Mở Bài Ngắm Trăng Của Hồ Chí Minh ❤️ 36+ Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tham Khảo Mẫu Mở Bài Phân Tích Bài Thơ Ngắm Trăng Đặc Sắc Nhất.
Cách Mở Bài Ngắm Trăng Chi Tiết
Ngắm trăng là một trong những bài thơ đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để viết được bài văn về bài thơ này đạt điểm cao, bạn cần có một mở bài hay và lôi cuốn, tham khảo cách viết dưới đây nhé!
- Mở bài bằng nhận định tác giả và quan niệm sáng tác:
- Dẫn dắt một nhận định của nhà phê bình văn học nào đó về tác giả hoặc bạn nêu quan điểm sáng tác của tác giả đó.
Ví dụ: Cuộc đời làm cách mạng của Bác Hồ luôn đi kèm với thơ văn, những bài thơ của Bác đa phần mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về con đường cách mạng mà Bác đang đi. Trong một lần bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Trung Quốc, bên trong cửa sổ nhà tù, chỉ có trăng làm bạn. Hơn 1 năm bị đày đọa ở đây, Người có cho mình 113 bài thơ, đặc sắc nhất là bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt).
- Mở bài bằng chủ đề hay hình tượng trung tâm:
- Chủ đề là các khái quát bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, toàn bài thơ, là mạch chính của toàn bộ tác phẩm. Hình tượng trung tâm có thể là nhân vật chính hay hình tượng mà nhà văn xây dựng lên.
Ví dụ: Trăng là đề tài quen thuộc mà các thi sĩ thường đưa vào các tác phẩm của mình. Ngắm trăng thưởng nguyệt là một thú vui tao nhã, người ta thường chỉ ngắm trăng khi tâm hồn thanh thản. Ấy vậy mà Bác Hồ của chúng ta đã trong lúc chịu cảnh tù đày ở Quảng Tây lại có thể cho ra đời 113 tuyệt tác. Đặc sắc nhất phải kể đến là bài “Ngắm trăng”.
- Mở bài bằng lí luận văn học:
- Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát cao, bao gồm trong đó có sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội, thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định được phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học.
- Để mở bài bằng cách này thì bạn cần đọc qua nhiều bài lý luận văn học hoặc có nghiên cứu về lý luận văn học, có một chút năng khiếu và kỹ năng viết văn.
Tham khảo 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Ngắm Trăng 🌸 chi tiết nhất!
16+ Mẫu Mở Bài Ngắm Trăng Hay Nhất
Xem ngay 16+ mẫu mở bài cho bài văn viết về tác phẩm thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh hay nhất cùng SCR.VN nhé!
Mở Bài Nghị Luận Văn Học Ngắm Trăng Sáng Tạo
Mở đầu tập nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh có viết như một lời tâm sự:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Càng ngâm càng đợi đến ngày tự do
Thơ đối với Người, thành nỗi giải khuây nhưng với người đọc, bắt gặp bất cứ một bài thơ nào cũng thấy hiện lên trong đó tâm hồn của một thi sĩ, một chiến sĩ, người luôn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng” là một bài thơ như thế.
Mở Bài Bài Thơ Ngắm Trăng Đơn Giản
Năm 1942, trong thời gian bị bắt giam ở Trung Quốc, Bác Hồ đã viết Nhật ký trong tù. Ngắm trăng là một trong những bài thơ hay của Bác trong tập nhật ký và cũng là một bài thơ hay Bác viết về trăng.
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ!
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Nam Trân dịch)
Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm trăng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ.
Mở Bài Ngắm Trăng Ngắn Gọn
Nhắc đến Hồ Chí Minh, bất kì ai cũng dành cho Người sự biết ơn và kính trọng. Tuy Bác đã ra đi nhưng hình ảnh Người mãi tồn tại trong trái tim người Việt với tất cả những gì đẹp nhất, sáng ngời và cao quý nhất.
Bác không chỉ là nhà lãnh tụ tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ thật đẹp nói về tình yêu Tổ quốc và tình yêu thiên nhiên dào dạt. Một trong những bài thơ hay viết về tinh thần của người chiến sĩ cách mạng phải kể đến là bài thơ “Ngắm trăng”, tuy ngắn gọn nhưng toát lên một khí chất ngút trời.
Mở Bài Ngắm Trăng Hay Nhất
Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Mở Bài Ngắm Trăng Đặc Sắc
Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muốn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”
Bài thơ “Ngắm trăng” được Bác sáng tác trong lúc bị bắt giam ở Trung Quốc. Trăng – người bạn tâm tình, trăng – nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời.
Giới thiệu mẫu 🌸 Phân Tích Bài Thơ Ngắm Trăng 🌸 hay nhất!
Mở Bài Ngắm Trăng Đơn Giản
Ngắm trăng (nguyên tác chữ Hán là Vọng nguyệt) là một đề tài rất quen thuộc trong thơ cổ phương Đông. Trăng là một hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp trong sáng, thanh khiết của thiên nhiên và ngắm trăng là một cách để thể hiện tình cảm với thiên nhiên, để giao cảm với thiên nhiên.
Mở Bài Ngắm Trăng Nâng Cao
Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ kiệt xuất và vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta. Không chỉ nổi bật với vai trò là nhà chính trị, quân sự tài ba, hay một chiến sĩ kiên trung với cách mạng, với Đảng mà Hồ Chủ tịch còn là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn chương nước nhà các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau.
Có thể nói rằng sự nghiệp văn chương của Người luôn song hành và phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trở thành một loại vũ khí sắc bén trong chiến đấu, bộc lộ tư tưởng, tinh thần yêu nước, tấm lòng với nhân dân, với cách mạng. Đồng thời cũng bộc lộ cả những vẻ đẹp, phẩm chất tâm hồn đáng quý của Hồ Chủ tịch. Một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của Bác chính là bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) trích từ tập Nhật ký trong tù.
Mở Bài Gián Tiếp Ngắm Trăng Dễ Nhất
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. “Ngắm trăng” là một tác phẩm như thế!
Mở Bài Phân Tích Ngắm Trăng Thu Hút
Trăng là nguồn cảm hứng muôn đời của thi nhân, trăng là người bạn tâm tình; trăng là đề tài của hội họa và âm nhạc. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.
Bài thơ “Ngắm trăng” ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tâm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù tay bị xách, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.
Mở Bài Phân Tích Ngắm Trăng Gián Tiếp Sáng Tạo
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.
Đó là tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Dẫu bị giam cầm xiềng xích, thân thể bị đọa đày nhưng không ai có thể giam hãm được tinh thần của Người. Không những thế, trong nhà ngục, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn thi sĩ của mình bay bổng, vượt ra ngoài nhà lao đến với thiên nhiên, với người bạn trăng tri kỷ. Mở Nhật kí trong tù mấy ai không cảm thấy thích thú và xúc động bồi hồi khi đọc đến bài thơ Ngắm trăng.
Mở Bài Phân Tích Bài Thơ Ngắm Trăng Xuất Sắc
Uống rượu ngắm trăng vốn là thú vui tao nhã của các tao nhân, mặc khách. Nguyễn Trãi đã từng viết: “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” để nói lên thú vui trong lúc thanh nhàn này. Còn Hồ Chí Minh trong một hoàn cảnh trái ngược hoàn toàn, bằng tâm hồn rộng mở và tình yêu thiên nhiên tha thiết đã viết:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đôi thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Ngắm trăng)
Xem ngay văn mẫu 🌸 Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngắm Trăng 🌸 đặc sắc!
Mở Bài Phân Tích Bài Thơ Ngắm Trăng Học Sinh Giỏi
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha già của dân tộc. Người là một nhà cách mạng sáng lập ra đảng cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam éo trong việc hành văn của Bác.
Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, giải đi gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây bị đày đọa hơn một năm trời. Thời gian này người đã viết Nhật kí trong tù gồm 113 bài. Bài thơ “ngắm trăng” được trích từ tập thơ này. Bài thơ ghi lại cảnh ngắm trăng trong tù từ đó nói lên tình yêu trăng yêu thiên nhiên tha thiết mong muốn được hòa mình vào trong thiên nhiên cảnh vật.
Mở Bài Cảm Nhận Ngắm Trăng Chọn Lọc
Tác giả Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ đồng thời cũng là một nhà chính trị, cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay gây được tiếng vang lớn trong nền thi ca nước ta.
Bài thơ “Ngắm trăng” lấy nguồn cảm hứng từ ánh trăng đêm, trong sáng là đề tài được nhiều tác giả sử dụng, nhưng trong bài thơ của Hồ Chí Minh. Trăng không chỉ là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, mà nó còn là người bạn thân tri kỷ.
Mở Bài Cảm Nhận Bài Thơ Ngắm Trăng Điểm Cao
Hồ Chủ tịch, vị cha già kính yêu của dân tộc, một con người vĩ đại của đất nước và dân tộc Việt Nam. Một con người đã dành cả cuộc đời mình làm nên những điều phi thường và kì tích cho dân tộc, cho đất nước. Tấm lòng của Bác cả dân tộc Việt Nam đều thấu hiểu, con dân Việt Nam đời đời nhớ công ơn Bác.
Cuộc đời Bác vì nghĩa lớn mà bao phen khốn khổ vì phải chịu cảnh đọa đầy, thê lương trong ngục tù. Trong khoảng thời gian từ năm 1942 đến năm 1943, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, đọa đầy trong chốn ngục tù. Đây là khoảng thời gian Bác cho ra đời những bài thơ ghi lại cảnh sinh hoạt trong tù của Bác.
Tuy nhiên, những bài thơ đó không phải là những bài thơ đơn thuần. Vì thực chất, nó có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch một cách sâu sắc và ghê gớm vô cùng. “Ngắm trăng” cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu của tập thơ.
Mở Bài Cảm Nhận Bài Thơ Ngắm Trăng Hay Nhất
Lòng yêu trăng tha thiết và bản lĩnh thép của người cộng sản đã tạo nên cuộc vượt ngục tinh thần kì thú. Sự hòa quyện chất tình và chất thép, cùng với nghệ thuật đối ý và nhân hóa đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.
“Ngắm trăng” mở đầu bằng chút bối rối của người tù – thi sĩ trước cảnh trăng đẹp. Bởi đây là cảnh ngắm trăng đặc biệt – ngắm trăng trong tù. Trong tù không rượu, không hoa là chuyện dĩ nhiên, Người thừa hiểu đó nhưng vẫn nhắc đến với hai lần nhấn mạnh từ vô (không) như lời tạ lỗi cùng trăng – người bạn tri âm, tri kỉ. Đó là chút bối rối rất nghệ sĩ. Bởi chỉ có những nghệ sĩ chân chính mới biết yêu thương sâu sắc và xúc cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên.
Liên Hệ Mở Rộng Bài Ngắm Trăng Sưu Tập
Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muốn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”
Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Giới thiệu 🌸 Mở Bài Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh 🌸 ấn tượng nhất!