Dàn Ý Tả Cái Bàn Học ❤️️ 29+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Trọn Bộ Mẫu Dàn Ý Đầy Đủ Nhất Giúp Học Sinh Có Thêm Gợi Ý Làm Văn Phong Phú Hơn.
Cách Lập Dàn Ý Tả Cái Bàn Học
Các bước hướng dẫn cách lập dàn ý tả cái bàn học dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được phương pháp làm bài cụ thể với đề văn miêu tả đồ dùng học tập.
👉 Bước 1: Giới thiệu về cái bàn
- Chiếc bàn học gắn bó với em như thế nào?
- Giới thiệu khái quát nguồn gốc chiếc bàn học của em.
👉 Bước 2:
-Miêu tả đặc điểm của cái bàn học:
- Hình dáng, kích thước của chiếc bàn học?
- Chiếc bàn được làm bằng chất liệu gì?
- Miêu tả chi tiết các bộ phận của chiếc bàn: Mặt bàn, chân bàn, chiếc ghế, giá sách, ngăn kéo…
-Miêu tả bổ sung về cái bàn học:
- Lợi ích của cái bàn học
- Những kỉ niệm của em gắn bó với cái bàn học như thế nào?
- Liên hệ bản thân: là học sinh phải nâng niu trân trọng những món đồ dùng học tập hữu ích.
👉 Bước 3:
- Cảm nghĩ của em (thích thú,vui mừng, biết ơn…)
- Lời hứa bảo vệ, giữ gìn
Dàn Ý Bài Văn Tả Cái Bàn Học – Mẫu 1
Chiếc bàn học là một trong những đồ dùng học tập quen thuộc và gần gũi nhất đối với các em học sinh. Tham khảo dàn ý bài văn tả cái bàn học dưới đây với những định hướng làm bài cụ thể.
- Mở bài:
- Cái bàn em ta là bàn ở lớp hay ở nhà?
- Bàn kê ở đâu?
- Em dùng bàn vào thời gian nào?
- Thân bài:
–Tả bao quát:
- Bàn kiểu gì?
- Làm bằng loại gỗ gì?
- Còn mới hay cũ?
- Kích thước chung (dài, rộng, cao…) thế nào?
–Tả từng bộ phận:
- Mặt bàn: được làm bằng gì? màu sắc? độ bóng? cách trang trí, hình dáng, kích thước?
- Chân bàn: có mấy cái? độ dài? cách sắp xếp các chân, độ vững chãi?…
- Ngăn bàn: nằm ở đâu? có mấy ngăn? dài, rộng ra sao? dùng để đựng những đồ dùng gì?
- Kết bài:
- Khái quát lại vai trò, chức năng và công dụng của cái bàn học.
- Việc giữ gìn, sự gắn bó và những kỉ niệm của em đối với cái bàn đó như thế nào?
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tả Cái Bàn Học 🌹 15 Bài Văn Ngắn Hay
Dàn Ý Tả Cái Bàn Học Hay Nhất – Mẫu 2
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả cái bàn học hay nhất để các em học sinh cùng tham khảo và luyện tập nâng cao kỹ năng làm văn miêu tả.
1.Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc bàn học ở trên lớp của em
- Em được phân ngồi vào chiếc bàn đó từ khi nào?
- Chiếc bàn nằm ở đâu trong lớp học?
2.Thân bài
-Miêu tả chung về chiếc bàn:
- Chiếc bàn được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì? Trông mới hay cũ?
- Chiếc bàn gồm những bộ phận nào (mặt bàn, ngăn bàn, móc treo cặp)?
- Kích thước của cái bàn như thế nào? (dài, rộng, cao… có thể ước chừng như sải tay, cổ tay)
- Những dấu vết của người sử dụng trước đó (chữ viết, hình dán, vết xước…)
-Miêu tả chi tiết:
- Mặt bàn: hình dáng, màu sắc, kích thước, vết sử dụng của bạn học cũ, công dụng…
- Ngăn bàn: hình dáng, kích thước, công dụng…
- Chỗ gác chân: hình dáng, chất liệu, công dụng…
- Móc treo cặp: vị trí, chất liệu, công dụng…
-Tác dụng và cách em sử dụng chiếc bàn học:
- Những hoạt động của em trên chiếc bàn (học bài, đọc chuyện, vẽ tranh, nằm nghỉ…)
- Kỉ niệm của em đối với chiếc bàn
3.Kết bài
- Tình cảm của em dành cho chiếc bàn
- Những suy nghĩ, kì vọng cho tương lai cùng chiếc bàn
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Cái Bàn Học 🌹 16 Bài Mẫu Về Chiếc Bàn Học
Dàn Ý Tả Cái Bàn Học Ngắn Gọn – Mẫu 3
Với mẫu dàn ý tả cái bàn học ngắn gọn dưới đây, các em học sinh có thể liệt kê cho mình những ý văn trọng tâm khi làm bài.
1.Mở bài: Giới thiệu về chiếc bàn học
Ví dụ: Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta.
2.Thân bài:
-Tả hình dáng chung của cái bàn
- Có hình chữ nhật, chiều dài tầm một mét, chiều rộng tầm bảy mươi cen ti mét
- Chất liệu làm bàn: Từ gỗ ép
- Có màu xanh nước biển
-Tả từng bộ phận:
- Mặt bàn phẳng phiu, nhẵn nhụi, được dán hình trang trí đẹp mắt
- Phía dưới là ba tấm gỗ ghép lại để tạo lên chiều cao cho chiếc bàn
- Chiếc bàn được nối liền với giá sách phía trên.
- Với giá sách, em để sách vở, dụng cụ học tập và chú gấu Misa (Một ngăn để sách vở, một ngăn để truyện bố mẹ mua cho, một ngăn để dụng cụ học tập).
- Cuối cùng, phía dưới chân có thanh chắn để em để chân khi học bài cho đỡ mỏi.
3.Kết bài
- Em rất yêu quý chiếc bàn
- Em hứa sẽ luôn giữ gìn nó thật sạch đẹp.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Tả Cái Bàn Học Ngắn Nhất – Mẫu 4
Tham khảo mẫu dàn ý tả cái bàn học ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và hiệu quả với những nội dung cơ bản, trọng tâm nhất.
1.Mở bài: Giới thiệu về chiếc bàn của em (Chiếc bàn ở nhà hay ở trường)
Ví dụ: Trong sự nghiệp học tập, những vật dụng quen thuộc sẽ trở thành những người bạn thân thiết của chúng ta. Trong đó, chiếc bàn chính là điểm tựa để ta trưởng thành.
2.Thân bài:
a. Đặc điểm của chiếc bàn (Bàn học ở nhà)
- Hình dáng nhỏ hắn, gọn gàng
- Mặt bàn làm bằng gỗ nhẵn bóng màu nâu đậm
- Kích thước: Chiếc bàn có chiều ngang khoảng 60 cen ti mét, chiều dài hơn 1 mét.
- Cấu tạo: Dưới mặt bàn là một hộc tủ có 3 ngăn dùng để đựng sách và đồ dùng.
b. Tình cảm với chiếc bàn:
- Chiếc bàn là nơi em học tập mỗi ngày
- Chiếc bàn trở thành người bạn thân thiết với em.
3.Kết bài: Cảm nghĩ chung của em về cái bàn
Ví dụ: Có chiếc bàn đồng hành, em càng thêm có động lực cố gắng học tập nhiều hơn nữa. Tin chắc rằng, em sẽ đạt được nhiều thành tích tốt trong tương lai.
Tiếp theo đón đọc 🌹 Dàn Ý Tả Đồ Dùng Học Tập 🌹 12 Mẫu Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cái Bàn Học Chi Tiết – Mẫu 5
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả cái bàn học chi tiết để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng hoàn thành tốt bài văn của mình.
a. Mở bài: Giới thiệu cái bàn học của em.
Ví dụ: Ngày hôm qua, nhân dịp sinh nhật của em, bố mẹ đã mua cho em một món quà rất tuyệt. Đó là một chiếc bàn học mới xinh xắn, có giá gỗ ở trên. Nhìn chiếc bàn học của mình mà lòng em vui sướng khó tả.
b. Thân bài:
-Miêu tả khái quát chiếc bàn học:
- Chiếc bàn có chất liệu gì?
- Màu sắc của chiếc bàn? Các họa tiết trang trí?
- Kích thước của chiếc bàn? (chiều cao, độ rộng của mặt bàn)
- Các bộ phận của bàn? (chân bàn, mặt bàn, hộc tủ, ngăn bàn…)
-Miêu tả từng bộ phận của chiếc bàn:
- Chân bàn (có hình gì, có đặc điểm ra sao, tác dụng là gì)
- Mặt bàn (hình dáng, kích thước, được trải khăn hay kính)
- Giá sách đi kèm theo bàn nếu có (có bao nhiêu ngăn, được dùng để làm gì)
- Ngăn bàn (nằm ở đâu của bàn, có kích thước ra sao, tay kéo có đặc điểm gì, dùng để đựng cái gì)
-Hoạt động của em:
- Học bài, đọc truyện, viết nhật kí… trên chiếc bàn
- Sắp xếp đồ dùng học tập (sách vở, đèn học, cặp sách, gấu bông…) lên bàn
- Cẩn thận lau chùi gọn gàng sau mỗi giờ học
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bàn
- Mỗi lúc ngồi học trên chiếc bàn mới, em luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
- Em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ, đạt thành tích tốt để không phụ lòng bố mẹ đã mua cho em một chiếc bàn tuyệt vời như thế này.
Còn thêm gợi ý ☘ Tả Một Đồ Dùng Học Tập Mà Em Yêu Thích ☘ 15 Bài Hay Nhất
Dàn Ý Tả Chiếc Bàn Học Nâng Cao – Mẫu 6
Mẫu dàn ý tả chiếc bàn học nâng cao dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh làm văn đạt kết quả cao.
I. Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập mà em định tả – chiếc bàn học.
II. Thân bài:
a. Tả bao quát chiếc bàn học
- Chiếc bàn có ghế liền
- Chiếc bàn học màu trắng
- Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
- Bàn dài 1m và rộng 50cm
- Trông chiếc bàn rất đẹp
b. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học
-Mặt bàn:
- Màu trắng
- Nhẵn bóng
- Có gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ
-Hộc bàn:
- Được đính kèm dưới mặt bàn
- Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
- Có núm cầm hình tròn
-Ghế:
- Ghế được nối với bàn
- Cố thanh gác chân
- Màu trắng
- Hình vuông
-Giá sách:
- Đính trên mặt bàn
- Màu trắng
- Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau
c. Công dụng của chiếc bàn:
- Ngồi học bài
- Để sách vở
- Dùng để đặt các vật trang trí
- Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
- Giúp em rất nhiều trong học tập
- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi
- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học:
- Em rất thích chiếc bàn học của em
- Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
- Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học
Giới thiệu đến bạn 🌟 Dàn Ý Tả Hộp Bút 🌟 10 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Bàn Học Đơn Giản – Mẫu 7
Tham khảo dàn ý tả bàn học đơn giản dưới đây với những ý văn trọng tâm được liệt kê ngắn gọn và súc tích.
a. Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học em muốn miêu tả
- Chiếc bàn đó do ai mua hoặc đóng cho em?
- Nhân dịp gì? (năm học mới, bàn cũ bị hỏng, sinh nhật…)
b. Thân bài:
–Tả khái quát chiếc bàn học:
- Bàn được làm chủ yếu từ chất liệu gì? (gỗ, gỗ ép, nhựa cứng, sắt…)
- Bàn có màu sắc chủ đạo là gì? (nâu gỗ, vàng cam, nâu, trắng, hồng, xanh…)
- Kích thước của mặt bàn? Độ cao của chân bàn?
- Các bộ phận của bàn (mặt bàn, chân bàn, ngăn bàn, giá sách, chỗ để chân…)
- Hoa văn, họa tiết trang trí của chiếc bàn (nếu có)
–Tả chi tiết chiếc bàn học:
- Mặt bàn (màu sắc, hình dáng, có được bo tròn ở các góc không, có trải khăn hay đặt lên một tấm kính không…)
- Chân bàn (to hay nhỏ, có chắc chắn không…)
- Chỗ gác chân (cao hay thấp, hình dáng như thế nào…)
- Các ngăn tủ là dạng kéo hay âm tường? Kích thước ra sao? Em dùng để đựng cái gì?
- Em để những gì lên mặt bàn? Trang trí ra sao?
- Em làm gì với chiếc bàn học của mình? Vệ sinh và giữ gìn nó ra sao?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bàn học
Ví dụ: Thời gian qua đi, sự gắn bó giữa em và chiếc bàn ngày càng khăng khít, thân thuộc. Ở góc học tập này, em đã học được bao bài học bổ ích, lí thú để chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày tương lai.
Đọc nhiều hơn 🌻 Dàn Ý Tả Cây Thước Kẻ 🌻 10 Mẫu Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cái Bàn Học Của Em Ở Nhà – Mẫu 8
Tham khảo dàn ý tả cái bàn học của em ở nhà dưới đây để có thêm cho mình những ý tưởng làm bài phong phú hơn.
1.Mở bài: Giới thiệu về chiếc bàn học ở nhà của em.
Ví dụ: Năm ngoái, với kết quả học tập cao, bố em đã quyết định thưởng cho em một món quà: đó là một chiếc bàn học mới. Chiếc bàn này đã gắn bó với em đã gần nửa năm rồi.
2.Thân bài:
a. Tả khái quát về hình dáng, kích thước của chiếc bàn
- Hình dáng, kích thước của chiếc bàn.
- Chất liệu của chiếc bàn: gỗ, nhựa,…
b. Tả chi tiết về chiếc bàn học ở nhà của em
- Màu sắc của chiếc bàn học: màu trắng, màu nâu, màu đen,…
- Chiếc bàn học có cấu tạo gồm: mặt bàn, chân bàn, ngăn kéo,…
- Mặt bàn sạch sẽ bóng loáng, nhẵn nhụi và bằng phẳng.
- Chân bàn là bốn chân trụ chắc chắn.
- Ngăn kéo nhỏ kéo ra kéo vào dễ dàng, thuận tiện cất đồ dùng học tập.
c. Tả công dụng và cách sử dụng bàn học của em
- Công dụng: đồng hành cùng quá trình học tập của học sinh.
- Cách sử dụng:
- Giữ bàn học ngăn nắp, sạch sẽ và gọn gàng, không vẽ bậy hay làm bẩn bàn học.
- Thường xuyên lau bàn và vệ sinh bàn học sạch sẽ.
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc bàn học ở nhà của em.
Ví dụ: Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em. Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập
Mời bạn tham khảo 🌠 Dàn Ý Tả Cây Bút Chì 🌠 11 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cái Bàn Học Lớp 4 Ngắn Nhất – Mẫu 9
Với mẫu dàn ý tả cái bàn học lớp 4 ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể xác định được bố cục cơ bản và những nội dung trọng tâm cho bài văn.
a) Mở bài: Giới thiệu về cái bàn học ở lớp em.
- Đó là cái bàn học ở lớp của em năm nào?
- Bàn liền ghế hay bàn và ghế rời nhau?
b) Thân bài:
–Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở lớp:
- Chiều dài của bàn là bao nhiêu? (khoảng 40 cm).
- Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? (khoảng 35 cm).
- Chiều cao của bàn, của ghế? (bàn cao khoảng 65cm, ghế cao khoảng 40cm).
- Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.
–Công dụng của bàn:
- Chiếc bàn là nơi học bài, làm bài của người học trò như em.
- Trên lớp bàn học là nơi em để các vận dụng và ngồi học, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, chiếc bàn gắn bó với em và trở thành một người bạn thân thiết.
- Giúp em học tập, chiếc bàn gắn bó với em mỗi ngày.
c) Kết bài: Tình cảm của em đối với bàn
- Bàn như người bạn thân thiết của em.
- Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn. Sau khi học xong, trước lúc ra về, em thường gấp bàn lại cẩn thận.
Gợi ý cho bạn 🌹 Dàn Ý Tả Cây Bút Mực Lớp 4 🌹 12 Mẫu Tả Chiếc Bút Mực Hay
Lập Dàn Ý Tả Cái Bàn Học Lớp 5 – Mẫu 10
Việc lập dàn ý tả cái bàn học lớp 5 là rất cần thiết trong quá trình làm bài. Tham khảo dàn ý mẫu dưới đây để định hướng nội dung bài văn cụ thể nhất.
1.Mở bài: Giới thiệu về chiếc bàn học mà em sẽ tả
Ví dụ: Bốn năm gắn bó với mái trường, em yêu ngôi trường của em như ngôi nhà thứ hai của mình. Em yêu sân trường nhiều cây xanh, yêu màu tường trắng và yêu hơn cả là chiếc bàn học em ngồi mỗi ngày đến lớp.
2.Thân bài:
a. Tả chi tiết đặc điểm của chiếc bàn học:
- Trường học của em đã được xây dựng từ rất lâu nên mọi thứ đồ dùng học tập không còn mới nữa.
- Chiếc bàn học cũng vậy, chiếc bàn học lớp em được làm bằng gỗ tốt, nhẵn bóng và được sơn một lớp dầu mỏng phủ lên để bảo vệ bàn khỏi lũ côn trùng ăn gỗ.
- Chiếc bàn học gồm hai phần được thiết kế liền nhau là phần mặt bàn và phần ghế.
- Mặt bàn hình chữ nhật dài hơn 1 mét và khá rộng. Ghế ngồi cũng dài như vậy nhưng trong nhỏ hơn một ít. Chiếc bàn này vừa đủ cho hai bạn học sinh ngồi.
- Dưới mặt bàn có một ngăn rộng. Chúng em có thể để cặp da, áo khoác và sách vở bên dưới.
- Chiếc bàn của em có bốn chân và hai thanh ngang to làm từ kim loại tốt để nâng đỡ bàn.
- Chiếc bàn có độ cao vừa với chiều cao của học sinh tiểu học, em không cần phải khom lưng mà có thể viết bài thoải mái.
b. Kỷ niệm của em với chiếc bàn học: Chiếc bàn học đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm.
- Nhớ ngày đầu tiên bước vào lớp, khi được cô sắp ngồi cùng với cậu bạn hay nói của lớp, em đã không thích bạn ấy và dùng phấn gạch một đường phân chia để bạn không được lấn sang phần bàn của em. Lâu dần, khi chúng em hiểu nhau, em đã xóa đi vết phấn ấy và chiếc bàn của em trở nên sạch đẹp hơn.
- Em vâng lời cô giáo, không vẽ bậy hay khắc lên bàn để bảo vệ bàn sạch đẹp cho các em học sinh sau này.
3.Kết bài: Bày tỏ tình cảm của bản thân
Ví dụ: Mùa hè sắp đến, khi em tạm chia tay mái trường chắc bàn ghế sẽ nhớ chúng em lắm. Em cũng sẽ nhớ từng lối đi quen thuộc đến trường và chiếc bàn thân thương của em như nhớ từng gương mặt bạn bè.
Giới thiệu tuyển tập ☔ Dàn Ý Tả Cái Cặp ☔ 10 Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Tả Cái Bàn Học Lớp 5 Chọn Lọc – Mẫu 11
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả cái bàn học lớp 5 chọn lọc giúp các em học sinh tham khảo thêm những góc nhìn và cách quan sát khi miêu tả đồ vật.
I. Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học ở trường em bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ví dụ: Mái trường thân yêu chính là nơi em học tập tri thức sau này để trở thành người có ích cho xã hội. Và cứ mỗi buổi đến lớp em lại ngồi học ở chiếc bàn học, một người bạn thân thiết với em mỗi ngày.
II. Thân bài:
a. Khái quát chung
- Bàn học là đồ dùng không thể thiếu của học sinh, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình tiếp thu kiến thức của các bạn học sinh.
- Bất kì người học sinh nào cũng biết đến sự hiện diện của chiếc bàn học và cũng đã từng ngồi ở nhiều chiếc bàn khác nhau.
b. Miêu tả chi tiết
- Bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn.
- Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường.
- Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm.
- Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi.
- Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở.
- Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
c. Công dụng của bàn học
- Giúp học sinh có nơi để viết bài, học tập.
- Giúp lưu trữ sách vở cần thiết cho học sinh.
d. Bảo quản, giữ gìn bàn học:
- Bàn học chủ yếu làm bằng gỗ nên cần tránh va đập mạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột quá nhiều lần.
- Bên cạnh đó, các bạn học sinh cần giữ cho mặt bàn sạch đẹp bằng cách không viết bậy lên mặt bàn để bảo đảm tính thẩm mĩ.
- Khi bàn học bẩn cần lau chùi sạch sẽ.
III. Kết bài: Khái quát lại những giá trị của chiếc bàn học.
Ví dụ: Em rất rất yêu quý chiếc bàn học ở trường em. Chiếc bàn cũng chính là người bạn gắn bó với em trong quãng đường cắp sách tới trường.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Dàn Ý Tả Chiếc Xe Đạp ☀️ 10 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Lập Dàn Ý Tả Cái Bàn Học Ở Nhà Lớp 5 – Mẫu 12
Tham khảo mẫu lập dàn ý tả cái bàn học ở nhà lớp 5 dưới đây với những chi tiết miêu tả độc đáo để bổ sung hoàn thiện bài văn của mình.
1.Mở bài: Giới thiệu về đối tượng miêu tả – chiếc bàn học
Ví dụ: Khi bước vào học lớp Một, mẹ đã mua cho em một cái bàn ngồi học ở nhà thật gọn gàng và xinh xắn.
2.Thân bài:
a. Miêu tả bao quát về chiếc bàn học:
- Bàn học của em được đặt ở ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây.
- Tuy chỉ bằng gỗ bình thường nhưng bàn đã được đánh bóng và được phủ lên một màu nâu trông rất đẹp.
- Bàn có hình chữ nhật, dài một mét, rộng hơn nửa mét.
b. Miêu tả chi tiết về chiếc bàn học:
- Trên bàn phủ một tấm kính trắng, em lồng thời khóa biểu và mấy tấm ảnh của em cùng gia đình dưới tấm kính.
- Mọi thứ để trên bàn đều gọn gàng và ngăn nắp. Phía bên phải bàn em để cặp sách, ở giữa là lọ hoa hồng bằng ni lông màu đỏ tươi.
- Bàn có bốn chân vững chắc, không cao lắm, vừa tầm ngồi của em nên tạo cảm giác thoải mái khi ngồi học.
- Bàn có một ngăn kéo nhỏ, bên trong em để sách vở và đồ dùng học tập.
- Chân bàn và ngăn kéo đều được đánh vẹc-ni nhẵn bóng.
c. Ý nghĩa của chiếc bàn học đối với em:
- Những tháng ngày qua bàn học giúp em ngồi học thật thoải mái
- Mỗi khi học xong em còn được nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi xào xạc ở ngoài vườn cây giúp cho tinh thần em thêm sảng khoái.
3.Kết bài: Em yêu thích và giữ gìn chiếc bàn học như thế nào?
Ví dụ: Em rất yêu cái bàn học này, nó đã trở thành người bạn thân thiết cùng em sớm tối học hành. Mỗi khi học xong em đều lau chùi rất cẩn thận và không bao giờ vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn.
Tham khảo trọn bộ 🌼 Dàn Ý Tả Đồ Vật Trong Nhà 🌼 14 Mẫu Hay Nhất