Gia Đình Văn Hóa Là Gì, Tiêu Chí, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Ví Dụ Tiêu Biểu ✅ Gửi Đến Bạn Đọc Những Thông Tin Giá Trị Trong Cuộc Sống Dưới Đây.
Gia Đình Văn Hoá Là Gì
Gia đình văn hoá là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc quan tâm đến, hãy cùng đón đọc ngay những thông tin SCR.VN chia sẻ dưới đây để giải đáp được thắc mắc của mình nhé!
Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi một gia đình là nền tảng của những thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Một gia đình có văn hóa là gia đình chuẩn mực trong nếp sống của từng thành viên, có đạo đức tốt, được mọi người yêu quý và tích cực trong lao động, làm kinh tế giỏi.
Gia đình văn hóa cũng là một danh hiệu được chính quyền cấp xã công nhận và cấp bằng khen đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Để được công nhận là gia đình văn hóa, chính quyền cấp xã sẽ xem xét nhiều yếu tố và những gia đình nổi bật trong xã để trao bằng khen, là tấm gương mẫu mực cho các gia đình khác phấn đấu và noi theo.
Tham khảo chùm 💕 Ca Dao Tục Ngữ Về Gia Đình Văn Hóa 💕 nổi tiếng
Gia Đình Văn Hóa Tiếng Anh Là Gì
Gia đình văn hóa trong tiếng Anh được viết là ”family culture”
Ý Nghĩa Của Gia Đình Văn Hoá
Cung cấp thêm cho các bạn độc giả của SCR.VN thông tin về ý nghĩa gia đình văn hóa như sau:
– Đối với mỗi cá nhân gia đình văn hóa là cái nôi nuôi dưỡng, tổ ấm hạnh phúc, hình thành phẩm chất đạo đức tốt của mỗi con người.
– Gia đình văn hóa, đạo đức tốt góp phần xây dựng một gia đình ngày càng phát triển.
– Gia đình là tế bào của xã hội, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, tiến bộ.
Tìm hiểu thêm thông tin ✅ Gia Đình Là Gì ✅ ngắn gọn
Biểu Hiện Của Gia Đình Văn Hóa
Gia đình có những biểu hiện như sau cũng là một gia đình có văn hóa:
- Các thành viên trong gia đình luôn yêu thương đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
- Con cái ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ, có hiếu với ông bà cha mẹ.
- Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con cái, không có hành vi đánh đập, bạo hành, chửi rủa, mà giáo dục con một cách khoa học, thông minh để con phát triển và trở thành một công dân tốt.
- Đoàn kết, thân thiện với hàng xóm láng giềng
- Hăng say lao động, có kinh tế độc lập…..
Những Tiêu Chí Của Gia Đình Văn Hoá
Để đủ điều kiện gia đình văn hóa, các gia đình cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:
– Tất cả thành viên trong một gia đình tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, không thực hiện các hành vi trái pháp luật và bị xử lý kỷ luật.
– Thực hiện và chấp hành tốt các quy ước cộng động nơi gia đình cư trú
– Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền, giáo dục của cộng đồng.
– Toàn thể thành viên trong gia đinh thực hiện tốt nếp sống văn minh theo quy định.
– Không vi phạm quy định pháp luật như an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm…
– Thành viên trong một gia đình luôn yêu thương, đoàn kết, hòa thuận và hạnh phúc.
– Con cháu có nghĩa vị chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già.
– Trong gia đình phải luôn bình đẳng, chung thủy, hôn nhân vợ chồng tự nguyện không ép buộc.
– Kinh tế gia đình đảm bảo thu nhâp ổn định, chính đáng, không thực hiện các ngành nghề mà pháp luật không cho phép.
– Gia đình có trẻ em đi học thì phải tới trường
Gửi đến bạn mẫu 🍃 Nghị Luận Về Tình Cảm Gia Đình🍃 hay nhất
10 Ví Dụ Về Gia Đình Văn Hóa Tiêu Biểu
Tham khảo thêm 10 ví dụ về gia đình văn hóa tiêu biểu nhất được tổng hợp dưới đây:
Câu Chuyện Về Gia Đình Văn Hóa – Mẫu 1
Câu chuyện về nhà ông Võ Minh Đức, bà Lê Thị Hồng Thắm trong những ngày đầu năm mới, từ ngoài ngõ chúng tôi đã cảm nhận được niềm hạnh phúc trong ngôi nhà đầy ắp tiếng cười này. Và chào đón chúng tôi là nụ cười hiền lành, thân thiện của từng thành viên trong gia đình, và sự tiếp đãi nồng hậu với những đặc sản do chính tay ông Đức bà Thắm tự làm chuẩn bị cho những ngày Tết cổ truyền vừa qua.
Trong đó đặc biệt có món mứt chanh, món mứt truyền thống ngọt ngào bình dị, nhưng lại có sức mạnh vô cùng to lớn đã tạo nên mối nhân duyên cho cô gái vốn người làng Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp một lòng một dạ về làm vợ chàng trai vốn người quê Phú Quý, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang xa lắc xa lơ.
Được nghe ông bà kể về mối thiên duyên tiền định của mình chúng tôi có cảm nhận như đang nghe một câu chuyện tình lãng mạn trong tiểu thuyết. Gặp nhau vào 1976 vì yêu thích món mứt chanh dân giã mà ông Đức đã thương luôn cả người làm ra mứt chanh, tức bà Thắm.
Nói đùa để có chuyện vui trong những ngày đầu năm chứ thật ra ông Đức chia sẻ ông yêu vợ ngay từ lần đầu gặp gỡ, bởi nét đằm thắm dịu dàng, và cả tài tề gia nội trợ khéo léo của bà. Bởi bà Thắm vốn sinh ra trong một gia đình gia giáo, từ nhỏ đã được học công dung ngôn hạnh, vì thế bà rất giỏi chuyện bếp núc, quán xuyến nhà cửa.
Hơn 40 năm về làm dâu, làm vợ cùng những mối quan hệ gia đình trên, dưới nhưng với bà Thắm, nếu được lựa chọn lại bà vẫn chọn cuộc sống như hiện tại, không mong cuộc sống giàu sang chỉ mong sum vầy đầm ấm và mỗi ngày được nhìn thấy nụ cười của từng thành viên trong gia đình, với bà đó là hạnh phúc. Bao nhiêu năm gắn bó với ông là bấy nhiêu năm bà cố gắng vun vén xây dựng tổ ấm của mình, ngược lại ông cũng thế, ra sức cùng bà nuôi dạy các con nên người và sống có ích cho xã hội.
Ông Đức, bà Thắm có 4 người con hiện tại đều có nghề nghiệp ổn định. Ông bà cũng đã vui mừng được bế những đứa cháu đầu tiên.
Ví Dụ Về Gia Đình Văn Hóa Chọn Lọc – Mẫu 2
Gia đình thầy giáo Ưu tú Nguyễn Hải Đường ở thôn Bùi, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh nhiều năm liền được bầu chọn là gia đình văn hóa tiêu biểu. Gia đình ông hiện có 3 thế hệ cùng chung sống, đại gia đình bao gồm 64 thành viên.
Gia đình hiện có 2 thạc sỹ, 34 người trình độ đại học và có 4 người có 2 bằng đại học. Chia sẻ về bí quyết giữ gìn gia đình hạnh phúc, NGƯT Nguyễn Hải Đường nói: “Tôi thấy môi trường gia đình vô cùng quan trọng. Mỗi người có 24 tiếng một ngày thì chỉ 1/3 thời gian là học tập, công tác ngoài xã hội, còn lại 2/3 thời gian là sinh sống tại gia đình.
Vì thế, ông bà, bố mẹ phải luôn dành thời gian quan tâm, giáo dục định hướng tư tưởng, lối sống đạo đức và hình thành nhân cách cho con cháu từ tấm bé.
Trong những dịp đoàn tụ gia đình, trước toàn thể con cháu nội ngoại, tôi thường có một bài phát biểu nói về truyền thống, nền nếp gia đình và căn dặn mỗi thành viên phải luôn có ý thức tu dưỡng đạo đức, sống lành mạnh, ăn ở hài hòa, cư xử đúng đạo lý, biết tôn trọng người khác. Tôi cho rằng, xây dựng gia đình văn hóa là để gìn giữ nếp nhà, vun đắp hạnh phúc làm nền tảng phát triển nhân cách cháu con”.
Ví Dụ Về Gia Đình Văn Hóa Đặc Sắc – Mẫu 3
Gia đình anh Đào Minh Dũng và chị Hoàng Thị Thu ở địa chỉ 54/11 Nguyễn Tri Phương, thành phố Vũng Tàu cũng là một tấm gương gia đình văn hóa tiêu biểu trong nhiều năm liền. Để giữ gìn gia đình được hạnh phúc bền chặt, anh chị có chia sẻ: “Trong quan hệ vợ chồng điều nhất thiết là phải luôn tôn trọng nhau”.
Còn đối với việc giáo dục con cái thì chị Hà quan niệm: “Không nên áp đặt, bắt ép con mà phải con con như người bạn, thủ thỉ tâm sự những việc nên làm, việc không nên làm để con hiểu và thực hiện. Hãy rèn luyện tính độc lập, tự giác cho con ngay từ bé và bản thân bố mẹ cũng phải luôn gương mẫu để con cái học tập, noi theo”.
Chia sẻ thêm 🌼 Dẫn Chứng Về Vai Trò Của Gia Đình🌼 ngắn gọn
Ví Dụ Về Gia Đình Văn Hóa Ngắn Gọn – Mẫu 4
Gia đình ông Võ Văn Dũng, ngụ ấp Kênh Đạo, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An được biết đến là một gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương vừa được biểu dương cấp tỉnh. Bí quyết để gia đình ông Dũng có thể đạt được danh hiệu này đó chính là phương châm “thuận hòa, mọi điều sẽ tốt đẹp”.
Bà Nguyễn Thị An (vợ ông Dũng) chia sẻ: “Trong gia đình, dù cuộc sống có khó khăn, vợ chồng tôi đều học cách kiềm chế, cố gắng vượt qua, không lớn tiếng, có như vậy, cuộc sống gia đình mới được bền lâu. Giờ đây, đối với các con, tôi cũng luôn nhắc nhở vợ chồng phải biết chia sẻ, đồng cảm, thương yêu, cư xử đúng đạo lý”.
Ví Dụ Về Gia Đình Văn Hóa Chi Tiết – Mẫu 5
Sinh năm 1932 trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ông Ngô Xuân Chúc thuộc khối 8 phường Trung Đô từng là cán bộ chiến sỹ thông tin thuộc quân đoàn 304 ở chiến khu Việt Bắc thời kỳ chống thực dân pháp xâm lược.
Ông đã giữ nhiều cương vị của phường qua các thời kỳ, là bí thư chi bộ đầu tiên ở khối 8 phường Trung Đô. Sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Mai vào năm 1956, ông bà sinh được 5 người con, 3 trai, 2 gái. Nối bước cha, cả 5 người con của ông là đều là cán bộ cốt cán trong các ngành giáo dục, tư pháp, quân đội ở các địa phương đã thành đạt và có chỗ đứng trong xã hội.
Ông có 12 cháu nội ngoại thì cả 12 đều chăm ngoan, học giỏi, được thầy cô giáo, bạn bè và mọi người khen ngợi. Nói về quan điểm giáo dục con cái trong gia đình, ông Chúc chia sẻ: “Trước hết ông bà bố mẹ phải mẫu mực, nói thế nào làm thế đó để cho con cháu học tập, đồng thời hướng dẫn, nhắc nhở con cháu phải giữ được truyền thống của gia đình.
Hiện nay khi truyền thống gia đình đang chịu tác động của nhiều yếu tố, nhiều nền văn hóa nên thế hệ trẻ phải biết cái nào nên tiếp thu, cái nào nên loại trừ, chỉ có như thế thì mới gìn giữ được truyền thống gia đình”.
Bên cạnh việc nuôi dạy con cái thành đạt, ông luôn sống mẫu mực, giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, mọi người trong gia đình đều sống, sinh hoạt có nề nếp. Với tinh thần trách nhiệm trong công việc, ông luôn vận động gia đình và nhân dân giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tham gia phòng chống các loại tội phạm và bài trừ các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, coi việc thực hiện tốt nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
Với những nỗ lực trong nuôi dạy con cái, gia đình ông nhiều năm liền đã được địa phương, khu dân cư tặng danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu, đảng ủy Phường tặng danh hiệu Đảng viên xuất sắc, hội người cao tuổi trao tặng giấy khen với nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào tuổi cao gương sáng, bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trong hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc năm 2013.
Ví Dụ Về Gia Đình Văn Hóa Hay Nhất – Mẫu 6
Được biết đến là một tấm gương gia đình văn hóa tiêu biểu ở thôn Tam Sơn, xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, gia đình ông Trần Văn Chính và bà Nguyễn Thị Cúc hiện có 3 đứa con, 2 người con lớn của ông bà đều đã tốt nghiệp Học viện Tài Chính, có việc làm ổn định, còn đứa con út của ông bà hiện đang học lớp 10 cũng liên tục đạt học sinh giỏi.
Theo ông Trần Văn Chính và bà Nguyễn Thị Cúc thì bí quyết để xây dựng gia đình văn hóa chính là bố mẹ phải thường xuyên quan tâm, kèm cặp và định hướng để các con chăm ngoan, học giỏi và trở thành người có ích cho xã hội.
Xem nhiều hơn 🌹 Dẫn Chứng Về Gia Đình Hạnh Phúc 🌹 hay nhất
Ví Dụ Về Gia Đình Văn Hóa Ấn Tượng – Mẫu 7
Gia đình ông Nguyễn Văn Lợi là một trong những gia đình văn hóa tiêu biểu ở thôn 6, xã Yên Sở (huyện Hoài Đức), được tôn vinh nhờ lối sống mẫu mực, ứng xử trên thuận, dưới hòa trong gia đình và nhiệt tình, trách nhiệm khi tham gia các công việc của cộng đồng, xã hội.
Ông Nguyễn Văn Khoa (thôn 6, xã Yên Sở) cho biết, gia đình ông Lợi có 3 thế hệ, 10 thành viên cùng chung sống, chưa bao giờ có điều tiếng về ứng xử. Các con ông đều thành đạt, biết kính trên, nhường dưới, sống gương mẫu trong cộng đồng, tích cực đi đầu các phong trào, cuộc vận động ở địa phương.
Còn theo ông Lợi, xác định hạnh phúc gia đình là tài sản lớn nhất, ông luôn cố gắng để trong nhà cha mẹ giữ vai trò trụ cột, sống mực thước, lấy “tâm, tín, đức” làm trọng để giáo dục, động viên con cháu, bởi ông tin cách sống, cách tổ chức gia đình, nhân cách của cha mẹ tác động trực tiếp đến đạo đức, lối sống của mọi thành viên.
“Đến nay, các con tôi đều thành đạt, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tôi thực sự mãn nguyện với những thành quả mà mình đã cố công vun đắp, tạo dựng cho gia đình”, ông Lợi chia sẻ.
Ví Dụ Về Gia Đình Văn Hóa Cụ Thể – Mẫu 8
Gia đình ông Vũ Thiện Cơ ở tổ dân phố Hoàng 17 phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm) có truyền thống yêu thương, đoàn kết và lối sống gương mẫu, nhiệt tình với việc chung của cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 1 Nguyễn Thị Thúy Hà cho biết, gia đình ông Cơ luôn tích cực với các phong trào văn hóa, từ thiện ở cơ sở; tham gia tích cực cùng tổ dân phố vận động xây dựng nên nhiều tuyến ngõ xanh, sạch, đẹp, có đèn chiếu sáng, bảng tin tuyên truyền và thùng rác công cộng.
Trong các đợt dịch Covid-19 vừa qua, ông cùng vợ chủ động sử dụng loa kéo của gia đình phát thanh các nội dung tuyên truyền tới từng ngõ xóm, góp phần nâng cao ý thức phòng, chống dịch của nhân dân địa phương.
Ví Dụ Về Gia Đình Văn Hóa Nổi Bật – Mẫu 9
Gia đình bà Hoàng Thị Bảy, ngõ 104 Yên Lãng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; gia đình ông Vũ Thiện Cơ ở Tổ dân phố Hoàng 17, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm; gia đình bà Đặng Thị Ngãi, thôn Hướng Xá, xã Quất Động, huyện Thường Tín; gia đình ông Phạm Tiến Vượng thôn Phù Mã, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn…
Đây là các gia đình luôn mẫu mực trong nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm; chăm sóc, giáo dục con cháu chu đáo, ngoan ngoãn, lễ phép. Với cộng đồng, họ luôn vận động mọi người nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, tích cực dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm để khu dân cư luôn sạch đẹp.
Khi hàng xóm gặp khó khăn, họ cùng chung tay giúp đỡ, tạo mối đoàn kết, chân tình. Nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các gia đình luôn tích cực ủng hộ, kêu gọi mọi người tương thân tương ái, giúp đỡ những nơi bị phong tỏa, cách ly. Các phong trào khác như: thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, tham gia gìn giữ an ninh trật tự tại địa phương… đều được các gia đình tham gia nhiệt tình.
Dẫn Chứng Về Gia Đình Văn Hóa – Mẫu 10
Ở phố Tôn Thất Thiệp, phường Điện Biên, quận Ba Đình, mọi người đều biết tới gia đình bà Trương Thị Diễm Phương với lối sống mẫu mực, sống hòa thuận, có khuôn phép. Gia đình có ba thế hệ chung sống cùng nhau, vì thế ông bà luôn ý thức nêu gương để con cháu noi theo. Dù cuộc sống bộn bề công việc, cùng với những mệt mỏi nhưng đều được hóa giải bởi sự chu đáo, yêu thương, tận tình và chia sẻ.
Cũng chính vì vậy, các con cháu của ông bà đều ngoan ngoãn, nghe lời, sống hiếu thuận với bố mẹ, anh chị em. Ông bà luôn tích cực với công tác xã hội, tham gia phong trào gìn giữ vệ sinh môi trường, tổng vệ sinh sáng thứ Bảy hàng tuần, bóc xé quảng cáo rao vặt, trang trí hoa cây cảnh trên các tuyến phố.
Bà Trương Thị Diễm Phương còn chia sẻ, trước đại dịch COVID-19 lan rộng, gia đình bà đã ủng hộ nguồn nhu yếu phẩm gồm: Dầu ăn, mì chính nước mắm, bột nêm, mì tôm trị giá 5 triệu đồng cho những nơi chịu tác động nặng nề của dịch. Bà cùng các thành viên trong gia đình nhắn tin ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19.
Là tổ trưởng dân phố, bà thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con trong tổ thực hiện thông điệp 5K, đồng thời quyên góp hơn 10 triệu đồng vào Quỹ phòng, chống dịch.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Dẫn Chứng Về Tình Cảm Gia Đình🌹 ngắn gọn