Chú Đại Bi: Trọn Bộ Kinh Chú Tiếng Việt Đầy Đủ Nhất

Chú Đại Bi 108, 7 Biến ❤️️ Bài Kinh Chú Đại Bi Tiếng Việt Đầy Đủ Nhất Gồm Các Bản Có Chữ Lớn, Chữ To, Mp3, Thầy Thích Trí Thoát, Phi Nhung…

Kinh Chú Đại Bi Là Gì

Kinh Chú Đại Bi hay chú từ bi hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva).

Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni…

Kinh Chú Đại Bi là sự mầu nhiệm và linh nghiệm của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Phát nguyện trì, tụng Chú Đại Bi 7 biến vào mỗi tối trước giờ ngủ, giờ nghỉ trưa, lúc đi hoặc ngồi xe…

Trì chú, niệm Phật cũng đều mục đích như nhau để tam nghiệp hằng thanh tịnh. Khi tâm mình thanh tịnh tức tâm bình, tâm bình tạo ra thế giới bình “tướng tự tâm sanh,” mây tan thì trăng tự nhiên hiển bày tỏa sáng.

Khi chúng ta trì chú một cách nhất tâm thì sẽ đoạn trừ được phiền não. Tất cả mọi người có thể trì tụng, nhưng muốn được lợi lạc trong khi trì tụng kinh thì người Phật tử cố gắng giữ tam nghiệp thanh, giữ giới dứt các điều ác làm các việc lành mới được công đức tốt đẹp.

Chia Sẽ Trọn Bộ 🙏 Chú Đại Bi Tiếng Phạn  🙏

Chú Đại Bi Tiếng Phạn
Chú Đại Bi Tiếng Phạn

Linh Ứng Kinh Chú Đại Bi

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, khi người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được những lợi ích là 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.

Cụ thể linh ứng Chú Đại Bi dưới đây:

Trì tụng kinh chú đại bi được 15 điều lành:

  1. Sinh ra thường được gặp vua hiền,
  2. Thường sinh vào nước an ổn,
  3. Thường gặp vận may, 4. Thường gặp được bạn tốt,
  4. Sáu căn đầy đủ,
  5. Tâm đạo thuần thục,
  6. Không phạm giới cấm,
  7. Bà con hòa thuận thương yêu,
  8. Của cải thức ăn thường được sung túc,
  9. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ,
  10. Có của báu không bị cướp đoạt,
  11. Cầu gì đều được toại ý,
  12. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ,
  13. Được gặp Phật nghe pháp,
  14. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

Trì tụng kinh chú đại bi không bị 15 thứ hoạnh tử:

  1. Chết vì đói khát khốn khổ,
  2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập,
  3. Chết vì oan gia báo thù,
  4. Chết vì chiến trận,
  5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại,
  6. Chết vì rắn độc, bò cạp,
  7. Chết trôi, chết cháy,
  8. Chết vì bị thuốc độc,
  9. Chết vì trùng độc làm hại,
  10. Chết vì điên loạn mất trí,
  11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm,
  12. Chết vì người ác trù ếm,
  13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại,
  14. Chết vì bệnh nặng bức bách,
  15. Chết vì tự tử.

Ngoài ra, theo kinh Thiên Nhãn Thiên Tí Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú (quyển thượng), trì tụng chú này 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh.

Thần chú Đại Bi được các tông phái Phật giáo trì niệm rất phổ biến và thịnh hành. Tuy nhiên, thần chú này được các nhà Phật học dịch khác nhau về tên kinh cũng như chương cú.

Đơn cử như bản dịch chú Đại Bi của ngài Bồ Đề Lưu Chi có 94 câu, bản dịch của ngài Kim Cương Trí có 113 câu, bản dịch của ngài Bất Không có 82 câu…

Chia Sẽ Trọn Bộ 🙏 CHÚ ĐẠI BI TIẾNG HOA 🙏

Chú Đại Bi Tiếng Hoa
Chú Đại Bi Tiếng Hoa

Bài Chú Đại Bi Có Chữ

Sau đây là bài kinh chú đại bi có chữ tiếng Việt đầy đủ dưới đây:

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

Chú ý khi đọc bài kinh chú đại bi: Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng)

  1. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da
  2. Nam Mô A Rị Da
  3. Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da
  4. Bồ Đề Tát Đỏa Bà Da
  5. Ma Ha Tát Đỏa Bà Da
  6. Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da
  7. Án
  8. Tát Bàn Ra Phạt Duệ
  9. Số Đát Na Đát Tỏa
  10. Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Rị Da
  11. Bà Lô Yết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà
  12. Nam Mô Na Ra Cẩn Trì
  13. Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế
  14. Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng
  15. A Thệ Dựng
  16. Tát Bà Tát Đa (Na Ma Bà Tát Đa) Na Ma Bà Già
  17. Ma Phạt Đạt Đậu
  18. Đát Điệt Tha
  19. Án A Bà Lô Hê
  20. Lô Ca Đế
  21. Ca Ra Đế
  22. Di Hê Rị
  23. Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa
  24. Tát Bà Tát Bà
  25. Ma Ra Ma Ra
  26. Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng
  27. Cu Lô Cu Lô Yết Mông
  28. Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Đế
  29. Ma Ha Phạt Xà Da Đế
  30. Đà Ra Đà Ra
  31. Địa Rị Ni
  32. Thất Phật Ra Da
  33. Giá Ra Giá Ra
  34. Mạ Mạ Phạt Ma Ra
  35. Mục Đế Lệ
  36. Y Hê Y Hê
  37. Thất Na Thất Na
  38. A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi
  39. Phạt Sa Phạt Sâm
  40. Phật Ra Xá Da
  41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra
  42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị
  43. Ta Ra Ta Ra
  44. Tất Rị Tất Rị
  45. Tô Rô Tô Rô
  46. Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ
  47. Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ
  48. Di Đế Rị Dạ
  49. Na Ra Cẩn Trì
  50. Địa Rị Sắc Ni Na
  51. Ba Dạ Ma Na
  52. Ta Bà Ha
  53. Tất Đà Dạ
  54. Ta Bà Ha
  55. Ma Ha Tất Đà Dạ
  56. Ta Bà Ha
  57. Tất Đà Du Nghệ
  58. Thất Bàn Ra Dạ
  59. Ta Bà Ha
  60. Na Ra Cẩn Trì
  61. Ta Bà Ha
  62. Ma Ra Na Ra
  63. Ta Bà Ha
  64. Tất Ra Tăng A Mục Khê Da
  65. Ta Bà Ha
  66. Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ
  67. Ta Bà Ha
  68. Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ
  69. Ta Bà Ha
  70. Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ
  71. Ta Bà Ha
  72. Na Ra Cẩn Trì Bàn Dà Ra Dạ
  73. Ta Bà Ha
  74. Ma Bà Lợi Thắng Yết Ra Dạ
  75. Ta Bà Ha
  76. Nam Mô Hắc Ra Đát na Đa Ra Dạ Da
  77. Nam Mô A Rị Da
  78. Bà Lô Yết Đế
  79. Thước Bàn Ra Dạ
  80. Ta Bà Ha
  81. Án Tất Điện Đô
  82. Mạn Đà Ra
  83. Bạt Đà Dạ
  84. Ta Bà Ha

Chia Sẽ Trọn Bộ 🙏 Ảnh Phật Đẹp  🙏 Làm Hình Nền Máy Tính, Điện Thoại

Chú Đại Bi
Chú Đại Bi

Cách Tụng Niệm Chú Đại Bi

Tụng nhanh:

  1. Lớn tiếng, đọc rõ ràng, âm thanh trầm hùng, mục đích khỏi buồn ngủ tránh giải đãi, tránh tâm tán loạn. Nhờ âm thanh trầm hùng đó tạo nên sự mầu nhiệm đánh thức tâm Bồ đề của mình và những người xung quanh.
  2. Cho nên khi tụng Chú Đại Bi trong Đại chúng, bao giờ cái tâm của mình cũng phấn khởi, nghe mầu nhiệm hơn là tụng một mình. Cách tụng này dễ dàng cho những người mới hành trì Chú Đại Bi
Chú Đại Bi
Chú Đại Bi

Niệm thầm:

Chữ niệm được ghép hai chữ kim có nghĩa hiện tại, bây giờ. Nó được nằm trên chữ tâm, như vậy chữ niệm là cái gì đó hiện diện nay trên một khoảnh khắc của ý thức Phật giáo gọi là sát na, vì thế niệm thầm còn gọi là: “Duy niệm” tức là niệm không ra tiếng, ngồi niệm bằng cách tư duy quán tưởng nhớ nghĩ từng câu chú ngay lúc đó, cách niệm này rất khó cho những người mới tập niệm, dễ sinh chán nản, buồn ngủ và giải đãi, tâm dễ tán loạn khó hành trì, cách niệm này dành cho những vị hành trì lâu năm

Hai cách niệm trên là còn niệm tướng, còn thấy người niệm và câu Chú Đại Bi để niệm, cách niệm này gọi là phương tiện niệm, nhờ phương tiện niệm để đạt đến trạng thái tâm vô niệm, là xa lìa tất cả tướng, không trụ vào bất kỳ hình tướng nào để tâm thanh tịnh, thì trí tuệ mới hiển bày.

Cũng giống như ngón tay chỉ mặt trăng, thấy mặt trăng rồi không cần ngón tay chỉ nữa, tức dùng sự đạt lý, qua sông thì cần chiếc bè để qua, qua rồi chúng ta không nên chấp chiếc bè, vì thế đức Phật dạy “Chư Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy” (Trung Bộ Kinh 1, Kinh Ví Dụ Con Rắn, trang 305).

Niệm vô niệm niệm:

Đồng nghĩa vô niệm tức là niệm, “vô niệm” có hai ý “vô tướng” và “vô trụ” vì thế Ngài Lục Tổ Huệ Năng nói:

“Vô tướng là nơi tướng mà lìa tướng

Vô niệm là ngay nơi niệm mà lìa niệm

Vô Trụ là bản tính của con người” 

Tức là hành giả đừng để tâm mình bị ô nhiễm tức phan duyên theo “trần cảnh”* tức là ngay lúc niệm của mình thường lìa cách cảnh, đừng để tâm mình lay động chạy theo trần cảnh, niệm là niệm bản thể của tâm “Chân Như” đó là chơn niệm, quán tưởng kỳ danh’ quán tưởng 84 câu chú Đại bi (niệm trong tâm), niệm mãi, niệm hoài đến khi trong óc, rồi trong tâm luôn có niệm, nhưng về cơ thể thì ‘vô niệm.’

Khi đầy tâm rồi thì mỗi cử động của Tâm đều là niệm (niệm nhập tâm) Thế là niệm đến chỗ vô niệm: Thì bấy giờ đạt đến trạng thái nhất tâm bất loạn. Đó là chơn niệm vậy

Như vậy, niệm Chú Đại Bi là mình luôn luôn nhớ cái tâm đại từ, đại bi của mình là niệm (Phật tính) trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, đều trong chánh niệm đều nghĩ đến Phật, chúng ta không tạo nghiệp bất thiện như không sát sinh giết người hại vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không tham, không sân, không si…thì chắc chắn trong cuộc sống của chúng luôn luôn an lạc, không sợ hãi, không gặp chướng ngại (vô ngại).

Chú Đại Bi Chữ Lớn

Bài kinh chú đại bi chữ lớn, chữ to 7 biến bao gồm 2 phần:

  • Phần 1: Chú từ bi chữ to giọng đọc Chậm
  • Phần 2: Chú từ bi chữ to đọc Nhanh

Chú Đại Bi 108

Bài Chú Đại Bi là sự mầu nhiệm và linh nghiệm không thể bàn cãi của Phật Bồ Tát Quan Thế Âm trong cuộc sống hằng ngày. Kinh Chú Đại Bi 108 biến có chữ lớn – Thầy Thích Trí Thoát mp3

Kinh Chú Đại Bi đã thể hiện lòng từ bi vô lượng của Chư Phật và Bồ Tát dành cho tất cả chúng sinh, mang đến sự tích cực trong tâm trí họ, phát tâm lòng từ và tình yêu thương trong một cơ thể.

7 Biến Chú Đại Bi

7 biến chú đại bi gồm có tiếng, chữ to dễ đọc dễ thuộc

7 biến thì có nghĩa là bạn cần đọc đi đọc lại bài kinh 7 lần. Chú Đại Bi 7 biến là tương đối phù hợp với các Phật tử trì tụng tại nhà hàng ngày, không quá dài và cũng không quá ngắn. Những lưu ý khi trì tụng Chú Đại Bi 7 biến Khi trì tụng Chú Đại Bi 7 biến, quý Phật tử phải cố gắng giữ trạng thái an lạc, điềm nhiên càng lâu càng tốt.

Về vấn đề này cần tập luyện theo thời gian, ban đầu quý Phật tử có thể giữ được 5-10 phút, về sau lâu dần có thể giữ được 1-2 giờ hoặc lâu hơn thế. Cho đến khi quý Phật tử có thể sống trong tâm an lạc đó hàng ngày thì nơi đâu cũng là tịnh độ.

Thích Trí Thoát Chú Đại Bi

Thầy Thích Trí Thoát Chú Đại Bi trì tụng:

Nαm mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại bi tâm đà lα ni.

Nαm mô hắc rα đát nα đα rα dạ dα.
Nαm mô α rị dα bà lô yết đế, thước bát rα dα, bồ đề tát đỏα bà dα, mα hα tát đỏα bà dα, mα hα cα lô ni cα dα. Án tát bàn rα phạt duệ, số đát nα đát tỏα.
Nαm mô tất kiết lật đỏα, y mông α rị dα, bà lô kiết đế, thất Phật rα lăng đà bà.
Nαm mô nα rα cẩn trì hê rị, mα hα bàn đα sα mế, tát bà α thα đậu du bằng, α thệ dựng, tát bà tát đα, nα mα bà già, mα phạt đạt đậu, đát điệt thα. Án, α bà lô hê, lô cα đế, cα rα đế, di hê rị, mα hα bồ đề tát đỏα, tát bà tát bà, mα rα mα rα, mα hê mα hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà dα đế, mα hα phạt xà dα đế, đà rα đà rα, địα rị ni, thất Phật rα dα, dá rα dá rα. Mạ mạ phạt mα rα, mục đế lệ, y hê di hê, thất nα thất nα, α rα sâm Phật rα xá lợi, phạt sα phạt sâm, Phật rα xá dα, hô lô hô lô, mα rα hô lô hô lô hê rị, tα rα tα rα, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ nα rα cẩn trì địα rị sắc ni nα, bα dạ mα nα, tα bà hα. Tất đà dạ, tα bà hα. Mα hα tất đà dạ, tα bà hα. Tất đà du nghệ, thất bàn rα dạ, tα bà hα. Nα rα cẩn trì, tα bà hα. Mα rα nα rα, tα bà hα. Tất rα tăng α mục khê dα, tα bà hα. Tα bà mα hα, α tất đà dạ, tα bà hα. Giả kiết rα α tất đà dạ, tα bà hα. Bα đà mα yết tất đà dạ, tα bà hα. Nα rα cẩn trì bàn đà rα dạ, tα bà hα. Mα bà lị thắng yết rα dạ, tα bà hα.
Nαm mô hắc rα đát nα, đα rα dạ dα.
Nαm mô α rị dα, bà lô yết đế, thước bàng rα dạ, tα bà hα.
Án, tất điện đô, mạn đα rα, bạt đà dạ ta bà ha. (lặp lại 3 lần khi trì biến cuối cùng)

Chú Đại Bi Phi Nhung

“Chú Đại Bi” là một bản kinh được coi là có lợi ích trong việc giải thoát khỏi khổ đau và nỗi buồn, cũng như giúp tăng cường sự an lạc, lòng từ bi và lòng nhân ái. Nó thường được thực hành bằng cách trì tụng (chanted) hoặc tụng niệm nhằm mục đích hồi hướng tâm linh và tạo ra cảm giác bình an trong tâm hồn của người tu hành Phật giáo.

Viết một bình luận