Dàn Ý Tả Cái Cặp Lớp 5 ❤️️ 21+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Mẫu Dàn Bài Với Định Hướng Nội Dung Và Bố Cục Cụ Thể Khi Làm Văn.
Cách Lập Dàn Ý Tả Chiếc Cặp Lớp 5
Tham khảo và vận dụng các bước hướng dẫn cách lập dàn ý tả chiếc cặp lớp 5 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp và hoàn thành tốt bài văn.
👉 Bước 1: Giới thiệu về chiếc cặp sách mà em sẽ tả
- Chiếc cặp sách của em có từ bao giờ? Ai mua/ tặng cho em?
- Ấn tượng của em về chiếc cặp sách như thế nào?
👉 Bước 2:
-Hình dáng của cặp sách:
- Hình chữ nhật
- Kích thước khoảng 40 – 45 cen-ti-mét
-Đặc điểm của chiếc cặp sách:
- Chất liệu (nhựa tổng hợp, vải dù,…)
- Màu sắc (màu hồng, màu xanh, nhiều màu sắc,…)
- Họa tiết (có họa tiết gì đặc biệt gì hay không?)
- Cấu tạo: bề mặt cặp, ngăn đựng sách, quai xách, dây đeo
-Công dụng của chiếc cặp sách:
- Đựng sách vở và đồ dùng học tập
- Giúp bảo quản và giữ gìn các đồ dùng học tập khác
- Rèn luyện cho học sinh đức tính ngăn nắp
👉 Bước 3: Nêu tình cảm của em với chiếc cặp sách
- Yêu quý, giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận
- Mong muốn gắn bó lâu dài với chiếc cặp
Gợi ý cho bạn ☔ Dàn Ý Tả Cái Cặp ☔ 10 Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Bài Văn Miêu Tả Cái Cặp Lớp 5 – Mẫu 1
Mẫu dàn ý bài văn miêu tả cái cặp lớp 5 dưới đây sẽ giúp các em học xác định được bố cục và những nội dung cơ bản khi làm bài.
1.Mở bài: Giới thiệu về chiếc cặp của em
- Được ai mua (tặng) cho? Nhân dịp gì?
- Em đã sử dụng chiếc cặp này lâu chưa?
2.Thân bài:
*Miêu tả chung:
- Chiếc cặp là kiểu cặp gì? (balo, đeo chéo, vali mini…)
- Chiếc cặp có hình gì? Kích thước dài, rộng, cao?
- Chất liệu và màu sắc chủ đạo của chiếc cặp là gì?
- Chiếc cặp có nặng không? (tương đương với đồ vật gì)
- Khi sử dụng em mang cặp như thế nào? (mang sau lưng, sách bằng tay, đeo một bên vai…)
*Miêu tả chi tiết (theo từng bộ phận chiếc cặp):
-Phần thân cặp:
- Được làm từ chất liệu gì?
- Được chia làm bao nhiêu ngăn? Kích thước của mỗi ngăn?
- Công dụng của phần thân cặp? (Em sử dụng mỗi ngăn để đặt những đồ vật gì?
–Phần nắp cặp (có thể có hoặc không tùy loại cặp):
- Được làm từ chất liệu gì?
- Được trang trí bằng những màu sắc, hoa văn, họa tiết gì?
- Công dụng của nắp cặp?
–Phần phéc kéo hoặc nút bấm để đóng cặp:
- Có màu gì? To hay nhỏ? Chắc chắn hay mềm dẻo?
- Công dụng của phéc kéo/nút cài?
–Phần quai đeo:
- Hình dáng, màu sắc, đường may, họa tiết trang trí… như thế nào?
- Công dụng của phần quai đeo?
3.Kết bài:
- Những tình cảm, kỉ niệm của em với chiếc cặp yêu quý
- Những suy nghĩ, hành động của em để giữ gìn và bảo vệ chiếc cặp ấy
Đón đọc tuyển tập 💧 Tả Cái Cặp Lớp 5 💧 15 Bài Văn Tả Đồ Vật Lớp 5 Tả Chiếc Cặp
Dàn Ý Tả Cái Cặp Lớp 5 Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc mẫu dàn ý tả cái cặp lớp 5 hay nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập trau dồi kỹ năng viết và xây dựng hình ảnh miêu tả.
a) Mở bài
- Chiếc cặp sách (ba lô) là đồ vật không thể thiếu của mỗi học sinh.
- Đầu năm học mới, bà ngoại đã mua tặng em một chiếc cặp sách thật là đẹp.
b) Thân bài
–Tả hình dáng, cấu tạo từng bộ phận của chiếc cặp
- Hình dáng: chiếc cặp hình chữ nhật, chiều dài khoảng ba mươi xăng-ti-mét, chiều rộng hai lăm xăng-ti-mét.
- Chất liệu của cặp: được làm từ các sợi ni-lông đan lại thật chắc với nhau.
- Trên nắp cặp trang trí hình ảnh nàng công chúa Elsa xinh đẹp với bộ váy màu xanh da trời trong suốt như thủy tinh.
- Ở giữa của chiếc cặp có một chiếc khóa bằng i-nốc sáng choang, là nơi để đóng mở cặp.
- Bên dưới cặp có màu ghi xám.
- Bên sườn phải cặp có hai ngăn lưới nhỏ, em thường đựng chai nước ở đó.
- Cặp có quai xách làm bằng sợi vải ở trên cùng và hai quai đeo đằng sau.
- Bên trong cặp có ba ngăn: hai ngăn lớn, một ngăn nhỏ.
–Công dụng của chiếc cặp
- Chiếc cặp giống như một chiếc tủ nhỏ khi ở trường.
- Em có thể đựng tất cả đồ dùng của bản thân khi đến trường mà không bao giờ sợ rơi hay quên.
c) Kết bài
- Chiếc cặp là một người bạn thân thiết của em khi em đi học.
- Em luôn yêu thích và dùng nó một cách cẩn thận.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tả Chiếc Cặp Sách 🌹 15 Bài Văn Tả Cái Cặp Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cái Cặp Lớp 5 Ngắn Gọn – Mẫu 3
Mẫu dàn ý tả cái cặp lớp 5 ngắn gọn dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc cặp sách của em ( Ai là người mua chiếc cặp sách cho em? Em dùng chiếc cặp sách làm gì? Tình cảm của em với chiếc cặp sách như thế nào?)
2.Thân bài:
a. Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách
- Hình dáng: hình hộp chữ nhật
- Màu sắc: Màu sắc đa dạng, nhiều hình vẽ đẹp mắt
- Chất liệu: Bằng da, bằng vải chống thấm nước, bằng nhựa
b. Tả các bộ phận của cặp sách
- Có nhiều ngăn to nhỏ khác nhau để đựng sách vở và đồ dùng
- Mỗi ngắn đều có khoá rút kéo ra đóng vào thuận tiện lấy đồ
- Quai đeo vai mềm và chắc chắn, có quai cầm tay nhỏ gọn
c. Em sử dụng và bảo quản cặp sách như thế nào?
- Sắp xếp sách vở đồ dùng vào trong cặp gọn gàng ngăn nắp
- Kéo khoá, đóng cặp sách nhẹ nhàng, cẩn thận
- Đi học về cất cặp sách ngay ngắn
- Thường xuyên vệ sinh cặp sách
3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc cặp sách
- Em yêu thích chiếc cặp như thế nào?
- Em làm gì để giữ gìn chiếc cặp?
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Tả Cái Cặp Lớp 5 Ngắn Nhất – Mẫu 4
Tham khảo mẫu dàn ý tả cái cặp lớp 5 ngắn nhất dưới đây với những nội dung cơ bản được liệt kê ngắn gọn và súc tích.
1) Mở bài: Chiếc cặp được bố mua cho vào đầu năm học mới.
2) Thân bài:
a) Bao quát:
- Chiếc cặp hình khối hộp chữ nhật.
- Chất liệu là một loại vải bố rất dày.
b) Chi tiết:
–Bên ngoài:
- Các cạnh của cặp được viền bằng một loại vải da màu nâu sẫm.
- Nắp cặp màu xanh, viền xung quanh.
- Khoá cặp bằng sắt bóng loáng.
- Mặt trước cặp có trang trí hình chú gấu Misa ngộ nghĩnh.
- Mặt sau màu xanh thẫm hơn mặt trước.
- Có vân chìm, sờ vào nghe ram ráp.
- Hai quai đeo được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có quai sắt.
- Phía trên nắp cặp là một quai xách cong cong như chiếc cầu vồng bé tí.
–Bên trong:
- Có ba ngăn, một ngăn rộng, hai ngăn nhỏ.
- Ngăn lớn nhất đựng sách vở, ngăn nhỏ đựng đồ dùng học tập.
- Các ngăn được lót bằng vải ni lông rất bền.
3) Kết bài:
- Chiếc cặp là bạn đồng hành với em.
- Cặp giúp em bảo quản sách vở, đồ dùng.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền lâu
Đọc nhiều hơn 🌻 Thuyết Minh Về Chiếc Cặp Sách 🌻 15 Bài Mẫu Về Cái Cặp Hay
Dàn Ý Tả Cái Cặp Lớp 5 Chi Tiết – Mẫu 5
Với dàn ý tả cái cặp lớp 5 chi tiết dưới đây, các em học sinh có thể dễ dàng triển khai bài văn của mình đầy đủ ý và đạt kết quả cao.
1, Mở bài: Giới thiệu những đặc điểm khái quát, cơ bản nhất về chiếc cặp sách.
2, Thân bài: Miêu tả về cặp sách của em
– Những đặc điểm về cấu tạo của chiếc cặp sách:
- Phía bên ngoài: thường có mặt cặp, nắp khóa để mở và quai xách để xách tay hoặc quai đeo để có thể mang chúng lên vai hoặc lưng.
- Phía bên trong:
- Được chia làm nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn có thể có một khóa riêng để bảo quản đồ đạc bên trong.
- Dùng để đựng sách, vở, bút, thước và những vật dụng cá nhân.
- Ngày này, để phù hợp với thị nhiều, nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tâm lí lứa tuổi của người sử dụng, những chiếc cặp sách còn được trang trí thêm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu ở phía mặt cặp.
– Công dụng:
- Dùng để đựng và mang sách vở, đồ dùng học tập, vật dụng cá nhân
- Bảo vệ cho sách vở và chúng
- Dùng để che nắng cả chính bản thân người sử dụng.
- Chiếc cặp sách còn là vật kỉ niệm, là nơi lưu giữ bao kí ức ngọt ngào, hồn nhiên, ngây thơ của tuổi học trò.
– Cách thức sử dụng và bảo quản:
- Lựa chọn một chiếc cặp sách phù hợp với mục đích sử dụng, thể hình của bản thân.
- Không nên đựng quá nhiều sách vở, đồ dùng trong cặp sách và cần sắp xếp các vật dụng ấy một cách gọn gàng khi cho vào cặp.
- Không nên để cặp sách bị dính nước mưa vì như thế sẽ làm cặp dễ bị hỏng.
- Phải thường xuyên vệ sinh, giặt giũ, lau chùi để cặp sách giữ được độ mới của chúng.
- Không nên để cặp sách vào những không gian chật hẹp như hộc bàn, hộc tủ bởi như thế sẽ làm mất đi hình dáng của chiếc cặp sách.
3, Kết bài: Khái quát những nét cơ bản về đặc điểm, giá trị, ý nghĩa của chiếc cặp sách và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Dàn Ý Tả Đồ Dùng Học Tập 🌹 12 Mẫu Ngắn Hay Nhất
Dàn Bài Tả Cái Cặp Đi Học Lớp 5 Đầy Đủ – Mẫu 6
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn bài tả cái cặp đi học lớp 5 đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo và linh hoạt vận dụng trong quá trình làm bài.
I. Mở bài
- Cái cặp sách gắn bó với nhiều thế hệ học sinh từ tiểu học lên đến phổ thông trung học.
- Đồ dùng học tập không thể thiếu với lứa tuổi học sinh.
II. Thân bài
b) Cấu tạo chiếc cặp sách
- Chất liệu làm nên cặp sách, có nhiều loại như bằng vải nỉ, vải da.
- Mặt ngoài gồm có quai xách, nắp mở, quai đeo, tùy theo cấp cấu tạo khác nhau.
- Mặt trong gồm các ngăn đựng sách vở, dụng cụ, đồ dùng học tập.
b) Sử dụng chiếc cặp sách
- Với các em mầm non, tiểu học thường mang sau lưng tiện lợi, gọn nhẹ.
- Các bạn lớn tuổi hơn thường mang cặp sách chéo một bên.
- Các bạn nam thường có sở thích mang cặp chéo một bên thời trang, lịch sự.
- Các bạn nữ chủ yếu xách cặp bằng tay.
c) Công dụng
- Đồ dùng học tập quen thuộc chứa sách vở và các đồ dùng khi đến trường.
- Chiếc cặp sách che nắng che mưa cho các dụng cụ học tập bên trong.
- Ai trong thời học sinh cũng có những chiếc cặp sách thân thương và đầy kỉ niệm tuổi học trò.
d) Bảo quản
- Đồ dùng học tập bảo quản tốt sẽ sử dụng bền lâu theo thời gian.
- Không để cặp va đập mạnh gây rách.
- Lau chùi sau khi sử dụng để cặp sách luôn mới và sử dụng lâu dài.
- Chiếc cặp sách chính là người bạn thân thiết, gần gũi nhất đối với học sinh, sinh viên mỗi khi đến lớp.
III. Kết bài
- Chiếc cặp sách không chỉ là người bạn đồng hành mà còn gắn bó nhiều kỉ niệm với những ai đã từng trải qua thời học sinh.
- Hãy cùng giữ gìn chiếc cặp sách thân thương và bền đẹp.
Còn thêm gợi ý ☘ Tả Một Đồ Dùng Học Tập Mà Em Yêu Thích ☘ 15 Bài Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cái Cặp Lớp 5 Nâng Cao – Mẫu 7
Đón đọc mẫu dàn ý tả cái cặp lớp 5 nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những cách viết hay và giàu hình ảnh.
1.Mở bài:
- Chiếc cặp vốn rất phổ biến trong đời sống, được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh.
- Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với cặp, sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được.
- Cặp của học sinh thường được gọi thành cặp sách bởi nó được dùng để mang sách vở đến trường.
2.Thân bài:
a. Đặc điểm:
- Về hình dáng: Hầu hết các cặp đều có hình chữ nhật hoặc hình thang cân.
- Kích thước: Thường có chiều dài 40cm, chiều cao 30 cm, chiều ngang 16 cm.
- Màu sắc: Thường màu đen hoặc được trang trí nhiều màu phù hợp với thị hiếu người sử dụng. Tùy theo lứa tuổi và sở thích mà người ta sản xuất cặp có màu sắc khác nhau.
- Chất liệu: Chủ yếu được làm bằng vải nilon, cotton rất bền chắc. Cũng có nhiều chiếc cặp được làm bằng vải mềm, da thú, polime dẻo. Ngày nay, người ta còn sản xuất những chiếc cặp bằng nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ rất bền để dùng trong những công việc đặc dụng.
b. Cấu tạo:
- Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản gồm: Khung, các ngăn chứa, quai xách, quai mang (hoặc quai đeo), đế cặp, nắp đậy, dây kéo. Để giữ cho cặp không bị biến dạng khi sử dụng, người ta thường tạo khung cho cặp. Khung cặp có thể được làm bằng thép, nhựa cứng hoặc giấy cứng.
- Mỗi cặp thường có ít nhất 4 ngăn chứa, được đóng mở bởi dây kéo hoặc nắp đậy. Ngăn lớn của cặp dùng chứa đựng sách, vở. Các màng ngăn được may chắc chắn. Trong các ngăn chứa lớn thường có các ngăn chứa nhỏ để đựng các vật nhỏ như hộp bút, thước và các vật dụng nhỏ gọn khác.
- Bên mặt ngoài của cặp là các bộ phận quai, nhãn hiệu cặp, cơ sở sản xuất hoặc các quảng cáo khác. Người ta thường in logo thương hiệu, mã sản phẩm và các thông tin khác ở mặt ngoài của cặp.
- Mỗi cặp thường có một quai xách và một quai đeo. Quai xách ngắn, được gắn ở trên cùng giữa cặp. Quai xách dùng để xách cặp. Quai đeo dài hơn, móc vào phía hai đầu cặp bằng bộ phận móc kim loại để chống xoắn. Quai đeo dùng để đeo cặp trên vai, hỗ trợ lực cho quai xách. Đối với cặp học sinh thường có quai mang trên lưng.
- Nắp cặp là bộ phận bảo vệ không cho các vật dụng rơi ra ngoài. Nếu dùng dây kéo thì người ta không làm nắp đậy.
c. Vai trò và ý nghĩa:
- Chiếc cặp giúp con người chứa đựng và di chuyển thuận lợi những vật dụng mỗi khi đi xa. Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.
- Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở, bảo vệ những vật dụng chứa ở bên trong nó.
- Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò.
d. Cách bảo quản:
- Không được để cặp sách gần lửa bởi cặp rất dễ bị cháy hoặc bị biến dạng. Cũng không để cặp nơi ẩm ướt, nơi có nhiều bụi hoặc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu ngày.
- Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.
- Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.
- Nếu cặp đã cũ, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.
- Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.
- Khi cất cặp không sử dụng nữa hãy nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.
- Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.
3.Kết bài: Từ khi chiếc cặp sách ra đời đến nay nó đã thực sự đem lại sự tiện dụng to lớn trong cuộc sống con người.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Dàn Ý Tả Hộp Bút 🌟 10 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Bài Miêu Tả Cái Cặp Sách Lớp 5 Chọn Lọc – Mẫu 8
Chia sẻ mẫu dàn bài miêu tả cái cặp lớp 5 chọn lọc dưới đây giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý tưởng hay khi làm bài.
I. Mở bài: Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.
II. Thân bài
1.Cấu tạo: Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.
- Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.
- Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.
2.Công dụng:
- Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.
- Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.
- Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
c. Sử dụng cặp đúng cách:
- Khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng
- Thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.
III. Kết bài: Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Dàn Ý Tả Cây Bút Mực Lớp 5 🌼 10 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Miêu Tả Cái Cặp Lớp 5 Đơn Giản – Mẫu 9
Tham khảo mẫu dàn ý miêu tả cái cặp lớp 5 đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn để có thể ôn tập nhanh chóng và hiệu quả.
a) Mở bài:
- Chiếc cặp của em (hay của bạn em)?
- Em có nó hoặc nhìn thấy nó trong hoàn cảnh nào?
b) Thân bài:
-Tả hình dáng bên ngoài:
- Chiếc cặp làm bằng gì?
- Cặp màu gì?
- Hình vẽ như thế nào?
- Trang trí như thế nào?
–Tả chi tiết các bộ phận:
- Quai xách (dây đeo) được làm bằng gì? Trông như thế nào?
- Đường khâu xung quanh mép ra sao?
- Tả chi tiết nắp, khoá cặp: khoá cặp làm bằng gì? Trông như thế nào? Đóng mở khoá thế nào?
- Tả bên trong chiếc cặp: chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn?
c) Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về chiếc cặp?
- Những suy nghĩ, liên tưởng khác của em (nếu có)?
Đọc nhiều hơn 🌻 Dàn Ý Tả Cây Thước Kẻ 🌻 10 Mẫu Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Chiếc Ba Lô Lớp 5 – Mẫu 10
Mẫu dàn ý tả chiếc ba lô lớp 5 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hữu ích giúp các em học sinh có được định hướng làm bài cụ thể.
1.Mở bài: Giới thiệu về chiếc ba lô của em.
2.Thân bài:
a. Tả khái quát chiếc ba lô:
- Hình dáng chiếc ba lô: hình chữ nhật, hình vuông, hình con cóc
- Kích thước của chiếc ba lô: chiều dài, chiều rộng, các ngăn bên trong, các ngăn bên ngoài.
b. Tả chi tiết về chiếc ba lô của em:
- Màu sắc, chất liệu của chiếc ba lô: làm bằng vải dù chống nước, màu đen, làm bằng vải kaki cứng cáp chắc chắn…
- Các đường kéo khoá: làm bằng nhựa, cứng và chắc chắn.
- Quai đeo: được làm bằng dây dù bện chặt rất chắc.
- Ba lô gồm có: hai ngăn lớn để sách, một ngăn kéo nhỏ để đồ dùng học tập, hai túi sườn hai bên dùng để đựng khẩu trang, khăn quàng đỏ.
c. Công dụng, ý nghĩa và cách sử dụng chiếc ba lô:
- Chiếc ba lô như một “căn nhà di động” và “thế giới học tập thu nhỏ” của em.
- Em luôn sử dụng ba lô để đi học, cất sách vở và bút thước gọn gàng.
- Sau hai tuần học là em lại mang ba lô đi giặt và phơi khô thơm tho, chuẩn bị cho một tuần học mới.
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc ba lô của em.
Tiếp tục tham khảo 🌟 Bài Văn Tả Chiếc Balo Lớp 5, Lớp 4 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất