Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 [26+ Bài Văn Hay Nhất]

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 ❤️️ 26+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Nghị Luận Văn Học Đặc Sắc Được SCR.VN Chọn Lọc Và Chia Sẻ Đến Bạn Đọc.

Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2

Việc lập dàn ý cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 sẽ giúp các em học sinh có được cho mình định hướng làm bài cụ thể. Tham khảo dưới đây cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 dàn ý chi tiết:

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình 2:

  • Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”,…
  • Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.

II. Thân bài

a. 2 câu đầu

  • Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng.
  • Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình.
  • Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya.
  • “Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương.

b. 2 câu tiếp

  • “say lại tỉnh” trong nỗi buồn, nỗi cô đơn ấy người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không những không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn.
  • “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình.
  • Con người chơi vơi giữa một thế giới mênh mông hoang vắng – bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

c. 2 câu tiếp

  • Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập → khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình.
  • “rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.
  • Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình.

d. 2 câu cuối

  • “Ngán” tâm trạng chán chường.
  • “xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu.
  • “Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ.
  • Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu.

e. Khái quát chung

  • Nội dung: thể hiện tâm trạng vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của nữ thi sĩ.
  • Nghệ thuật: đảo ngữ, sử dụng từ ngữ táo bạo,…

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Gửi đến bạn 🍃 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 🍃 15 Mẫu Hay

Mở Bài Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2

Mở bài cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 rất quan trọng trong một bài văn bởi đây là nội dung tạo được ấn tượng đầu tiên với người đọc. Tham khảo gợi ý cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 mở bài như sau:

Giai đoạn vào giữ thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là khoảng thời gian phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam. Thời điểm đó xuất hiện những câu bút rất nổi tiếng và người ta hay nhắc đến nhất là đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều, cùng bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đó là bài thơ Tự tình 2. Qua bài thơ, ta mới hiểu tại sao Hồ Xuân Hương lại được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, là nhà thơ của phụ nữ, chuyên viết về phụ nữ.

Hồ Xuân Hương sống vào giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động. Quê gốc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long. Cuộc đời của Xuân Hương rất truân chuyên, là con vợ lẽ, bản thân cũng đi làm lẽ cho người ta, rồi sớm góa chồng, thậm chí bà góa chồng tận 2 lần. Bà là người có tài lại có sắc, vừa thông minh vừa bản lĩnh.

Về sự nghiệp sáng tác, đến nay chỉ còn lưu lại được 40 bài thơ Nôm, và một số bài thơ chữ Hán chép chung trong tập Lưu Hương ký. Nội dung nổi bật là thể hiện sự cảm thông thương xót đối với thân phận éo le, thiệt thòi của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời trân trọng, khẳng định, đề cao, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn cùng ngoại hình, thể hiện cái khát khao được vươn lên trong cuộc sống, được hạnh phúc sâu sắc của người phụ nữ. Về nghệ thuật, bà luôn tìm cách Việt hóa thơ Đường trong các khía cạnh đề tài, hình ảnh, ngôn ngữ.

Tự tình 2 nằm trong chùm thơ Tự tình, với âm điệu gần giống những câu ca dao than thân xưa. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nên gồm 4 phần, đề, thực, luận, kết. Nội dung chính là mạch tâm trạng của người phụ nữ khi giãi bày tâm tư tình cảm của mình.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Tự Tình 🍀 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Đoạn Văn – Mẫu 1

Tham khảo cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 đoạn văn sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt và triển khai ý văn một cách mạch lạc, ấn tượng.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Đối với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào. Bà là “Chúa thơ Nôm” là con của Hồ Phi Diễn (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và một người thiếp quê ở Hải Dương.

Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”.

“Tự tình” là bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được quân tử yêu thương.

Mở đầu bài thơ là không khí đêm khuya thanh vắng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Không gian được mở ra giữa đêm khuya, thao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh. Không gian cô quạnh, không có bóng người, gợi cho người ta cảm thấy ớn lạnh. Nhà thơ nhận thấy sự cô đơn đang bủa vây lấy con người mình, thấy mình cô độc giữa cuộc đời, cảm giác mình nhỏ bé đến lạ giữa đêm tối lại càng gợi sự cô quạnh và trống vắng, không tìm thấy ánh sáng. Nghe những câu thơ mà thấm thía, tội cho một người phụ nữ lẻ bóng mong được tình yêu đích thực.

Tâm trạng bi đát, mượn rượu giải sầu:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Nhà thơ nói lên tâm trạng và nỗi lòng của mình. Rất buồn, ngồi uống uống chén rượu để quên đi hiện tại, để quên đi sự cô đơn bủa vây nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn. Mượn rượu giải sầu, ai ngờ càng sầu hơn, lại càng gò bó mình hơn trong không gian cô quạnh. Nhìn trăng thấy trăng đã xế bóng mà lại chưa tròn. Vầng trăng như là thân phận của nhà thơ, “Khuyết chưa tròn”: Chưa tuyệt vọng vẫn còn ấp ủ niềm hi vọng. Không biết đến khi nào vầng trăng ấy mới tròn và nhà thơ mới được cảm nhận hạnh phúc của bản thân.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Nhà thơ không say, nhìn cảnh vật ở những nơi khác nhau, mở rộng tầm nhìn: những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. Những hình ảnh rất là ước lệ. Nhìn từ gần sát mình đến xa tít tắp tận chân trời. “Rêu” là loài mỏng manh nhỏ bé, nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, dù ở điều kiện nào nó vẫn phát triển rất là tốt. Cái nhìn khoẻ khoắn, có một sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”

Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí. Nhà thơ cảm thấy ngán ngẩm cho những quy luật của tạo hóa, xuân đi qua, rồi xuân lại đến. Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình.

Tuổi xuân trôi qua mà lại không có tình duyên trọn vẹn. Mảnh tình của mình qua bao ngày ngóng đợi, thì lại phải san sẻ, không được trọn vẹn. Một nỗi buồn chán và thất vọng lại bao phủ. Ý cũng muốn nói đến những người thê thiếp đâu được hưởng niềm hạnh phúc mong ước, mà phải san sẻ cho bao nhiêu người. Thê thiếp thì đâu có tiếng nói, đâu có quyền sắp đặt mọi chuyện.

Đây là một bài thơ vô cùng hay và ý nghĩa. Một bài thơ chứa đựng nỗi buồn và niềm khát khao chân thành. Trong nền thơ trung đại, lần đầu tiên mới có một người phụ nữ dám nói lên điều ấy.

Xem nhiều hơn 🌹 Thơ Hồ Xuân Hương 🌹 Trọn Bộ Bà Chúa Thơ Nôm

Viết Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Của Hồ Xuân Hương – Mẫu 2

Luyện tập viết cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương sẽ giúp các em học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học cũng như kỹ năng viết.

Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, “Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành.

Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX), Hồ Xuân Hương là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng cái không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Bà uy nghiêm, thức tỉnh, trăn trở về đời mình, một cuộc đời lắm éo le, bạc phận: Lấy chồng hai lần, hai lần làm lẽ và hai lần chồng đều chết sớm.

Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau “hồng nhan bạc phận”. Mở đầu bài thơ “Tự tình”, tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc không gian xao xác tiếng gà. Đây là một thứ không gian, thời gian nghệ thuật được vận dụng làm nền cho sự thổ lộ tâm trạng tác giả: “Cảnh khuya văng vẳng trống canh dồn”. “Văng vẳng” chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó vừa biểu thị tâm trạng, không khí, cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Câu thứ hai nhức nhối một tâm sự:

“Trơ cái hồng nhan với nước non”

Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ “trơ”. Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi. Nhà thơ cảm nhận nỗi buồn hồng nhan. Một nỗi buồn “cụ thể” càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã hội, toàn cuộc đời: “nước non”. Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận của người phụ nữ. Không chịu đựng nổi, bà muốn chống lại, thoát khỏi. “Chén rượu hương đưa” là một phương tiện. Không phải phương tiện duy nhất nhưng hầu như là cuối cùng cho một đè nén quá mức. Thế nhưng, bi kịch vẫn cứ là bi kịch:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”.

Câu thơ nữ sĩ gợi nhớ một câu thơ đầy trầm tư của Lí Bạch:

“Dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt
Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu”

Bất lực, câu thơ chuyển sang một sự cám cảnh sinh tình. Hồ Xuân Hương nói:

“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Trong quan điểm thẩm mĩ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ nữ. Câu “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” vừa là một hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm buồn. Cái buồn của một “vầng trăng khuyết”. Đối với thơ xưa, cảnh là tình, cảnh trăng khuyết man mác, gợi nhớ cuộc đời bà. Trong “mời trầu” bà đã ẩn ý suy nghĩ như vậy.

Sang câu 5, 6 tứ thơ như đột ngột chuyển biến. Sự cụ thể trong miêu tả khiến việc tả cảnh trở nên thuần khiết. Một cảnh thực hoàn toàn:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Một sức sống nhờ tài quan sát của bà như quẫy đạp, cựa mình. Cảnh này chỉ có thể là cảnh của “Bà chúa thơ Nôm” chứ không phải của ai khác. Rõ ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nhưng điều đó vẫn không suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương. Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khao khát với cuộc đời khiến cho dù lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống.

Đó là sự lí giải về những phản kháng, đối nghịch trong bản chất bà, tạo nên những vần thơ châm biếm đối lập. Vũ khí ấy hơn hẳn chén rượu “say rồi tỉnh”. Đó là phương tiện kì diệu nâng đỡ tâm hồn bà. Chỉ như thế mới có thể hiểu tâm trạng, tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương, ở hai câu thơ kết:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”.

Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn: “Xuân đi xuân lại lại”, điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình” đang bị san đi, sẻ lại… chia xới. Đối với trái tim thiết tha với đời kia, điều đó như một vết thương, nhức nhối.

Người ta nói rằng thơ là tâm trạng, là một bức thông điệp thẩm mĩ. Đọc “Tự tình”, là thấu hiểu được tâm sự ẩn chứa bi kịch của Hồ Xuân Hương. Là một nhân cách luôn khao khát hạnh phúc, là một tâm hồn tràn đầy sức sống, yêu đời lại bắt gặp toàn những dở dang, bất hạnh, điều đó tạo nên trong thơ bà có khi là môt tiếng thở dài.

Một tiếng thở dài đáng quý của một người có hoài bão nhưng không thể thực hiện được, trách nhiệm là ở phía xã hội phong kiến, một xã hội mà hạnh phúc riêng đã đối lập thật gay gắt với cơ cấu xã hội chung. Trong chiều hướng ấy, “Tự tình” là một bài thơ đòi quyền hạnh phúc, một lời phản kháng độc đáo lại chứa chan tiếng nói bênh vực của người phụ nữ, tạo được sự thấu hiểu, đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, trắc trở.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Hay Nhất – Mẫu 3

Đón đọc dưới đây bài cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 hay nhất được chọn lọc chia sẻ đến bạn đọc và các em học sinh.

Người phụ nữ từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Nhắc đến những cây bút chuyên sáng tác về người phụ nữ, không thể không nhắc tới Hồ Xuân Hương. Trong khi tàng tác phẩm bà để lại cho văn học dân tộc, “Tự tình” chính là một phẩm tiêu biểu. Bài thơ chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình hay chính là tâm trạng người nữ sĩ. Đặc biệt là nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình.

Mở đầu bài thơ, người đọc cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Đêm khuya thanh vắng, người ta bắt đầu suy tư và tâm trạng. Nhân vật trữ tình ở đây cũng vậy. Màn đêm buông xuống, không gian tĩnh lặng, chỉ nghe thấy tiếng “trống canh” vọng lại từ xa. Thời gian lặng lẽ trôi qua, những cơn sóng cảm xúc dần cuộn xoáy khiến lòng người trăn trở, thao thức. “hồng nhan” thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng.

Trong câu thơ, nó là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình. “Hồng nhan” kết hợp nghệ thuật đảo từ “trơ” lên đầu câu thơ nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ. Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ ấy nhận ra sự nhỏ bé, lẻ loi và thân phận éo le của mình. Tiếng trống canh vang vọng giữa đêm khuya chỉ càng sát muối thêm vào nỗi cô liêu, trống vắng trong cảnh vật và tâm trang buồn tủi trong tâm hồn người nữ sĩ.

Trong dòng cảm xúc ngổn ngang ấy, bà tìm đến rượu để quên sầu:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Những tưởng bấy nhiêu chua xót đã khiến tâm hồn người phụ nữ chai sạn lại. Nhưng, bởi vì trái tim vẫn đập nên nỗi đau vẫn còn. Giống như người xưa thường mượn rượu giải sầu. Nữ sĩ cũng muốn mượn men say để quên đi hết thảy. Song càng uống càng tỉnh, càng càng cảm nhận thấm thía nỗi đau khổ của bản thân. Nỗi đau thân phận không mảy may xê dịch, ngược lại ngày càng quặn thắt.

Người nữ sĩ dời mắt ra xa kia để ngắm vầng trăng sáng, mong muốn kiếm tìm niềm vui nhỏ bé. Nhưng lại chẳng viên mãn. Trăng kia “khuyết chưa tròn” phải chăng cũng ngụ ý cho bi kịch và hạnh phúc không trọn vẹn của bà. Tuổi xuân đã dần qua đi mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.

Đau xót dồn nén dần chuyển hóa thành nỗi bi thương, phẫn uất và ý muốn đấu tranh:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Rêu trong câu thơ mang ngụ ý vô cùng sâu sa. Nó vốn chỉ là sinh vật yếu ớt, nhưng từng đám vẫn hiên ngang vươn mình xiên ngang mặt đất để đón ánh mặt trời. Đá cũng vậy, dù nhỏ bé so với bầu trời nhưng vẫn đua nhau đâm toạc chân mây, khẳng định sự hiện diện của mình. Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ đã nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Sự phản kháng, phẫn uất ấy của thiên nhiên phải chăng cũng chính là sự phẫn uất, phản kháng của người phụ nữ trước số phận hẩm hiu của mình.

Người phụ nữ cô độc, tủi hờn khoảnh khắc đó dường như giật mình tỉnh ngộ. Không cam chịu không lặng lẽ gặm nhấm bi ai mà muốn mạnh mẽ sống như rêu như đá, phá hủy tất cả những thứ ràng buộc, giam cầm và chà đạp cuộc đời mình.

Tuy vậy, khao khát chỉ là trong nghĩ suy. Thực tế với bao dối trá, bất hạnh vẫn còn đó. Nhân vật trữ tình lại quay về với hiện thực phũ phàng của tình duyên ngang trái:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Nỗi chán chường mới phai nhạt chưa được bao lâu đã vội vàng trở lại trong lòng thi sĩ. Thuận theo quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, xuân đi rồi xuân sẽ lại tới. Nhưng con người thì không như vậy. Tuổi thanh xuân của người phụ nữ một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại. Bà đã chờ, nhưng không chờ được niềm hạnh phúc trọn vẹn.

“Mảnh tình” bé nhỏ vô cùng còn phải san sẻ với người khác. Ngay từ đầu không có được tình yêu trọn vẹn, đến khi tìm đến được lại phải san nhỏ, bi ai biết bao. Nhân vật trữ tình dường như đã rơi vào tâm trạng bế tắc, không lối thoát. Dù khát khao đấu tranh đến đâu, trước sự chèn ép của thực tại, nhân vật trữ tình cuối cùng vẫn lại quay về với nỗi buồn đau canh cánh ấy thôi.

Bài thơ khép lại nhưng những suy tư của nhân vật trữ tình thì vẫn quẩn quanh mãi. Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. Các từ ngữ giản dị kết hợp với nhiều động từ mạnh và từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn tác giả.

Đặc biệt dùng những hình ảnh giàu sức gợi để diễn tả chân thực những cung bậc cảm xúc trong tâm trạng của người phụ nữ. Từ đó, người đọc không chỉ cảm nhận được nỗi cô đơn, đau xót của người phụ nữ mà còn cảm nhận được sự cứng cỏi, mạnh mẽ và tâm hồn nhạy cảm của họ.

“Tự tình 2” vừa là tiếng lòng riêng của Hồ Xuân Hương vừa là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời. Với những giá trị ấy, bài thơ xứng đáng là một trong những thi phẩm xuất sắc ấn tượng nhất của nữ sĩ Xuân Hương. Đồng thời là thi phẩm tiêu biểu mà cả dân tộc luôn trân trọng.

Tiếp theo đón đọc 🌹 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌹 15 Bài Hay

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Dài Nhất – Mẫu 4

Bài văn cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 dài nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Xã hội phong kiến xưa luôn tôn thờ chế độ “Trọng nam, khinh nữ” khiến cho cuộc đời và số phận của những người phụ nữ vô cùng bấp bênh, đau khổ. Họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho bản thân, luôn phải sống dưới cái bóng quá lớn của khuôn khổ “Tam tòng, tứ đức”. Tuy nhiên, trước số phận nghiệt ngã ấy, có những người chọn cách im lặng, cam chịu, nhưng cũng có những người dám đứng lên để đấu tranh cho khát khao hạnh phúc của bản thân.

Hồ Xuân Hương là một người như vậy. Bà là một trong số rất ít nhưng nhà văn nữ ở thời đại này nhưng ở Hồ Xuân Hương lại nổi bật một cá tính riêng không trộn lẫn. Là một “nhà văn phụ nữ viết về phụ nữ”, Hồ Xuân Hương đã dám cất lên tiếng nói để bộc lộ tâm sự, suy tư thầm kín. Có lẽ cũng bởi cuộc đời long đong lận đận của mình mà các sáng tác của Hồ Xuân Hương chủ yếu nói về người phụ nữ, nhất là những người mang thân phận làm lẽ. Bài thơ “Tự tình II” như nói lên tất cả

Không chỉ sáng tác thơ chữ Hán, mà các sáng tác thơ Nôm của bà cũng vô cùng phong phú. Chính vì vậy, “ông hoàng thơ tình Xuân Diệu” đã ưu ái gọi bà là “bà chúa thơ Nôm”. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chum ba bài “ Tự tình”, thể hiện rõ tài năng cũng như phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương. Đó là sự hòa quyện giữa một chất thơ trữ tình cùng sự táo bạo, dí dỏm. Bài thơ “Tự tình II” chan chứa nỗi đau thầm kín, bộc lộ cảnh ngộ, thân phận và nhân cách, bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

Tâm trạng của Hồ Xuân Hương bắt đầu trong một không gian vô cùng đặc biệt:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”.

“Đêm khuya” là khoảng thời gian mà vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Đó cũng là khoảng thời gian con người gạt bỏ hết những trăn trở, âu lo để trở về với hạnh púc gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Nhưng với những người phụ nữ cô đơn, thì “đêm khuya” chính là lúc con người ta chất chứa nhiều tâm sự, là khoảng thời gian tâm tư sâu lắng nhất, thấm thía nhất nỗi bất hạnh, cô đơn đến tột cùng.

Hồ Xuân Hương cũng vậy, khi màn đêm bao trùm lấy cảnh vật, cũng là lúc bản thân phải tự đối diện với lòng mình. Trong cái không gian tĩnh mịch ấy, bỗng “văng vẳng” tiếng “trống canh”. “Trống canh” là báo hiệu của thời gian, nay kết hợp với từ láy tượng thanh “văng vẳng” khiến âm thanh như từ xa vọng về, đầy ma mị, rối bời.

Từ “dồn” như muốn nói lên sự dồn đuổi của thời gian lên cảnh vật, như thúc giục mọi người. Tuy nhiên, cấu trúc đảo ngữ đã khẳng định đây không chỉ là sự dồn đuổi của thời gian lên cảnh vật mà còn là sự dồn đuổi của tuổi trẻ giữa cái vòng tuần hoàn ngày-đêm của tạo hóa. Nếu như thời gian của cuộc đời là vô thủy, vô trung thì thời gian của đời người là hữu hạn. Giữa không gian yên ắng ấy là hình ảnh người phụ nữ lọt thỏm giữa bốn bề vắng lặng:

“Trơ cái hồng nhan với nước non”.

“Trơ” có nghĩa là trơ trọi, được đặt ở đầu câu gây ấn tượng mạnh. Người phụ nữ trơ trọi giữa không gian lạnh lẽo, yên ắng. Từ “trơ” cũng có nghĩa là tủi hổ, bẽ bàng trước số phận lẻ loi, tình duyên không trọn. Từ xưa đến nay, người ta dùng từ “hồng nhan” để chỉ người con gái đẹp với hàm ý nâng niu, trân trọng. Nhưng Xuân Hương lại nói “cái hồng nhan” thì nghe thật rẻ rúng, mỉa mai.

“Cái hồng nhan” “trơ” với nước non không chỉ là dầu dãi mà còn là cay đắng, gợi nên sự bạc phận, xót xa. Tuy nhiên, “cái hồng nhan” khi đặt trong thế đối sánh với “nước non” như một thoáng kiên cường, mạnh mẽ, như một sự thách thức, kiêu hãnh của một tâm hồn đầy cá tính. Biện pháp đảo ngữ cho thấy bên cạnh nỗi đau Xuân Hương còn là một bản lĩnh Xuân Hương.

Sau những giây phút cô đơn, lạc lõng là những bế tắc, tuyệt vọng:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Trong sự cô đơn, người phụ nữ ấy tìm đến rượu để quên đi nỗi đau nhưng càng uống thì lại càng như nuốt tủi, nuốt hận vào lòng. Cụm từ “say lại tỉnh” như vẽ ra một cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, không có lối thoát. Bà tìm đến vầng trăng-người bạn tri kỉ muôn đời của những tâm hồn cô đơn với khao khát trăng sẽ chia sẻ nỗi niềm cô đơn, buồn tủi ấy. Nhưng vầng trăng cũng “khuyết chưa tròn”.

Bằng việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã tạo nên sự đồng điệu giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Vầng trăng đã ở phía bên kia bầu trời mà vẫn khuyết cũng như tuổi xuân của con người đã trôi qua mà tình duyên chưa trọn vẹn. Tất cả những cố gắng thoát ra khỏi nỗi đau đều không thành, cuối cùng lại càng bế tắc khôn nguôi.

Sự bế tắc ấy đã khiến nhân vật trữ tình trào dâng nỗi niềm phẫn uất. sự phẫn uất ấy cuộn chảy mạnh mẽ, thấm cả vào cảnh vật:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.

“Rêu”, “đá” là những sự vật nhỏ bé, vô tri, không được coi trọng. Nữ sĩ sử dụng hình ảnh của những sự vật bé nhỏ, hèn mọn, kết hợp với các động từ mạnh “xiên’, “đâm” để nói lên sức mạnh phản kháng trào dâng. Biện pháp liệt kê một lần nữa xuất hiện như muốn khẳng định thêm nỗi lòng phẫn uất của nhà thơ. “Rêu xiên ngang mặt đất”, “đá đâm toạc chân mây” như vách đất mà hờn, vạch trời mà oán. Ẩn sau những hình ảnh bình dị, giản đơn ấy, có lẽ chúng ta lại thấy bóng dáng của những người phụ nữ.

Xã hội phong kiến quá bất công, khiến những người phụ nữ bé nhỏ phải oằn mình lên để chống đỡ. Qua cách miêu tả đầy tinh tế, cảnh vật hình như đang cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong bế tắc. Biện pháp tả cảnh ngụ tình đã thể hiện rõ bản lĩnh, cá tính và khát vọng mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương. Đó là khát khao hạnh phúc, khát khao được yêu thương trọn vẹn.

Hồ Xuân Hương có thể nói là một người phụ nữ cá tính, mạnh mẽ. Trước những sóng gió cuộc đời, bà vẫn luôn tự tin, kiêu hãnh. Tuy nhiên, dù tự tin, kiêu hãnh là thế, những cuối cùng, bà vẫn không thể vượt qua thân phận mình trong vòng vây của xã hội phong kiến. Sau tất cả sự cô đơn, tuyệt vọng, phẫn uất, đọng lại là tâm trạng ngán ngẩm, chán chường:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”.

Từ “xuân” trong thơ Hồ Xuân Hương thật đa nghĩa. “Xuân” là mùa xuân của đất trời, là mùa của vạn vật sinh sôi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng “xuân” cũng là tuổi xuân của con người. Mùa xuân qua đi rồi mùa xuân lại đi tới, tạo hóa vẫn tuần hoàn với muôn ngàn hoa lá, cỏ cây. Chỉ có tuổi xuân của đời người qua đi mà vĩnh viễn biến mất.

Xuân đi rồi xuân lại, hai từ “lại” xếp cạnh nhau những mang hai ý nghĩa. Từ “lạị” thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, còn từ “lại” tiếp theo mang ý nghĩa là sự tuần hoàn, quay trở lại. Thời gian của cuộc đời cứ thế vô tình trôi qua, cứ mỗi mùa xuân trở lại là ngày xanh của tuổi trẻ lại lần lượt ra đi. Tổi trẻ thì cứ lặng lẽ kết thúc, trong khi tình duyên vẫn mãi chẳng vẹn đầy:

“Mảnh tình san sẻ tí con con”.

Nhịp thơ 2/2/1/2 và nghệ thuật giảm dần làm cho nghịch cảnh trở nên éo le. Mọi người thường hay nói “mối tình”, “cuộc tình”, chứ “mảnh tình” thì nghe thật mâu thuẫn. Cụm từ “mảnh tình” khiến người đọc liên tưởng đến điều gì đó nhỏ nhoi, ít ỏi. Đau đớn hơn, “mảnh tình” đã bé, đã ít lại còn phải đem ra san sẻ, cuối cùng chỉ còn lại “tí con con” xót xa, tội nghiệp. Lời thơ quả thực cất lên từ sâu thẳm trong trái tim người đàn bà lẽ mọn với nước mắt đắng cay và tận cùng đau khổ.

“Tự tình II” thể hiện đặc sắc tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhân vật được khắc họa thành công qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, ngôn từ tinh tế nhưng vẫn rất tự nhiên. Bài thơ là những lời bộc bạch vừa buồn tủi, vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên những vẫn rơi vào bi kịch. Thế nhưng đó không chỉ là nỗi đau của riêng bà.

Xuân Hương ôm trong mình nỗi đau của cả một thời đại. Nhà thơ cất lên tiếng nói nhân văn cho số phận, khát khao của những người phụ nữ trong xã hội xưa khi mà với họ, hạnh phúc là một chiếc chăn qua hẹp Qua đó, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Có thể nói, đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương. Đó là sự thống nhất giữa một trái tim yếu mềm, đa cảm, nhiều yêu thương và một bộ óc mẫn tiệt, thông tuệ.

Trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam, ta thấy Xuân Hương nổi bật lên giữa tất cả các khuôn mẫu thông thường. Dù chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé nhưng dám cất lên tiếng nói đòi quyền hạnh phúc, dám nói lên khát khao được yêu thương.

Qua bài thơ “Tự tình II”, ta thấy được tài năng cũng như trái tim nhân hậu của Xuân Hương. Dù cho có đau khổ, bế tắc thì vẫn luôn kiên cường, mạnh mẽ. Hình ảnh của Xuân Hương như một tấm gương sáng ngời về một người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh, tài năng, nhân hậu mà những người phụ nữ ở thời đại trước hay thời đại ngày nay đều nên học tập.

Không chỉ “ Tự tình II” mà tất cả những sáng tác của bà đều sẽ mãi in dấu trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ. Bởi ở bà, ta thấy được một con người mang đầy tinh thần nhân đạo, là một Xuân Hương “kì nữ, kì tài”.

Mời bạn tham khảo 🌠 Cảm Nhận Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🌠 15 Bài Biểu Cảm Hay

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Ngắn Gọn Nhất – Mẫu 5

Bài cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 ngắn gọn nhất sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Trong nền văn học Việt Nam đã ghi dấu ấn của bao tác giả khác nhau. Một trong những thi sĩ để lại ấn tượng mạnh mẽ với chất văn thơ riêng biệt, mạnh mẽ và đầy cá tính không thể không nhắc đến “Bà Chúa Thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương. Bà đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ với nền văn học. Một trong số đó chính là bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình.

Mở đầu bài thơ, tác giả mở ra trước mắt bạn đọc khung cảnh đêm khuya thanh vắng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Đêm đã về khuya, không gian càng thêm vắng vẻ, tĩnh lặng. Văng vẳng ngoài xa là tiếng trống dồn canh lan tỏa trong không gian rộng lớn bị bao trùm bởi màn đêm đen tối u tịch. Trong sự tối tăm, tĩnh lặng đến đượm buồn ấy là hình ảnh nữ thi sĩ tài hoa còn thức ngồi “trơ” lại với cảnh vật cô đơn, lẻ bóng pha chút đắng cay của một con người có tài, có sắc nhưng chuyện tình cảm lại hẩm hiu, bạc bẽo với một trái tim khao khát tình yêu. Không thể chịu nổi sự cô đơn hiu quạnh ấy, bà đã tìm đến chén rượu để giải sầu:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Rượu không những không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn. Trong hoàn cảnh ấy, chỉ có vầng trăng “bóng xế khuyết chưa tròn” làm bạn cùng nữ thi sĩ, chứng kiến những đau khổ, bất hạnh của bà nhưng trăng ở cao quá không thể an ủi được nỗi lòng của một người con gái chịu nhiều tổn thương.

Vầng trăng “chưa tròn” hay cũng chính là hoàn cảnh, chuyện tình cảm của bà vẫn còn dang dở, chưa được trọn vẹn, chưa được đến bến bờ gọi là hạnh phúc. Trước không gian bao la rộng lớn và những trằn trọc của chính cuộc sống đã làm cho nữ thi sĩ thêm trơi trọi, bất lực trước nỗi cô đơn của chính mình.

Trong sự cô đơn ấy, tác giả bộc lộ rõ nét những cá tính của mình:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Động từ “xiên ngang, đâm toạc” thể hiện sự mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập nói lên khát vọng muốn nổi loạn, phá tung, đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình của nữ thi sĩ. Vài đám rêu, mấy hòn đá ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất càng làm cho không gian trở nên đìu hiu hơn, thiếu sự sống tươi trẻ của con người. Nghệ thuật đảo ngữ đã giúp tác giả diễn tả cá tính thơ văn mạnh mẽ của mình.

Chúng ta cũng đã từng bắt gặp cá tính ấy trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với cách dùng từ độc đáo đã khắc họa thành công khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đìu hiu, vắng lặng.

Hai câu thơ cuối cùng diễn tả tâm trạng ngán ngẩm của bà:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Xuân đến, xuân đi rồi xuân lại đến là sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa khiến cho bà ngán ngẩm, chán chường. “Xuân” không chỉ la mùa tươi đẹp, xanh mát trong năm mà nó cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ với những khao khát mãnh liệt trong tình yêu nhưng không có được tình yêu, không được tình yêu đáp trả.

Mối tình duyên nhỏ bé của riêng bà nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim. Hai câu thơ là những lời nói diễn tả hiện thực đầy cay đắng, chua chát đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu của Hồ Xuân Hương.

Bài thơ đã thể hiện tân trạng đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu và những nỗ lực vươn lên, khao khát có được hạnh phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch của nữ thi sĩ. Không những vậy, bài thơ còn thể hiện tài năng hơn người của nữ thi sĩ trong việc xây dựng nghệ thuật độc đáo (đảo ngữ, sử dụng những động từ, tính từ mạnh…).

Nhiều năm tháng qua đi nhưng chất riêng trong thơ của Hồ Xuân Hương vẫn là những dấu ấn riêng biệt không thể nhầm lẫn và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Bài thơ không chỉ thể hiện cá tính của bà mà còn góp một phần quan trọng vào việc làm phong phú kho tàng thơ văn của dân tộc.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Cảm Nhận Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng 🌼 15 Bài Biểu Cảm Hay

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Siêu Ngắn – Mẫu 6

Tham khảo bài cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 siêu ngắn với những ý văn ngắn gọn và các luận điểm cơ bản nhất.

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, là một trong số những gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu và xuất sắc của nền văn học trung đại. Là một người phụ nữ tài năng, có cá tính nhưng cuộc đời, đường tình duyên lại éo le, lận đận. Đồng cảm với số phận của những người phụ nữ, những sáng tác của bà vừa là tiếng nói cảm thương cho số phận người phụ nữ vừa là sự ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của họ. Bài thơ “Tự tình” (bài II) là một trong số những sáng tác tiêu biểu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã thể hiện một cách rõ nét nỗi cô đơn, trống vắng, bẽ bàng cho số phận mình của nhân vật trữ tình.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.

“Đêm khuya” vừa là thời gian tả thực nhưng đồng thời cũng chính là thời gian nghệ thuật, là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. “Đêm khuya” chính là thời khắc của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp vợ chồng và cũng chính vì thế, nó cũng chính là khoảnh khắc người vợ lẽ cảm nhận sâu sắc, thấm thía và đầy đủ nhất nỗi cảnh cô đơn, sự bất hạnh của thân phận mình.

Đêm đã về khuya nhưng nhân vật trữ tình vẫn chưa ngủ, tiếng trống canh nơi đồn ải cứ thế vọng lại như nhắc nhở một cách đầy quái ác về sự trôi chảy của thời gian trên thân phận trớ trêu, “chăn đơn, gối chiếc”.

Nhà thơ dùng hai chữ “hồng nhan” để chỉ người phụ nữ vẫn còn xuân sắc, xuân tình. Ấy vậy mà cứ phải “trơ” ra, không một ai ngó ngàng, đoái hoài tới. Chữ “trơ” được đặt lên câu thơ đã mang lại nhiều nét nghĩa độc đáo, đó vừa là sự phơi bày vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng đồng thời đó còn chính là sự chai sạn khi phải khoe sắc đẹp của mình trước không gian rộng lớn.

Và để rồi, điều đó đã cho thấy sự bẽ bàng, tủi hổ của nhân vật trữ tình. Thêm vào đó, câu thơ với nghệ thuật đối giữa “cái hồng nhan” với “nước non”, giữa cái nhỏ bé của con người với cái rộng lớn của không gian đã làm bật nổi sự cô đơn, trống vắng của nhân vật trữ tình. Buồn đau, bẽ bàng với số phận cô đơn, nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải sầu nhưng đó cũng chính là lúc nàng càng cảm thấy bế tắc, đau đớn và xót xa cho số phận của mình.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Uống rượu để quên đời, để quên đi nỗi cô đơn của bản thân nhưng không quên được, “say lại tỉnh”, khao khát sự thỏa mãn nhưng nhìn lên trời chỉ thấy đêm tàn trăng khuyết. Vầng trăng ấy vừa là vầng trăng thực nhưng đồng thời đó cũng chính là vầng trăng của tình duyên, của hạnh phúc lứa đôi mà nhân vật trữ tình khao khát có được. Để rồi, hơn bao giờ hết, nhân vật trữ tình cảm thấy buồn tủi, cay đắng, xót xa cho số phận mình khi tuổi xuân đã dần qua đi mà hạnh phúc, tình yêu vẫn còn dang dở, chưa vẹn tròn.

Đau đớn, tủi khổ cho số phận mình, nhưng người phụ nữ ở đây không chịu bó buộc bởi điều đó, nàng tìm cách để phản kháng lại số phận của mình.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Thế giới hình tượng thơ Xuân Hương bao giờ cũng hoạt động thật mạnh mẽ và đầy huyên náo. Với việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc”, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên như đang cố gắng cựa quậy bứt phá, không chịu đầu hàng trước số phận. Những hình tượng thiên nhiên ấy xét đến cùng chính là sự phẫn uất, phản kháng của nhân vật trữ tình trước số phận. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương.

Cố gắng phản kháng lại số phận nhưng cuối cùng nhân vật trữ tình cũng không thể vượt thoát được số phận và vì thế nhà thơ đã chấp nhận số phận bằng một tiếng thở dài đầy ngao ngán.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.

Hai chữ “xuân” được tác giả sử dụng thật độc đáo trong cùng một câu thơ. Mùa xuân quay trở lại cũng có nghĩa đó là lúc tuổi xuân trôi đi, con người không thể nào níu giữ. Và để rồi, nhân vật trữ tình cảm thấy ngán ngẩm, chán chường trước sự thật phũ phàng. Thêm vào đó, nghệ thuật tăng tiến đã làm cho hoàn cảnh đã éo le nay càng trở nên đau xót, đáng thương hơn. Mảnh tình đã bé nay lại còn phải san sẻ để rồi chỉ còn lại “tí con con”. Thử hỏi, điều đó, làm sao không khiến con người ta buồn, chán nản và bất lực buông xuôi cho được?

Tóm lại, bài thơ “Tự tình” (bài 2) của Hồ Xuân Hương với thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị đã thể hiện một cách chân thực và rõ nét bi kịch, nỗi đau đớn, xót xa cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, qua bài thơ cũng cho chúng ta thấy khát khao hạnh phúc cháy bỏng của Hồ Xuân Hương nói riêng và những người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

Giới thiệu 🌹 Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Tự Tình 2 Đạt Điểm Cao – Mẫu 7

Để viết bài văn cảm nghĩ về bài thơ Tự tình 2 đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý làm bài đặc sắc dưới đây:

Hồ Xuân Hương, nữ sĩ nổi tiếng thế kỉ XVIII đã được nhà thơ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà chúa thơ Nôm”. Theo giai thoại lưu truyền trong dân gian thì bà là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, có rất nhiều bạn văn chương. Tuy thế, đường tình duyên của nữ sĩ lại vô cùng lận đận, mấy lần lấy chồng đều không toại nguyện, vì thế mà bà luôn sống trong tâm trạng cô đơn. Bài thơ Kể nỗi lòng (Tự tình II) có lẽ được sáng tác trong hoàn cảnh ấy.

Trong một ngày thì lúc hoàng hôn hay đêm khuya thanh vắng thường dễ gợi buồn nhất. Với những người đa cảm như Xuân Hương, đây là thời điểm mình sống thực với lòng mình và chắc là tâm trạng của bà sau bao sóng gió cuộc đời cũng chẳng khác mấy tâm trạng Thuý Kiều khi một mình một bóng trước ngọn đèn khuya:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa!

Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.

Bước chân của đêm tối mới nặng nề, chậm chạp làm sao! Chậm chạp nhưng nó vẫn đi, còn tâm trạng buồn thương của con người trong đêm khuya thì lắng đọng và chốc chốc lại như dồn như thúc, như chồng chất thêm lên khiến cho lòng càng nặng trĩu. Nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay.

Hồng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Nhưng lại gọi với ý mỉa mai là cái hồng nhan thì nữ sĩ đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác. Chao ôi! Biết bao là xót xa, hờn tủi trong cách gọi bất bình thường ấy! Lại còn trơ ra đó với nước non, có nghĩa là đã chai sạn mọi cảm giác, cảm xúc chứ không phải là trơ trọi trước cảnh nước non dào dạt sức sống, sức yêu. Đó là tình cảnh và tâm trạng bi đát của nữ sĩ ở giờ khắc đặc biệt này.

Tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Muốn mượn chén rượu thơm để say cho quên hết mọi đau khổ, bẽ bàng, lỡ lầm, dối trá… nhưng khổ nỗi không sao quên được. Hết say lại tỉnh mà bao hững hờ, dối trá của người đời vẫn sờ sờ ra đó và nỗi bẽ bàng, đau khổ của mình thì cũng cứ còn nguyên. Ước mong có được một mảy may bù đắp, một chút an ủi mà nào có được! Vầng trăng bóng xế giống như đời mình đã ngả chiều. Chờ đợi mỏi mòn mà ước mong cũng như vầng trăng kia cứ khuyết chưa tròn. Vậy thì biết đến bao giờ trăng mới tròn, hỡi trời!

Tỉnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Niềm tin của nữ sĩ vẫn còn, trước hết là tin ở lòng mình, sức mình. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu trong đá:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mấy, đá mấy hòn.

Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu, đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt của thiên nhiên. Mình là con người nên đâu có thể dễ dàng biến thành gỗ đá được?!

Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tỉnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Khổ nỗi, thực tế xã hội với bao dối trá, lạnh nhạt, chưa kể áp bức, bất công… vẫn nhơn nhơn còn đó. Mà trái tim luôn rạo rực cảm xúc của nữ sĩ đâu có chịu im tiếng. Nó có nhu cầu cấp thiết là được bày tỏ và chia sẻ:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

Ngày tháng cứ tuần tự trôi qua. Xuân đi xuân lại lại theo nhịp tuần hoàn của đất trời, nhưng trước đôi mắt đầy tâm trạng của nữ sĩ thì nó lại như một sự cố tình trêu ngươi, vì mùa xuân của đời người chỉ có qua đi mà không bao giờ trở lại. Vậy thì có đáng buồn, đáng chán hay không? Ngẫm đến mình thì tuổi xuân trôi qua đã lâu, tình thì chỉ còn một mảnh.

Cụ thể hoá tình yêu đến như thế thì quả là nữ sĩ không chỉ chán chường mà còn ngao ngán đến cực độ. Tuy nhiên vẫn chưa phải là tuyệt vọng. Dẫu tình yêu, tình đời chỉ còn một mảnh tí con con nhưng nữ sĩ vẫn muốn, tiếp tục đem san sẻ với mong ước chân thành là để cho nhân tình thế thái đỡ xanh như lá, bạc như vôi. Đọc kĩ câu thơ, ta nghe như nỗi hờn giận, đau xót thấm đến tận chân tơ kẽ tóc, đến từng tế bào nhưng nữ sĩ vẫn không nguôi hi vọng.

Bài thơ kể nỗi lòng in đậm dấu ấn cá tính và phong cách thơ Xuân Hương. Đúng là bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hể bi lụy. Cốt cách cứng cỏi, tâm hổn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy. Dù buồn đến đâu thì nữ sĩ vẫn đắm say, thiết tha với cuộc sống. Đó là điều cốt lõi rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ Nôm”.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Bài Thơ Ông Đồ 🍀 12 Bài Văn Hay Nhất

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Tài liệu văn cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 học sinh giỏi sẽ mang đến những góc nhìn và cách cảm thụ văn học sâu sắc giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết.

ồ Xuân Hương (1772-1822) là một nữ sĩ nổi tiếng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Bà sinh ra trong một gia đình có nề nếp gia giáo và được hưởng cuộc sống êm đềm sung sướng tuổi thơ ấu. Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái giá với người khác, thế nên bà thường ít tuân theo những ràng buộc lễ nghĩa, gia giáo như phụ nữ đương thời, nhưng với bản tính thông minh sẵn có bà rất nhiệt tình với học hành, thi phú và trở thành một hiện tượng trong nền văn học trung đại lúc bấy giờ.

Cả đường đời và đường thơ của Hồ Xuân Hương luôn ẩn chứa sự phong lưu, phóng khoáng, tuy nhiên trong đó người ta cũng nhìn ra được rằng, dẫu bản thân bà cố gắng thoát khỏi sự kìm kẹp với phụ nữ của chế độ phong kiến thế nhưng có vẻ mọi nỗ lực ấy đều không nhận được kết quả xứng đáng. Bản thân bà mặc dù xinh đẹp, tài năng thế nhưng trong đường tình vẫn phải 2 lần đò, không chỉ vậy còn là làm lẽ, điều đó khiến bà phải chịu nhiều đau khổ và bất mãn.

Nỗi đau của Hồ Xuân Hương lúc bấy giờ chính là nỗi đau chung của phụ nữ Việt Nam thời xưa, họ khát khao hạnh phúc thế nhưng luôn luôn phải chấp nhận sự đối xử bất công của chế độ phong kiến hà khắc, trọng nam khinh nữ, chịu cuộc đời nhiều nước mắt cay đắng. Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương là một trong những bài thơ hay nhất, bộc lộ những tâm trạng, những nỗi đau của Hồ Xuân Hương về một kiếp hồng nhan phận bạc.

Hồ Xuân Hương hai lần lấy chồng, đều lấy được người yêu thương và có cùng niềm đam mê thi phú với bà, thế nên cuộc sống hôn nhân có thể được xem là khá tốt so với nhiều phụ nữ cùng thời. Tuy nhiên, trong cả hai lần đi tìm kiếm hạnh phúc Hồ Xuân Hương vẫn không tránh khỏi việc làm thiếp thất cho người ta, việc phải chung chồng và chịu sự chèn ép từ vợ cả cũng như sự ghen tức của những người vợ khác khiến Hồ Xuân Hương khá mệt mỏi.

Đặc biệt là những đêm phòng không gối chiếc, nghĩ về phận đời của mình bà lại càng thêm chán chường buồn khổ. Trong Tự tình II Sự cô đơn buồn khổ của bà đã được tái hiện thông qua bối cảnh không gian và thời gian trong hai câu thơ khai đề.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Bối cảnh thời gian là “đêm khuya” thanh vắng, vốn dĩ tất cả đều đã chìm vào giấc ngủ say nồng để nghỉ ngơi sau một ngày dài, đó là khoảng thời gian vắng lặng và yên tĩnh vô cùng, đặc biệt sự xuất hiện của một âm thanh dài từ tiếng trống cầm canh, cứ như réo rắt thúc giục con người mau yên giấc, đêm đã khuya lắm rồi. Thế nhưng riêng bản thân nhân vật trữ tình khi nghe thấy tiếng trống ấy, lại càng thêm thao thức nhiều hơn, giữa đêm khuya mịt mùng tiếng trống cầm canh tựa như rót thẳng vào hồn thi nhân.

Nó mang lại những nhận thức thực rõ ràng về sự lạnh lẽo, cô độc của Hồ Xuân Hương, đêm vốn đã dài lại càng dài thêm. Thêm vào đó tiếng trống thúc “văng vẳng” từ xa xăm vọng lại, càng gợi ra cái khoảng không bao la tĩnh vắng, còn con người nhỏ bé thì rối bời với hàng loạt nỗi trăn trở lo âu, buồn tủi vì cảnh ngộ lẻ loi đơn chiếc.

Sự cô đơn, lẻ loi ấy được nữ sĩ thể hiện thật rõ trong câu thơ tiếp “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Ở đây Hồ Xuân Hương không hổ là bà chúa thơ Nôm khi sử dụng từ ngữ rất sắc bén, “trơ” vừa là trơ trọi, cô độc một mình, “trơ” lại cũng thể hiện thái độ thách thức, kháng cự, đầy đanh đá, chua ngoa “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Đặc biệt trong cụm “cái hồng nhan” người ta lập tức nhận thấy nữ sĩ đã diễn tả được một cách trọn vẹn giá trị của người phụ nữ xưa.

Một bên dùng từ “cái” thể hiện sự tầm thường rẻ rúng bởi rõ đây là một lượng từ thường sử dụng để đếm, để chỉ các sự vật thông thường, nhỏ nhặt chợ búa. Một bên “hồng nhan” tức để chỉ người con gái trẻ trung có nhan sắc, có tài năng được người người mến mộ, yêu thích, đề cao giá trị của người phụ nữ.

Thế nhưng từ cụm “cái hồng nhan” người ta mới thấy thân phận phụ nữ xưa, dẫu có tài, có sắc thì sao, vẫn bị coi nhẹ, vẫn bị xem thường và không thực sự có chỗ đứng trong xã hội. Hồ Xuân Hương bên cạnh việc phơi bày hiện thực số phận cũng thể hiện thái độ chống đối, kháng cự của mình với xã hội đầy bất công.

Bà viết “Trơ cái hồng nhan với nước non” không chỉ để diễn tả cảnh cô đơn buồn tủi của người thiếu phụ giữa cuộc đời, giữa xã hội, và việc lấy “hồng nhan” cho sánh cùng “nước non” còn là sự đề cao giá trị của người phụ nữ, sự thách thức, vượt lên trên số phận để đối đầu cùng với “nước non” cũng chính là xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Câu thơ đã phần nào thể hiện được cá tính cũng như bản lĩnh của Hồ Xuân Hương, phận nữ lưu nhưng chẳng chấp nhận cảnh an phận thủ thường gò bó.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Chắc hẳn nữ sĩ đã đau khổ chán chường lắm, bởi vì đàn bà cuối cùng vẫn là đàn bà, rượu không bao giờ là thú vui tao nhã như đàn ông. Phụ nữ thường chỉ tìm đến rượu khi đã chán chường bế tắc quá đỗi, Hồ Xuân Hương chính là như vậy, trong lúc đêm khuya thanh vắng, trống cầm canh thì một mình mà lại ngả nghiêng bên chén rượu nồng.

Bởi ngủ không đặng, mà lòng lại cô đơn, trống trải chỉ các cách uống cho say, để cho cái cay nồng, lâng lâng của rượu xóa tan đi hết những muộn phiền, ước sao cho những khốn khổ trong lòng cũng chóng bay hơi như rượu thì tốt quá.

Thế nhưng người say không thể say mãi (không thể đến cái độ như Chí Phèo say suốt 20 năm được!), bởi nỗi đau của bà là tâm bệnh, say rồi có thể quên được một khắc nào đó, nhưng khi tỉnh lại thì nỗi đau ấy lại càng thêm rõ ràng, càng khắc sâu vào lòng thi nhân, khiến người ta không thôi khổ sở bởi sự ý thức rõ ràng về thân phận hồng nhan bạc mệnh.

Trong cái lúc thanh tỉnh ấy, đêm đã khuya từ lâu, trăng lên sáng tỏ rồi cũng dần xế để nhường chỗ cho mặt trời, tuy nhiên nhìn cảnh trăng và lại nhìn đến bản thân mình, nữ sĩ cũng là nhìn đến hoàn cảnh của bản thân. Trăng kia có thể xế rồi lại mọc, khuyết rồi lại tròn, nhưng cuộc đời người phụ nữ được bao nhiêu lần như thế, “vầng trăng bóng xế” tức là ý chỉ một cuộc đời hồng nhan sắp tàn, bao nhiêu tuổi xuân cũng đã cạn, thế nhưng thi nhân vẫn còn trăn trở một nỗi “khuyết chưa tròn” ấy là chỉ đường tình duyên không trọn vẹn.

Hồ Xuân Hương qua hai lần đò, nhưng chưa một lần cảm thấy viên mãn, bởi bà chịu phận làm thiếp thất phải chia sẻ chồng cho cả kẻ khác, tình yêu chiều của chồng dành cho bà dẫu có nhiều hơn một chút, thế nhưng nó vĩnh viễn không phải là tất cả tấm lòng của người ấy, Tổng Cóc cũng vậy, ông Phủ Vĩnh Trường cũng thế. Đấng nam nhi của bà trước còn mải công danh, sau lưng là cả một dàn giai nhân đợi sủng, đến phiên bà đúng thật chỉ “khuyết chưa tròn” mà thôi.

“Xuyên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Đến với những câu thơ luận, người ta nghe mang máng sự vùng vẫy, sự kháng cự của Hồ Xuân Hương lại trở dậy một cách mạnh mẽ. Biện pháp đảo ngữ đưa các động từ mạnh “xuyên ngang”, “đâm toạc” lên đầu câu đã mang đến cho độc giả những ấn tượng sâu sắc về sự uất ức, chán ghét với cái số phận nữ nhi, với cái xã hội lắm những trái ngang và bất công với người phụ nữ.

Những hình ảnh thiên nhiên như “rêu” vốn nhỏ bé yếu ớt, lại mịt mờ trong cuộc đời, chẳng mấy ai để tâm, hay hình ảnh hòn đá tầm thường, trơ trọi, muôn đời tĩnh tại chịu đựng sự tàn phá của thiên nhiên, thế vào trong thơ của Hồ Xuân Hương cũng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt phản kháng.

Những thứ ấy chính là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, nhỏ bé, tĩnh tại, chai lì, chịu đựng tuy nhiên khi gặp cảnh áp bức khủng khiếp thì dù yếu đuối họ vẫn sẵn sàng vùng lên đấu tranh, sẵn sàng bộc lộ sự phẫn nộ, sự căm tức trước phận đời éo le trước trời đất, trước vũ trụ to lớn.

Rêu nhỏ bé nhưng cũng “xuyên ngang mặt đất” khô cứng, đá dẫu mấy hòn nhưng cũng đủ “đâm toạc chân mây” thường cao vút, kiêu hãnh. Đó chính là thái độ thách thức, kiêu ngạo, chua ngoa của Hồ Xuân Hương với cuộc đời và vũ trụ, rõ ràng bà chẳng chịu làm cái kiếp đàn bà luồn cúi, an phận. Bà muốn khẳng định mình, muốn để đời biết đàn bà cũng biết giận, biết buồn, và họ cần được xoa dịu chứ không phải là kìm kẹp đè nén.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Nhưng có lẽ sự giận dữ, thách thức của Hồ Xuân Hương chỉ là một tiếng nói rất nhỏ bé, như muối bỏ ngoài biển khơi, chẳng được mấy người để tâm, thành thử bà lại quay về với thực tại, trở về với nỗi đau thân phận hồng nhan, với số kiếp lẽ mọn. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, xuân đến ai cũng mừng vui, riêng chỉ có phận hồng nhan nhìn xuân đến, rồi đi mà lòng càng thêm đau xót.

Bởi vấn đề tuổi tác với người phụ nữ là vô cùng nhạy cảm, rõ ràng Hồ Xuân Hương ý thức được quy luật bước đi của thời gian cũng như Xuân Diệu vậy, “Xuân đương tới nghĩa là xuân đang qua/Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”. Lặng lẽ nhìn mùa xuân đến rồi lại tiến mùa xuân đi mang theo cả những năm tháng thanh xuân của mình, thử hỏi có người phụ nữ nào lại không “ngán”, không chán chường đau thương.

Đời xuân sắc của người phụ nữ chẳng đáng bao nhiêu năm, thế mà lại vẫn thường bị phí hoài bởi những cuộc tình không trọn vẹn, bởi những ngày tháng chờ phu quân ghé thăm trong mòn mỏi. Rồi khi xuân hết, họ lại phải gánh chịu cuộc đời cô đơn, bị ruồng bỏ, với nhan sắc già nua xấu xí, hoa tàn ít bướm. Nỗi đau ấy đối với người phụ nữ vốn phóng khoáng, có khao khát hạnh phúc mạnh mẽ và ước ao về một mối tình trọn vẹn như Hồ Xuân Hương lại càng trở nên sâu sắc.

“Mảnh tình san sẻ tí con con” chính là nỗi đau lớn nhất đời bà, hai lần đò nhưng chẳng lần nào thoát khỏi số phận làm lẽ, phải sẻ chia chồng với người phụ nữ khác. Mà đấng nam nhi thời bấy giờ cũng có dành được bao nhiêu tình cảm cho đám phụ nữ ngày ngày chờ mong ở nhà, với họ phụ nữ chỉ là người cùng họ nối dõi tông đường, là người hầu hạ, phục vụ, nâng khăn sửa túi cho họ. Đúng là chẳng thể mong được ở những người đàn ông trong xã hội cũ một tấm lòng thủy chung, một tấm chân tình nguyên vẹn.

Một mảnh tình mỏng manh mà còn phải chia sẻ cho nhau, nhưng chút tình “tí con con” ấy đối với Hồ Xuân Hương là biết bao mỉa mai, đau đớn cùng chua xót. Bản lĩnh như bà mà cũng chẳng thoát khỏi cảnh chồng chung thì trông mong gì thêm được nữa cho những kiếp đàn bà khác.

Tự tình II là một bài thơ hay bộc lộ được những nỗi niềm chất chứa của nữ sĩ Xuân Hương về cuộc đời của một hồng nhan, cũng là số phận chung của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến hà khắc. Họ phải gánh chịu nhiều nỗi đau thân phận, bị coi thường, rẻ rúng, chịu kiếp chồng chung, chịu cảnh lẻ loi, cô độc, thiếu thốn tình yêu thương trong suốt cuộc đời, phải đớn đau nhìn tuổi xuân chảy trôi vùn vụt mà không một ai cùng thấu hiểu.

Bên cạnh đó bài thơ cũng thể hiện bản lĩnh của Hồ Xuân Hương trước cuộc đời, trước số phận, bà không cam chịu lẽ sống đầy bất công, bà chua ngoa phản kháng một cách mạnh mẽ để thỏa nỗi bực tức, uất ức bấy lâu trong lòng. Dẫu rằng cuộc đời của bà cũng không mấy hạnh phúc, thế nhưng Hồ Xuân Hương chính là tấm gương tiêu biểu cho sự vùng lên của phụ nữ dưới chế độ phong kiến, cần được trân trọng và yêu quý bởi sự kiên cường dũng cảm hiếm có này.

Gợi ý cho bạn 🌳 Thuyết Minh Về Bài Thơ Đập Đá Ở Côn Lôn 🌳 11 Mẫu Hay

Trình Bày Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Đặc Sắc – Mẫu 9

Văn mẫu trình bày cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 đặc sắc sẽ giúp các em học sinh trau dồi thêm cho mình những ý văn hay và phong phú.

Trong xã hội phong kiến với những lễ giáo khắt khe người phụ nữ luôn phải chịu nhiều cay đắng, thiệt thòi. Họ bị ràng buộc bởi “Tam tòng tứ đức”, bởi “Công dung ngôn hạnh” mà mất đi quyền làm chủ, quyền hạnh phúc. Đó là nguồn cảm hứng cho các nhà văn nhà thơ luôn có tấm lòng nhân đạo đồng cảm, xót thương cho con người.

Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ cũng là để than ngẫm, thương xót cho chính thân phận của mình. Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ. Trong đó Tự tình bài II được coi là bài thơ hay nhất khắc họa hình ảnh người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì nhưng luôn khao khát có một hạnh phúc bình dị, đời thường.

Người phụ nữ xuất hiện trong hoàn cảnh không gian, thời gian là đêm khuya thanh vắng con người trở nên cô đơn, bé nhỏ, lạc lõng cùng với biết bao những đắng cay, tủi hờn cho thân phận bẽ bàng của mình.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Người phụ nữ ấy có nhan sắc “hồng nhan” vẻ đẹp bên ngoài cũng là để nói đến cái phẩm hạnh, đức hạnh “tấm lòng son” ở bên trong nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh, dở dang. Từ “Trơ” đứng ở đầu câu càng nhấn mạnh thêm nỗi đau. Nếu xét về phương diện tính cách của Hồ Xuân Hương có cá tính mạnh mẽ, táo bạo thì đó lại là sự thách thức, trơ lì ra của một con người chịu quá nhiều tủi hờn, đau buồn mà trơ ra với “nước non”.

“Cái hồng nhan”gợi sự rẻ rúng bị coi khinh. Người phụ nữ đầy đủ vẻ đẹp hình thể và tâm hồn nhưng phải sống một cuộc đời khổ đau, hẩm hiu về duyên phận. Hồ Xuân Hương ý thức được số phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến thối nát phải chịu nhiều ngang trái nên bà muốn mượn chén rượu, mượn chút hương nồng để quên đi nỗi sầu. Nhưng càng uống càng tỉnh càng ý thức rõ ràng hơn về thực tại khổ đau, bà luôn luẩn quẩn trong vòng xoáy nghịch cảnh của cuộc đời.

Bà chúa thơ Nôm không phải là người phụ nữ cam chịu, chấp nhận số phận mà bà luôn mang trong mình cá tính táo bạo kháng cự quyết liệt. Bà đã từng lên tiếng khinh bỉ, coi thường những bậc nam nhi vô dụng trong xã hội xưa mà nói rằng:

“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”

Một con người tự tin dám khẳng định bản thân mình thì không bao giờ chịu chấp nhận nghịch cảnh mà thay vào đó là một ý thức phản kháng mạnh mẽ, muốn vượt lên số phận, mong mỏi một hạnh phúc đời thường. Bà nhìn thấy trong những sự vật nhỏ bé tưởng chừng như yếu ớt nhưng lại mang trong mình một sức sống dồi dào

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Trong đôi mắt của một tâm hồn mạnh mẽ thì những vật vô tri vô giác như rêu, đá cũng căng tràn nhựa sống mà “xiên ngang”, “đâm toạc” được cả những sự vật lớn lao, rộng lớn là “mặt đất”, là “chân mây”. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không phải ai cũng ý thức và có được thái độ cứng rắn như Hồ Xuân Hương.

Càng kháng cự bao nhiêu càng cho thấy khao khát được hạnh phúc bấy nhiêu. Người phụ nữ cần và đáng được hưởng một mái ấm gia đình, được chồng yêu thương chăm sóc, tay ấp tay gối bên chồng chứ không phải cô đơn, giường đơn gối chiếc trong đêm khuya thanh vắng một mình xót xa, tủi hờn.

Nhưng càng ước vọng bao nhiêu lại càng thất vọng, thương xót cho thân phận mình bấy nhiêu khi

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Hồ Xuân Hương chán chường, ngán ngẩm khi ngày qua ngày hết năm này qua năm khác “xuân đi xuân lại lại” nhưng vẫn cô đơn lẻ bóng một mình, bà cũng xót xa cho tuổi xuân của mình qua đi, tuổi đời càng thêm nhưng tình yêu chưa bao giờ được trọn vẹn, được thương yêu với đúng nghĩa của một người làm vợ.

Mảnh tình ấy đã mỏng manh, ít ỏi lại còn phải “chia năm sẻ bảy” để rồi chỉ còn “tí con con”. Mặc dù thi sĩ là người có tài năng, giỏi giang, xinh đẹp đức hạnh nhưng phải chăng vì lẽ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” mà bà cũng không thể vượt qua được nghịch cảnh của số phận.

Thương thay cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khiến cho Nguyễn Du thi hào nhân đạo chủ nghĩa của nhân loại cất lên tiếng khóc:

“Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Với tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc cùng với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương đã khắc họa được hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn phải chịu nhiều bất hạnh, đắng cay nhưng chưa bao giờ thôi khao khát hạnh phúc gia đình, hôn nhân trọn vẹn, có thể làm chủ được số phận của mình. Bên cạnh đó càng điểm tô thêm vẻ đẹp và những phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam cần được gìn giữ và tiếp nối.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Chiều Tối 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Nêu Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Nâng Cao – Mẫu 10

Bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 nâng cao sẽ là một tư liệu hay để các em học sinh tham khảo và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Trong nền văn học Trung đại Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ trong thơ văn ít được nhắc đến, nếu có chỉ xuất hiện thoáng qua trong một số tác phẩm.

Thế nhưng vào cuối thế kỉ XVIII, có một người phụ nữ đã xuất hiện, đưa hình ảnh người phụ nữ lên một tầm cao mới, họ không chỉ là những người phụ nữ thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ, dám ngẩng cao đầu mà nói Không chồng mà chửa mới ngoan – Có chồng mà chửa thế gian thường tình.

Người phụ nữ đó chính là Hồ Xuân Hương, người được Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Là người phụ nữ viết về thân phận những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương thấu hiểu nỗi đau của họ hơn ai hết. Thơ bà là tiếng nói đồng cảm, xót xa cho thân phận của những người phụ nữ có nhan sắc nhưng số phận lại đầy bất hạnh, hẩm hiu, và luôn bị chà đạp.

Một số bài thơ của bà đậm chất trữ tình đằm thắm, xen lẫn ít nhiều cảm xúc tha thiết, buồn tủi… thể hiện một cách sâu sắc thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với biết bao nỗi niềm khát khao được sống hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Chùm thơ Tự tình gồm ba bài là một phản ánh sâu sắc tâm tư tình cảm của nhà thơ, một người phụ nữ duyên phận hẩm hiu quá lứa lỡ thì. Hay nhất trong chùm thơ này là bài thứ hai.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

Đêm khuya là lúc con người ta cảm thấy cô đơn, lẻ loi nhất. Khi một mình không ngủ được bà lại lắng tai nghe tiếng trống canh văng vẳng liên hồi, báo hiệu bước đi dồn dập của thời gian.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non

Đây cũng là lúc bà cảm thấy xót xa cho thân phận hẩm hiu của mình, những người phụ nữ khác có lẽ giờ đây đang ở trong vòng tay của chồng còn bà thì một mình trơ cái hồng nhan với nước non. Từ trơ đứng trước từ hồng nhan gợi cái gì đó rẻ rúng và pha chút mỉa mai. Chỉ có đá mới trơ gan cùng tuế nguyệt vậy mà nhan sắc của người phụ nữ này cũng trơ gan với nước non. Không ngủ được, bà mượn chén rượu uống để say, để quên đi cái thực tại đau đớn này.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Thế nhưng rượu không làm bà say, bà quên được, càng uống càng tỉnh, càng tỉnh càng đau, càng nghĩ về thực tại của mình. Đêm đã khuya, vầng trăng sắp lặn, đã biết bao thi nhân mượn hình ảnh vầng trăng làm người bạn tri âm tri kỉ nhưng trăng ở đây không phải bạn để chia sẻ tâm trạng của nữ thi sĩ lúc này mà vầng trăng càng xoáy sâu vào nỗi đau của bà. Trong cái đêm khuya ấy, trong âm thanh của tiếng trống dồn, giữa chén rượu vầng trăng khuyết càng gợi não nùng hơn.

Trăng ở đây là hình ảnh thật nhưng nó cũng ẩn dụ hình ảnh tuổi xuân của người phụ nữ, nếu vầng trăng đó là ngày rằm tròn đầy viên mãn thì lại khác, ở đây vầng trăng khuyết thể hiện sự thiếu thốn không đầy đủ. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ này rất tài tình, đăng đối, hô ứng nhau, cùng làm nổi bật lên thân phận của một khách hồng nhan bạc mệnh, có nhan sắc mà phải chịu cảnh dang dở, cô đơn.

Tủi buồn cho duyên phận của mình, người phụ nữ đã trải qua biết bao đêm dài thao thức mong đợi, ước mơ nhưng ngày tháng cứ chồng chất thêm hi vọng đợi chờ, khát khao, nhưng hạnh phúc vẫn mù tăm. Biết bao giờ vầng trăng lại tròn như biết bao tháng ngày mơ ước. Càng cô đơn, càng đợi chờ, càng mong chờ thì càng đau buồn.

Bầu trời là vậy, còn mặt đất thì:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Tác giả đã dùng những động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ ngang, dọc cho thấy được sức sống mãnh liệt của cỏ cây hoa lá. Chúng là những sinh vật mềm yếu nhưng cho thấy được sức sống mãnh liệt của cỏ cây hoa lá. Người phụ nữ trong bài thơ này cũng vậy, cũng muốn phản kháng, muốn bứt tung khỏi xiềng xích của xã hội phong kiến, nhưng điều đó không thể. Không thoát khỏi được, người phụ nữ đành chấp nhận thực tại với một nỗi niềm ngao ngán.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

Từ ngán có nghĩa là chán ngán, ngán ngẩm về cuộc đời éo le, bạc bẽo của Hồ Xuân Hương. Xuân ở đây có nghĩa là mùa xuân nhưng cũng ẩn dụ về tuổi xuân của người phụ nữ. Mùa xuân là mùa của tình yêu, của tuổi trẻ, ai cũng háo hức mong chờ nhưng riêng bà thì không bởi mùa xuân qua đi tuổi xuân của người phụ nữ cũng qua đi. Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình Việt Nam cũng đã từng tiếc rẻ thốt lên:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già…
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại…

Thế nhưng, nếu Xuân Diệu háo hức mong chờ mùa xuân tới thì Hồ Xuân Hương lại ngán ngẩm mùa xuân về nên bà viết xuân lại lại, một chút ngán ngẩm trong câu thơ ấy vì mùa xuân trôi dần đi mà bản thân mình vẫn một thân một mình, lẻ chiếc, thiếu thốn yêu thương, giả sử có tình yêu thì mình cũng chỉ được sẻ tí con con.

Trong câu cuối cùng của bài thơ này, từng chữ đều thoáng ý ngậm ngùi ấm ức, tình chỉ có một mảnh vì phải chia đâu được tròn đầy nguyên vẹn, khác chi ánh trăng khuyết trên bầu trời. San sẻ nhưng chỉ được một tí con con, lời thơ tưởng như một lời bỡn cợt, tưởng như tiếng cười ngạo nghễ của bà nhưng sao thấy chua xót. Đã con con là nhỏ rồi mà còn tí nữa thì cực nhỏ. Vì phải chịu cảnh tình cảm bị chia sẻ nên đã có lần bà đã phải cất tiếng chửi:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lanh lùng

Tự tình II là bài thơ tự than thân, nói ra tự đáy lòng của một người phụ nữ quá lứa lỡ thì, mượn rượu, nhìn trăng để quên đi cái thực tại cô đơn. Nhưng Nguyễn Du từng nói cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ bởi vậy rượu và trăng càng làm cho người phụ nữ thêm buồn tủi với duyên phận hẩm hiu của mình. Càng buồn tủi càng khao khát có được hạnh phúc trọn vẹn. Dù vậy nổi bật lên trong bài thơ là sức sống mãnh liệt và một tấm lòng yêu cuộc sống thật thiết tha.

Đón đọc tuyển tập 💕 Nghị Luận Tràng Giang 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Chi Tiết – Mẫu 11

Tham khảo bài văn cảm nhận về bài thơ tự tình 2 chi tiết dưới đây để làm phong phú hơn những cảm thụ văn học của bản thân.

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt.

Trong đó, Tự tình cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ đạo này. Bài thơ không chỉ phản ánh cảm xúc của người phụ nữ nói chung mà còn thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chính tác giả.

Hai câu thơ đầu bài thơ vừa tả cảnh, nhưng đồng thời cũng là lột tả hình ảnh một người phụ nữ trống vắng, cô đơn giữa đêm khuya tĩnh mịch.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Tác giả sử dụng từ láy “văng vẳng” để miêu tả một âm thanh vừa rõ ràng, lại vừa mơ hồ, không do phương hướng nhưng lại có thể cảm nhận được ngày một rõ ràng. Bối cảnh thời gian của bài thơ là vào “đêm khuya” – thời điểm con người dễ ràng rơi vào những trạng thái cảm xúc khó lột tả nhất. Giữa “đêm khuya” ấy, có một người phụ nữ vẫn còn thao thức, nghĩ suy về cuộc đời của mình giữa tiếng trống canh văng vẳng gần xa.

Người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả là “hồng nhan”, là một người có nhan sắc, nhưng nhan sắc ấy lại “trơ với nước non”. Có thể cảm nhận được thân phận cô độc, lẻ loi và nỗi buồn trống vắng khó tả trong lòng của người “hồng nhan” đó.
Để giải nỗi lòng, người phụ nữ ấy đã tìm đến ly rượu nồng:

“Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”

Mượn rượu giải sầu dưới ánh trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thi ca, là một hình ảnh đẹp đầy thi vị. Tiếc rằng những người mượn rượu giải sầu lại không thể dùng hương rượu nồng để xua đi bầu tâm sự. Người một lòng muốn say để quên đi tất cả, nhưng hương rượu nồng vào mũi dường như lại khiến tâm con người ta trở nên tỉnh táo hơn.

Nỗi lòng của người phụ nữ lại càng như được lột tả rõ ràng hơn. Vầng trăng khuyết dường như càng khiến sự cô đơn, tịch liêu trong bài thơ tăng lên bội phần. Hình ảnh đó giống như người phụ nữ tài giỏi, xinh đẹp, song tuổi xuân cứ lặng lẽ đi qua mà hạnh phúc thì không trọn vẹn.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm tạc chân mây đá mấy hòn”

Hình ảnh loại rêu được đưa vào bài thơ thể hiện ngụ ý sâu xa của nữ thi sĩ. Điều mà bà muốn thể hiện ở đây chính là so sánh ẩn dụ giữa phụ nữa và loài rêu, mỏng manh bé nhó những sức sống mạnh mẽ, có thể tươi tốt trong bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào. Cụm tự “xiên ngang mặt đất” cũng khiến người đọc liên tưởng tới sự phản kháng mạnh mẽ của chủ thể đối với những thứ lớn mạnh hơn.

Nối tiếp sự phản kháng mạnh mẽ đó là những viên đá nhỏ bé nhưng lại chứa đựng một sức mạnh to lớn, có thể “đâm toạc chân mây”. Giữa trời đất rộng lớn, những viên đá tưởng bé nhỏ mà lại không hề tầm thường chút nào. Đáng tiếc, dù có mạnh mẽ đối chọi, phản kháng thì người phụ nữ vẫn không thể thoát ra khỏi sợi dây số mệnh ràng buộc bản thân. Dù cố phản kháng, nhưng than nỗi chẳng thể nào thoát khỏi kiếp làm vợ lẽ.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi lại tới, nhưng “xuân” của con người lại không như vậy. Tuổi trẻ là thứ chỉ đến một lần, đã đi rồi sẽ không thể nào trở lại. Bởi thế, người phụ nữ lại càng buồn hơn, càng đáng thương hơn khi tuổi xuân qua đi trong chờ đợi mỏi mòn, trong cảnh chung chồng, sản sẻ tình cảm. Từ “ngán” được sử dụng thể hiện sự chán nản, nhưng cũng như tiếng khóc của tác giả cho những người phụ nữ số phận hẩm hiu, phải làm vợ lẽ dưới chế độ cũ, không có tiếng nói, không được coi trọng.

Tự tình là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách và tư tưởng chủ đạo của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, thể hiện góc nhìn độc đáo, cá tính của bà về những vấn đề xoay quanh thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Đây Thôn Vĩ Dạ 🍀 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Nêu Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Lớp 11 – Mẫu 12

Đón đọc dưới đây bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 lớp 11 sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý làm bài đặc sắc.

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.

Bài thơ Tự Tình được tác giả sáng tác ra để nói về tâm hồn, cũng như tình cảm của những người phụ nữ xưa, họ phải chịu rất nhiều những đau thương, khổ cực, cuộc đời của họ phải chịu rất nhiều những đắng cay, tủi hổ, không biết tâm sự cùng với ai, chỉ một mình lấp bóng trong đêm khuya, với bao nhiêu cảm xúc, tâm trạng của những người phụ nữ trước cuộc đời, với bao nhiêu cảm xúc đó, Hồ Xuân Hương đã sáng tác lên những vần thơ hay, nói lên số phận cũng như tiếng lòng của những người phụ nữ xưa:

Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Cảnh khuya là lúc trơ vơ, cô đơn, và con người thường sống đúng với cảm xúc của mình nhất, đây là lúc bao nhiêu nỗi lòng thương được bộc lộ cũng như diễn tả ra một cách sâu sắc cũng như sinh động nhất, tình cảm đó thể hiện trước hết ở tâm hồn trong sáng, cô đơn trước khung cảnh rộng lớn. Bài thơ với bao nhiêu cảm xúc của tác giả, với vần thơ chứa đựng biết bao nhiêu nỗi cô đơn thầm kín, đang dần vây quanh với thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ, một mình phải đối diện với biết bao nhiêu nỗi đau, nỗi cô đơn.

Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho bài thơ này đó là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình, số phận của người phụ nữ xưa, những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình, nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn, nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.

Cảnh khuya người thiếu phụ một mình trơ trọi với núi non, không biết làm bạn với ai, chỉ biết một mình trơ trụi với bóng hồng nhan, đối diện với khung cảnh của núi non hùng vĩ, cảnh vật đó đã đang tác động sâu sắc đến cảm cảm xúc của người đọc, tác giả, không chỉ thể hiện nỗi lòng của chính mình, mà qua đó còn nói về số phận của những người phụ nữ xưa nói riêng, nhưng tình cảm đó đều được đi sâu vào thơ văn.

Đúng là nhà văn là những người chiến sĩ của mọi thời đại, chính vì thế, bao nhiêu tình cảm chân thành, da diết, đều được họ thể hiện sâu sắc qua biết bao nhiêu cung bậc, cũng như cảm xúc của người đọc, thấm sâu trong chính tác phẩm của mình. Tình cảm đó đã đi sâu và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của những người phụ nữ xưa, chỉ biết mượn rượu để quên sầu, nhưng khi tỉnh lại họ chợt nhận ra tất cả vẫn đang ám ảnh lấy tâm hồn của họ:

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.

Tất cả nỗi buồn đó đều được thể hiện rất chi tiết và cụ thể trong tác phẩm, có thể thấy, nỗi lòng của những người phụ nữ đó là rất lớn, đêm khuya trợ trọi với biết bao nhiêu nỗi cô đơn, sự gian nan và biết bao nhiêu nỗi lòng dành cho người mình yêu, nhưng khổ nỗi mảnh tình san sẻ cũng không có ai để thấu.

Nhưng không hẳn vì thế mà họ quên đi chính mình, họ vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng qua sức mạnh cũng như tình yêu thương của mình, họ vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những cái khắc nghiệt của cuộc sống, xuyên ngang mặt đất, ở đây có thể hiểu rằng, họ đã trải qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để có được hạnh phúc cho chính mình, không sợ những rào cản đó làm cản trở đi tình yêu cũng như xúc cảm trong chính bản thân họ.

Rêu từng đám ở đây nói về sự chắc chắn, kết nối, rêu không phải là thứ gì đó dễ đi, nó bám lâu đời, và cũng biểu hiện để nói về tình cảm của những người phụ nữ cũng phải chờ mong, đợi chờ và rồi, từng đám rêu đó đã chứng minh thấy tình cảm của họ đã hóa lên thành những đám rêu, bám từ ngày này qua ngày khác, không khó tháo ra.

Bao vất vả, cũng vượt qua, đâm toạc chân mây, rêu vẫn cứ mọc, vượt qua bao nhiêu nỗi cô đơn, tình cảm đó vẫn muốn san sẻ đi chút ít, sâu sắc và chân thành. Sự chờ đợi đó cứ lặp đi lặp lại, cứ chảy trôi hết ngày này qua ngày khác, xuân đi xuân lại lại”, ở đây cũng diễn tả sự quay trở lại của quỹ đạo thời gian, tất cả vượt qua rất nhiều những gian nan và vẫn muốn thể hiện tình cảm của chính mình.

Bài thơ đã thể hiện được sâu sắc nỗi lòng của những người phụ nữ xưa, họ phải sống một cuộc sống cô đơn, vất vả, một mình trơ trụi trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, nhưng lòng người thì thật nhỏ hẹp.

Tham khảo văn mẫu 🌟 Nghị Luận Về Bài Thơ Nói Với Con 🌟 15 Bài Văn Ngắn Hay

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 4 Câu Đầu – Mẫu 13

Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 4 câu đầu là một trong những nội dung nghị luận văn học thường gặp đối với tác phẩm này. Tham khảo bài văn mẫu dưới đây:

Hồ Xuân Hương một nữ sĩ đại tài của văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Các vần thơ của bà tập trung nói về người phụ nữ với sự ý thức cao độ về vẻ đẹp hình thức và nhân cách. Nhưng đằng sau những vần thơ ấy còn là nỗi đau thân phận bị rẻ rúng. Nỗi niềm đó được thể hiện trong bài thơ Tự tình II, và điều này được thể hiện rất rõ qua hai câu đề và 2 câu thực của bài thơ.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Trước hết thân phận người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện đầy cay đắng xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được trọn vẹn:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.

Câu phá đề mở ra thời gian và không gian nghệ thuật rất đặc biệt: đêm đã về khuya, không gian quá mênh mông và vắng lặng. Chính là nhờ tính từ “văng vẳng” được nữ sĩ dùng vừa tự nhiên, vừa rất tinh tế mà ta nhận ra cùng một lúc không gian mênh mông (tiếng trống cầm canh từ xa xôi theo gió “vẳng” tới,vọng tới; và không gian vắng lặng (bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của thi pháp cổ điển).

Đã có hai trong tổng số ba bài thơ Tự tình nhà thơ chọn thời gian và không gian nghệ thuật giống nhau đặt ở câu phá đề. Cách cảm nhận bước đi của thời gian qua tiếng trống điểm canh và tiếng gà gáy là cách cảm nhận rất Á Đông. Đó là thời gian tâm lí, thấm đẫm chất trữ tình.

Đêm khuya là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, mọi hoạt động ban ngày dừng lại, đó cũng là lúc tâm tư sâu lắng nhất. Người đang thao thức, suy tư trong đêm khuya lại là một phụ nữ. Đó cũng là điều bất thường. Người phụ nữ được đặt trong một không gian mênh mông vắng lặng, giữa đêm hôm khuya khoắt chắc là đầy ắp nỗi niềm không biết ngỏ cùng ai, chẳng coái bên cạnh đề mà sẻ chia, thấu hiểu. Nàng hoàn toàn trơ trọi, lẻ loi, cô độc.

Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Cảm thức thời gian luôn gắn liền với ý thức về “cái tôi”. Ý thức về “cái tôi” càng trưởng thành, càng sâu sắc thì cảm thức về thời gian trôi chảy càng mãnh liệt. Đã đành thời gian khách quan là vô thủy vô chung. Nhưng thời gian chủ quan của một đời người là hữu hạn.

Tuổi xuân của người phụ nữ lại càng ngắn ngủi, cho nên thời gian trong cảm thức cá nhân gắn liền với sự tàn phai và có sức hủy diệt ghê gớm. Cái tiếng “trống canh dồn” kia cũng là một thứ âm thanh tâm lí, nó như “dồn” nén lòng người, nhất là lòng người phụ nữ cô đơn, niềm phẫn uất, nỗi hoang mang, lo sợ.

Cái đáng sợ nhất là cảm thức về sự trôi chảy của thời gian luôn luôn ở thế nghịch đối với niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau của con người. khi vui sướng, hạnh phúc thì có cảm giác “ngày vui ngắn chẳng tày gang” (Nguyễn Du), khi sầu thương, đau khổ thì thời gian bò như ốc, như sên. Trong thời gian và không gian ấy, với Hồ Xuân Hương, chỉ còn lại cái vô duyên, bẽ bàng:

Trơ/ cái hồng nhan/ với nước non.

Trong phép đảo ngữ, nữ sĩ đã đặt tử “trơ” lên đầu câu thơ gây một ấn tượng mạnh mẽ. Từ “trơ” đứng riêng ra,ăn hẳn một nhịp vừa nói được thế lẻ loi, trơ trọi lại vừa nói đến sự vô duyên (trơ ra).

Từ “trơ” còn hàm chứa nhiều ngữ nghĩa hơn thế: “trơ” có nghĩa là tủi hổ: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ” (Nguyễn Du, Truyện Kiều); “trơ” cũng hàm ý mỉa mai cay đắng, xót xa khi đi với tổ hợp từ “cái hồng nhan”, thì ra “hồng nhan” đi với “bạc phận”, từ “hồng nhan” bị bỏ rơi, chẳng ai đoái hoài đến, đang “trơ” ra với “nước non” (không gian), với thời gian vô thủy vô chung.

Càng nghĩ càng thấy phẫn uất, đắng đót, ngậm ngùi. Đời Hồ Xuân Hương sao chẳng thể vui với nước non, mà chỉ thấy “Bảy nổi ba chìm với nước non”, chỉ thấy “Trơ cái hồng nhan với nước non”? Nghĩa là Hồ Xuân Hương đau khổ những vẫn vững vàng bản lĩnh như “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” (Bà huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ).

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Tên của bài thơ là Tự tình cho nên câu thực đầu tiên thể hiện tình thực của Hồ Xuân Hương. Trong cô đơn giữa đêm khuya vắng lặng, người phụ nữ ấy đã phải mượn đến chén rượu giải sầu đã là chuyện đầy vơi của nỗi niềm, tâm trạng. Người phụ nữ đến chén rượu độc ẩm đêm khuya mới là việc cực chẳng đã.

Uống rượu mà như uống sầu uống tủi, như nuốt thầm giọt đắng giọt cay. “Say”, có thể lãng quên giây lát nỗi sầu thương. Nhưng “say” rồi sẽ lại “tỉnh”, và lúc ấy mới thật là buồn: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh- Giật mình, mình lại thương mình xót xa” (Nguyễn Du, Truyện Kiều). Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc trong tâm trạng, trong tình cảnh của Hồ Xuân Hương.

Đêm đã tàn canh. Vầng trăng lạnh đã “bóng xế” non đoài. Người còn ngồi đó trong tình trạng “say lại tỉnh”, đúng là “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Hai câu thực đã triển khai ý chủ đạo được mở ra hai câu đề. Thực cảnh cũng là thực tình. Hình tượng “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” đang đồng nhất với thân phận của nữ sĩ. Hình tượng thơ hết sức gợi: tuổi xuân của người phụ nữ trôi mau như “vầng trăng bóng xế” mà nhân duyên không trọn vẹn như vầng trăng chưa bao giờ là trăng rằm tròn đầy, tỏa sáng.

Qua phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình chúng ta đã hiểu được phần nào nỗi cô đơn, lẻ loi, nỗi xót xa, đau đớn trước cái số phận nghiệt ngã lắm truân chuyên của Hồ Xuân Hương, đồng thời cũng là của những người phụ nữ thời bấy giờ.

SCR.VN tặng bạn 💧 Bình Giảng Đất Nước 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 4 Câu Cuối – Mẫu 14

Với đề văn cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 4 câu cuối, các em học sinh cần làm rõ được thông điệp mà tác giả gửi gắm. Đón đọc gợi ý làm bài như sau:

Có lần khi đọc thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhà thơ Tế Hanh đã viết một bài thơ để ca ngợi bà có tựa đề Hồ Xuân Hương như sau:

“Kính chào chị Hồ Xuân Hương
Ôi một tài thơ cỡ khác thường
“Xiên ngang mặt đất” câu thơ nhọn
“Dê cỏn buồn sừng” chữ hóc xương
Không chịu cam tâm làm phận gái
Chế giễu nam nhi cả một phường
“Bà chúa thơ Nôm” ai sánh kịp
Ra ngoài lề lối của văn chương”

Quả thật, thơ của Hồ Xuân Hương đúng như những gì mà Tế Hanh đã hết lòng ca ngợi, mà tiêu biểu trong đó phải kể đến là chùm thơ Tự tình, với bài Tự tình 2 là được biết nhiều hơn cả.

Nếu như hai câu luận và hai câu thực là nỗi cô đơn, buồn tủi, sự ê chề bẽ bàng của nhân vật trữ tình trước nghịch cảnh tình duyên không vẹn tựa một lời than vãn, chán chường. Thì đến hai câu luận và hai câu kết ta lại thấy được trong đó cái cá tính mạnh mẽ, sự phản kháng của nhà thơ với cái éo le của số phận người phụ nữ, sợ quãng đời xuân sắc qua mau, mà tình duyên không tới đủ.

Đọc hai câu thơ luận:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Ta dường như cảm nhận được sự phẫn uất, bực bội của nhân vật trữ tình thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên vốn bình thường, thế mà nay lại mang cả một nỗi niềm đè nén của nhà thơ. Lối nói đảo ngược cấu trúc càng thể hiện được cái lòng chán ghét, uất ức của Hồ Xuân Hương được đẩy lên cao trào. Đó dường như là sự phẫn nộ và sự phẫn nộ ấy lan vào cả cảnh vật, cả đất trời.

Thiên nhiên cũng như đang phẫn nộ cùng con người, còn con người vốn đã mang cái lòng tức giận thì nhìn đâu cũng thấy cảnh phản kháng, sự vùng lên thật mạnh mẽ tựa núi lửa phun trào. Và vì vậy, người đọc có cảm giác cả con người lẫn thiên nhiên đều hợp lực mà thách thức tất thảy mọi thứ xung quanh mình.

Giọng thơ thì ngang ngạnh, bướng bỉnh thể hiện qua các từ như “Xiên ngang”, “Đâm toạc”, vốn vị trí của chúng là vị ngữ nhưng lại được tác giả đảo lên trên đầu càng nhấn mạnh cái sự mạnh mẽ của thiên nhiên sẵn sàng phá vỡ tất cả những gì ngăn trở chúng. Xét lại nhân vật trữ tình, nếu trong mắt nhà thơ có thể mường tượng ra những cảnh vốn bình thường, rêu mọc, đá núi xiên qua mây mù trong một cái khí tức bất mãn, bực bội đến vậy thì chắc hẳn tâm trạng của tác giả phải nổi dông, nổi bão chứ chẳng thường.

Rêu thì vốn mềm yếu, lại nhỏ bé, còn đá muôn đời vẫn tĩnh tại, dường như chẳng mấy ai để ý đến sự tồn tại của chúng, đó cũng chính là đại diện cho cái thân phận tội nghiệp của người phụ nữ khi xưa. Nhưng giờ đây rêu lại trở nên thật mạnh mẽ cứng cáp, đá cũng thôi im lặng mà đâm toạc cả chân mây, trong một cái không gian rộng lớn như vậy đá và rêu bỗng trở nên mạnh mẽ, phi thường, như thoát khỏi cái xác yếu ớt, hèn kém để bước vào một tầm cao mới.

Đây chính là cái khao khát của Hồ Xuân Hương, hai câu thơ tưởng đơn giản, nhưng lại chính là những câu thơ tả cảnh ngụ tình, trước là nỗi tức giận, phẫn uất, sau là cái khao khát mãnh liệt được thoát ra khỏi sự đè ép của chế độ phong kiến, trở nên mạnh mẽ chống lại xã hội, chống lại trời đất, để được tự do thể hiện cái cá tính, được tự do sống là chính mình.

Sau tất cả nỗi uất giận, tưởng như dông bão thì Hồ Xuân Hương lại quay về với cái thực tại chán ngán của bản thân mình trong hai câu thơ kết, trong một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, trong cái nỗi sầu của phận đàn bà.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Hồ Xuân Hương đã “ngán” lắm rồi cái thói đời éo le, bạc bẽo, cái sự tuần hoàn lặp lại của mùa xuân tạo hóa. Ta có thể tinh tế nhận ra rằng ở đây Hồ Xuân Hương cũng có một cái ý nghĩ thật tân tiến, mà về sau Xuân Diệu cũng có những quan điểm rất tương đồng. Âý là quy luật của thời gian, của tuổi trẻ.

Mùa xuân của thiên nhiên, của trời đất đi rồi lại trở về, nhưng tuổi xuân của con người thì khác, đặc biệt là tuổi xuân, sắc đẹp của người phụ nữ đã qua đi rồi thì nào có trở lại, rồi con người ta sẽ già, sẽ mất đi. Hỏi thế thì làm sao mà Hồ Xuân Hương không “ngán” cho được. Nghịch cảnh ấy càng trở nên éo le hơn trong câu thơ cuối: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Vốn “Mảnh tình” nó đã bé nhỏ lắm rồi thế mà lại còn bị “san sẻ” thành từng “tí con con”, nó ít ỏi đến đáng thương, đáng hận.

Điều đó ít nhiều gợi nhắc đến cuộc đời làm lẽ của Hồ Xuân Hương, bà lấy chồng hai lần và lần nào cũng làm lẽ cho người ta, thường xuyên phải chịu cảnh phòng không gối chiếc, nhìn chồng vui vẻ với phụ nữ khác. Hơn thế nữa bà còn phải chịu cảnh sớm tang chồng, khi duyên tình chưa bén bao lâu.

Tất cả đã để lại trong lòng nhà thơ một nỗi đau xót, nỗi tủi hờn cho thân phận phụ nữ trái ngang, tài hoa bạc mệnh của mình. Đồng thời cũng là tấm lòng xót xa chung cho những thân phận phụ nữ đầy rẫy khổ đau, thiệt thòi trong cái xã hội phong kiến bất công, lạc hậu và tù túng.

Tóm lại, Tự tình 2 nói riêng và chùm thơ Tự tình nói chung là tiếng nói thật ấn tượng của Hồ Xuân Hương về nỗi đau thân phận, về nỗi niềm tủi hờn của người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa. Đồng thời qua đó nhà thơ càng khẳng định, nhấn mạnh được những vẻ đẹp tiềm ẩm trong phẩm chất, tâm hồn của họ. Đó là sự tài năng, cá tính mạnh mẽ, muốn vượt qua số phận éo le, lòng khát khao hạnh phúc, tình yêu thật nồng nàn.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Bình Giảng Câu Cá Mùa Thu 🔥 Bình Giảng Thu Điếu

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Facebook – Mẫu 15

Tài liệu văn cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 Facebook được chia sẻ nhiều trên trang mạng xã hội sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý văn hay và ấn tượng.

Hồ Xuân Hương ghi dấu tên mình trong lịch sử văn học như một nữ sĩ tài ba của dân tộc. Bà đi nhiều nơi, kết giao với nhiều nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Du. Xinh đẹp, giỏi giang, tuy nhiên, bà lại không được may mắn trong tình yêu khi tình duyên éo le, ngang trái.

Thơ của Hồ Xuân Hương đậm chất dân gian, vừa trào phúng và trữ tình. Các tác phẩm của bà thường cất lên tiếng nói cảm thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời khẳng định vẻ đẹp và khát vọng sống của họ. Bài thơ “Tự tình 2” năm trong chùm bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. “Tự tình” nghĩa là kể nỗi lòng, một đề tài thường thấy trong thơ xưa.

Mở đầu bài thơ, tác giả gợi ra một khoảng thời gian, không gian nghệ thuật, làm nền để thể hiện nỗi cô đơn, trơ trọi trong đêm hiu quanh:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Đêm khuya vắng lặng, hiu quanh. Đây là khoảng thời gian tâm trạng, là thời khắc con người đối diện với chính mình, trằn trọc thao thức, để cho những nỗi niềm xâm chiếm. Ta bắt gặp lại hình ảnh người chinh phụ mòn mỏi, vò võ trong đêm khuya thanh vắng, một mình chống chọi lại nỗi cô đơn:

“Gà eo óc gáy sương năm sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Thời gian điểm nhịp bằng tiếng trống canh. “Văng vẳng” diễn tả âm thanh từ xa vọng lại, mơ hồ, khó nắm bắt. Bằng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, màn đêm dường như lại càng rộng lớn hơn, có thể nuốt chửng con người. Đó là tiếng trống, mà cũng có thể là tiếng lòng, là âm thanh của ngoại cảnh, cũng là âm thanh của tâm hồn. Từ “dồn” diễn tả tiếng trống như thúc giục, dồn nén, có phần bế tắc.

Qua tiếng trống, ta cảm thấy thời gian trôi đi càng lúc càng gấp gáp, riết róng như thúc giục. Đó cũng là sự gọi thức, giục giã của hạnh phúc, của tuổi xuân đã qua không bao giờ quay trở lại, không có cách gì níu giữ. Câu thơ tiếp theo, ta đã thấy có sự xuất hiện của con người. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự cô độc của chủ thể trữ tình. “Trơ” là tủi hổ, bẽ bàng. “Trơ” cũng có thể hiểu là trơ trọi, cô độc.

Chỉ một từ thôi mà gợi lên bao cảm xúc cay đắng, ê chề, tủi hổ, bẽ bàng. “Trơ” còn là trơ gan, trơ lì như một sự thách thức: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”. “Cái hồng nhan” được tác giả sử dụng mang hàm ý mỉa mai. “Hồng nhan” chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ trung đang thời xuân sắc, đi với từ “cái” càng trở nên trơ trọi, đáng thương.

Trong thơ Hồ Xuân Hương, thân phận người phụ nữ thường được đặt trong mối quan hệ với non nước, non sông, vũ trụ và cuộc đời. Giữa cái rộng của không gian, dài của thời gian, người phụ nữ nhỏ bé, đáng thương hiện lên trong nỗi cô đơn, hiu quạnh, bấp bênh giữa cuộc đời, trơ trọi giữa vũ trụ. Đồng thời, sự đối sánh giữa con người và vũ trụ cũng thể hiện cá tính mạnh mẽ, kiên quyết của Hồ Xuân Hương, là sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân tràn trề sức sống và khát vọng yêu thương.

Hai câu thực là nỗi niềm day dứt, xót xa cho tình duyên không trọn vẹn:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

“Chén rượu”, “vầng trăng” ở đây không còn là người bạn tri âm, tri kỉ nữa mà chỉ gợi nỗi niềm xót xa, hiu quạnh. Say- tỉnh là hai trạng thái hoàn toàn đối ngược nhau. Nhân vật trữ tình tìm quên trong hơi men, nhưng càng uống lại càng cô đơn, trống vắng. Từ lại diễn tả một sự lặp đi lặp lại triền miên đến nhàm chán.

Vầng trăng là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, cho số phận con người. Vậy mà, tình duyên ấy, số phận ấy đã đến buổi xế bóng nhưng vẫn chưa toàn vẹn. Ba bi kịch đã được hội tụ đủ trong hai câu thực: tuổi xuân qua đi không bao giờ trở lại, tình yêu không người tri âm, tri kỉ, hạnh phúc dở dang, bẽ bàng.

Nếu như hai câu thực mang giọng có phần chua xót thì đến hai câu luận là sự phản kháng, nổi loạn của một sức sống mạnh mẽ, bền bỉ:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

“Xiên”, “đâm” là những động từ mạnh kết hợp với các từ “ngang”, “toạc” đã thể hiện sự dâng trào lên đến đỉnh điểm, vượt qua mọi giới hạn. Rêu và đá đều là những sự vật nhỏ bé, đối nghịch với mặt đất bao la rộng lớn, với chân mây mênh mông vời vợi. Những hình ảnh ấy tuy nhỏ nhoi nhưng có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, bền bỉ, không chịu khuất phục, xâm chiếm những chiều kích không gian rộng lớn.

Hai câu thơ cũng chính là ý thức phản kháng mãnh liệt, thể hiện cá tính mạnh mẽ, ngang tàng của nữ sĩ. Đó là sự trỗi dậy của cái tôi đòi quyền sống, quyền tự do, đồng thời là ý chí phản kháng chống lại những giáo điều, luật lệ hà khắc, cổ hủ của xã hội phong kiến, những bất công trong xã hội để có một cuộc sống hạnh phúc chính đáng.

Kết thúc bài thơ là nỗi ngậm ngùi cho bi kịch tình duyên, số phận:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Xuân có thể là mùa xuân của thiên nhiên, của đất trời, tuần hoàn bất diệt. Xuân cũng có thể là tuổi xuân của con người, mong manh và ngắn ngủi, nhỏ bé trước thời gian vô thủy vô chung của vũ trụ. “Xuân đi xuân lại lại” như cái vòng luẩn quẩn, sự trở lại của mùa xuân cũng là sự ra đi của tuổi xuân.

“Mảnh tình” vốn đã ít ỏi, nhỏ bé nay lại được “san sẻ” lại càng ít ỏi, mong manh hơn nữa. Nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, chỉ sự ít ỏi, sẻ chia hạnh phúc trong cuộc đời Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Đó là tâm trạng của phận làm lẽ, cũng là nỗi lòng chung của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình II” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.

Có thể bạn sẽ thích ☀️ Nghị Luận Bài Ca Ngất Ngưởng ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Viết một bình luận