Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ Nguyễn Minh Khiêm [21+ Bài Hay]

21+ Bài Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ Nguyễn Minh Khiêm. Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Được SCR.VN Chọn Lọc Và Chia Sẻ. 

Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ

Tham khảo mẫu Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ chi tiết sau đây để triển khai bài văn logic và hấp dẫn nhất.

I. Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.

– Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ.

II. Thân bài:

– Khái quát về bài thơ.

– Cảm nhận bài thơ: trích thơ rồi lần lượt chia sẻ về những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Lưu ý: Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác, cụ thể:

– Nhận xét đánh giá bài thơ.

III. Kết bài: Khẳng định lại toàn bộ giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Giới thiệu 🌹Cảm Nhận Về Bài Thơ Lời Ru Của Mẹ ❤️️ 7 Bài Văn Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ – Bài 1

Tham khảo bài văn chia sẻ về chủ đề ” Viết Đoạn Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ ” hấp dẫn.

Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu
Khi cây chưa chạm tới mây biếc
chưa là nơi ca hát của những loài chim
thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
Rễ vẫn xuyên tìm

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh có tính ẩn dụ. Rễ “lầm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” để chỉ sự cần mẫn, chịu khó, sự hi sinh. Cũng như con người trong cuộc đời nếu muốn nhìn thấy những thành quả tốt đẹp thì phải bỏ vào đó công sức, sự nhiệt tâm và thậm chí là mồ hôi, nước mắt.

Câu thơ “Vì tầm cao trên đầu” ý chỉ cái đích mà rễ vươn tới, là điều mà con người mong muốn và là thứ con người đạt được khi chịu khó, chắt chiu, hi sinh.

Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên.

Đoạn thơ như một lời khuyên, lời nhắc nhở với mỗi người, đừng nản lòng mà hãy cố gắng hơn nữa để có thể thu được “trái ngọt”. Đoạn thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt của rễ muốn đưa cây vươn tới những tâm cao, cho dù có phải trải qua bao vất vả gian truân.

Với khát vọng lớn ấy nên dù phải trải qua bao tầng đất đá rắn chắc, rễ vẫn xuyên tìm. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với công lao của rễ, rễ đã lam lũ, cực nhọc để chắt chiu màu mỡ cho cây trổ lá đâm cành, ra hoa kết trái, vươn tới tận mây biếc, là nơi ca hát của các loài chim.

Đọc thêm 🌼 Cảm Nhận Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng 🌼 15 Bài Biểu Cảm Hay

Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ – Bài 2

Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay về tác phẩm nổi tiếng này.

”Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa
….
Là từ rễ cất lên.”

Bài thơ hay thể hiện niềm khát vọng mãnh liệt của rễ muốn đưa cây vươn tới những tâm cao, cho dù có phải trải qua bao vất vả gian truân. Với khát vọng lớn lao ấy nên dầu phải trải qua bao tầng đất đá rắn chắc, rễ vẫn xuyên tìm. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với công lao của rễ, rễ đã lam lũ, cực nhọc để chắt chiu màu mỡ cho cây trổ lá đâm cành, ra hoa kết trái, vươn tới tận mây biếc, là nơi ca hát của các loài chim.

Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản giữa rễ và những bộ phận của cây như hoa, lá: Rễ “lâm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” đối lập với “lá hát, hoa, quả, mùi hương”. Tác dụng của phép tương phản: nhấn mạnh sự vất vả lam lũ, cực nhọc của rễ để làm nên những mùa màng cây trái bội thu; thể hiện thái độ trân trọng biết ơn đối với công lao của rễ, làm tăng tính gợi hình biểu cảm của bài thơ.

Gửi đến bạn 🍃 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 🍃 15 Mẫu Hay

Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ Ngắn Gọn – Bài 3

Tham khảo bài văn mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ Ngắn Gọn và súc tích được nhiều bạn đọc yêu thích sau đây.

Nhà văn Nguyễn Minh Khiêm quê quán ở Yên Trung, Yên Định, Thanh Hóa, hiện sống ở khu 2, thị trấn Quán Lào, Yên Định, Thanh Hóa. Anh là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó phải kể đến bài Rễ.

Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu
Khi cây chưa chạm tới mây biếc
chưa là nơi ca hát của những loài chim
thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
Rễ vẫn xuyên tìm

Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên.

Bài thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt, khẳng định quyết tâm của rễ muốn đưa cây vươn tới những tầm cao, cho dù có phải trải qua bao vất vả gian truân, sóng gió. Với khát vọng lớn lao ấy nên dầu phải trải qua bao tầng đất đá rắn chắc, rễ vẫn xuyên tìm.

”Rễ lam lũ, cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu.”

Hai câu thơ nhấn mạnh sự vất vả lam lũ, cực nhọc của rễ để làm nên những mùa màng, cây trái bội thu; thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với công lao của rễ.

Nội dung lời thơ khẳng định giá trị của rễ- yếu tố quan trọng tạo nên sự vững bền của sự sống. Đồng thời thể hiện niềm trân trọng, biết ơn với những cống hiến, hi sinh thầm lặng của rễ. Cũng như con người trong cuộc sống muốn vươn lên tỏa sáng, khẳng định mình, muốn xây dựng xã hội tiến bộ phải trải qua khó khăn, vất vả; phải có ý chí quyết tâm và tinh thần sẵn sàng cống hiến, hi sinh.

”Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên. ”

Rễ là một bộ phận của cây cối, thường ở dưới mặt đất vừa giúp cây bám đất, vừa hút dinh dưỡng nuôi cây. Rễ là biểu tượng của quá trình gian lao, vất vả để làm nên cuộc sống tốt đẹp; là ẩn dụ cho những con người nhỏ bé, âm thầm làm việc, cống hiến, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triến tốt đẹp, bền vững của xã hội.

Hi sinh là chịu mất mát, thiệt thòi lớn lao vì mục đích chung, vì cái cao đẹp. Cống hiến là đóng góp công sức, cái quý giá không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, vì sự nghiệp chung của đất nước. Sự hi sinh, cống hiến âm thầm là một lẽ sống, một lí tưởng sống đẹp, tích cực.

Sự hi sinh, cống hiến âm thầm có ý nghĩa sâu sắc: làm nền tảng để bước vào tương lai, cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Lí tưởng sống cao đẹp ấy giúp con người luôn bền gan vững chí để đạt tới ý nghĩ cao quý của đời sống. Khi trao yêu thương con người sẽ biết sống vì người khác, sẽ nhận được yêu thương. Những hi sinh cao cả, cống hiến đích thực sẽ được ghi nhận và đánh giá công bằng.

Phương châm sống cho thế hệ trẻ: biết sống vì mình, vì người khác, mở rộng trái tim mình; cần phải biết vượt qua khó khăn, gian khổ, cống hiến cho cuộc đời. Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân.

Mời bạn tham khảo 🌠 Cảm Nhận Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🌠 15 Bài Biểu Cảm Hay

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rễ Của Nguyễn Minh Khiêm – Bài 4

Bài văn Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rễ Của Nguyễn Minh Khiêm sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý văn hay và thú vị để làm bài của mình thật tốt.

Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu
Khi cây chưa chạm tới mây biếc
chưa là nơi ca hát của những loài chim
thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
Rễ vẫn xuyên tìm

Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên.

Rễ là cội nguồn sự sống của cây, là điều kiện thiết yếu để tạo nên những giá trị của cây. ​Rễ là biểu tượng cho những cống hiến thầm lặng, những nỗ lực phấn đấu đầy gian khổ và ý chí quyết tâm của con người để có được những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời.

Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, không ngừng cống hiến để cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Sự cống hiến của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là việc mỗi cá nhân cố gắng lao động, tạo ra nhiều thành quả tốt đẹp, góp phần xây dựng một đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, tân tiến hơn. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Sự cống hiến của mỗi cá nhân được thể hiện bằng việc chúng ta học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh, để trở thành một công dân tốt và cống hiến được những điều lớn lao, tốt đẹp cho đất nước, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô.

Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…Một thực tại chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Ai sinh ra cũng có cội nguồn, cũng có đất nước, quê hương. Chúng ta hãy sống và cống hiến hết mình để làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển như gốc rễ luôn tạo điều kiện tốt nhất để cây vươn cao.

Tham Khảo Bài 🌹Cảm Nhận Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó ❤️️ 15 Bài Văn Hay

Văn Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ Chọn Lọc – Bài 5

Văn Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ Chọn Lọc giúp các em có thể học hỏi được cách triển khai bài văn hấp dẫn và logic nhất.

Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
/…/
Là từ rễ cất lên.

Trong tự nhiên, cây sống được nhờ vào rễ. Còn đối với con người, muốn nên người phải nhờ vào “tâm” – vào tấm lòng nhân đạo. Mượn hình ảnh của rễ cây để đề cao lương tâm cũng như phẩm chất cao quý của mỗi con người. Con người muốn sống và phát triển toàn diện, muốn trở thành những người có ích trong xã hội thì việc tu dưỡng đạo đức của bản thân là một trong những việc cần thiết và cần làm mỗi ngày.

Có thể dễ dàng thấy được vai trò của rễ cây trong tự nhiên. Đó là phần quan trọng nhất của cây. Cây chỉ có thể sống được, tỏa bóng mát, cho đời hương hoa quả ngọt khi có bộ rễ vững chắc. Cũng như vậy, con người chỉ đẹp, chỉ thể hiện được giá trị của mình khi giữ được cái nền tảng tâm hồn cao quý.

Một người có tâm hồn cao quý là một người biết yêu thương, đồng cảm và chia sẻ với những người xung quanh. Họ thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Họ không coi thường những người nghèo khó hay yếu kém mà luôn biết cách động viên. Họ cũng là những người có một trái tim luôn tràn ngập tình yêu thương.

Văn Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Rễ Ý Nghĩa – Bài 6

Chia sẻ thêm văn mẫu cảm nhận về bài thơ Rễ ý nghĩa sau đây, cùng đón đọc nhé!

Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu
Khi cây chưa chạm tới mây biếc
chưa là nơi ca hát của những loài chim
thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
Rễ vẫn xuyên tìm

Rễ lầm lũi trong đất, không phải chỉ để đo lường sâu bao nhiêu, mà là biểu tượng cho sự nỗ lực, chăm chỉ, và đen đúa của con người trong cuộc sống. Tác giả sử dụng hình ảnh này như một thông điệp về sự cần mẫn và sự hy sinh, ánh sáng cho hành trình vươn lên đỉnh cao của mục tiêu.

“Cây chưa chạm tới mây biếc” là biểu tượng cho ước mơ lớn lao, cái đỉnh cao mà con người hướng tới. Tuy nhiên, để đạt được điều này, như rễ phải xuyên qua bao tầng đất đá, con người cũng cần phải vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Với cây, bài hát thực sự không phải từ lá hay hoa, mà là từ rễ cất lên. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của những nỗ lực, công sức mà chúng ta đặt vào công việc, mục tiêu cuộc sống. Nhưng cũng là một lời nhắc nhở rằng, thỉnh thoảng, sự cố gắng và hy sinh của chúng ta, như rễ, có thể không được công nhận ngay lập tức, nhưng chúng sẽ tạo ra những thành quả lâu dài và ý nghĩa.

Cuối cùng, câu “Dù phải xuyên qua bao tầng đất đá, rễ vẫn xuyên tìm” là một tuyên ngôn về sự kiên nhẫn và quyết tâm. Bất kể khó khăn, thách thức nào đối mặt, chúng ta cũng cần phải tiếp tục đi tìm kiếm, không bao giờ từ bỏ ước mơ và mục tiêu của mình. Đây là thông điệp tích cực về sự sống và phát triển trong mọi hoàn cảnh.

Xem thêm văn mẫu 🍀 Cảm Nhận Về Mùa Thu 🍀 34+ Bài Văn Cảm Nghĩ Hay Nhất

Viết một bình luận