Kết Bài Câu Cá Mùa Thu: 23+ Mẫu Kết Bài Thu Điếu Hay

Kết Bài Câu Cá Mùa Thu ❤️ 23+ Mẫu Kết Bài Thu Điếu Hay ✅ Tổng Hợp Mẫu Kết Bài Cho Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Câu Cá Mùa Thu Đặc Sắc.

Cách Kết Bài Câu Cá Mùa Thu Của Nguyễn Khuyến Chi Tiết

Học cách viết kết bài cho bài văn phân tích, cảm nhận về tác phẩm Câu cá mùa thu (Thu Điếu) của nhà thơ Nguyễn Khuyến đơn giản nhất:

  • Tầm quan trọng của kết bài:
    • Kết bài trong nghị luận tác phẩm văn học (Thu điếu) là phần khá quan trọng vì đây là phần tạo dư âm cho bài viết.
    • Kết bài có vai trò là phần tổng kết, đánh giá về tác phẩm Thu Điếu.
  • Kết bài hay cần đáp ứng các yếu tố sau:
    • Ngắn gọn, súc tích: Phần kết bài sẽ nêu những ý khái quát, thâu tóm lại nội dung bài viết.
    • Khơi gợi suy nghĩ, tình cảm của người đọc, tạo dư âm khiến người đọc day dứt về nó.
  • Cách viết kết bài:
    • Kết bài bằng cách bình luận mở rộng, nâng cao: dựa vào quan điểm chính của bài viết, đưa ra các vấn đề mở rộng khác có liên quan.
    • Kết bài bằng cách đưa ra nhận định của những nhà văn, nhà thơ khác về tác phẩm đó: nêu ra các lời bình, lời nhận xét của các thi sĩ khác về bài thơ Thu Điếu.

Giới thiệu 21+ mẫu 🌸 Mở Bài Câu Cá Mùa Thu 🌸 đa dạng nhất!

23+ Đoạn Văn Kết Bài Câu Cá Mùa Thu Hay Nhất

Chọn lọc 23+ đoạn văn mẫu kết thúc cho bài văn Câu cá mùa thu hay nhất mà bạn nên biết để vận dụng cho bài văn của mình:

Kết Bài Câu Cá Mùa Thu Ngắn Gọn

Nguyễn Khuyến sử dụng một cách thuần thục, tài tình vốn ngôn ngữ đời sống: trong veo, bé tẻo teo, đưa vèo, vắng teo… khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên có hồn hơn bao giờ hết. Hình ảnh quen thuộc kết hợp với ngôn ngữ giản dị đã tô đậm màu sắc cho bức tranh thu. Qua bức tranh mùa thu mà Nguyễn Khuyến khắc họa, người đọc đã thấy được tài năng của nhà thơ. Cũng như tình cảm yêu thiên nhiên sâu sắc của một hồn thơ sâu sắc.

Kết Bài Câu Cá Mùa Thu Hay

Bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến không chỉ mang đến cho người đọc bức tranh mùa thu bình dị mà tươi sáng về cảnh sắc mùa thu vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ mà thể hiện được những tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ về làng quê. Đó là tình cảm gắn bó tha thiết, là tình yêu bình dị mà sâu sắc với thiên nhiên, đất nước và con người.

Kết Bài Câu Cá Mùa Thu Đặc Sắc

Bài thơ Câu cá mùa thu đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả, một con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương và con người, biết rung động trước những cái đẹp của tạo hóa, hướng về những điều thanh sạch từ cuộc sống và luôn có tinh thần trách nhiệm với cuộc sống. Bài thơ câu cá mùa thu là một bài thơ hay và ý nghĩa. Không gian thu thật là ảm đạm và buồn, hiện trong đó là hình ảnh con người với đầy những nỗi lo toan bộn bề từ cuộc sống.

Kết Bài Câu Cá Mùa Thu Độc Đáo

Trong bức tranh thiên nhiên mùa thu ấy là hình ảnh người thi sĩ thong dong buông chiếc cần câu để câu cá mà không chút vướng bận nhưng đợi mãi không có con cá nào cắn câu. Hình ảnh đàn cá “đớp động dưới chân bèo” tạo cảm giác thú vị. Người thi sĩ có thể nhìn thấy con cá, nghe thấy tiếng động của nó nhưng không thể bắt được chúng.

Bức tranh mùa thu với những cảnh vật quen thuộc của làng quê Việt Nam tuy giản dị nhưng vô cùng tươi đẹp. Trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người ung dung, thong dong tận hưởng cuộc sống. Vần “eo” thường được người ta cho rằng mang ý nghĩa không tốt và không may mắn nhưng nhờ sự sáng tạo của mình, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ, sự tươi vui khi gieo vần này và tạo ra một bài thơ hay, độc đáo.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Kết Bài Câu Cá Mùa Thu Ấn Tượng

Đọc “Câu cá mùa thu” ta càng yêu thêm non sông xứ sở đất Việt này. Bức tranh mùa thu đậm chất vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam trong bao biến động xô bồ của cuộc đời này. Có cần chăng nhiều lúc lòng chúng ta nên lắng lại để thưởng thức “Thu điếu” để thanh lọc lại hồn mình, để yêu quê hương đất nước, yêu tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp này hơn nữa …

Văn mẫu 🌸 Bình Giảng Câu Cá Mùa Thu 🌸 hay nhất!

Kết Bài Của Câu Cá Mùa Thu Thú Vị

Cuối cùng thì con người cũng xuất hiện trong bức tranh thu ấy. Với một công việc thật thư thái: câu cá. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang câu cá mà dường như chẳng hề chú tâm đến công việc của mình “tựa gối buông cần”. Có lẽ vì đang chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man của bản thân.

Để rồi chỉ một âm thanh nhỏ bé của cá đớp động dưới chân bèo lại làm nhà thơ giật mình sực tỉnh. Hai câu cuối đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình – hay cũng chính là nhà thơ trong một tâm thế nhàn nhã trước bức tranh thu nơi quê hương. Như vậy, qua bài thơ “Câu cá mùa thu”, người đọc đã cảm nhận được hình ảnh một bức tranh mùa thu thật đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc bộ.

Kết Bài Hình Ảnh Con Người Nguyễn Khuyến Qua Bài Câu Cá Mùa Thu Hay Nhất

Tác giả đã thể hiện nỗi lòng của mình qua tác phẩm, đó là những tâm trạng thời thế, và biết bao nhiêu cảm xúc, và dòng tâm trạng đang thấm đẫm trong dòng cảm xúc của từng lời thơ, cảm xúc đó đã tạo nên những khung cảnh riêng và đậm giá trị nhân văn sâu sắc trong từng giai điệu của tác phẩm.

Kết Bài Nghị Luận Lòng Yêu Nước Trong Câu Cá Mùa Thu Ý Nghĩa

Bóng Nguyễn Khuyến cứ lồng lộng trong mọi mùa thu buồn Việt Nam ở cái thuở nhân dân chưa được làm chủ đất nước của mình, chưa được làm chủ vận mệnh của chính mình. Ông ngồi đó có u buồn nhưng thật điềm tĩnh bởi ông hiểu và tin ở đất nước này, nhân dân này. Ông là phần yên tĩnh của đất nước đang trong cơn xáo động, vật vã quyết liệt.

Cõi lòng yên tĩnh đến thế, tâm hồn cao cả sáng trong đến thế Nguyễn Khuyến mới có thể chối bỏ chức quan trông coi việc Sử trong cung đình nhà Nguyễn để trở về với Thu điếu, với Khổ nhiệt, với Hung niên. . . , trở về với cuộc sống gian nan vất vả của người dân thường để giữ cho mình vẫn còn là con người Việt Nam chân chính, được yêu đất nước của mình, được yêu nhân dân của mình và được sống giữa tình yêu của nhân dân:

Chú Đáo làng bên lên với tớ
Ông Từ xóm chợ lại cùng ta.

Kết Bài Cảm Nhận Câu Cá Mùa Thu Sáng Tạo

Qua bài thơ này, chúng ta có thể nhận định rằng tác giả Nguyễn Khuyến chắc hẳn phải mang trong mình tình yêu quê hương, sự gắn bó tha thiết và một tâm hồn rất nhạy cảm mới có thể tái hiện một cách hoàn hảo vẻ đẹp vốn rất bình dị và đơn sơ của mùa thu làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Những lời thơ giản dị, tự nhiên mà gần gũi, đi sâu vào trong lòng người đọc, cũng chính nhờ những vần thơ ấy mà những bài thơ thu của Việt Nam trở nên giàu có và đặc sắc hơn.

Kết Bài Cảm Nhận Bài Thơ Câu Cá Mùa Thu Chọn Lọc

Bằng những nét bút tài hoa, ngôn ngữ giản dị mà hàm súc đã phác họa bức tranh vô cùng đẹp đẽ, tiêu biểu cho làng cảnh Việt Nam, qua đó còn cho thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả. Đồng thời tình thu cũng đã giãi bày tâm trạng, tâm sự sâu kín của Nguyễn Khuyến với thời thế.

Những bài phân tích 🌸 Câu Cá Mùa Thu 🌸 bạn nên biết!

Kết Bài Phân Tích Câu Cá Mùa Thu Đơn Giản

Bài thơ Câu cá mùa thu với ngôn ngữ bậc thầy không chỉ cho người đọc thấy tài năng của Nguyễn Khuyến trong việc dùng từ. Mà đằng sau đó ta còn cảm nhận được một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước, tấm lòng yêu nước thầm lặng nhưng không kém phần sâu nặng.

Kết Bài Phân Tích Bài Thơ Câu Cá Mùa Thu Dễ Nhất

Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế về tài thơ Nôm của tác giả.

Kết Bài Phân Tích Nghệ Thuật Sử Dụng Từ Ngữ Qua Bài Câu Cá Mùa Thu Hay

Việc khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ: những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau như: bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo – teo (cặp 2- 6) vừa tạo ra nhịp điệu bằng bằng vi biến trong những mơ hồ của đời, vừa tạo ra vòng lặp quẩn quanh u sầu trong tâm trạng của chính tác giả.

Kết Bài Cảnh Thu Và Tình Thu Trong Câu Cá Mùa Thu Điếu Ấn Tượng

Như vậy có thể thấy thơ thu Nguyễn Khuyến không chỉ có cảnh đẹp mà còn có tình đẹp, cảnh đẹp bao nhiêu thì tình nặng bấy nhiêu. Cảnh ở đây là cảnh thu Việt Nam nhẹ nhàng dịu dàng với những hình ảnh quen thuộc của làng quê nhưng lại rất buồn. Tình ở đây chính là nỗi lòng của nhà thơ dành cho quê hương đất nước, dành cho những người dân Việt khi bị áp bức bóc lột. Chắc hẳn chính vì những tình, những cảnh ấy đã góp phần làm nên thành công và xứng đáng với danh hiệu nhà thơ của mùa thu dành cho Nguyễn Khuyến.

Kết Bài Thu Điếu Hay Nhất

Dù về ở ẩn, Nguyễn Khuyến vẫn gắn bó với đời, trong tâm hồn ông vẫn xao động bởi tình cảm vì nước vì dân. Thu điếu đã cho ta cảm nhận tình cảm sâu sắc và cao đẹp của một nhân cách ngời sáng.

Kết Bài Thu Điếu Sáng Tạo

Thông qua bức tranh mùa thu với vẻ đẹp bình di, trong trẻo và thấm đượm nỗi buồn trong Thu Điếu, chúng ta có thể thấy được hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên qua tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng những nỗi buồn chất chứa trong tâm trạng. Đó chính là tiếng lòng yêu nước thầm kín nhưng da diết và mãnh liệt, chân thành của cụ Tam Nguyên Yên Đổ trước tình cảnh của đất nước thời bấy giờ.

Xem thêm văn mẫu 🌸 Phân Tích Thu Ẩm Của Nguyễn Khuyến 🌸 ý nghĩa!

Kết Bài Thu Điếu Ấn Tượng

Nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

Kết Bài Thu Điếu Nâng Cao

Thu điếu là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế. Với Thể thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại; sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật, Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Kết Bài Thu Điếu Học Sinh Giỏi

Thơ là sự cách điệu tâm hồn, Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình đồng quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, chúng ta thêm yêu quê hương, thêm yêu xóm thôn, đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

Kết Bài Cảm Nhận Thu Điếu Ngắn

Qua “Thu điếu”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Tam nguyên Yên Đổ: yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương, một phong thái thanh cao, nhàn tản và thanh bạch.

Kết Bài Cảm Nhận Bài Thơ Thu Điếu Sưu Tập

Thu điếu là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu khi viết về mùa thu. Đọc bài thơ người đọc ấn tượng bởi cảnh sắc mùa thu đẹp và tĩnh lặng cùng tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Khuyến, đồng thời cũng cho thấy những nỗi niềm thời đại, tình yêu nước thương dân dạt dào trong trái tim thi sĩ.

Kết Bài Phân Tích Thu Điếu Đặc Sắc

Thu điếu (Câu cá mùa thu) là một trong những bài thơ hay nhất viết về mùa thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ mở ra trước mắt người đọc bức tranh mùa thu tươi sáng, thanh khiết mà tĩnh lặng, trầm buồn. Đằng sau bức tranh cảnh thu, người đọc còn cảm nhận được tình thu chan chứa, đó là tình yêu thiên nhiên tha thiết của người thi nhân, là những nỗi niềm thời thế và tình yêu nước thương dân dạt dào trong trái tim của người thi sĩ ấy.

Kết Bài Phân Tích Bài Thơ Thu Điếu Xuất Sắc

Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo… và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo. Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế an nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết.

Mỗi nét thu là một sắc thu, tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết, vần thơ: veo – teo – tèo – teo – bèo, phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng cho thấy một bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên – đúng là xuất khẩu thành chương. Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.

Tham khảo thêm 🌸 Phân Tích Thu Vịnh Của Nguyễn Khuyến 🌸 ấn tượng nhất!

Viết một bình luận