Dàn Ý Tả Hồ Nước Lớp 5 [31+ Mẫu Dàn Ý Sông Suối Biển Hồ]

Tuyển tập 31+ mẫu dàn ý tả hồ nước lớp 5 giúp học sinh tham khảo bố cục và định hướng được nội dung bài văn miêu tả của mình.

Cách Lập Dàn Ý Tả Hồ Nước

Dưới đây là hướng dẫn cách lập dàn ý tả hồ nước theo từng bước, xem ngay nhé!

  • Bước 1: Giới thiệu về hồ nước cụ thể
    • Xác định hồ nước bạn muốn tả
    • Địa điểm của hồ nước
  • Bước 2:  Tả chi tiết về hồ nước
    • Tập trung vào miêu tả hồ nước. Điều này bao gồm màu nước, kích thước, hình dạng, và các chi tiết quan trọng về nước.
    • Mô tả môi trường tự nhiên xung quanh hồ nước, bao gồm rừng, đồng cỏ, núi non, hay bất kỳ đặc điểm nào có thể ảnh hưởng đến hồ.
    • Màu sắc của nước, đặc điểm về sự trong suốt, cũng như chuyển động của nước (đứng yên, chảy nhẹ, sóng lặn) là những điểm quan trọng.
    • Miêu tả các loài thực vật và động vật sống trong và xung quanh hồ nước. Hãy bao gồm cả loài cây cỏ, thảo nguyên và các loài cá, thú, chim, côn trùng.
    • Trình bày các hoạt động mà con người thường thực hiện tại hồ nước như câu cá, thuyền buồm, bơi lội, và những hoạt động khác. Nêu rõ cộng đồng sống quanh hồ.
  • Bước 3: Ký ức và cảm xúc cá nhân

Xem ngay top bài văn 🌷 Tả Hồ Nước Lớp 5 🌷 ngắn gọn

20+ Mẫu Dàn Ý Tả Hồ Nước Lớp 5 Ngắn Hay

Đừng bỏ lỡ trọn bộ 20+ mẫu dàn ý tả hồ nước lớp 5 ngắn hay được SCR.VN biên soạn chi tiết nhất dưới đây.

Gợi Ý Tả Hồ Nước Hay

a) Mở bài: Giới thiệu hồ nước mà em muốn miêu tả

  • Hồ nước ấy nằm ở đâu? Nó có tên gọi là gì?
  • Em có yêu thích cảnh đẹp của hồ nước đó không?

b) Thân bài

– Tả cảnh đẹp của hồ nước:

  • Hình dáng của hồ nước
  • Kích thước của hồ nước (chiều rộng, chiều sâu – chú ý điểm sâu nhất của hồ nước)
  • Nước trong hồ (màu sắc – nguyên nhân của màu sắc ấy; nhiệt độ của nước – thay đổi trong ngày, trong năm…)
  • Đáy hồ (có bùn đất hay được lót đá…)
  • Bờ hồ (được xây bờ kè, tường rào không…)
  • Thế giới sinh vật trong lòng hồ (có các loại thực vật, động vật nào; là tự nhiên hay do con người nuôi thả)

– Tả hoạt động của con người:

  • Hoạt động vui chơi (ngắm cảnh, chụp ảnh, vẽ tranh, hóng gió…)
  • Hoạt động lao động (đánh bắt cá, lấy nước, nhổ cỏ, làm vệ sinh mặt hồ…)

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho hồ nước mà mình vừa miêu tả

Mẫu Dàn Ý Tả Hồ Nước Ngắn

I. Mở bài: Giới thiệu Hồ Tây

  • Hồ Tây, một trong những địa danh được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm khi đến với thủ đô Hà Nội. Hình ảnh Hồ Tây gắn liền với rất nhiều ý nghĩa lịch sử và chắc chắn khi đến thủ đô bạn không thể không tới hồ này.

II. Thân bài

– Tả bao quát cảnh Hồ Tây:

  • Hồ Tây có vẻ đẹp tuyệt vời, có chút gì đó cổ kính hoài niệm cũng có chút gì đó hiện đại trẻ trung
  • Không khí nơi đây tuyệt vời, mát vô cùng
  • Thi thoảng có những cơn gió thoảng qua xa tan đi cái nắng của ngày hè oi bức
  • Còn gì tuyệt vời hơn mỗi ngày sau những giờ học tập làm việc căng thẳng, ra ngắm hồ rồi mới trở về nhà

– Tả chi tiết:

  • Mặt hồ trong xanh đẹp như một bức tranh
  • Nước hồ trong vô cùng khác với nước ở những hồ khác
  • Xung quanh hai bên bờ hồ có rất nhiều các loại cây khác nhau
  • Những chú chim non đang hót líu lo trên vòm cây
  • Thi thoảng lại có tiếng gió hun hút tới làm lung lay các ngọn cây bên hồ
  • Có rất nhiều người dân từ nơi khác đến đây để tham quan và cũng có nhiều người dân đến để đi bộ, rèn luyện sức khỏe

III. Kết bài: Hồ Tây một trong những địa danh chắc chắn phải đến một lần khi đến với Hà Nội, một vẻ đẹp rất giản vị và cũng đỗi tuyệt vời của mảnh đất Hà Thành dấu yêu.

Gợi ý cho bạn 💧 Dàn Ý Tả Công Viên Lớp 5 💧 chi tiết

Dàn Ý Tả Hồ Nước Dài

I. Mở bài: Giới thiệu về Đà Lạt và hồ Xuân Hương

  • Đà Lạt: Thành phố nằm cao nguyên Lâm Viên, thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
  • Hồ Xuân Hương: Một trong những điểm tham quan nổi tiếng và đẹp nhất của Đà Lạt.

II. Thân bài

  • Mô tả tổng quan về hồ Xuân Hương
    • Vị trí: Nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt.
    • Diện tích: Rộng lớn, có hình dạng cong nhẹ.
    • Môi trường xung quanh: Cây xanh, cỏ xanh, không khí trong lành.
  • Mô tả về cảnh quan và kiến trúc xung quanh hồ Xuân Hương
    • Nước hồ trong xanh, lấp lánh dưới ánh mặt trời.
    • Hoa sen nổi trên mặt nước, tạo nên bức tranh cổ tích.
    • Khung cảnh thiên nhiên xanh tươi, núi non bao quanh.
  • Hoạt động và điểm nhấn tại hồ Xuân Hương
    • Chèo thuyền trên hồ: Du khách có thể thuê thuyền nhỏ để khám phá hồ Xuân Hương.
    • Tản bộ quanh hồ: Đường đi bộ quanh hồ với không gian thoáng đãng và cây cối xanh mát.
    • Văn hóa địa phương: Gần hồ có nhiều quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng bán đặc sản Đà Lạt.

III. Kết bài

  • Hồ Xuân Hương là một địa điểm du lịch đẹp và thú vị tại Đà Lạt.
  • Với cảnh quan tươi đẹp và kiến trúc xung quanh, nó mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho du khách.
  • Hồ Xuân Hương không chỉ là một địa danh du lịch mà còn là biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của thành phố Đà Lạt.

Dàn Ý Tả Hồ Nước Đặc Sắc

I. Mở bài: Giới thiệu về Hồ Ba Bể

  • Hồ Ba Bể được biết đến là một trong số những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Bắc và được UNESCO xếp vào top 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ và phát triển.
  • Hồ Ba Bể là địa danh thuộc tỉnh Bắc Kạn, được hình thành từ hơn 200 triệu năm về trước, trong quá trình kiến tạo lục địa, có giá trị to lớn về địa chất và địa mạo.

II. Thân bài: Miêu tả Hồ Ba Bế

  • Toàn bộ Hồ Ba Bể được bao bọc với những dãy núi đá vôi và những cánh rừng nguyên sinh
  • Màu nước ở đây quanh năm xanh biếc một màu khí hậu trong lành mát mẻ, cảnh sắc hữu tình đa màu sắc đẹp như một bức tranh mới họa.
  • Trên mặt hồ có nhiều đảo, cây cối trên đảo xanh tốt quanh năm, rễ cây buông xuống ôm lấy những phiến đá, nhìn xa đảo như một hòn non bộ giữa mặt hồ.
  • Dòng nước êm đềm ngày đêm tĩnh lặng cùng thiên nhiên hoang sơ đến nghẹt thở.

– Hồ Ba Bể ở từng thời điểm trong ngày

  • Sáng sớm, khi sương chưa tan, hồ mang vẻ đẹp huyền bí.
  • Buổi trưa, dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ Hồ Ba Bể như một bức tranh thủy mặc hữu tình với mặt hồ bao la in đậm bóng núi mây trời.
  • Chiều đến lại chập chùng màu trầm buồn khi ánh chiều ráng hồng cả bầu trời, bao trùm lên núi non rộng lớn, làm mê mẩn ngay cả những người khó tính nhất.

III. Kết bài: Khi đến giữa lòng hồ, cả một không gian bao la, rộng lớn tuyệt đẹp hiện ra, sông nước, mây trời như hòa quyện với sắc xanh lam của cây cối cùng vẻ hùng vĩ của núi non khiến lòng người nao nao khó tả.

Dàn Ý Tả Hồ Nước Ấn Tượng

I. Mở bài: Giới thiệu về Hồ Tam Bạc: Hồ được biết đến như một nét đẹp nổi bật của Thành phố Hoa Phượng Đỏ, hồ đẹp nhất vào buổi sáng sớm.

II. Thân bài

  • Từ trên cao nhìn xuống, hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ.
  • Hai bên hồ là con đường lát đá hoa cương rộng, phủ bóng cây xanh dành cho người đi bộ.
  • Buổi sớm, người dân quanh hồ, mở cửa đón gió và đi tập thể dục.
  • Mặt trời đã lên cao. Ánh nắng bắt đầu gắt hơn, màu nắng vàng hoe nhuộm xuống mặt hồ. Hồ Tam Bạc lung linh, rực rỡ như được dát vàng , dát bạc.

III. Kết bài: Hồ Tam Bạc vào buổi sáng thật thuần khiết, huyền ảo mà không quá tĩnh lặng. Em rất tự hào vì thành phố hải phòng có hồ Tam bạc .Em mong mọi người sẽ cùng chung tay bảo vệ , xây dựng cho hồ Tam Bạc ngày càng đẹp hơn.

Dàn Ý Tả Hồ Nước Ngắn Hay

I. Mở bài: Giới thiệu hồ Tà Đùng

  • Hồ Tà Đùng hay còn được gọi là hồ thủy điện Đồng Nai 3, tên gọi bắt nguồn từ việc thủy điện này là thủy điện thứ 3 được xây dựng trên dòng sông Đồng Nai.
  • Hồ Tà Đùng không phải là hồ tự nhiên nhưng sở hữu một vẻ đẹp thiên nhiên đặc biệt làm cho nơi này trở nên xinh đẹp một cách đặc biệt.

II. Thân bài

  • Bao quanh hồ là vùng núi đồi rộng lớn, thế núi cao nên mới tạo thành lòng hồ hơn 3600ha.
  • Giữa lòng hồ Tà Đùng có hơn 40 đảo lớn nhỏ với muôn hình dáng độc đáo.
  • Hồ được xây dựng vào 2012 đến 2015 bắt đầu phát triển du lịch mạnh mẽ hơn và từ đó trở thành một điểm đến lý tưởng ở Đăk Nông.
  • Hồ Tà Đùng xinh đẹp bởi làn nước trong xanh, gợn sóng liên tục tạo nên những dải sáng tối ấn tượng.

III. Kết bài: Nhìn từ xa hồ Tà Đùng như một bức tranh vẽ, thậm chí với vẻ đẹp của đảo nổi và nước xanh nhiều du khách còn ví nơi này là Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên.

Tham khảo những mẫu ☘ Dàn Ý Tả Cây Bút Mực Lớp 5 ☘ đầy đủ nhất

Dàn Ý Tả Hồ Nước Mà Em Thích

I. Mở bài: Quê em có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là hồ nước mát lành.

II. Thân bài

  • Hồ hơi đặc biệt vì nó nằm ở giữa làng.
  • Nó khá rộng, hình tròn, như một tấm gương soi khổng lồ mà mọi vật đều có thể soi bóng mình.
  • Làn nước trong veo có thể nhìn tận đáy.
  • Mặt nước sôi động vào buổi sáng, yên tĩnh vào buổi trưa và lại nhộn nhịp vào buổi chiều.
  • Lúc nào hồ cũng hiền lành, êm ả, đôi chút gợn sóng lăn tăn khi có gió
  • Mỗi sáng, mặt trời tỉnh dậy chiếu những tia nắng đầu tiên làm cho nước trong hồ lấp lánh, sáng lên lạ thường. Nước hồ trong trong pha chút màu xanh như nước biển.

– Hoạt động của người dân bên cạnh hồ

  • Hồ nước là nơi tụ họp của những người dân làng mỗi buổi chiều tà.
  • Người lớn ngồi trò chuyện, có người ra hồ gánh nước tưới cây
  • Bọn trẻ con rủ nhau xuống hồ tắm

III. Kết bài: Hồ nước là bạn của mọi người trong làng. Em yêu nhất cái hồ xinh đẹp ấy.

Dàn Ý Tả Hồ Nước Cực Ngắn

I. Mở bài: Trong công viên chỗ gần nhà em có một hồ nước khá rộng. Đó là địa điểm được mọi người yêu thích nhất ở trong công viên.

II. Thân bài

  • Hồ nước có hình tròn, rộng gấp bốn lần lớp học của em.
  • Xung quanh hồ không có rào chắn, mà là một đường gạch lát nâu đỏ trải đều xung quanh.
  • Nước hồ có màu xanh trong, in bóng mây trời xuống.
  • Ven bờ hồ nước, cách một quãng sẽ là một cây liễu cao lớn, ngả đôi cành xuống nước.
  • Hồ nước này khá sâu, trên mặt hồ thì có trồng súng tím.

III. Kết bài: Mỗi khi ra công viên, em sẽ đi bộ vòng quanh hồ. Sau đó ngồi lại trên chiếc ghế đá cạnh bờ hồ để vừa ngắm cảnh, vừa tận hưởng bầu không khí trong lành nơi đây.

Dàn Ý Tả Hồ Nước Xuất Sắc

I. Mở bài: Giới thiệu về hồ nước em định tả: Hồ Nhỏ

Ví dụ: Trong công viên gần nhà em, có một hồ nước rất đẹp. Mọi người thường gọi nó với cái tên Hồ Nhỏ.

II. Thân bài

– Tả bao quát hồ nước:

  • Gọi là Hồ Nhỏ, nhưng hồ cũng khá lớn, đường kính có khi phải đến hai mươi mét.
  • Phần bờ kè được lát gạch xám
  • Dưới đáy hồ là một lớp dày bùn lầy lắng đọng
  • Ven bờ hồ, là đường đi được lát sỏi trắng xinh xắn

– Tả chi tiết ở hồ Nhỏ:

  • Trên mặt hồ, ở giữa có một vài bụi hoa súng tím
  • Nước hồ có màu xanh thẫm, đôi lúc sẽ chuyển sang màu xanh ngà.
  • Những ngày nắng to, cũng không thể nào nhìn xuống được dưới đáy nước, bởi hồ rất sâu.

– Hoạt động xung quanh hồ Nhỏ:

  • Lúc nào cũng tấp nập người ghé đến xung quanh Hồ Nhỏ.
  • Người thì đi bộ, tập thể dục, người đơn giản là dừng chân ngắm cảnh, trò chuyện.
  • Vào những ngày hăm ba tháng chạp âm lịch, mọi người ra hồ thả cá chép.

III. Kết bài: Em rất thích hồ nước trong công viên này. Chiều nào, em cũng ra hồ chạy bộ và ngắm cảnh. Đây thực sự là một nơi tuyệt vời cho mọi người tụ tập và vui chơi.

Dàn Ý Tả Hồ Nước Đầy Đủ Nhất

a) Mở bài: Giới thiệu về hồ nước mà em muốn miêu tả.

Gợi ý:

  • Hồ nước ấy có tên là gì? Nằm ở đâu?
  • Nhờ đâu mà em biết đến hồ nước đó?

b) Thân bài

– Miêu tả khái quát về hồ nước:

  • Hồ nước ấy là do tự nhiên hay do con người tạo ra?
  • Kích thước của hồ nước ấy là bao nhiêu? (có thể áng chừng hoặc so sánh chung với những địa điểm khác)
  • Hồ nước ấy có gì đặc biệt nổi tiếng không?

– Miêu tả chi tiết về hồ nước:

  • Nước hồ có sâu không? Độ sâu ở các điểm khác nhau trong hồ có giống nhau không?
  • Nước hồ có màu sắc gì? Vì sao lại có màu sắc như thế? Nước hồ có sạch sẽ không? Khi chạm vào cảm giác như thế nào?
  • Trong hồ có con vật nào sinh sống không? Những con vật đó là tự nhiên mà có hay do con người thả vào và nuôi dưỡng?
  • Đáy hồ, thành hồ nước là bùn đất tự nhiên hay đã được lát đá, xây dựng thành bảo vệ?
  • Lối dẫn xuống hồ là lối mòn do mọi người đi nhiều mà hình thành hay đã được xây dựng lại?
  • Ven bờ hồ có lối đi hay bờ rào không?
  • Có cây cối, hoa cỏ gì được trồng ven bờ hồ không? Chúng góp phần tạo nên cảnh quan như thế nào quanh bờ hồ?

– Hoạt động của con người đối với hồ nước:

  • Mọi người đến đánh bắt tôm cá, dọn dẹp lá khô, bảo vệ nguồn nước của hồ không?
  • Có thường xuất hiện thuyền nhỏ chèo qua hồ nước không?
  • Ven bờ hồ mọi người có ra tập thể dục, ngồi ngắm cảnh, hóng gió hay không?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho hồ nước.

Dàn Ý Tả Hồ Nước Quê Em Chọn Lọc

1. Mở bài: Giới thiệu Hồ Gươm

Mẫu: Hồ Gươm từ lâu đã đi vào áng thơ ca, nhạc họa của biết bao nghệ sĩ. Nó được coi là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Dường như ai đã từng đến với Hà Nội đều phải một lần đặt chân đến với Hồ Gươm, và hình ảnh Hồ Gươm trong em đẹp tựa biết bao.

2. Thân bài

a) Khái quát

  • Tên Hồ Gươm, hay Hồ Hoàn Kiếm, được đặt theo truyền thuyết Lê Lợi hoàn trả gươm báu cho thần Kim Quy sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm.
  • Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

b) Tả chi tiết

  • Hồ Gươm có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội.
  • Màu nước hồ trong xanh có thể nhìn thấy đáy hồ, như chiếc gương khổng lồ để mây trời soi bóng với những gợn sóng lăn tăn trên mặt hồ.
  • Đến với Hồ Gươm, mỗi du khách còn ấn tượng bởi vẻ đẹp của những hàng cây xanh ôm trọn lấy hồ. Vào những ngày hè, khung cảnh nơi đây được bao phủ bởi một màu xanh tươi tốt, được tô điểm bằng màu đỏ của hoa phượng, màu tím của hoa bằng lăng, màu vàng của cây cơm nguội. Tất cả đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Đặc biệt, khi đến đây, bạn còn cảm nhận được bầu không khí trong lành, mát mẻ.
  • Mùa thu Hồ Gươm đẹp dịu dàng với những vòng ôm xanh thắm của những cây lộc vừng, mờ ảo với dáng sương mờ của hàng liễu.
  • Mùa đông, Hồ Gươm mang vẻ đẹp tĩnh lặng. Những bóng liễu rủ xuống mặt hồ như mái tóc của người con gái.
  • Cây cầu Thê Húc cong cong, yêu kiều như một dải lụa đỏ dẫn vào đền Ngọc Sơn trong lòng hồ. Các kiến trúc liên quan với Hồ Gươm như Tháp Bút, Tháp Hòa Phong tạo nên sự hài hòa của cảnh hồ, thêm nét thu hút du khách tham quan nơi này.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân

Mẫu: Khi nhắc đến Hồ Gươm là không chỉ là một điểm đến hấp dẫn mà còn nhắc đến tình yêu và niềm tự hào của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung dành cho nơi này. Em mong trong một khoảng thời gian không lâu nữa sẽ được quay trở lại nơi đây để thả hồn theo vẻ đẹp của Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Dàn Ý Tả Cảnh Sông Nước 🔥 ngắn gọn

Dàn Ý Tả Một Hồ Nước Đơn Giản

I. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về Hồ Gươm.

II. Thân bài

a. Khái quát chung về Hồ Gươm

  • Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm đã tồn tại từ rất lâu cách đây khoảng 6 thế kỷ.
  • Hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng.
  • Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
  • Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê – người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 – 1427), Lê Lợi.

b. Cảnh quan quanh hồ

  • Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ.
  • Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn”…

c. Lịch sử gắn bó của Hồ Gươm với con người Hà Nội

  • Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè.
  • Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa.
  • Hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh).
  • Hồ Gươm là biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả dân tộc dân tộc nói chung.

III. Kết bài: Khái quát lại giá trị văn hóa, lịch sử cũng như vẻ đẹp của Hồ Gươm.

Dàn Ý Tả Cảnh Hồ Nước Chi Tiết

I. Mở bài: giới thiệu Hồ Gươm

Ví dụ: Hồ Gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, đây là một di tích gắn liền với lịch sử dân tộc. đồng thời hồ Gươm còn là một danh lam thắng cảnh được nhiều người dân trong nước và ngoài nước đến tham quan và du lịch. Phong cảnh nơi đây cũng khiến em ngỡ ngàng đến lạ.

II. Thân bài

a. Tả bao quát cảnh Hồ Gươm:

  • Hồ Gươm nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, thuộc tại quận Hoàn Kiếm
  • Hồ Gươm gắn với nhiều di tích lịch sử và chiến tích của dân tộc
  • Khung cảnh toàn hồ rất êm đềm và sâu lắng

b. Tả chi tiết cảnh hồ Gươm:

– Tả mặt nước Hồ Gươm:

  • Mặt nước hồ Gươm đẹp như tranh
  • Nước hồ trong xanh
  • Mặt nước in bóng mây và cây xanh hai bên đường
  • Trên mặt nước chó những vịt bơi

– Tả cảnh vật xung quanh Hồ Gươm:

  • Cây cối hai bên hồ um tùm nhưng rất thẳng hàng
  • Những chú chim bay ríu rít trên cao
  • Tiếng gió rì rào thổi
  • Những ngọn cây đung đưa theo gió
  • Những người di tham quan đi rất nhiều: những đứa trẻ, những người lớn, những cụ già, những người nước ngoài,…
  • Quanh hồ Gươm rất ồn ào và tấp nập

– Những kiến trúc xung quanh Hồ Gươm:

  • Cầu Thê Húc
  • Tháp Rùa
  • Đền Ngọc Sơn
  • Tháp bút
  • Đài Nghiên

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm

Ví dụ: Hồ Gươm là một di tích lịch sử của dân tộc, là một di tích đi suốt với con người Việt Nam. Em sẽ ghé thăm lại hồ Gươm một lần nữa.

Dàn Ý Tả Hồ Gươm Hay Nhất

I. Mở bài: Giới thiệu những nét cơ bản về Hồ Gươm.

II. Thân bài

a/ Đặc điểm về vị trí địa lí và nguồn gốc lịch sử

– Vị trí địa lí:

  • Nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội
  • Nằm ở vị trí kết nối các tuyến đường phố cổ với các tuyến phố tây được người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ.

– Tên gọi:

  • Hồ Gươm còn có tên gọi khác là hồ Hoàn Kiếm, là một trong số nhiều hồ nước ngọt ở Hà Nội
  • Hồ Gươm cũng có nhiều tên gọi khác nhau như hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng.
  • Những năm đầu thế kỉ 15, hồ chính thức mang tên gọi hồ Hoàn Kiếm, tên gọi này bắt nguồn từ truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần.

b/ Những đặc điểm cơ bản của Hồ Gươm

  • Diện tích: 12 héc-ta
  • Suốt bốn mùa nước hồ bao giờ cũng có một màu xanh biếc, mặt hồ yên ả, trầm lắng, nằm giữa phố thị tấp nập
  • Xung quanh hồ Gươm có rất nhiều loài cây, là cây phượng vĩ, là những cây cổ thụ già nua, là những cành liễu soi mình xuống mặt nước…
  • Dọc bờ hồ còn được trồng rất nhiều loài hoa khác nhau, mỗi loài mỗi sắc, mỗi hương nhưng tất cả đều góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của hồ Gươm.

c/ Những công trình kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm

  • Cầu Thê Húc: cây cầu màu son, với dáng hình “cong cong như con tôm”, cây cầu này bắc trên hồ, là nơi dẫn vào ngôi đền Ngọc Sơn.
  • Đền Ngọc Sơn: nó tọa lạc trên đảo Ngọc phía Bắc của hồ Gươm, và được xây dựng vào thế kỉ XIX. Đền là nơi thờ hai vị thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo.
  • Tháp Rùa: Tọa lạc ngay giữa trung tâm của hồ Gươm và tương truyền đây chính là nơi để Rùa thần lên nghỉ ngơi. Được xây dựng vào giữa những năm 1884 và chịu ảnh hưởng sâu đậm của lối kiến trúc Pháp.
  • Ngoài ra, về với hồ Gươm, chúng ta còn có thể chiêm ngưỡng hàng loạt công trình kiến trúc, di tích khác như Thủy Tạ, Đài Nghiên, Tháp Bút, Tháp Hòa Phong,…

d/ Ý nghĩa và vai trò của Hồ Gươm

  • Hồ Gươm là một trong số những di tích lịch sử cổ kính của thủ đô, là một trong số những địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách thập phương
  • Hồ Gươm góp phần tôn tạo vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc của mảnh đất thủ đô.
  • Là một biểu tượng đẹp về thủ đô Hà Nội, về đất nước Việt Nam.
  • Là nguồn cảm hứng bất tận của âm nhạc và thi ca với nhiều tác phẩm nổi tiếng

III. Kết bài: Khái quát những nét cơ bản về Hồ Gươm và cảm nhận của bản thân.

Mời bạn xem nhiều hơn mẫu 🌹 Dàn Ý Tả Hồ Gươm 🌹 chi tiết

Dàn Ý Tả Hồ Tây Ngắn

I. Mở bài: Giới thiệu cảnh Hồ Tây

  • Giới thiệu khái quát: Hồ Tây là cảnh đẹp, thơ mộng của thủ đô Hà Nội.
  • Giới thiệu thời gian sẽ tả: Hồ Tây vào mùa thu.

I. Thân bài: Giới thiệu cảnh Hồ Tây:

->Tả bao quát:

  • Vị trí: Nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội.
  • Hồ Tây rộng lớn, là hồ nước lớn nhất thủ đô, đường ven hồ kéo dài chừng mấy ki-lô-mét.
  • Từ xa nhìn lại, hồ Tây như một mặt gương phẳng lặng soi bóng Hà thành.

-> Tả chi tiết

– Buổi sáng:

  • Hồ Tây mờ ảo trong màn sương.
  • Mặt trời mọc phía đằng xa, xua tan màn sương.
  • Cảnh vật Hồ Tây ban sớm trong trẻo, mát lành.
  • Mặt nước gợn từng đợt sóng lăn tăn.
  • Mấy chú cá đua nhau quẫy nước.

– Nắng lên cao:

  • Hồ Tây hiện rõ trước tầm mắt với vẻ trong lành.
  • Từng đợt heo may ùa về làm mặt hồ kéo từng lớp sóng lấp lánh.
  • Những chú chim từ trên cao liệng xuống, bay là là trên mặt nước.
  • Ven hồ, hàng liễu lặng im soi bóng mặt nước; từng chùm hoa sữa đã trắng xóa, tỏa hương thơm ngát.

– Chiều:

  • Bóng vàng của mặt trời cuối ngày hằn in dưới mặt hồ.
  • Mọi người đua nhau đi dạo, đi tập thể dục.

– Tối đêm:

  • Hồ Tây mang vẻ bình yên, thơ mộng.
  • Lòng hồ chìm vào màn đêm mờ ảo, xa xăm.
  • Những hàng quán, những ngôi nhà ven hồ tỏa muôn ánh sáng lung linh.
  • Những bản nhạc thu trầm buồn vang vọng.

III. Kết bài:

  • Nêu suy nghĩ, tình cảm của em với cảnh đẹp Hồ Tây: Hồ Tây là cảnh đẹp bình yên, thi vị.
  • Đây là điểm đến quen thuộc của người dân thủ đô.
  • Mỗi người con thủ đô đều tự hào về thắng cảnh này.

Tổng hợp bài văn 🌼 Tả Hồ Tây 🌼 hay nhất

Dàn Ý Tả Hồ Xuân Hương Đà Lạt

I. Mở bài

  • Vị trí và đặc điểm địa lý của Đà Lạt.
  • Thời tiết và khí hậu
  • Nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp và không gian thơ mộng.

II. Thân bài

– Tả cảnh Hồ Xuân Hương

  •  Vị trí và quy mô của Hồ Xuân Hương trong Đà Lạt.
  • Bầu không khí yên bình và tĩnh lặng xung quanh hồ.
  • Mặt nước trong xanh phản chiếu ánh sáng và bầu trời.
  • Cây xanh và hoa tạo nên một khung cảnh ngọt ngào và dịu dàng.
  • Làng ngư dân nhỏ ven hồ và nghề đánh cá truyền thống.

– Cảm xúc và trải nghiệm khi đến Hồ Xuân Hương

  •  Sự tĩnh lặng và thư thái khi dạo quanh hồ.
  • Cảm giác thoải mái và thư thái từ khung cảnh thiên nhiên.
  • Hứng khởi và cảm nhận sự thăng hoa văn hóa của Đà Lạt.
  • Cơ hội để tận hưởng không gian tự nhiên và nghệ thuật.

– Đóng góp và giá trị của Hồ Xuân Hương

  • Đóng góp cho ngành du lịch và phát triển kinh tế Đà Lạt.
  • Giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường xung quanh hồ.
  • Gợi lên những cảm xúc sâu sắc và truyền cảm hứng sáng tác.

III. Kết bài

  •  Hồ Xuân Hương – một điểm đến yên bình và thư thái trong lòng Đà Lạt.
  • Cung cấp một trải nghiệm tuyệt vời về thiên nhiên và nghệ thuật. 

Dàn Ý Bài Văn Tả Hồ Nước Nâng Cao

I. Mở bài: Giới thiệu về Hồ Xuân Hương Đà Lạt

  • Đà Lạt, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng.
  • Lịch sử của Hồ Xuân Hương Đà Lạt: Được tạo ra từ năm 1919 để cung cấp nước cho thành phố.
  • Vai trò: Ngoài việc cung cấp nước, Hồ Xuân Hương Đà Lạt cũng là một điểm đến du lịch và một biểu tượng của thành phố.

II. Thân bài

– Mô tả cảnh quan quanh Hồ Xuân Hương Đà Lạt

  • Màu sắc và sắc nét của hồ: Mặt nước trong xanh và trong suốt tạo nên một hình ảnh rực rỡ và mê hoặc.
  • Vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh: Hồ Xuân Hương được bao quanh bởi những ngọn đồi xanh um, các loại hoa và cây cỏ quanh năm tạo nên một bức tranh thơ mộng.
  • Thiên nhiên và hòa quyện với kiến trúc: Những tòa nhà cổ điển và kiến trúc Pháp xung quanh hồ tạo nên một sự kết hợp độc đáo giữa thiên nhiên và kiến trúc.

– Hoạt động và không gian xung quanh Hồ Xuân Hương Đà Lạt

  • Là điểm đến du lịch: Hồ Xuân Hương có một con đường dạo bộ dọc biển hồ hấp dẫn khách du lịch, thích hợp cho câu cá, đi thuyền và ngắm cảnh.
  • Các khu vực xanh khác xung quanh hồ: Vườn hoa, công viên, và các quán cà phê quanh khu vực xanh gần sau thắng cảnh, tạo ra một không gian thư giãn và tận hưởng cảnh đẹp.

– Tầm quan trọng và ảnh hưởng của Hồ Xuân Hương Đà Lạt

  • Văn hóa và lịch sử: Là một biểu tượng của thành phố Đà Lạt và được coi là một kí ức văn hóa và lịch sử quan trọng.
  • Du lịch và kinh tế: Hồ Xuân Hương Đà Lạt có vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách và phát triển kinh tế địa phương.

III. Kết bài

  • Hồ Xuân Hương Đà Lạt là một điểm đến du lịch nổi tiếng và biểu tượng quan trọng của thành phố Đà Lạt.
  • Với môi trường xanh mướt và cảnh quan thơ mộng, hồ làm cho khách du lịch cảm thấy thư thái và hài lòng.

Xem nhiều hơn top bài văn ❤️️ Tả Hồ Xuân Hương ❤️️ siêu hay

Dàn Ý Tả Sông Hồ Ngắn Gọn

I. Mở bài: Giới thiệu về Hồ Gươm

Ví dụ: Đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là cảnh đẹp Hồ Gươm ở Hà Nội. 

II.Thân bài

Nguồn gốc tên gọi:

  • Tên gọi khác: Hồ Hoàn Kiếm
  • Tên gọi gắn với sự tích của vua Lê Lợi

Vẻ đẹp của Hồ Gươm:

  • Mặt hồ rộng lớn, nước hồ xanh trong như mặt gương khổng lồ
  • Những hàng cổ thụ, liễu rủ bên hồ làm cho hồ thêm thơ mộng
  • Hồ Gươm gắn liền với các di tích nổi tiếng: Tháp Bút, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc
  • Tháp Rùa nằm giữa hồ tô điểm thêm nét cổ kính, độc đáo của Hồ Gươm
  • Hồ Gươm là nơi các cụ già tập thể dục mỗi buổi sáng, là điểm đến của các bạn trẻ

III.Kết bài: Cảm nghĩ của em về Hồ Gươm

  • Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng của người Hà Nội.
  • Cảm giác tự hào, yêu thương khi ngắm nhìn mặt hồ

Dàn Ý Tả Sông Suối Biển Hồ

I. Mở bài

  • Giới thiệu sông/suối/biển/hồ cụ thể (tên, địa điểm)
  • Lý do chọn chủ đề này (sự yêu thích, quan trọng, ấn tượng)

II. Thân bài

– Miêu tả tổng quan về nguồn nước

  • Kích thước và hình dạng của sông/suối/biển/hồ
  • Vị trí địa lý và môi trường xung quanh nó (núi, biển, rừng)

– Mô tả về nước

  • Màu sắc và trong suốt của nước
  • Dòng nước (đứng yên, chảy nhẹ, sóng lặn)
  • Sự biến đổi của màu nước theo thời gian

– Thực vật và động vật

  • Cây cỏ và thảo nguyên xung quanh sông/suối/biển/hồ
  • Loài động vật sống trong và xung quanh nguồn nước
  • Sự tương tác của động thực vật trong hệ sinh thái nguồn nước

– Hoạt động và cuộc sống xung quanh nguồn nước

  • Hoạt động thư giãn và giải trí liên quan đến sông/suối/biển/hồ
  • Cuộc sống cộng đồng (người dân sống xung quanh nguồn nước)

III. Kết bài

  • Tóm tắt về vẻ đẹp và ý nghĩa của sông/suối/biển/hồ
  • Lý do tại sao nguồn nước này đặc biệt và đáng để thảo luận

Dàn Ý Tả Hồ Nước Lớp 5 Ngắn Nhất

1) Mở bài: Dịp hè em có dịp vào thăm gia đình chú và được thăm hồ Dầu Tiếng ở Bình Dương

2) Thân bài

– Tả chi tiết hồ Dầu Tiếng

  • Hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam
  • Hồ có diện tích trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
  • Mặt hồ trải rộng mênh mông, thi thoảng có những làn sóng nhẹ lăn tăn trên mặt nước
  • Hồ có phong cảnh hữu tình và hệ sinh thái độc đáo.
  • Trong lòng hồ còn có nhiều ốc đảo với tên: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò…

– Vai trò:

  • Điều phối nước sông Sài Gòn, kênh phía Đông và phía Tây
  • Cung cấp nước cho sông Sài Gòn, tưới nước cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cũng những các tỉnh lân cận…
  • Kết bài: Hồ Dầu Tiếng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là địa chỉ thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.

3) Kết bài: Hồ Dầu Tiếng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là địa chỉ thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.

Chia sẻ những mẫu 🌿 Dàn Ý Tả Cái Cặp Lớp 5 🌿 ngắn gọn

Viết một bình luận