Ca Dao Miền Trung ❤️️ Văn Học Dân Gian Địa Phương Hay ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập 124+ Câu Ca Dao Nổi Tiếng Của Người Dân Miền Trung Chất Phát
Ca Dao Miền Trung
Ca Dao Miền Trung diễn tả đời sống nội tâm của con người miền Trung chất phát mộc mạc. Đây chính là một bức tranh bằng ngôn từ khắc hoạ sinh động và chân thật không gian tự nhiên và hình ảnh con người thời kỳ đã qua.
- Núi Bạch Mã hai hàng sau trước,
Đất Lộc Trì đẫm nước ướt rồi lại khô.
Đường lên Đá Nhảy lô nhô,
Như ghềnh nước bạc xô bờ ngày đêm. - Trèo đèo hai mái phân vân,
Đêm mơ Hà Tĩnh, dạ ái ân Quảng Bình. - A Man núi ngất tầng cao
Ngó về chợ Giã nao nao can tràng
Núi ngăn sao thấy được nàng
Nhớ ai mặt võ mày vàng nhớ ai? - Ai lên ta nhắn với mình,
Đừng quên ngãi cũ, đừng khinh ta nghèo.
Đường xa rú rậm cheo leo,
Nhớ khi ăn đọt cùng trèo Ba Xanh. - Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn,
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh. - Cây đa nào cao bằng cây đa Bàng Lảnh ,
Đất nào thắng cảnh bằng đất Bảo An,
Chỗ nào vui cho bằng chỗ Phố chỗ Hàn . - Bằng lăng gỗ tốt dễ cưa,
So tài lương đống còn thua kiền kiền. - Bao giờ hết cát Mỹ Hoà,
Sông Gianh hết nước, La Hà hết quan. - Bãi biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo,
Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh.
Đêm đêm thơ thẩn một mình,
Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây?
Cùng với Ca Dao Miền Trung, gửi tặng bạn 💕 Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Nam 💕 hay và ý nghĩa.
Ca Dao Tục Ngữ Của Miền Trung
Ca Dao Tục Ngữ Của Miền Trung là tài liệu quý giá trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, và cần được giữ gìn cũng như lưu truyền về sau.
- Quýt Hương Cần em gửi ra Đồng Hới
Ruốc Bảo Ninh em chở tới Đông Ba. - Ba Đồn là đất Châu Ô
Một đoàn con gái chạy vô thăm chồng
Gặp trộ mưa dâng
Đường trơn, gánh nặng
Mặt trời đã lặn
Đèo Ngang chưa trèo.
Hòn đá cheo leo
Chân trèo, chân trượt
Hỏi O gánh nước
Hỏi chú chăn trâu
Ba Đồn quân lính đóng đâu? - Ai mà có tấm quần manh,
Thì về đồng Bạch theo anh ngày rày.
Đồng Bạch bông tốt đài sây,
Khổ công chăm sóc ta may áo quần. - Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Đồng Cam xây dựng nhớ ngày năm xưa.
Gian nan, cực nhọc, bấy giờ…
Công ơn biết mấy cho vừa đừng quên. - An Hành năm bữa một phiên,
Gặp cô bán bún nên duyên vợ chồng. - An Nhơn thắng cảnh nhiều nơi,
Có chùa Ông Đá nơi này Phương Danh.
Nhạn về Cân, Cỏ nhạn ơi,
Nhạn nhớ lấy lời chim yến Phương Mai. - Anh về Bình Định thăm nhà,
Tháng hai trở lại tháng ba cưới nàng.
Cưới nàng đôi nón Gò Găng,
Xấp lãnh An Thái một khăn trầu nguồn. - Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương .
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Bắc 🍀 được chọn lọc đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa.
Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Trung
Giới thiệu một số câu Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Trung đặc sắc để bạn đọc cùng tham khảo và thưởng thức những nét đẹp văn hoá độc đáo của vùng đất miền Trung kiên cường và chân tình.
- Ai qua Bình Định đang trưa,
Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan.
Ai về ăn ổi Đình Quang,
Ăn ớt Vĩnh Thạnh, ăn măng Truông Dài. - Quảng Bình là đất Ô châu,
Ai đi đến đó quảy bầu về không. - Ai về Cổ Lũy cô thôn,
Nước sông Trà Khúc sóng dồn tung tăng. - Ai về Bình Định mà coi,
Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền. - Anh chèo thuyền ra biển,
Anh câu con cá diễn ba gang,
Đem lên Hòn Gió thăm nàng,
Bệnh tình mau mạnh, kết đàng nghĩa nhân. - – Anh hỏi em cột phướn ai trồng,
Đá Bia ai dựng, Gành Rồng ai xây?
– Cột phướn ông Tề Thiên trồng,
Đá Bia trời dựng, Gành Rồng trời xây. - Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em. - Anh Sơn phủ bạc thiếp hòe,
Gió Nam Đàn thổi, Liễu về với xuân. - Quảng Nam hay cãi,
Quảng Ngãi hay lo ,
Bình Định nằm co ,
Thừa Thiên ních hết ! - Học trò xứ Quảng ra thi ,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành . - Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao - Ai qua phố Hội chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai - Gió nam thổi cạn bầu trời
Vàng anh phai đi còn nhuộm lại, em đã đóng dấu rồi khó phân… - Ai vô xứ Huế mà coi
Sông Hương, núi Ngự, cảnh trời đẹp thay.
Ngoài Ca Dao Miền Trung, giới thiệu với bạn tuyển tập 🌨 Ca Dao Tục Ngữ Về Quảng Nam 🌨
Ca Dao Tục Ngữ Có Từ Ngữ Địa Phương Miền Trung
Ca Dao Tục Ngữ Có Từ Ngữ Địa Phương Miền Trung mang đến cho bạn sự phong phú và độc đáo của ngôn từ, là tiếng lòng tâm tình cất lên một cách bình dị nhất.
- Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang. - Ngó lên hòn Kẽm đá dừng ,
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi ! - Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen. - Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu. - Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau. - Đời mô cơ cực như ri
Đồng Khánh ở giữa, Hàm Nghi hai đầu. - Không đi thì mắc cái eo,
Có đi thì sợ cái đèo Quán Cau. - Hòa Đồng lắm lúa nhiều bông,
Em về đây kết ngãi cho thong dong nghĩa tình. - Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
Khều khều móc móc cứ ưng cho rồi. - Đôi ta như chỉ xe đôi
Khi săn săn rứa, khi lơi lơi chùng. - Anh về em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em. - Ai mô mộ cảnh ưa thiền
Lòng trần dũ sạch nhơn nhơn ra về. - Đỗi đàng ở dưới lên đây,
Tôi không biết thứ chị em bày tôi kêu.
Gá lời kêu chị Bốn, chị Ba,
Chị Năm, chị Sáu bỏ giọng qua cho đều.
Chợ phiên Dinh nẫu họp buổi chiều,
Cũng lắm người bán cũng nhiều người mua.
Mời bạn đọc xem nhiều hơn những nội dung hay có trong tuyển tập 🌟 Ca Dao Đối Đáp Giao Duyên 🌟
Ca Dao Tục Ngữ Ẩm Thực Miền Trung
Ca Dao Tục Ngữ Ẩm Thực Miền Trung với nhiều đặc sản nổi tiếng từ ngàn xưa và đã đi vào văn thơ dân gian. Dưới đây là Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Ẩm Thực Miền Trung đặc sắc để bạn đọc cùng tham khảo.
- Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say. - Cá ngon là cá Cù Mông,
Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương. - Ra đi anh nhớ Nghệ An,
Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam đàn thơm tương. - Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa Ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu quán Hàn…
Rượu dâu Thuận Lý… - Tiếng đồn cá mát sông Găng,
Dẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Cồn. - Quýt giấy Hương Cần
Cam đường Mỹ Lợi
Vải trắng cung diên
Nhãn lồng phụng tiêu
Đào tiên Thế miếu
Thanh trà Nguyệt biếu
Dâu da làng truồi
Hạt sen hồ Trịnh… - Nem chả Hóa Vang
Bánh tổ Hội An
Khoai lang Trà Kiệu
Thơm rượu Tam kỳ… - Quế sơn cam mít mấy từng
Thương bòn bon Đại Lộc, nhớ rượu cần Trà Mi - Em đi em nhớ quê nhà,
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu - Cô gái làng Son,
Không bằng tô don Vạn tượng! - Ai về Quảng Ngãi quê ta,
Mía ngon đường ngọt trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền - Ai về qua cửa Đề Gi,
Nghe mùi chả cá chân đi không đành
Cùng với Ca Dao Miền Trung, SCR.VN tặng bạn tuyển tập 💧 Ca Dao Tục Ngữ Về Đà Lạt 💧 ý nghĩa!
Ca Dao Về Ẩm Thực Miền Trung
Dải đất duyên hải miền Trung nhỏ hẹp chạy dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Mỗi địa phương đều có phong tục tập quán, thổ săn khác nhau và miếng ngon vật lạ chẳng bao giờ thiếu vắng trong Ca Dao Về Ẩm Thực Miền Trung đặc sắc.
- Trái bòn bon trong tròn ngoài méo
Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi
Em thương anh ít nói ít cười
Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng… - Mứt gừng Đức Phổ
Bánh nổ Nghĩa Hành
Đậu xanh Sơn Tịnh - Công đêm công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam quan - Gò Bồi có nước mắm thơm
Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi - Ai về nhắn với nẫu nguồn
Măng le gởi xuống, cá chuồn gửi lên - Cô kia bới tóc cánh tiên
Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở thử ra coi
Rau răm ở dưới cá mòi ở trên… - Muốn ăn bánh ích lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi. - Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá ,về đồng ăn cua. - Tiếng đồn con gái Phú Yên
Con trai Bình Thuận đi cưới một thiên cá mòi. - Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Ai ơi, chua ngọt đã từng
Non xanh, nước biếc ta đừng quên nhau. - Ta về ta lấy cần câu
Câu con cá bống ,nấu canh tập tàng. - Chi ngon bằng gỏi cá nhồng.
Chi vui bằng được tin chồng vinh qui.
Trên non túc một hồi còi,
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi.
Không đi thì sợ quan đòi.
Đi ra thì nhớ cá mòi nấu măng.
Mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Ca Dao Tục Ngữ Về Huế 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.
Ca Dao Tục Ngữ Về Thời Tiết Miền Trung
Với mảnh đất miền Trung nắng gió và phải trải qua nhiều thiên tai, từ xa xưa ông cha ta cũng đúc kết những kinh nghiệm qua rất nhiều câu Ca Dao Tục Ngữ Về Thời Tiết Miền Trung. Mời bạn đón đọc bên dưới.
- Núi Ngự Bình trước tròn xâu méo
Sông An Cựu nắng độc mưa trong - Sây sim đại hạn
Sây nhãn được mùa
Sây cua thì lụt - Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa - Lập lòe trời chớp Vũng Rô
Mây che Hòn Yến gió vô Chóp Chài - Trời chớp Mũi Nạy, thức dậy mà đi
Trời chớp Đề Di ở nhà mà ngủ - Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Sóng xô Cửa Đại trời đà chuyển mưa. - Mống Cu Đê, chạy về dọn gác
Mống Cửa Đại, cá mại chết khô - Đời ông cho chí đời cha
Mây ráng Sơn Trà, không gió thì mưa - Chóp Chài đội mũ, mây phủ Đá Bia
Ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút
Bên cạnh Ca Dao Miền Trung, mời bạn đón đọc tuyển tập 🌜 Ca Dao Tục Ngữ Về Thiên Nhiên 🌜 thú vị.
Ca Dao Miền Trung Mười Cái Trứng
Ca Dao Miền Trung Mười Cái Trứng là một bài ca dao đặc sắc cả trong hình thức thể hiện cũng như về ý nghĩa. Xin được giới thiệu cùng bạn.
Mười cái trứng
Ca dao Bình Trị Thiên
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Ca Dao Tục Ngữ Bình Định 🌹 hay và ý nghĩa!
Cảm Nhận Bài Ca Dao Miền Trung Về 10 Quả Trứng
Cảm Nhận Bài Ca Dao Miền Trung Về 10 Quả Trứng để hiểu rõ hơn về một góc xã hội cũng như tinh thần kiên cường của con người miền Trung.
Bàt dân ca Mười quả trứng từng nằm trong tập hợp Những câu hát than thân trích trong sách Ngữ văn.10. Tại nhà trường phổ thông, Mười quả trứng chỉ được dạy như một văn bản ngôn từ, không có phần âm nhạc. Lời ca như thế này:
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Có lẽ tự sự của bài ca đã gây ra một tác động tâm lý tức thời bởi năng lượng truyền cảm của nó. Vừa đọc lên, đã thấy lòng quặn thắt, bởi một nỗi khổ cực khốn cùng. Đúng là nỗi khổ cực khốn cùng của người nông dân Bình Trị Thiên đã được diễn tả, nhưng đồng thời bài dân ca cũng nói lên niềm hy vọng mong manh của họ.
Dựa vào việc trình bày cảnh ngộ của người nông dân chăm sóc mười quả trứng, bài dân ca đã cho ta một hình dung toàn
cảnh về một cuộc đời khốn khổ.
Mở đầu:
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn…,
– Ta gặp một phép kể và một cách tính quen thuộc của người nông dân: tính tháng, tình thời vụ. Bởi vì người nông dân sống bằng thời vụ; cũng như thời vụ và những công việc đồng áng chi phối toàn bộ cuộc sống của họ.
Từ tháng giêng đến tháng tư nhà nông chưa có thóc, chưa đến thì gặt lúa, chưa đến mùa thu gặt. Mùa thu gặt phải chờ đến tháng 5. Tháng 3, tháng 4 như vậy là coi như tháng giáp hạt, tháng đói. Và đó cũng chính là lý do mà người nông dân này vừa kể vừa kêu khổ:
… tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn.
Khốn là khốn đốn, nạn – là vận nạn, chỉ vận nạn khốn quẫn, khốn cùng, như đói kém, túng quẫn, thiếu thốn. Biết làm gì khi vụ mùa chưa tới? Sự chờ đợi đối với người nông dân dài dằng dặc, nghĩa là từ sau khi gieo mạ và chờ cây lúa lên sau tháng giêng hai. Anh ta có sáng kiến, như tạo được một cơ hội:
Đi vay đi dạm được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái.
Đi vay đi dạm tức là phải chạy vạy, vay mượn vất vả. Nhưng bù lại:
Về nuôi hắn đẻ ra mười trứng.
Mười cái trứng – đó là tất cả vốn liếng, là sự sinh sôi, nảy nở của ngày mai. Điều đó vừa bé bỏng, vừa lớn lao một cách khắc nghiệt vì nó chứa đựng toàn bộ niềm hy vọng. Có thể hình dung ra tâm trạng thấp thỏm của người nông dân khi anh ta chờ đợi và nhặt lên từng quả trứng, thận trọng soi nó dưới ánh nắng mặt trời và cay đắng nhận thấy:
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Quả là một con số dài dằng dặc và một kết luận đau xót. Tưởng chừng mỗi tiếng ung buông ra như kèm với tiếng thở dài nặng trĩu đầy thất vọng!
Còn ba trứng nở ra ba con.
Bài dân ca không mô tả thời gian và việc chăm sóc gà con, những vẫn cho người nghe một cảm nhận về sự chuyển vận của thời gian qua lời kể và qua những chăm chú thường trực của họ. Họ vẫn đếm và vẫn tính, trên cái Không có gì. Bởi số phận hiện ra như một sự trắng tay:
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi
Lời ca nghẹn lại như một tiếng khóc than. Ta cảm thấy như là có một sự ngẫm nghĩ, sự suy ngẫm đau đớn trước cái gì điêu tàn, tan thương và mất mát. Và đó chính là sự suy ngẫm trước hiện thực và trước số phận bạc bẽo, là sự trực diện với đau khổ, với sự khô cằn, tan vỡ, và với cái nghèo không lối thoát. Hoàn tất một sự kể khổ như vậy thực là độc đáo.
Thế nhưng ở hai câu cuối của bài ca dao, lời an ủi và niềm hy vọng lại cất lên. Và nó cất lên giữa một sự điêu tàn, sự tang thương bởi những mảnh còn sót lại của những con gà non bị diều tha, quạ bắt…:
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da: Lông mọc, còn chồi: nảy cây.
Chớ than – đừng than thở; là một lời khuyên nhủ, lời an ủi, và cũng là một cách kìm nén nỗi đau khổ ở trong lòng, để nỗi đau khổ trở nên âm thầm, tạo thành một nghị lực và một sự chịu đựng, để sống và hy vọng. Niềm hy vọng ấy là từ những gì kế tục, sống lại và đồng nhất với khởi sự của một sự sống: Còn da: Lông mọc, còn chồi: nảy cây.
Bài dân ca Bình – Trị – Thiên này dường như là được hát trên những vùng đất hoang vu đầy nắng, gió và cát. Nó hát về những nỗi khổ dài dằng dặc quanh năm suốt tháng, gửi gắm vào đấy nỗi bi thương và hát lên để tỏ bày, để thông cảm và để thương nhau, bởi vì sự thông cảm và thương nhau cũng là một nguồn sống. Đặc biệt là niềm hy vọng.
Niềm hy vọng ở đây, là cái còn lại cuối cùng, sau nỗi khổ đau.và lời khẩn cầu cho sự sống lại đâm chồi nảy mầm. Và lời khẩn cầu cũng như niềm hy vọng ấy được ca hát lên, tựa như một ngọn gió hoang vu cất lên từ mặt đất cằn khô, bao la đầy cát trắng.
Có một điều lạ lùng, rằng cái tiếng hát bi thương, buồn khổ này dường như cứ đeo đẳng và đi theo ta mãi, ám ảnh và làm cho ai đã nghe nó một lần cũng không thể quên, dai dẳng như là một nỗi nhớ đến dĩ vãng của một thời, của một người, của một vùng đất, một xứ sở. Sự không quên này sẽ giống như một ký ức, và nó đích thực là một tình yêu đối với quê hương, đối với con người, đối với nhân dân.
Cùng với Ca Dao Miền Trung, gửi đến bạn 🍃 20 Câu Ca Dao Dân Ca Tục Ngữ Về Địa Phương 🍃 hay nhất.