Dàn Ý Tả Ngôi Nhà Của Em Lớp 5 [26+ Mẫu Ngắn Hay Nhất]

Dàn Ý Tả Ngôi Nhà Của Em Lớp 5 ❤️️ 26+ Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Trọn Bộ Dàn Ý Giúp Học Sinh Tham Khảo Bố Cục Và Nội Dung Cho Bài Làm Văn.

Cách Lập Dàn Ý Tả Ngôi Nhà Lớp 5

Đón đọc cách lập dàn ý tả ngôi nhà lớp 5 được hướng dẫn cụ thể dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được phương pháp làm bài với bố cục và nội dung cụ thể.

👉 Bước 1: Giới thiệu khái quát về ngôi nhà của em.

👉 Bước 2:

-Tả hình dáng nhìn từ phía ngoài của ngôi nhà:

  • Cánh cổng, cánh cửa (cửa lớn, cửa sổ).
  • Màu ngói, màu tường.

-Tả chi tiết từng phần của ngôi nhà:

  • Vị trí từng phòng. Cách trang trí từng phòng.
  • Cách trang trí của riêng em cho phòng của mình.
  • Ngoài phòng mình ra, em yêu nhất căn phòng nào? Vì sao?
  • Vườn nhà: Cây cỏ trong vườn (xanh tốt, nhiều loại cây ăn trái,…)
  • Hoạt động của gia đình trong ngôi nhà (sum họp, ấm cúng vào mỗi buổi tối)

👉 Bước 3:

  • Em rất yêu quý ngôi nhà của mình.
  • Nếu có điều kiện, mời các bạn ghé thăm.

Đừng bỏ qua 🔥 Tả Ngôi Nhà Của Em 🔥 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Lập Dàn Ý Văn Tả Ngôi Nhà Của Em – Mẫu 1

Lập dàn ý văn tả ngôi nhà của em sẽ giúp các em học sinh có được những định hướng làm bài chi tiết, tham khảo gợi ý dưới đây:

1.Mở bài: Giới thiệu về ngôi nhà của em

2.Thân bài

Giới thiệu khái quát về ngôi nhà của em:

  • Ngôi nhà của em đã xây bao lâu rồi?
  • Đó là kiểu nhà gì? (nhà gỗ, nhà cấp 4, nhà hai tầng, nhà chung cư…)
  • Ngôi nhà có tông màu sơn chủ đạo và gạch ốp màu gì, họa tiết ra sao?
  • Diện tích của ngôi nhà như thế nào? (rộng rãi, nhỏ hẹp, vừa phải…)
  • Ngôi nhà gồm có bao nhiêu phòng? Đó là những phòng nào?

Miêu tả từng căn phòng trong nhà theo các tiêu chí chung sau:

  • Căn phòng đó nằm ở vị trí nào trong nhà? (có thể lấy mốc đi từ cửa chính, hoặc đối diện, nằm cạnh phòng khác)
  • Hình dáng (hình vuông, chữ nhật…) và kích thước căn phòng
  • Căn phòng đó là của ai (của bố mẹ / của em / của anh chị / của chung)? Được sử dụng để làm gì?
  • Bố cục của căn phòng ra sao? Gồm các món đồ gì, sắp xếp như thế nào?
  • Từ căn phòng đó, có thể nhìn ngắm khung cảnh gì ở bên ngoài?

Những hoạt động của em trong căn nhà:

  • Ăn ngủ, học tập, vui chơi, giải trí cùng người thân
  • Dọn dẹp, trang trí vào các ngày cuối tuần và ngày lễ

3.Kết bài: Tình cảm của em dành cho ngôi nhà của mình

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Bài Văn Ngắn Tả Ngôi Nhà ☘ 15 Bài Ngắn Gọn Hay

Dàn Ý Tả Ngôi Nhà Của Em Hay Nhất – Mẫu 2

Mẫu dàn ý tả ngôi nhà của em hay nhất dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh trau dồi kỹ năng làm văn.

I. Mở bài

  • Dẫn dắt: Đi là để trở về, nơi chốn trở về thân thương nhất đó là ngôi nhà yêu quý của em
  • Giới thiệu ngôi nhà của em ở đâu, được xây từ bao giờ

II. Thân bài

a. Miêu tả bao quát ngôi nhà:

  • Nhìn từ xa, thấp thoáng là giàn hoa giấy trước cổng nhà.
  • Bước đến gần cổng, ngôi nhà hai tầng màu xanh dương xinh xắn hiện ra.
  • Ngôi nhà được xây cách đây mười năm nhưng mới được tu sửa khang trang, hiện đại.

b. Miêu tả chi tiết căn nhà:

  • Trước căn nhà là khu vườn nhỏ nhắn đủ các loại cây từ cây ăn quả đến các loài hoa đủ hương, đủ sắc góp phần làm căn nhà thêm thoáng đãng. Bước đến hiên nhà là những chậu hoa phong lan được treo lên cẩn thận , chăm sóc một cách tỉ mỉ.
  • Vào trong nhà là không gian ấm áp gồm tất cả sáu phòng gồm : một phòng khách, một phòng cúng, ba phòng ngủ, một phòng bếp. Mỗi phòng đều được trang trí với màu sơn khác nhau tùy vào chức năng và sở thích của mỗi người nhưng tất cả đều hướng tới một tổng thể tạo sự hòa hợp, thống nhất cho cả ngôi nhà.
  • Phòng khách được trang trí rất tỉ mỉ nổi bật là bốn bức tranh thêu tùng, cúc, trúc, mai, gam màu trầm ấm gợi lên sự ấm cúng.
  • Phòng cúng ở trên tầng cũng theo thiết kế truyền thống thể hiện sự linh thiêng.
  • Phòng ngủ là không gian riêng tư của mỗi người nên sẽ có cách trang trí riêng.
  • Đặc biệt là phòng bếp- nơi mẹ nấu món ăn ngon được thiết kế mở để thể hiện sự hiện đại nhưng cũng rất truyền thống.
  • Mỗi chậu cây đều được đặt để thể hiện sự hài hòa của căn nhà, góp phần giúp mọi người được gần gũi với thiên nhiên hơn. Ngôi nhà như một không gian xanh thu nhỏ trong lòng thành phố.
  • Đằng sau căn nhà là một khu đất rộng với bãi cỏ xanh trải dài thường như một sân vận động mini để em trai chơi đá bóng với bố. Ở một góc còn có cầu trượt và xích đu để chơi đùa. Em thích nhất là một hồ cá nhỏ bố em đặt ở đó, những chú cá trong hồ với những chiếc vây lóng lánh bơi thành từng đàn nhỏ rất đáng yêu.
  • Ngôi nhà là không gian sinh hoạt của cả gia đình nghỉ ngơi, vui chơi, gắn kết bên nhau. Là nơi mẹ bên gian bếp nấu món ăn ngon cho cả nhà, nơi bố sớm dậy chăm sóc cho khu vườn trước nhà, nơi em và em trai chơi đùa, nơi cả gia đình cùng xem những bộ phim yêu thích cuối tuần….

III. Kết bài: Tình cảm của em với ngôi nhà

  • Em rất yêu quý ngôi nhà của em
  • Em cảm thấy rất hạnh phúc khi được sống với cả gia đình ở ngôi nhà thân yêu

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Ngôi Nhà Của Em 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Miêu Tả Về Ngôi Nhà Của Em Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo dàn ý miêu tả về ngôi nhà của em ngắn gọn dưới đây với những ý văn đơn giản và trọng tâm nhất.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu địa điểm ngôi nhà
  • Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà

2. Thân bài:

-Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà:

  • Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)
  • Hình dáng của nó ra sao? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T…)

-Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà (miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới):

  • Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ… làm bằng gì?
  • Mái nhà lợp bằng gì? Màu vôi trần, tường? Nền nhà?…
  • Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt cùa gia đình và bản thân em như thế nào?

3.Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Tả Ngôi Nhà Chi Tiết – Mẫu 4

Dàn ý tả ngôi nhà chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh triển khai bài viết nội dung đầy đủ và tránh thiếu sót ý.

  1. Mở bài: Giới thiệu ngôi nhà của em.

Ví dụ: Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong bố mẹ sớm đến đón mình trở về nhà. Ngôi nhà thân thương luôn là nơi em mong được trở về,

  1. Thân bài:

a. Miêu tả bao quát ngôi nhà:

  • Ngôi nhà được bố mẹ em xây từ khi em học lớp Một.
  • Ngôi nhà hình chữ nhật, bốn tầng, nàm ở trong một con ngõ nhỏ thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Chiều rộng của ngôi nhà chừng ba mét, chiều dài độ mười lăm mét.

b. Miêu tả đặc điểm bên trong của ngôi nhà (từ dưới lên trên).

  • Tầng một có hai phòng: phòng khách, phòng ăn và một khoảng sân nhỏ để bố mẹ em để xe. Giữa hai phòng là chiếc cầu thang rộng gần một mét dẫn lên tầng 2.
  • Trên tâng 2, bố mẹ em cũng chia thành hai phòng: phòng ngủ của bố mẹ và phòng của hai chị em. Phòng của hai chị em được bố mẹ trang trí theo sở thích của chúng em. Sơn tường màu hồng, rèm cửa cũng màu hồng.
  • Lên tầng tiếp theo, bố em dành hẳn một phòng để làm thư viện – phòng đọc sách. Phía bên kia cầu thang là phòng trống. Bố mẹ đã tính để phòng đó, khi nào nhà có khách thì sẽ để khách nghỉ ngơi tại đó.
  • Trên tầng bốn, bố mẹ em đặt một phòng thờ ông bà, tổ tiên, một phòng đề phơi quân áo và bố em chơi cây cảnh.
  • Toàn bộ ngôi nhà, bố mẹ em dùng gạch hoa xuất khẩu để lát. Mẹ em chọn màu gạch tùy từng phòng nhưng đều có vân hoa để tránh trơn, trượt.
  1. Kết bài: Tình cảm gắn bó của em với ngôi nhà (đối với em, đây là tổ ấm chan chứa tình yêu thương).

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tả Ngôi Nhà Bằng Tiếng Anh Lớp 6 🌼 15 Bài Văn Hay

Dàn Ý Tả Ngôi Nhà Mơ Ước Của Em – Mẫu 5

Tham khảo dàn ý tả ngôi nhà mơ ước của em dưới đây để xác định bố cục và những ý văn trọng tâm cho bài viết của mình.

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung vị trí ngôi nhà mơ ước của em
  • Ấn tượng chung về ngôi nhà như thế nào?

II. Thân bài: Miêu tả từ bao quát đến chi tiết ngôi nhà mơ ước của em

-Những nét chung:

  • Nhà có hàng rào, có vườn, có sân không? (Hàng rào bằng chất liệu gì? Có gì đặc biệt? Trong sân, vườn, có cây cối, hoa cảnh gì?… ).
  • Nhà rộng hay hẹp? Bằng vật liệu gì?
  • Nhà có bao nhiêu phòng? sắp xếp ra sao?

-Đặc tả một số chi tiết:

  • Phòng đầu tiên (hoặc phòng khách) được trang hoàng như thế nào? Có nét gì đặc biệt?
  • Phòng em học ở đâu? Phòng được sắp xếp như thế nào? Có gì thuận tiện hay trở ngại cho việc học tập của em?

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về ngôi nhà mà mình mơ ước.

Mời bạn tham khảo 🌠 Dàn Ý Tả Cảnh Trường Em 🌠 14 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Ngôi Nhà Của Em Vào Dịp Tết – Mẫu 6

Mẫu dàn ý tả ngôi nhà của em vào dịp tết dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng làm văn hay và sinh động hơn.

1.Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu ngày Tết, không khí gia đình và hình ảnh ngôi nhà của em vào dịp Tết.

Ví dụ: Vậy là một năm mới nữa lại đến. Xuân về vén bức màn âm u của mùa đông để đất trời trở nên ấm áp và lòng người không khỏi háo hức, hân hoan. Bởi vì ai cũng mong muốn một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, nhưng hơn hết là được cùng gia đình chuẩn bị đón một mùa xuân sang.

2.Thân bài

a. Miêu tả khái quát:

  • Tết đến, xuân về, căn nhà như khoác trên mình chiếc áo mới. Dường như nó cũng vui lây theo niềm vui của con người.
  • Trong vườn, những bông hoa đang đua nhau khoe sắc tỏa hương, làm đẹp cho cuộc đời.
  • Cây cối đâm chồi nảy lộc, xanh mơn mởn.
  • Những nụ hoa đào e ấp, chúm chím chỉ đợi giờ khắc giao thừa là bung nở rực rỡ.

b. Miêu tả cụ thể:

  • Mẹ đi chợ mang về nhà những hộp bánh, kẹo thơm lừng, những trái chín căng mọng quả.
  • Bố xuống vườn cây cảnh để chọn cho gia đình một cành đào và quất ưng ý nhất.
  • Những cánh đào mịn màng, hồng phớt cùng với những trái quất vàng óng, lúc lỉu, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu cho căn nhà.
  • Em cùng bố mẹ trang trí nhà cửa và cây cảnh bằng những câu đối đỏ, những dây đèn nhấp nháy đủ màu.
  • Buổi tối giao thừa, bố thắp nhang cúng tổ tiên, không khí ngôi nhà trở nên đầm ấm hơn bao giờ hết.

3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về hình ảnh ngôi nhà của em vào ngày Tết và niềm vui khi được cùng mọi người chuẩn bị đón Tết.

Gửi tặng bạn 🍀 Tả Ngôi Trường Của Em 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất

Dàn Ý Bài Văn Tả Ngôi Nhà Lớp 5 Nâng Cao – Mẫu 7

Tham khảo dàn ý bài văn tả ngôi nhà lớp 5 nâng cao dưới đây để luyện tập trau dồi và nắm vững phương pháp làm văn miêu tả.

I. Mở bài: Giới thiệu đối tượng được miêu tả

Ví dụ: Mỗi người đều có một miền quê để nhớ, và cũng có cả một căn nhà để ấp ủ yêu thương. Nhà là hình ảnh ấm áp nhất, chứa đựng bao kỉ niệm tuổi thơ ấu và đem lại cho em niềm hạnh phúc bình dị bên những người mà em yêu thương.

II. Thân bài

a. Miêu tả bên ngoài ngôi nhà

  • Nhà có ba tầng được xây bằng gạch kiên cố
  • Tường được sơn màu xanh da trời nhạt.
  • Cửa chính và các của sổ đều được làm bằng gỗ, sơn màu nâu và được đánh véc ni sáng bóng.
  • Cổng nhà làm bằng inox trắng.
  • Sân nhà khá rộng, được lát bằng gạch vuông màu đỏ cam.

b. Miêu tả đặc điểm bên trong của ngôi nhà

  • Nhà có năm phòng chính gồm một phòng khách, một phòng bếp, hai phòng ngủ, một phòng thờ và khu vệ sinh.
  • Phòng khách ở tầng một gần cửa ra vào, đi sâu hơn là phòng bếp và khu vệ sinh.
  • Hai phòng ngủ được sắp xếp trên tầng hai, phòng của bố mẹ ở bên trái cầu thang, phòng của em thì ở bên phải, còn phòng thờ được đặt riêng biệt trên tầng ba.Cách trang trí phòng:
  • Phòng khách: có một bộ bàn ghế bằng gỗ nâu sẫm, một tủ gỗ để tivi và một tủ kính với nhiều đồ lưu niệm, huân chương và giấy khen. Trên tường có treo ảnh gia đình và được trang trí bằng bức tranh thêu chữ thập hình cây trúc xanh.
  • Phòng bếp: được đặt một bộ bàn ăn tiện nghi. Tủ bếp được gắn trên tường với nhiều ngăn tủ gọn gàng chứa đầy đủ vật dụng cần thiết. Mặt bếp được lát đá màu đen, lúc nào cũng sạch sẽ nhờ bàn tay chăm sóc của mẹ.
  • Phòng ngủ của bố mẹ: có một giường lớn và bàn làm việc. Phòng được dán giấy màu xanh lá thanh mát.
  • Phòng của riêng em: tường được dán giấy màu vàng tươi sáng và được trang trí bằng nhiều hình thù ngộ nghĩnh. Bố mẹ còn mua cho em một bộ bàn ghế học tập và một tủ sách để em tích lũy tri thức.
  • Phòng thờ: trên tầng ba. Một ban thờ gia đình được đặt ngay ngắn chính giữa bức tường. Vào ngày mùng một, ngày rằm và dịp lễ tết, gia đình em đều thắp hương và chuẩn bị những phần lễ cho người thân đã khuất và cầu mong được bình an.

c. Ý nghĩa của ngôi nhà với em

  • Ghi dấu tuổi thơ từ lúc vừa lọt lòng, chứng kiến những bước trưởng thành của em.
  • Nơi các thành viên sum vầy, trò chuyện với nhau sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.
  • Nhà là nơi luôn rộng đón em trở về, là nơi tâm hồn em được thanh thản và bình yên.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về ngôi nhà của em

Ví dụ: Dù có đi đâu xa, chứng kiến những khung cảnh đẹp đẽ đến đâu thì nhà vẫn luôn là nơi mà em yêu quý nhất. Tấm lòng em dù đi đến đâu cũng luôn khao khát được trở về nhà với gia đình thân yêu. Nhà sẽ mãi là nơi quan trọng nhất, là mái ấm em sẽ dùng cả trái tim để ấp ủ và dựng xây.

Dàn Ý Tả Ngôi Nhà Của Em Lớp 5 Ngắn Nhất – Mẫu 8

Với dàn ý tả ngôi nhà của em lớp 5 ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể dễ dàng hơn trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho bài tập làm văn trên lớp.

1.Mở bài: Ngôi nhà em là nơi lưu giữ những tình cảm tốt đẹp: tình yêu gia đình, và những kỷ niệm thời thơ ấu.

2.Thân bài:

  • Ngôi nhà em đã được xây dựng từ lâu, từ khi ông bà nội còn sống
  • Nhà được lợp bằng lá cọ ngăn làm 3 gian: gian giữa là phòng khách, bên cạnh là 2 phòng ngủ của bố mẹ và của em, nhà bếp được xây tách biệt
  • Phòng khách nhà em chủ yếu dùng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách.
  • Phòng ngủ của bố mẹ em thì trang trí đơn giản lắm, có một chiếc giường, một chiếc tủ quần áo và một chiếc hòm
  • Phòng của em nhỏ nhắn xinh xắn, được tự tay em trang trí theo sở thích của mình….
  • Nhà bếp là nơi gia đình em thường tụ họp để cùng nhau ăn những bữa cơm đầm ấm.
  • Xung quanh nhà em là vườn cây với nhiều loại hoa quả, đến mùa hè là em thoải mái thưởng thức.

3.Kết bài: Nhà tuy không khang trang, đủ tiện nghi nhưng đối với em đó là nơi thân thuộc và đáng quý nhất

Gợi ý cho bạn 🌟 Dàn Ý Bài Văn Tả Quê Hương Lớp 3 🌟 11 Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Tả Ngôi Nhà Lớp 5 Ngắn Hay – Mẫu 9

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả ngôi nhà lớp 5 ngắn hay để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng khi làm bài.

  1. Mở bài|
  • Giới thiệu chung về ngôi nhà của em.
  • Ngôi nhà có đặc điểm gì dễ nhận biết.
  1. Thân bài

-Miêu tả đặc điểm bao quát của ngôi nhà.

  • Hình dáng của ngôi nhà ra sao? Bên ngoài được sơn màu gì?
  • Nhà lớn hay bé? Cũ hay mới?

-Miêu tả chi tiết từng phần của ngôi nhà (theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới)

  • Cổng nhà được làm bằng gì? Hình dáng ra sao? Màu sắc như thế nào? Có gì đặc biệt không?
  • Mái nhà ra sao? Cửa vào nhà như thế nào? Các cửa sổ ra sao?…
  • Không gian phía trong ngôi nhà
  • Trong nhà gồm bao nhiêu phòng? Đó là những phòng nào? Trong từng phòng được bố trí ra sao?
  • Mọi người trong gia đình sinh hoạt trong ngồi nhà như thế nào?
  1. Kết bài: Tình cảm và sự gắn bó của em dành cho ngôi nhà.

Dàn Bài Tả Ngôi Nhà Của Em Lớp 5 Đơn Giản – Mẫu 10

Mẫu dàn bài tả ngôi nhà của em lớp 5 đơn giản dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách viết ngắn gọn và súc tích nhất.

1. Mở bài: Gia đình em có căn nhà nhỏ cùng khoảng sân rộng nằm trên hương lộ…

2.Thân bài:

  • Nhìn từ xa, ngôi nhà giống hệt trong bức tranh mĩ nghệ vẽ cảnh nông thôn: mái ngói nhà nửa ẩn, nửa hiện trong vườn cây xanh,…
  • Nhà em là nhà ngói ba gian cất theo lối cổ: gian chính là bàn thờ tổ tiên và nơi tiếp khách, gian trái là phòng ngủ của mẹ và bà ngoại
  • Phía sau gian ấy là phòng ngủ của em.
  • Nhà bếp tách riêng nhà lớn, là nơi gia đình ăn cơm và có thể ngắm nhìn cánh đồng qua cánh cửa sổ.
  • Cạnh sân bếp là giếng nước. Nhà còn có một mảnh vườn nhỏ với nhiều loại cây trái sum suê quả.
  • Nhà em đẹp nhất vào những đêm trăng

3.Kết bài: Mai này khi lớn lên đi học xa nhà, em sẽ nhớ ngôi nhà của mình lắm.

Đọc nhiều hơn 🌻 Dàn Ý Tả Công Viên 🌻 12 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Viết một bình luận