cả chị em Liên hằng ao ước
Chính vì thế, tâm trạng háo hức đợi tàu mỗi đêm của chị em Liên xét đến cùng là niềm khao khát về một thế giới mới, một cuộc sống mới và về một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Đồng thời, qua cảnh đợi tàu, chúng ta nhận thấy tấm lòng yêu thương và sự trân trọng của nhà văn Thạch Lam với những khát khao bình dị, chính đáng của những người dân nơi phố huyện nghèo.
Như vậy, ta thấy rằng cả nhà văn Tô Hoài và nhà văn Thạch Lam đều viết rất hay, rất độc đáo và phản ánh một cách chân thực về cuộc sống của những người lao động khốn khổ trong xã hội. Đồng thời, viết về họ, cả hai nhà văn đều thể hiện cái nhìn đồng cảm sâu sắc và sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp tâm hồn và những khát khao, những ước mơ tươi sáng của họ.
Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy, mỗi nhà văn cũng có những điểm khác nhau, tạo nên nét độc đáo riêng trong sáng tác của họ. Nếu như trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn Thạch Lam dành cái nhìn thương cảm, xót xa cho những người dân phố huyện nghèo, sống mòn mỏi, khổ cực và luôn chờ đợi cuộc sống khác từ những chuyến tàu đêm thì với nhà văn Tô Hoài, ông đã khám phá và khẳng định sức sống tiềm tàng, khả năng phản kháng và sự đấu tranh để tự giải phóng mình, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn của những người lao động nghèo khổ.
Sở dĩ, cả hai nhà văn đều có những điểm gặp gỡ nhau trong phản ánh hiện thực và thể hiện tình cảm với các nhân vật bởi cả hai đều là những nhà văn có tấm lòng nhân đạo và tình cảm yêu thương con người sâu sắc. Song, ở hai ông vẫn có những điểm khác biệt. Sự khác biệt ấy xuất phát từ đặc trưng của văn học – văn học là lĩnh vực của sự sáng tạo, nó không cho phép sự lặp lại. Thêm vào đó, mỗi nhà văn có một phong cách sáng tạo nghệ thuật khác nhau, tạo nên dấu ấn riêng của mỗi người.
Tóm lại, tuy cách viết khác nhau và ở hai giai đoạn văn học khác nhau, nhưng qua cách xây dựng tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ của Tô Hoài và tâm trạng chị em Liên trong cảnh đợi tàu của Thạch Lam, người đọc hiểu hơn về tấm lòng trân trọng của nhà văn với ước mong giản dị, cao đẹp của con người trong xã hội xưa.
Những bài văn 🌸 Phân Tích Vợ Chồng A Phủ 🌸 ngoài nhận định về vợ chồng A Phủ