Chia Sẻ Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện [15+ Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Hay Nhất]

Chia Sẻ Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện ❤️️ 15+ Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia ✅ Đón Đọc Những Thông Tin Hữu Ích Nhất Được Tổng Hợp Dưới Đây.

Chia Sẻ Là Gì

Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay. Một trong số đó phải kể đến chính là sự sẻ chia trong cuộc sống. Chia sẻ là hành động tích cực gợi lên sự giúp đỡ gần gũi, rộng lượng, nhân đạo… Chia sẻ hướng tới sự đồng hành cùng hưởng cùng chịu.

Chia sẻ là thể hiện sự san sẻ, sự đồng cảm, cảm thông giữa con người với con người, cộng đồng bằng một hành động, lời nói và thậm chí đơn giản chỉ là bằng những cử chỉ, ánh mắt.

Ý Nghĩa Của Sự Chia Sẻ Trong Cuộc Sống

Tiếp theo sau đây là ý nghĩa của sự chia sẻ trong cuộc sống:

  • Việc chúng ta sẻ chia với người khác sẽ khiến cho người đó cảm thấy thoải mái, tốt hơn, những năng lượng tiêu cực cũng từ đó mà giảm bớt.
  • Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
  • Những mảng đời khó khăn khi được sẻ chia, giúp đỡ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Mời bạn xem nhiều hơn mẫu🌹 Nghị Luận Về Sự Sẻ Chia 🌹 hay nhất

Những Biểu Hiện Của Sự Sẻ Chia

Những biểu hiện của sự sẻ chia được tổng hợp cụ thể sau đây, bạn đọc cùng tham khảo nhé!

  • Luôn sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện của người khác, san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh.
  • Biết cảm thông, thấu hiểu với mọi người, sống chan hòa với mọi người, cho đi mà không mong ngóng được nhận lại.
  • Khi chứng kiến những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, chúng ta biết rung động, cùng chung tay giúp đỡ họ, kêu gọi, tuyên truyền những người xung quanh cung chung tay.

Đặt Câu Với Từ Sẻ Chia

Tham khảo thêm một số gợi ý về cách đặt câu với từ sẻ chia sau đây:

Sẻ chia là một phần trách nhiệm

Sẻ chia cho nhau niềm vui, nỗi buồn

Nếu bạn sẻ chia album thì vị trí và bản đồ đó cũng được chia sẻ.

Chúng ta phải học cách sẻ chia với những người có cuộc sống khó khăn hơn mình

Vợ chồng là mối quan hệ có thể sẻ chia với nhau mọi thứ trong đời

Cô giáo nói với chúng tôi:”Hãy biết yêu thương và sẻ chia

Tôi sẻ chia cho ông lão miếng bánh mì

Tôi đã sẻ chia nỗi buồn với một cô bé

Gửi đến bạn   🍃 Dẫn Chứng Về Sự Sẻ Chia  🍃 chi tiết nhất

Từ Đồng Nghĩa Với Sẻ Chia

Từ đồng nghĩa với sẻ chia đó chính là chia sẻ, san sẻ, giúp đỡ, chia sớt,..

Từ Trái Nghĩa Với Sẻ Chia

Ngược lại từ trái nghĩa với sẻ chia đó là mặc kệ, thờ ơ, bỏ bê, bỏ rơi,..

15 Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Tiêu Biểu

Khám phá ngay 15 ví dụ về sự sẻ chia tiêu biểu được SCR.VN chọn lọc dưới đây:

Tấm Gương Về Sự Sẻ Chia Nổi Tiếng – Mẫu 1

Trong những tháng năm kháng chiến chống Pháp, trên Việt Bắc, ăn cơm cùng với các chiến sĩ bảo vệ, anh nuôi, bao giờ Bác cũng chia đều thức ăn cho cả mâm. Chị Minh Phương giúp việc chăm sóc sức khỏe Bác bày ra cái mẹo ninh gà nhừ, ít nước đặc để riêng cho Bác. Bác biết ý, nói vui: “Thế là khôn ăn cái, dại ăn nước”. Rồi Bác cũng lấy thìa san cho đủ người trong bữa ăn.

Một lần, Văn phòng Chủ tịch nước nhận được một miếng cao đặc mật ong của lãnh đạo nước bạn tặng. Anh em đưa lên Bác để “dùng cho khỏe”. Bác cho gọi đồng chí cấp dưỡng lên, nói: “Chú đem miếng cao này xuống bếp, bỏ vào nồi, đong đủ 24 bát nước, có ít gạo tẻ, gạo nếp càng tốt, đun lên, chia đều cho 24 người của Văn phòng”. Bác cũng chỉ nhận một trong 24 suất ấy. Đồng chí cấp dưỡng tần ngần chưa chịu đi. Bác cười nói: “Làm đi chứ. “Lộc bất tận hưởng” mà chú!”.

Ở khía cạnh yêu thương đồng bào, đồng chí, cấp dưới…, Bác Hồ luôn thể hiện đậm nét với rất nhiều câu chuyện. Trong số đó, có không ít chuyện liên quan đến miếng ăn.

Chúng ta hiểu rằng trong thời kỳ kháng chiến gian khổ, vấn đề ăn no đã khó, được ăn ngon hay thưởng thức những miếng ngon vật lạ lại càng khó. Bác Hồ là người cực lực phản đối đặc quyền đặc lợi nhưng trong một số trường hợp, Người vẫn được cán bộ cấp dưới quan tâm, chăm sóc bằng những khẩu phần tương đối tươm tất hơn so với nhiều người, hoặc được đồng bào, nước bạn biếu tặng những sản vật.

Nhưng Người luôn san sẻ với các đồng chí, với cấp dưới, thông qua những bữa cơm mang tính gia đình, những lần sớt thức ăn…, dù nhiều đồng chí rất ngại nhận, bởi “không dám” “lạm” phần của Bác mà chính là vì muốn Bác được bồi dưỡng để đủ sức khỏe làm việc.

Sự san sẻ phần phần thức ăn của mình đến người khác, Bác đã luôn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương một cách chân thành, thân ái, hoàn toàn không phải là sự ban phát của bề trên.

Câu Chuyện Về Sự Sẻ Chia – Mẫu 2

Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.

  • Cháu ăn đi!

Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:

Ăn đi, Bác cùng ăn…

Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về.

Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin. – Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.

Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn ra rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng rồi…

Qua câu chuyện này Bác đã dạy chúng ta rằng, làm người phải biết quan tâm, sẻ chia với người khác. Chúng ta không nên có thói ích kỉ, chỉ nghĩ cho mình mà nên biết có những hành động thể hiện sự quan tâm tình cảm, qua đó ta sẽ luôn được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng.

SCR.VN gợi ý thông tin về 💧 Lòng Nhân Ái 💧 là gì

Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Chọn Lọc – Mẫu 3

Tối hôm động đất và sóng thần xảy ra trên đất nước Nhật (11/3/2011), một phóng viên thường trú tại Nhật được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi.

Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chẳng còn thức ăn, anh phóng viên chạy lại hỏi thăm. Nhìn thấy cậu bé bị lạnh, anh PV cởi áo khoác trùm lên người cậu. Vô tình bao lương khô, khẩu phần ăn tối của anh bị rơi ra ngoài. Anh nhặt lên đưa cho bé và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

Đứa bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tưởng cậu sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm, để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng.

Ngạc nhiên vô cùng, anh phóng viên hỏi: “Tại sao con không ăn mà lại đem đặt vào đó?” Bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ…!”

Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Hay Nhất – Mẫu 4

Chị Vũ Thị Hà – Giáo viên Trường Mầm non Trưng Vương, thành phố Việt Trì là 1 trong 2 tấm gương tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ được tuyên dương tại Lễ tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2020.

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người cùng với tâm niệm “Sống là cho – đâu chỉ nhận riêng mình”, chị Hà luôn tiên phong trong phong trào hiến máu tình nguyện tại địa phương, cơ sở. Đến nay, chị đã 23 lần tình nguyện cho đi những giọt máu của mình để giúp đỡ người bệnh trong thời điểm nguy cấp.

Chị Hà cho biết: Năm 2011, với suy nghĩ hiến máu tình nguyện là để chia sẻ khó khăn đối với những người bệnh đang cần máu nên tôi đăng ký tham gia. Sau mỗi lần hiến máu, tôi cảm thấy lạc quan, yêu đời hơn vì đã làm được một việc có ý nghĩa cho xã hội, giúp nhiều người bệnh tiếp tục duy trì sự sống.

Không chỉ trực tiếp hiến máu, chị Vũ Thị Hà còn tham gia Câu lạc bộ Ngân hàng máu dự bị tỉnh Phú Thọ, mỗi năm chị đều tham gia hiến máu từ 3 đến 4 lần và tích cực tham gia gạn tách tiểu cầu (Gạn tách tiểu cầu là phương pháp chiết tách tế bào máu chuyên dùng để lấy tế bào tiểu cầu, còn các tế bào máu khác thì trả lại cho người hiến).

Bên cạnh đó, chị luôn tích cực vận động, tuyên truyền hoạt động hiến máu tình nguyện đến cán bộ, giáo viên nơi công tác và bà con địa phương nơi cư trú. Đến nay đã có nhiều đồng nghiệp của chị Hà tham gia hiến máu, đặc biệt có người đã hiến máu trên 10 lần.

Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Ý Nghĩa – Mẫu 5

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bên cạnh sự nỗ lực, chủ động, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh đã có nghĩa cử cao đẹp góp phần san sẻ, hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, tạo nên tinh thần đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.

Bà chủ tốt tính miễn tiền trọ, trong thời gian dịch bệnh em Chu Thị Hồng Hạnh ở xã Quảng Kim (Quảng Trạch), sinh viên Khoa Sư phạm Trường đại học Quảng Bình được nghỉ học tập trung nhưng chưa kịp về quê bởi TP. Đồng Hới đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Cũng chính vì vậy, cuộc sống, sinh hoạt của Hồng Hạnh tại phòng trọ gặp không ít khó khăn.

Thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn của sinh viên và người lao động đang sinh sống tại khu nhà trọ của mình, bà Hoàng Thị Luân, chủ nhà trọ ở địa chỉ số 1, ngõ 67 đường Hữu Nghị, tổ dân phố 6, phường Đồng Phú (TP. Đồng Hới) đã quyết định miễn phí tiền thuê nhà đến hết tháng 9 cho các em sinh viên, người lao động đang trong thời gian thực hiện giãn cách.

Khu nhà trọ của bà Hoàng Thị Luân có 10 phòng với hơn 12 người là sinh viên, lao động tự do đang sinh sống. Bà Hoàng Thị Luân tâm sự: “Dù tôi cũng vất vả, không phải dư thừa gì nhưng vì muốn chia sẻ với những khó khăn của người thuê trọ nên tôi miễn tiền trọ cho mọi người để họ yên tâm, lạc quan cùng vượt qua đại dịch…”.

Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Ngắn Nhất – Mẫu 6

Cách chúng ta nửa vòng Trái Đất, chắc hẳn mọi người sẽ biết tới Bill Gates – tỷ phú của thế giới. Ông trước khi thành công, đã từng từ bỏ trường Đại học nổi tiếng Harvard và cùng nhóm bạn thất bại nhiều lần; đứng lên khỏi vấp ngã và thành lập công ty Microsoft.

Khi thành công, ông đã dùng 95% khối tài sản của mình để sẻ chia, giúp đỡ những người gặp phải khó khăn, bất hạnh trên toàn thế giới. Như vậy, việc làm của Bill Gates chính là hành động của một người giàu lòng sẻ chia và đồng cảm với mọi người.

Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Đặc Sắc – Mẫu 7

  • Ví dụ 1: Năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân.
  • Ví dụ 2: Trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân.

Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Cụ Thể – Mẫu 8

Trong đại dịch Covid – 19 hoành hành khắp nơi , có biết bao nhiêu người phải chịu thiệt thòi do dịch bệnh để lại , nhiều mảnh đời bất hạnh ,…. đồng cảm trước những số phận đó , đã có không ít những vị anh hùng áo trắng xung phong vào vùng dịch để cứu giúp người hoạn nạn ; hay những tấm hảo tâm dựng nên hũ gạo cứu đói , quán cơm không đồng ,… nhưng việc đó đều xuất từ tinh thần đoàn kết dân tộc cũng như là sự đồng cảm , sẻ chia trong mỗi người.

Xem thêm 🌼 Nhân Hậu Là Gì 🌼 dẫn chứng cụ thể

Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Ngắn – Mẫu 9

Vào những cuối năm 2020, lũ lụt, sạt lở đất xảy ra ở miền Trung. Nhà cửa tan nát, đồ đạc, vật chất bị cuốn trôi. Thiệt hại về người, vật chất. Nhưng tất cả không gì cản được tình cảm giữa người với người. Toàn nước Việt Nam đã cùng nhau hướng về miền Trung. Giúp đỡ, ủng hộ tiền, thức ăn, của cải đến tay những người miền Trung. Các mạnh thường quân cũng cùng nhau chia sẽ, ủng hộ họ.

Ví Dụ Về Sự Sẻ Chia Chi Tiết – Mẫu 10

Không đành lòng nhìn nhiều học sinh nghèo đi học xa nhà, lắm khi phải nhịn ăn bữa trưa để ở lại trường kịp học buổi chiều, trong nhiều năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã tự nguyện nấu cơm trưa miễn phí cho hàng chục học sinh. Nhờ tấm lòng nhân ái và sự chia sẻ của cô mà nhiều học trò nghèo được tiếp thêm nghị lực để theo đuổi con chữ.

Cô giáo Trần Thị Thanh Hòa – Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, cũng là một trong những tấm gương giàu lòng nhân ái được người dân yêu mến, không chỉ hăng say, tâm huyết với nghề cô còn là cầu nối thân thiện giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, với những đoàn từ thiện, mang đến nhiều công trình từ thiện thiết thực, có ý nghĩa, đặc biệt với một xã miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn thiếu thốn thì điều đó còn có ý nghĩa hơn.

Những thầy cô giáo dành cả cuộc đời đem con chữ cho những trẻ em ở vùng sâu, vùng xa. Các thầy cô giáo đã vượt suối, băng rừng. Không chỉ truyền dạy cho các em, thầy cô chính là cầu nối giữa các mạnh thường quân và gia đình nhằm chia sẻ khó khăn, quyên góp bút, sách vở để các em có thể tiếp tục đến trường.

Ví Dụ Về Sự Chia Sẻ Ấn Tượng – Mẫu 11

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau, đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”.

Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Dẫn Chứng Về Sự Sẻ Chia Trong Đại Dịch Covid – Mẫu 12

Dẫn chứng 1: 30 triệu đồng là một số tiền không nhỏ, nhất là trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, công việc cũng đang bị ảnh hưởng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhưng gia đình chị Lê Nguyễn Hồng Phương (tại Hà Nội) vẫn quyết định dành tặng số tiền đó cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn tại quê hương mình.

Chị Phương đã nhờ bố mẹ đẻ của mình và chính quyền xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy trao tận tay 2 tấn gạo (tương đương 30 triệu đồng) đến 100 gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại khu 4, xã Thạch Đồng.

Chị Phương tâm sự: Tôi mong rằng những phần quà thiết thực sẽ giúp họ vượt qua mùa dịch đầy khó khăn này. Được đồng hành cùng quê hương vào những lúc cam go là hạnh phúc với người con xa quê như tôi.

Dẫn chứng 2:

Đến khu nhà trọ gia đình ông Trần Văn Tiếp, tổ dân phố Vinh Thịnh Đông, phường Khai Quang (Vĩnh Yên), chúng tôi thấy công nhân thuê trọ ai nấy đều vui mừng khi được chủ nhà đến tận phòng trao tặng những chiếc khẩu trang, bánh xà-phòng rửa tay và thông báo giảm tiền thuê trọ từ tháng 4 đến khi nào hết dịch Covid-19, công việc của mọi người trở lại ổn định.

Gia đình ông Tiếp có 60 phòng trọ đang cho hơn 100 công nhân lao động thuê ở với mức giá từ 700.000 – 1.000.000 đồng/phòng/tháng, điện 2.500 đồng/số, nước 15 nghìn đồng/người/tháng.

Sau khi xem xét nguyện vọng của công nhân lao động thuê phòng đề xuất chủ nhà hỗ trợ trong tình hình dịch bệnh, ông Tiếp đã giảm 50% tiền nhà của ba hộ mặt đường đang phải tạm đóng cửa hàng, giảm từ 50.000 – 100.000 đồng với các phòng phía trong, giảm 5.000 đồng tiền nước/tháng cho mỗi người.

Nêu Dẫn Chứng Về Sự Sẻ Chia Trong Cuộc Sống – Mẫu 13

Câu chuyện đầu tiên được Gala Việc tử tế 2022 gửi gắm đến khán giả trong chương trình năm nay là câu chuyện của nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Lê Quang Long.

Lê Quang Long sinh ra ở Quảng Nam, làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng hiện tại – như Long chia sẻ, anh đang “dành hết tình yêu cho những bạn nhỏ vùng cao”. Và trong hơn 10 năm qua, Long vẫn đều đặn đến những nơi cần sự giúp đỡ. Lê Quang Long đã thắp sáng những mảnh đời khó khăn bằng những dự án thiện nguyện vô cùng ý nghĩa của anh.

Là người sáng lập ra dự án “Những bước chân xanh” – dự án tập trung giúp đỡ các trẻ em và người lao động ở vùng cao. Dự án này của Lê Quang Long đã nhận được sự đồng hành của các bạn trẻ có chung tinh thần tự nguyện, muốn đóng góp sức lực cho các hoạt động nhân văn, mang tính xã hội.

Lê Quang Long và các thành viên trong nhóm đã có một năm chạy không ngừng nghỉ, quyên góp và vận chuyển những nhu yếu phẩm đến người dân trong khu cách ly, phong tỏa tại rất nhiều địa phương.

Song song với “Những bước chân xanh”, Long cùng những người bạn cùng chung chí hướng với anh còn lập thêm dự án “Bếp Hoàng Cầm” – nơi thắp sáng ước mơ no bụng đến trường của rất nhiều em nhỏ vùng cao. Tại mỗi địa điểm mà nhóm đi qua, những bữa ăn ấm nóng sẽ được gửi đến cho trẻ em và người nghèo ở nơi đó.

Lê Quang Long chia sẻ “Mình chỉ tập trung vào những điểm trường bản – nơi các em khó khăn hơn. Ở những nơi này các đoàn khác khó tiếp cận được. Nhóm sẽ hỗ trợ các bữa trưa ở đây, hỗ trợ cả chỗ ăn, chỗ ngủ luôn để các em có bữa trưa ngon giấc, buổi chiều học sẽ tốt hơn”.

“Khi mình đi trải nghiệm, mình gặp những em bé phải mang cơm đến trường vì quãng đường quá xa trong khi cơm thì là cơm trắng, đôi khi có một tí nước canh. Có những bạn có cái ly không có gì hết, phải đi xin cơm của những bạn khác và mình nhận thấy đó là một bất cập rất lớn. Và mình đã quyết định hỗ trợ những bữa cơm trưa cho các trẻ em vùng cao” – Lê Quang Long nói về lý do anh cho ra đời những dự án thiện nguyện của mình.

Gửi đến bạn thông tin 🍃 Tình Yêu Thương 🍃 là gì, ví dụ

Dẫn Chứng Về Sự Cảm Thông Và Chia Sẻ – Mẫu 14

Hành động đồng cảm và sẻ chia không chỉ giới hạn trong không gian, thời gian, một miền quê mà còn là vòng tay nối kết cả thế giới. Cách đây 1 năm, vào ngày 12/1 trận động đất kinh hoàng ở Haiti làm cả thế giới chấn động vì số người chết quá cao và vì Haiti là một đất nước quá nghèo.

Chỉ trong nháy mắt, hơn 230.000 người thiệt mạng và mất tích. Mạnh hơn Haiti 1000 lần, trận động đất 27/2 ở Chile đã gây ra sự tàn phá rất lớn, là một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới khiến gần 1000 người chết và mất tích.

Chỉ sau vài giờ đồng hồ, các quốc gia các tổ chức trên thế giới đã có những hành động thiết thực, viện trợ kịp thời hay tình nguyện xóa nợ đọng của các quốc gia ấy để Haiti và Chile sớm vượt qua khó khăn.

Dẫn Chứng Về Tình Yêu Thương Sự Sẻ Chia – Mẫu 15

Trường mầm non Định Công có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn giàu lòng nhân ái. Một trong số đó là cô giáo trẻ Lê Thị Mai, hiện cô đang là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé C3 – trường mầm non Định Công.

Nhắc đến cô Lê Thị Mai, ai trong trường cũng nghĩ đến sự dịu dàng, nhẹ nhàng, ân cần của cô trong mọi hoàn cảnh. Đó là đức tính rất quan trọng của người giáo viên mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Cô Lê Thị Mai sinh năm 1985, là một cô giáo trẻ, nhiệt tình và xinh xắn. Cô có vóc dáng nhỏ bé, đáng yêu và đặc biệt, cô luôn thân thiện với mọi người xung quanh nên ai tiếp xúc với cô đều yêu mến.

Bởi yêu trẻ nhỏ nên ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường, cô Lê Thị Mai đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo. Năm 2007, ước mơ của cô đã trở thành hiện thực khi cô cầm tấm bằng tốt nghiệp giáo dục mầm non trên tay. Sau đó, cô đã công tác tại trường mầm non Định Công từ năm 2007.

Ngoài ra, cô đã tham gia rất nhiều chương trình thiện nguyện. Ngày 10 tháng 9 năm 2022, cô tổ chức quyên góp, ủng hộ cho 50 trẻ mồ côi đang được sư thầy nhận nuôi tại chùa Thiên Hương, tỉnh Hưng Yên nhân dịp Tết Trung thu. Những đồ cô quyên góp đều bằng hiện vật cụ thể như: lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép đã cũ…

Việc làm ý nghĩa này không chỉ cá nhân cô và gia đình góp sức mà đã truyền được tình yêu thương chia sẻ tới các bậc phụ huynh trong lớp cô phụ trách, giáo dục sự chia sẻ của các bạn nhỏ trong lớp. Kết thúc đợt quyên góp, cô đã nhận được 120 kg gạo, 8 thùng mỳ tôm, 2 thùng bánh kẹo, sữa tươi, dầu ăn, chăn ấm, sáp màu, sách vở, quần áo, dày dép…

Cô Lê Thị Mai là tấm gương điển hình về tấm lòng nhân ái, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc đến những hoàn cảnh khó khăn. Tấm gương của cô đã và sẽ tiếp tục lan tỏa trong trường mầm non Định Công như trong cộng đồng dân cư.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dẫn Chứng Về Tình Yêu Thương 🍀 cụ thể

Viết một bình luận