Lễ Vật Cúng Mùng 3, Mâm Cúng Ngày Ra Tết Cổ Truyền. Những Thứ Cần Có Trong Mâm Lễ Ngày Mùng 3 Tết, Nội Dung Bài Văn Khấn.
Cúng Mùng 3 Tết
Một số thông tin về Cúng Mùng 3 Tết:
Người Việt có truyền thống biết ơn tổ tiên, nguồn cội. Vào Tết Nguyên đán, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng Tết liên tục trong 3 ngày, từ mùng 1 đến mùng 3 Tết. Mâm cỗ để bày tỏ lòng tri ân với các thế hệ đã khuất và cũng là dịp để con cháu sum vầy.
Lễ vật cúng mùng 3 Tết còn được gọi là lễ tạ năm mới hay lễ cúng đưa ông bà; dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là phong tục truyền thống đẹp của người Việt. Lúc này, gia chủ sẽ dâng các lễ vật cho thần linh để các vị thần chứng giám cho tấm lòng thành của người cúng. Đây cũng được coi là dịp lễ đón thần tài để cầu mong may mắn cho cả năm.
Đón đọc nội dung 📌Bài Cúng Mùng 3 Tết📌 chuẩn xác nhất
Cách Cúng Mùng 3 Tết
Theo tập tục của người Việt, mùng 1 Tết sẽ cúng Tất niên và ông bà tổ tiên; mùng 2 Tết cúng thần linh; còn mùng 3 Tết sẽ cúng tiễn thần linh, gia tiên và hóa vàng.
Trong ngày mùng 3 Tết này, các gia đình sẽ bày ra 1 mâm cơm khá đơn giản để tiễn tổ tiên và bậc thần linh về trời; sau 3 ngày chung vui cùng con cháu.
Ngoài các món thường dùng ra, lễ vật cúng mùng 3 nhất định phải có 2 cây mía. Theo quan niệm xưa, cây mía ngoài đại diện cho sự may mắn và tài lộc đầu năm; thì đây còn là vật dụng theo chân ông bà tổ tiên trong những ngày về dương gian.
Cây mía là gậy chống để ông bà đi lại, là đòn gánh để mang lộc về trời và cũng là gậy để xua đuổi tà ma trong những ngày lễ Tết.
Đi kèm với mâm cỗ mùng 3 là một hoạt động không thể thiếu; đó là hóa vàng cho các cụ. Tiền, vàng mã cúng trong 3 ngày Tết sẽ được đem đốt thành tro để gửi về cho ông bà như để lấy may và cầu mong sự phù hộ.
Chia sẻ đến bạn nội dung 📌Bài Cúng Tết Hàn Thực📌 chuẩn xác nhất
Lễ Vật Cúng Mùng 3 Tết
Đa phần các lễ vật cúng hóa vàng ( cúng mùng 3 tết năm 2021) như hương hoa, đèn nến; vàng mã đều đã được chuẩn bị từ trước Tết. Chỉ duy nhất mâm cỗ cúng là cần chuẩn bị mới. Đây là cỗ cúng mặn cuối cùng trong dịp Tết Tân Sửu, cần được chuẩn bị thịnh soạn, tươm tất hơn. Cỗ cúng cần có các món chủ yếu như gà luộc, xôi, canh, rau xào, thịt đông, giò,…
Ngoài ra, mỗi gia đình trước khi hóa vàng còn cần chuẩn bị một bạt gạo và một bát muối; rải từ nhà ra ngõ để bố thí cho tảo sinh tảo lạc để hương vàng mà gia đình hóa đốt thì ông bà tổ tiên sẽ được hưởng hết; có lệ phí về với âm cảnh, sống đầy đủ ở thế giới bên kia. Khi đốt hóa vàng thì cần hóa vàng bên bàn thờ Thổ công thần linh trước; sau đó mới đến bàn thờ gia tiên.
Lễ Vật Cúng Mùng 3 Gồm Những Gì
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà cách cúng mùng 3 Tết sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một mâm cỗ hóa vàng cơ bản nhất cũng phải đầy đủ giò chả, nem rán, bánh chưng xanh; gà luộc, xôi và các loại hoa quả ngon ngọt, đẹp.
Khi bày trí mâm cúng mùng 3 Tết, con gà được dùng để thắp hương phải là loại gà trống to; có cặp chân đẹp và được xếp dáng cẩn thận. Bởi đây là vật tế chính không thể thiếu trong mâm cỗ mặn. Gà luộc mang ý nghĩa về sự khởi đầu thuận lợi và hứa hẹn một năm mới vạn sự như ý cho gia chủ.
Mâm cỗ cũng không thể thiếu đi bánh chưng đi kèm với dưa hành. Bánh chưng là biểu tượng cho sự vuông tròn và kết hợp tinh hoa trời đất từ đó tạo nên hương vị đậm đà cho món ăn ngày Tết. Bên cạnh đó, các gia đình cũng phải chuẩn bị đầy đủ xôi và giò chả. Giò chả trong mâm cỗ cúng mang ý nghĩa về lời cầu chúc cho một năm mới nhiều tài lộc và may mắn cho các thành viên trong nhà. Hoa cắm bàn thờ nên chọn hoa tươi, tránh dùng hoa giả sẽ không tốt cho tài lộc, may mắn.
Lễ vật cúng mùng 3 Tết phải được chuẩn bị đầy đủ với nhang, vàng mã, hoa; ngũ quả, trầu cau, rượu trắng, đèn nến, bánh kẹo cùng với mâm lễ mặn hoặc cỗ chay và hai cây mía. Các vật hóa vàng cũng phải gắn với cuộc sống thường nhật để cảm nhận người ở cõi âm sống gần với dương gian hơn.
Cách chuẩn bị bài ✅Văn Khấn Mùng 3 Tết✅ cụ thể và chi tiết
Lễ Vật Cúng Ngày Mùng 3 Tết
Vào ngày này, tất cả vàng mã được cúng trong dịp Tết được mang ra để hóa. Sau khi hóa vàng thì người đốt nên vẩy mấy giọt rượu cúng xuống để giữ sự linh thiêng cho lễ cúng mùng 3 Tết và cũng là để người ở cõi âm nhận được vàng mã của con cháu.
Mâm Cúng Ngày Mùng 3 Tết
Hãy cùng xem mâm cúng lễ vật ngày mùng 3 Tết có những món gì không thể thiếu bạn nhé.
Bánh Chưng, Bánh Tét
Bánh chưng (đối với miền Bắc) và bánh tét (đối với miền Trung và miền Nam) là 2 món bánh không thể thiếu trong dịp đầu xuân như thế này.
Lớp nếp dẻo, xanh ăn cùng với nhân đậu xanh, thịt mỡ của 2 món bánh là đặc trưng của ngày Tết truyền thống Việt Nam. Và sẽ khó có thể có một cái Tết trọn vẹn nếu thiếu đi bánh chưng và bánh tét.
Gà Luộc
Với cách chế biến đơn giản thể hiện sự dân giã và bình dị; gà luộc là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ trong những dịp lễ cúng.
Đối với Tết Nguyên đán, gà được cắt tiết và làm sạch từ đêm 30 (do tránh sát sinh vào dịp năm mới) để chuẩn bị cho mâm cúng các mùng.
Canh Miến
Canh miến là đặc sản của miền Bắc vào dịp năm mới. Trong tiết trời se lạnh, được ăn 1 bát canh miến nóng hổi thì còn gì tuyệt hơn chứ! Canh có thể thể được nấu cùng các nguyên liệu khác nhau tùy vào mỗi gia đình.
Tuy nhiên, các nguyên liệu chính trong món canh miến thường sẽ là miến dong; măng và nấm nấu cùng với thịt. Lưu ý là không nên nấu canh miến với thịt vịt, do theo quan niệm xưa rằng mùng 1 đầu tháng ăn thịt vịt sẽ gặp điều xui.
Canh Khổ Qua
Nếu canh miến là đặc sản của Tết miền Bắc thì canh khổ qua nhồi thịt là đặc sản của miền Trung và miền Nam.
Người dân 2 miền cứ đến dịp cuối năm sẽ lại làm món canh với vị đắng đặc trưng này với niềm tin rằng; khi ăn xong thì “mọi nỗi khổ đau của năm cũ sẽ qua đi”, chào đón một năm mới tốt lành hơn.
Mâm Ngũ Quả
Chưng mâm ngũ quả vào ngày Tết Nguyên đán đã là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Mỗi loại quả trên mâm mang ý nghĩa gửi gắm những nguyện vọng của gia đình cho năm mới và mong sao có thể đạt được những nguyện vọng đó.
Ngoài mâm ngũ quả, các gia đình còn chưng thêm 1 cặp dưa hấu hoặc bưởi; cũng mang ý nghĩ cầu mong tài lộc và may mắn cho thời gian tới.
Bật mí nội dung 🌿Bài Cúng Đưa Ông Bà Ngày Mùng 3 Tết🌿 chính xác nhất
Văn Khấn Ngày Mùng 3 Tết
Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ cúng mùng 3, gia chủ cần soạn bài văn khấn để kính dâng lên thần linh, tổ tiên ngày hóa vàng.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng; các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng… tháng Giêng năm….. (Tân Sửu)
Chúng con là: … tuổi…
Hiện cư ngụ tại…
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành. Con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Lễ vật cúng mùng 3 không cần quá cầu kỳ, chủ yếu là tấm lòng của con người trên trần thế dâng lên tổ tiên, thần linh. Qua đó hi vọng một năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.