Đóng Vai Bé Đản Kể Lại Chuyện Người Con Gái Nam Xương ❤️️ 22+ Mẫu ✅ Cùng Tham Khảo Những Mẫu Văn Ngắn Gọn Và Hay Nhất Dưới Đây.
Cách Đóng Vai Bé Đản
Để đóng vai bé Đản kể lại Chuyện người con gái Nam Xương thì bạn đọc cần ghi nhớ những nội dung chính như sau:
- Cảm nhận của bé Đản về mẹ khi còn bé: Là người phụ nữ thương yêu, bảo ban, dạy dỗ suốt những năm tháng tuổi thơ; người mẹ sẵn sàng vị tha với lỗi của con và chồng.
- Tâm sự của Đản khi đã lớn: Đã hiểu thấu nỗi oan của mẹ, đau đớn vì sự ngây thơ của mình ngày xưa – là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ, khát khao mong được thấy lại mẹ mình, mong mẹ tha thứ cho lỗi lầm của quá khứ.
- Hiểu biết của Đản khi đã lớn: Hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới nỗi oan khuất của mẹ là sự độc đoán, vũ phu, thiếu hiểu biết, đa nghi của cha; quan niệm sống trọng nam khinh nữ, chế độ nam quyền gây ra nỗi đau cho người phụ nữ; có ý thức thay đổi bản thân, mong muốn thay đổi xã hội phong kiến lạc hậu này, giúp cho đất nước và cuộc sống tốt đẹp hơn
Gợi ý 🍂 Kể Lại Chuyện Người Con Gái Nam Xương 🍂 chi tiết
Dàn Ý Đóng Vai Bé Đản Kể Lại Chuyện Người Con Gái Nam Xương
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu dàn ý đóng vai bé Đản kể lại chuyện người con gái Nam Xương cụ thể sau đây:
a. Mở bài
- Giới thiệu tình huống kể chuyện: Sống thiếu vắng tình yêu và sự chăm sóc của mẹ.
- Nhiều lần hỏi cha, cha hứa lúc khôn lớn cha sẽ kể.
b. Thân bài
-> Kể về cuộc đời của mẹ:
- Kể về mẹ những ngày đầu về làm vợ cha: Nết na, thùy mị, không để thất hòa với cha.
- Kể về những ngày cha đi lính, một mình mẹ vừa sinh và nuôi Đản, chăm sóc bà nội ốm và lo ma chay chu đáo cho bà.
- Những ngày cha mới trở về, cha buồn vì bà mất, Đản lại vô tình nói chuyện cái bóng làm cha hiểu lầm mẹ. Thanh minh không được mẹ đi nhảy xuống sông tự vẫn.
- Sau cũng vì vô tình, Đản lại chỉ cái bóng trên vách, giải được nỗi oan cho mẹ nhưng mẹ lại không còn.
- Cha đau khổ, ân hận, lập đàn giải oan cho mẹ. Mẹ trở về trong chốc lát rồi quay lại chốn thủy cung cùng Linh Phi. Cha không đi bước nữa mà ở vậy nuôi Đản trong nỗi day dứt khôn nguôi.
-> Những cảm xúc và suy nghĩ của Đản (có thể đan xen trong khi kể): Bây giờ thương mẹ, ân hận vì vô tình đẩy mẹ đến cái chết.
c. Kết bài
- Khẳng định tình yêu thương và kính trọng với mẹ.
- Bày tỏ mong muốn không ai phải chịu nỗi đau như gia đình Đản.
Tuyển tập 💧 Dàn Ý Chuyện Người Con Gái Nam Xương 💧 chọn lọc
Bài Văn Đóng Vai Bé Đản Kể Lại Chuyện Người Con Gái Nam Xương Đặc Sắc – Mẫu 1
Sau đây là bài văn đóng vai bé Đản kể lại chuyện người con gái Nam Xương đặc sắc nhất cùng đón đọc ngay nhé!
Cũng đã hơn chục năm ngày giỗ của mẹ, tôi nhớ mẹ, tôi thấy ân hận vì ngày ấy mình đã trót dại khờ để rồi xảy ra bi kịch, để rồi cũng tại cái ngây ngô thơ trẻ mà tôi đã làm mất mẹ, làm gia đình mỗi người một phương.
Ngày ấy nghe mọi người kể lại, mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, hiền lành, tư dung tốt đẹp, cha tôi cũng vì mến dung hạnh mà cưới mẹ. Nhưng chẳng bao lâu sau nhà nước có việc đi đánh chiếm Chiêm Thành, cha tôi dẫu trong con nhà dòng, nhưng vì không có học nên phải lên đường sung binh đợt đầu. Bấy giờ mẹ tôi đương thì mang tôi, được mười ngày thì tôi ra đời.
Ngày qua ngày, mới đó cái nửa năm, vì không chịu được cảnh đợi chờ con, bà tôi đã qua đời dù mẹ đã hết sức thuốc thang chăm sóc. Trước khi mất ba có dặn dò, khuyên nhủ mẹ tôi, và nói rằng người sống phúc đức ắt được dòng giống tươi tốt, con cháu đầy đàn.
Năm sau cha tôi về, vừa lúc tôi mới bi bô tập nói. Cha dần tôi đi hỏi mộ ba, nhưng lúc ấy vì không quen hơi nên tôi cứ khóc nằng nặc không theo, cha gạn hỏi tôi mới vô tình nói nàng : “ Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.” Cha tôi sinh nghi đành gạn hỏi tôi, với cái ngây ngô của một đứa trẻ mới bi bô tập nói rằng đêm nào cha cũng đến chơi với tôi và mẹ làm gì cha cũng làm theo.
Sinh lòng ghen tức, cha tôi tin lời tôi, về nhà mắng chửi mẹ thậm tệ mặc mẹ có gạn hỏi ai nói, có cố giải thích như thế nào đi chăng nữa. Bất đắc dĩ, mẹ tôi tắm rửa trai sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình.
Đến tối khi chỉ còn cha con tôi ở nhà, thấy bóng cha trên vách tôi lại ngỡ là cha mình, cất tiếng gọi, lúc nào cha mới nhận ra nỗi oan khuất, bi kịch của mẹ, nhưng liệu còn có thể làm gì nữa khi người đi thì cũng đã đi rồi, người ở lại thì phải tiếp tục cuộc sống của mình.
Sau này tôi được biết, mẹ tôi được Linh Phi cứu, đưa xuống làm cung nữ dưới thuỷ cung. Gặp lại Phan Lang- một người cùng làng, nhờ trao kỉ vật cho cha tôi, sau khi cha tôi nhận ra lỗi lầm, lập đàn giải oan, mẹ cũng chỉ hiện lên mờ mờ ảo ảo, ròi biến mất.
Mong rằng ở một nơi xa mẹ vẫn có thể nhìn thấy tôi sống như nào và dõi theo tôi. Con xin lỗi vì nếu ngày ấy con không dại khờ, nếu ngày ấy con trưởng thành hơn thì bây giờ chúng ta đã có một cuộc sống ấm no hạnh phúc rồi..
Gợi ý thêm 🌷 Đóng Vai Trương Sinh 🌷 kể lại chuyện người con gái Nam Xương
Văn Mẫu Đóng Vai Bé Đản Kể Lại Chuyện Người Con Gái Nam Xương – Mẫu 2
Văn mẫu đóng vai bé Đản kể lại chuyện người con gái Nam Xương sau đây sẽ giúp bạn đọc trau dồi thêm cho mình kĩ năng viết.
Ân hận vì một câu nói ngây thơ của trẻ con, cha tôi đã làm cho mẹ và cả gia đình mỗi người một phương. Vậy là đã 10 năm kể từ ngày mẹ tôi biến mất, giờ tôi đã đủ trưởng thành để thấu hiểu điều gì đã xảy đến với gia đình mình và sao tôi lại không có mẹ ở bên cạnh nữa.
Tôi vẫn hay nghe nhiều người nói đùa rằng mẹ mình là một người phụ nữ đẹp, hiền hậu và tư dung tuyệt vời, cha tôi cũng vì mến hạnh mà lấy mẹ. Mất chẳng bao lâu sau triều đình bắt quân đi đánh giặc Chiêm, cha tôi xuất thân trong con nhà nòi, nhưng do không có bằng cấp mà phải lên đường sung binh lần đầu tiên. Bấy giờ mẹ tôi đương thì mang thai tôi chưa đầy mười ngày thì tôi chào đời.
Bà tôi vì nhớ thương con mà mất đi, trước khi qua đời bà có dặn dò, động viên mẹ tôi, và cho rằng người sống phúc đức sẽ được hạnh phúc. Qua một năm sau thì cha lại quay về cũng là lúc tôi mới bắt đầu tập nói. Cha dẫn tôi đi hỏi mộ bà, ngay lúc đó do chưa thể nhận diện được cha mình mà tôi cứ khóc mãi không theo, cha gạn hỏi tôi mới chịu nói rằng:
“Ông cũng là cha tôi à? Ông cũng biết nói, nhưng không giống cha trước kia là biết khóc. “Cha tôi sinh nghi đành gạn hỏi lại, với sự ngây thơ của một đứa trẻ chưa đến 2 tuổi, tôi đã nói rằng đêm nào cha cũng đến ngủ với tôi và mẹ làm gì cha cũng làm theo.
Tôi chẳng thể ngờ được rằng, chỉ câu nói đó đã khiến cha mình nảy sinh lòng ghen tuông. Với bản tính đa nghi nên cha tin lời vợ rồi về nhà chửi mắng mẹ thậm tệ mặc kệ mẹ có gạn hỏi ai nói hay cố thanh minh thế nào đi chăng nữa. Họ hàng làm xóm khi ấy cũng ra sức bênh vực và can ngăn nhưng cha cũng không nghe.
Bất đắc dĩ, mẹ đành tắm rửa chay sạch sẽ rồi ra bến Hoàng Giang gieo mình. Một đêm phòng không vắng vẻ, khi chỉ còn cha con tôi, nhìn bóng cha trên vách tôi tưởng là cha mình đến và cất tiếng kêu từ bao giờ cha mới hiểu được sự đau khổ của mẹ, nhưng biết còn có thể làm gì hơn khi người đi thì cũng đã đi xa, người ở lại vẫn đang tiếp tục cuộc sống của mình.
Nhưng sau này tôi mới biết, mẹ đã được Linh Phi bắt và thả đi làm cung nữ dưới thuỷ cung. Gặp lại Phan Lang – một người cùng làng, nhờ giao kỷ vật và nói thay nỗi lòng cho cha tôi, lúc ấy thì cha đã lập đàn giải oan ở bến sông, còn mẹ tôi cũng chỉ hiện lên mờ ảo để nói lời vĩnh biệt, rồi đi mất. Mẹ cứ thế xa rời cuộc sống của hai cha con tôi.
Tôi tin rằng ở dưới đại dương này mẹ luôn dõi theo cuộc sống của chúng tôi. Tôi vô cùng hối hận vì nếu ngày ấy tôi đã hiểu lầm và chỉ thốt những câu ngây thơ như vậy thì sẽ không có chuyện hôm nay. Và tôi cũng mong rằng, sẽ không có gia đình nào gặp phải hoàn cảnh giống gia đình của chúng tôi nữa. Gia đình sẽ hạnh phúc nhất khi nó được toàn vẹn.
Chia sẻ mẫu văn 🌈 Đóng Vai Vũ Nương Kể Lại Chuyện Người Con Gái Nam Xương 🌈 ngắn
Đóng Vai Bé Đản Kể Lại Chuyện Người Con Gái Nam Xương Ngắn – Mẫu 3
Đón đọc thêm bài văn mẫu đóng vai bé Đản kể lại chuyện người con gái Nam Xương ngắn được nhiều bạn đọc quan tâm đến sau đây.
Tôi là Đản, một đứa trẻ đang thiếu thốn tình cảm của mẹ, chỉ vì một câu nói ngây ngô của trẻ thơ, mà tôi đã làm mất mẹ, làm gia đình mỗi người một phương. Vậy là đã 10 năm kể từ khi mẹ tôi mất, giờ tôi đã đủ lớn để hiểu những gì đã xảy ra với gia đình tôi, và tại sao tôi lại không có mẹ ở bên cạnh nữa.
Tôi còn thường nghe hàng xóm và cha mình kể lại, mẹ tôi là một người phụ nữ xinh đẹp, hiền lành, tư dung tốt, cha tôi cũng vì mến dung hạnh mà cưới mẹ về làm vợ. Nhưng chẳng bao lâu sau khi họ cưới nhau, triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm, cha tôi dẫu trong con nhà dòng, nhưng vì không có học nên phải lên đường sung binh đợt đầu.
Bấy giờ mẹ tôi đương thì mang thai tôi, khi cha đi được tầm mười ngày thì tôi ra đời. Bà tôi mất vì nhớ thương con cho dù mẹ tôi có cố gắng chạy chữa thuốc thang thế nào. Bà tôi trước khi mất còn dặn dò mẹ tôi nhiều điều.
Qua một năm sau, khi cha tôi trở về, vừa lúc tôi mới bi bô học nói. Cha dẫn tôi đi thăm mộ bà, nhưng lúc ấy vì chưa nhận biết được cha mình nên tôi cứ khóc ing ỏi, nằng nặc không theo cha. Nhiều lần cha gặm, hỏi tôi mới vô tình nói rằng: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.”
Câu hỏi ngây thơ của một đứa trẻ đang bi bô tập nói, khiến cha tôi nghi ngờ mẹ, bởi vốn vĩ, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp, lại nết na hiền lành, nên lúc trước có rất nhiều người theo đuổi. Cha tôi sinh nghi đành gạn hỏi tôi, tôi đã nói rằng đêm nào cũng có người đàn ông đến, mẹ bảo là cha để dỗ dành tôi không khóc.
Tôi chẳng ngờ được rằng, chính câu nói ấy đã khiến cha sinh lòng ghen tuông, lại vốn tính đa nghi, cha về nhà mắng chửi mẹ thậm tệ mặc mẹ có gạn hỏi ai nói, cố gắng giải thích như thế nào đi chăng nữa. Họ hàng làng xóm xung quanh khi đó cũng hết lời bênh vực và biện bạch nhưng chẳng thể thay đổi được sự nghi ngờ và nóng giận của cha.
Cha vẫn một mực đuổi mẹ đi. Bất đắc dĩ, mẹ tôi tắm rửa chay sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình, như một lòng muốn dòng sông rửa nỗi hàm oan cho bà.
Nhiều đêm không có mẹ, tôi khóc đòi, khiến cha phải dỗ dành. Một đêm phòng không vắng vẻ, khi cha đang ru tôi ngủ, tôi thấy bóng cha trên vách tường rất giống với hình ảnh người cha mà mẹ vẫn chỉ, nên ngỡ là cha mình đến, cất tiếng gọi, lúc nào cha mới nhận ra nỗi oan khuất của mẹ, nhưng chẳng có thể làm gì nữa khi mẹ đã đi xa rồi.
Mãi sau này tôi được cha kể lại, mẹ tôi được Linh Phi cứu, đưa xuống làm cung nữ dưới thuỷ cung. Mẹ tôi gặp lại Phan Lang – một người cùng làng, và nhờ ông trao lại kỉ vật và nói hộ nỗi lòng với, và mong muốn cha lập đàn cầu oan cho mình. Sau đó, cha nghe lời Phan Lang, lập đàn giải oan ở bến sông cho mẹ, mẹ tôi đã trở về, nhưng chỉ hiện lên mờ mờ ảo ảo nói lời từ biệt, rồi biến mất.
Mặc dù mẹ đã mãi đi xa, nhưng tôi tin rằng ở dưới thủy cung, mẹ vẫn dõi theo cuộc sống của chúng tôi. Tôi rất hối hận cũng rất thương xót cho mẹ, vì nếu ngày ấy tôi đã hiểu chuyển, chẳng nói ra lời ngây ngô của trẻ nhỏ đó thì sẽ không có sự tình này. Và cũng mong rằng, sẽ không có gia đình nào gặp phải tình cảnh tương tự như gia đình của chúng tôi nữa.
Tham khảo trọn bộ 🌿 Tóm Tắt Chuyện Người Con Gái Nam Xương 🌿 đầy đủ ý
Đóng Vai Bé Đản Kể Lại Chuyện Người Con Gái Nam Xương Dài Nhất – Mẫu 4
SCR.VN giới thiệu bạn đọc bài văn đóng vai bé Đản kể lại chuyện người con gái Nam Xương dài nhất dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!
Tôi là Trương Đản, cha tôi là Trương Sinh, mẹ là Vũ Thị Thiết, tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở Nam Xương, mẹ tôi mất từ khi tôi còn rất nhỏ, giờ tôi không thể nhớ ra khuôn mặt của mẹ mình, chỉ còn đâu đó cảm giác về đôi vòng tay ấm áp cùng tiếng ru lúc ngủ mà thôi.
Tôi lớn lên trong sự thiếu vắng tình yêu và chăm sóc của mẹ, nhiều lần tôi gặng hỏi cha về cái chết của mẹ nhưng nhiều lần cha tôi nói khi nào lớn cha sẽ kể. Sau này khi được nghe kể lại mọi chuyện thì tôi vô cùng ngỡ ngàng, tôi nhớ mẹ, càng ân hận vì ngày ấy mình chỉ vì một lời nói ngây ngô để rồi bi kịch xảy ra, để giờ đây gia đình chẳng còn trọn vẹn.
Nghe cha tôi trầm ngâm kể lại, mẹ tôi là người phụ nữ thùy mị nết na, hết mực khuôn phép, không để gia đình thất hòa. Cha cũng vì mến mẹ tôi tư dung tốt đẹp nên xin cưới về làm vợ. Hai người chung sống với nhau rất hòa thuận nhưng chưa được bao lâu, triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm, cha tôi vì không có học nên phải đầu quân.
Gia đình phải chia xa đương lúc mẹ tôi đang mang thai tôi. Cha đi chẳng mấy ngày thì mẹ sinh ra tôi, mẹ một thân một mình nuôi nấng, dạy bảo, lo mọi việc trong nhà chu toàn. Nhưng tiếc thay, bà tôi vì nhớ cha mà sinh bệnh mất sớm dù mẹ tôi hết lòng chăm sóc.
Sau khi đánh giặc Chiêm thắng lợi cha tôi trở về. Biết tin bà mất, cha tôi buồn rất nhiều, cha đã đưa tôi ra thăm mộ bà. Nhưng tôi có đâu ngờ rằng mình lại có thể nói ra những lời như vậy. Lúc đó thấy cha rất xa lạ nên tôi rất sợ, vừa khóc vừa hỏi: “Ông cũng là cha tôi ư?”.
Sau đó cha gạn hỏi thì tôi trả lời: “Cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” Lời nói ngây ngô ấy của tôi đã khiến cha tôi nghi oan mẹ tôi. Cha chửi bới đuổi mẹ ra khỏi nhà, mẹ vì uất ức nên đã gieo mình xuống sông tự tử.
Không thấy mẹ, tôi khóc đến thất thanh, đòi mẹ mãi mà cha cũng chẳng nói gì. Đêm đến, nhìn thấy bóng cha trên tường tôi hô to: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Lúc đó cha mới biết mình đã trách oan mẹ rồi.
Cha đau khổ, ân hận lắm. Sau này khi gặp được chú Phan Lang – người cùng làng đến truyền lại lời của mẹ, cha liền lập đàn giải oan bên sông. Mẹ xuất hiện trên chiếc kiệu hoa lung linh, nổi bật ở giữa sông, lung linh và mở ảo, nhưng mẹ chỉ nói dăm ba câu rồi biến mất, quay lại chốn thủy cung. Từ đó, cha tôi không đi bước nữa mà ở vậy nuôi tôi trong nỗi day dứt khôn nguôi.
Mẹ ra đi, tôi vô cùng ân hận và dằn vặt chẳng có thứ gì có thể khiến tôi giải quyết khúc mắc của tôi. Chỉ vì một lời nói khờ dại tôi đã khiến mẹ tôi rời xa tôi mãi mãi. Con thật có lỗi với mẹ. Xin mẹ tha thứ cho con, mong rằng ở một nơi xa mẹ sẽ có một cuộc sống tốt hơn, tôi tin rằng mẹ vẫn sẽ mãi dõi theo tôi.
Giới thiệu đến bạn ✅ Phân Tích Chuyện Người Con Gái Nam Xương ✅ hay nhất
Đóng Vai Bé Đản Kể Lại Chuyện Người Con Gái Nam Xương Hay Nhất – Mẫu 5
Tiếp tục bài viết là gợi ý về bài văn mẫu đóng vai bé Đản kể lại chuyện người con gái Nam Xương hay nhất.
Tôi là Trương Đản, con trai của Trương Sinh và Vũ Thị Thiết, sinh ra và lớn lên tại Nam Xương. Khi tôi còn rất nhỏ, mẹ của tôi đã qua đời và giờ đây tôi chỉ còn nhớ về cảm giác vòng tay ấm áp và tiếng ru lúc ngủ của mẹ mình.
Sự thiếu vắng tình yêu và chăm sóc của mẹ đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tôi. Nhiều lần tôi hỏi cha về cái chết của mẹ nhưng không được giải đáp. Sau này, khi nghe cha tôi kể lại, tôi mới biết mẹ của tôi là người phụ nữ thùy mị nết na, hết mực khuôn phép, không để gia đình thất hòa.
Cha tôi đã xin cưới mẹ của tôi vì mến cô ta, và hai người sống rất hòa thuận. Tuy nhiên, khi cha tôi phải đầu quân đi đánh giặc Chiêm, gia đình chúng tôi bị chia xa. Mẹ của tôi sinh ra tôi một mình và tự mình nuôi nấng, dạy bảo, lo mọi việc trong nhà chu toàn. Nhưng tiếc thay, bà tôi đã qua đời sớm do bệnh tật và uất ức vì nhớ cha.
Cha tôi đã trở về sau khi đánh giặc Chiêm thắng lợi, nhưng tin mẹ mất đã khiến cha rất buồn. Khi đưa tôi ra thăm mộ bà, tôi đã nói ra những lời ngây ngô khiến cha tưởng mẹ tôi đã bỏ rơi gia đình chúng tôi. Cha tôi đã chửi bới và đuổi mẹ tôi ra khỏi nhà, khiến mẹ tôi uất ức đến mức tự tử. Tôi đã khóc nấc và đòi mẹ mãi nhưng cha tôi chẳng nói gì.
Sau này, khi gặp chú Phan Lang, người cùng làng đến truyền lại lời của mẹ tôi, cha tôi mới biết mình đã trách oan mẹ của tôi. Ông đã lập đàn giải oan bên sông và mẹ tôi xuất hiện trên chiếc kiệu hoa lung linh, nổi bật giữa sông. Tôi vẫn nhớ cảnh tượng đó như in đậm trong ký ức của mình. Cha tôi ôm lấy tôi, cùng nghe chú Phan Lang kể lại những chuyện mẹ tôi đã làm cho đến khi mất đi. Cha tôi cảm thấy rất xúc động và ân hận vì đã trách oan mẹ của tôi.
Từ đó, cha tôi thường xuyên đưa tôi ra đó ngắm cảnh, nghe chú Phan Lang kể lại những chuyện về mẹ. Tôi cũng dần hiểu ra rằng, tình yêu và sự quan tâm của mẹ vẫn luôn hiện diện bên cạnh tôi, dù cho mẹ đã ra đi từ rất lâu.
Khi tôi trưởng thành, cha tôi đã kể lại câu chuyện này cho tôi nhiều lần, như một lời nhắc nhở về tình mẫu tử và sự quan tâm đến những người thân yêu. Tôi luôn tự nhủ rằng, sẽ không bao giờ để lại hối tiếc cho những lời nói ngô nghê của mình như cha tôi đã từng trải qua.
Tôi hiểu rằng, mẹ tôi đã trải qua những thời khắc khó khăn để nuôi dưỡng và chăm sóc tôi, dù cho cô ấy đã không còn ở bên tôi. Và tình yêu và sự quan tâm của mẹ vẫn còn đọng lại trong trái tim tôi, và sẽ mãi mãi không bao giờ phai mờ.
Chia sẻ 🌼 Phân Tích Nhân Vật Vũ Nương 🌼 đặc sắc
Đóng Vai Bé Đản Kể Lại Cuộc Đời Oan Khuất Của Mẹ Chi Tiết – Mẫu 6
Chia sẻ đến bạn đọc bài văn mẫu đóng vai bé Đản kể lại cuộc đời oan khuất của mẹ chi tiết dưới đây.
Tôi còn thường nghe mọi người kể lại, mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, hiền lành, tư dung tốt đẹp, cha tôi cũng vì mến dung hạnh mà cưới mẹ. Nhưng chẳng bao lâu sau triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm, cha tôi dẫu trong con nhà dòng, nhưng vì không có học nên phải lên đường sung binh đợt đầu. Bấy giờ mẹ tôi đương thì mang thai tôi, được mười ngày thì tôi ra đời.
Ngày qua tháng lại, thoắt cái nửa năm, vì tuổi già cùng chẳng thể chịu được cảnh đợi chờ con, bà tôi đã qua đời dù mẹ đã hết sức thuốc thang chăm sóc. Trước khi mất bà có dặn dò, khuyên nhủ mẹ tôi, và nói rằng người sống phúc đức ắt được giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn.
Qua một năm sau, cha tôi trở về, vừa lúc tôi mới học nói còn chưa rõ. Cha dẫn tôi đi hỏi mộ bà, nhưng lúc ấy vì chưa nhận biết được cha mình nên tôi cứ khóc và không theo, cha gạn hỏi tôi mới vô tình nói rằng: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông cũng biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ biết nín thin thít.”
Cha tôi nghi ngờ đành gạn hỏi tôi, với cái ngây ngô của một đứa trẻ chưa đến 2 tuổi, tôi đã nói rằng đêm nào cha cũng đến chơi với tôi và mẹ làm gì cha cũng làm theo. Tôi chẳng ngờ được rằng, chính câu nói đấy đã khiến cha tôi sinh lòng ghen tức. Vốn tính đa nghi, cha tin lời tôi, về nhà mắng chửi mẹ thậm tệ mặc mẹ có gạn hỏi ai nói, cố gắng giải thích như thế nào đi chăng nữa.
Họ hàng làm xóm khi đó cũng hết lời bênh vực và biện bạch nhưng cha cũng chẳng tin. Bất đắc dĩ, mẹ tôi tắm rửa chay sạch, ra bến Hoàng Giang gieo mình. Một đêm phòng không vắng vẻ, khi chỉ còn cha con tôi, thấy bóng cha trên vách tôi ngỡ là cha mình đến, cất tiếng gọi, lúc nào cha mới nhận ra nỗi oan khuất của mẹ.
Mãi sau này tôi mới biết, mẹ tôi khi tự vẫn đã được Linh Phi cứu, đưa xuống làm cung nữ dưới thuỷ cung. Gặp lại Phan Lang- một người cùng làng, nhờ trao kỉ vật và nói hộ nỗi lòng cho cha tôi, sau đó thì cha đã lập đàn giải oan ở bến sông, nhưng mẹ tôi cũng chỉ hiện lên mờ mờ ảo ảo nói lời từ biệt, rồi biến mất.
Mẹ cứ vậy mà xa rời cuộc sống của hai cha con tôi. Tôi tin rằng ở dưới thủy cung, mẹ vẫn dõi theo cuộc sống của chúng tôi. Tôi rất hối hận vì nếu ngày ấy tôi đã hiểu chuyển, chẳng nói ra lời ngây ngô đó thì sẽ không có sự tình này. Và tôi cũng mong rằng, sẽ không có gia đình nào gặp phải tình cảnh như gia đình của chúng tôi nữa. Gia đình chỉ hạnh phúc nhất khi nó đủ trọn vẹn.
Tiếp theo đón đọc 🌹 Phân Tích Vẻ Đẹp Nhân Vật Vũ Nương 🌹 ngắn hay
Đóng Vai Bé Đản Khi Trưởng Thành – Mẫu 7
Tham khảo thêm bài văn đóng vai bé Đản khi trưởng thành được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm sau đây nhé!
Tôi là một đứa bé mất mẹ từ sớm, tôi không còn nhớ rõ khi đó lên ba lên bốn gì đó.Tôi chỉ được cha nói về miếu Vũ Nương – đó là nơi mẹ ở. Tôi vẫn thường hay đến miếu thăm mẹ, lần này tôi đi vào buổi chiều tối, đến nơi thì mưa to quá tôi không thể nào về được nên liền ngủ lại đó. Trong đêm đó, tôi mơ được nói chuyện với mẹ.
Một buổi sáng trong lành, từng chú chim nhảy nhót trên cành và líu lo cất tiếng ca, từng cây lá khẽ đung đưa theo lời ru của chị Gió, mọi vật xung quanh đều tươi tắn, vui mừng như gửi ngàn lời chúc phúc cho cuộc hôn nhân của cha tôi – Trương Sinh – và mẹ – Vũ Nương.
Từ lâu, cha đã mến mộ tư dung tốt đẹp của mẹ. Vẻ đẹp của cả tâm hồn và vóc dáng ấy đã khiến không biết bao nhiêu chàng trai mơ ước, và trong đó có cha tôi. Thế nhưng, có lẽ mẹ đã không nhận được những gì mà mẹ tưởng tượng và xứng đáng được nhận, bởi cha tôi là một kẻ không học hành gì, bất tài vô dụng, và theo như cha tự nhận thấy thì cha rất hay ghen. Thế mà ông trời lại không cho cha mẹ tôi được hạnh phúc. Cha tôi phải đi đánh trận.
Ba năm dài dằng dặc ấy rồi cũng trôi qua, cha được trở về nhà sau khi giặc giã đã dẹp yên. Ba năm qua, cha luôn sống trong nỗi nhớ thương và lo lắng về mẹ và vợ. Không còn lâu nữa, cha được gặp đứa con trai đầu lòng, được gặp lại mẹ và bà – những người mà ông ấy hằng thương nhớ. Cha dắt bé Đản – là tôi – cùng đi thăm mộ người mẹ hiền hết mực tôn kính.
Đứng trước ngôi mộ của bà, cha không kìm nổi nước mắt, cũng bởi cha quá nhu nhược và chưa làm được gì để báo hiếu cho bà. Cha ôm lấy tôi và cất tiếng bày tỏ nỗi đau của mình cho con nghe. Sau khi tôi lỡ lời nói với cha về cái bóng. Quá nóng vội và để nỗi ghen tuông điều khiển mọi tâm trí lẫn hành động, cha đùng đùng trở về nhà, không nói không rằng, mắng nhiếc mẹ và đánh đuổi mẹ đi.
Lúc đó cha đã bỏ ngoài tai mọi lời phân trần, giải thích của mẹ và kể cả những lời khuyên ngăn của bà con làng xóm. Chỉ vì một lời nói ngây dại của tôi và bản tính bồng bột của cha mà mẹ đã phải chịu nỗi oan nhục kêu trời không thấu. Mẹ đã phải tự trầm mình xuống sông Hoàng Giang để bảo vệ cho tiết hạnh của mình.
Giờ đây, khi nhớ lại những kí ức nghiệt ngã ấy, tôi lại càng vững chắc quyết tâm sống tốt hơn. Tôi muốn thực hiện một ước mong cháy bỏng – cải đổi xã hội phong kiến lạc hậu này, giúp cho đất nước và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Phân Tích Nhân Vật Trương Sinh 💕 chi tiết
Đóng Vai Bé Đản Sau 20 Năm Gặp Lại Mẹ – Mẫu 8
Cuối cùng là mẫu văn gợi ý đóng vai bé Đản sau 20 năm gặp lại mẹ hay và ấn tượng dưới đây.
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tồi tệ đó, cái ngày mà tôi biết được sự thật về cái chết của mẹ tôi, tôi đau đớn vô cùng. Tôi vùng bỏ chạy đi mặc cha tôi đang rơm rớm nước mắt kể lại bi kịch ngày ấy. Tôi cứ khóc và chạy mãi, chạy mãi. Rồi tôi lạc vào rừng.
Một người tiều phu già không con đã cưu mang tôi đến tận bây giờ. Suốt bao nhiêu năm tháng, tôi không một lần về thăm cha và nỗi đau đớn uất hận cứ đeo bám lấy tôi. Thoắt cái, khi con thoi miệt mài thêu dệt những chuỗi ngày quạnh quẽ, kể từ ngày mẹ mất, hai mươi năm đã trôi qua. Tôi đã hai mươi ba tuổi, hai mươi ba cái xuân lặng lẽ đã đi qua cuộc đời tôi.
Đứng trên thảm cỏ xanh, tôi hướng mắt nhìn về chốn quê nhà. Thấy bao la một vùng rộng khắp, tiếng xao xác của hàng cây, tiếng vi vu của làn gió, tiếng dập dềnh của dòng sông, tất cả như thôi thúc tôi trở về. Phải về thôi, ít ra là về thăm mộ mẹ!
Vừa bước vào làng, tôi lặng lẽ chìm vào cõi nhớ: mới ngày nào kia, thảm cỏ tươi non mơn mởn, bầu trời rợp mát cánh chim ; thế mà giờ đây: cỏ khô cằn, vàng úa, bầu trời u ám, heo hút trong làn gió se lạnh. Tôi bồi hồi tìm ngôi mộ thân quen. Nhiều cặp mắt tò mò nhìn tôi. Tôi muốn chào hỏi vì đó đều là những người làng mà tôi từng biết nhưng sao không thốt được nên lời. Họ nhìn tôi nhưng dường như không nhận ra tôi:
Anh từ đâu đến? Anh tìm ai chăng?
Tôi đau đớn không trả lời mà quay vội đi để giấu hai hàng lệ: họ đã quên tôi thật rồi! Tôi lặng ngắm nhìn mộ mẹ, nhìn như muốn thu giữ lấy cho thoả nỗi mong nhớ bao năm qua. Một nấm mộ đơn sơ nhưng sạch sẽ. Một bình hoa còn tươi mới. Một bát nhang đã đầy. Cỏ xung quanh được tỉa gọn.
Tôi biết đó là sự chăm sóc hương khói của cha tôi, nhưng lòng tôi sao vẫn cứ ngập nỗi oán hờn: Tôi ghét cha tôi. Làm sao có thể bù đắp được sự thiếu hụt tình mẹ trong tôi? Làm sao có thể xoá hết tội lỗi của ông ta đối với mẹ? Làm sao mẹ tôi có thể sống lại?… Đột nhiên, một làn gió nhẹ thoáng qua mang theo mùi hương dịu nhẹ trong tiếng lá khô xào xạc… mùi hương quen thuộc nhưng xa xăm…mùi hương trên áo mẹ…
Lòng tôi chợt dịu lại, nỗi oán hờn dần lắng xuống. Tôi ngước nhìn bầu trời, một khung trời trong xanh, không nắng chói chang, không vương chút bụi. Cảnh vật quanh tôi như bình yên, như thanh thản. Đằng xa, tôi thấy một cụ già tóc bạc, khuôn mặt phảng phất nỗi buồn khổ xót xa, duy đôi mắt nhìn ai cũng chan hoà cởi mở. Cầm trên tay một bó hoa cúc tím, một thẻ nhang thơm, ông từ từ đi về phía tôi.
Tôi nhìn như thôi miên vào bộ quần áo nâu bạc đã sờn, nhìn đôi má hóp, nhìn dáng đi nặng trĩu nỗi niềm. Tôi chợt sững người: đó chính là cha tôi. Mới hơn mười năm mà ông đã tiều tuỵ đến như vậy sao? Tôi cứ đứng ngây ra, không ôm chầm lấy cha, không mừng rỡ hỏi han như bao người con lâu ngày gặp cha. Tôi nhìn ông bằng ánh mắt xa lạ. Hình như ông đã nhận ra tôi.
Nét mặt rạng rỡ, ông quýnh quáng vội vàng chạy lại, giọng run run: “Đản đấy hả con? Con đã về đấy ư?” Tôi khẽ lách sang một bên , cố lấy giọng lạnh lùng: “Ông còn nhớ tôi à? Thế nhưng tôi lại chẳng nhớ ông đâu. Làm sao tôi có thể nhớ đến người đã bức tử mẹ tôi. Tôi… tôi ghét ông.” Ông cúi đầu, nín lặng. Nước mắt giàn giụa, bàn tay già nua run rẩy năm chặt lấy tay tôi:- “Con ơi, cha không trách con đâu.
Tất cả là tại cha, tại cái tính đa nghi độc đoán của cha. Cha ân hận lắm , con ơi !”Tôi không trả lời. Đột nhiên tôi nhận ra chiếc hoa vàng trên áo ông ta – kỷ vật của mẹ tôi . Ông vẫn còn giữ ư? Vẫn mang lấy tình yêu mẹ tôi bên mình ư? Tôi lại nhìn vào mắt ông. Ánh mắt già nua như đau đớn, như chờ đợi, như khẩn cầu. Nước mắt chợt tràn ra, không kìm được, tôi ôm chầm lấy ông và gọi lớn: “Cha!” .
Tiếng “cha” của bao nhiêu năm nghẹn cứng, tiếng cha của bao nhiêu năm oán hờn. Trái tim tôi như mềm ra, đập liên hồi, trái tim đã lại mở rộng khoan dung. Tôi dìu cha ngồi xuống trước mộ mẹ. Làn gió khi nãy lại thoảng qua, bao trùm lấy cha con tôi ấm áp, thân mật.
Dù không ai nói gì, cha và tôi nhìn nhau. Cả hai đều biết: mẹ tôi đã về. Cha và tôi ngồi đó, rất lâu. Làn gió kia cũng ở bên thoảng dịu dàng thân thiết. Tôi cảm thấy tâm hồn chợt bình an và thanh thản. Sao phải cứ mãi kiếm tìm, sao phải cứ mãi trách hờn. Chẳng phải là gia đình tôi đang đoàn tụ đó sao?
Tham khảo 🌏 Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Người Con Gái Nam Xương 🌏 ngắn