Đón đọc tuyển tập 10+ bài tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học hay nhất, gợi ý khẩu hiệu, kịch bản tuyên truyền ý nghĩa.
Tại Sao Cần Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới?
Tuyên truyền về bình đẳng giới không chỉ giúp cải thiện đời sống cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội phát triển bền vững và công bằng. Hoạt động này là rất quan trọng vì nhiều lý do như:
- Nâng cao nhận thức: Giúp mọi người hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong thái độ và hành vi.
- Xóa bỏ định kiến: Định kiến giới và tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại và cần được chấm dứt để xây dựng một xã hội công bằng hơn.
- Thúc đẩy tiến bộ xã hội: Bình đẳng giới góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, tạo điều kiện cho mọi người phát huy năng lực của mình.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Khi nam và nữ có cơ hội bình đẳng, họ có thể đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống chung.
- Phổ biến pháp luật và chính sách: Tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật và chính sách liên quan đến bình đẳng giới, từ đó thực hiện đúng và đầy đủ các quyền của mình.
Đón đọc tuyển tập 🎀 Nghị Luận Về Bạo Lực Gia Đình 🎀 39+ Bài Văn Về Bạo Hành Điểm Cao
Các Hình Thức Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới
Tuyên truyền về bình đẳng giới có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng. Dưới đây là một số hình thức tuyên truyền phổ biến:
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng: Bao gồm truyền hình, phát thanh, báo chí, và internet để tiếp cận đông đảo người dân.
- Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền: Tạo ra các brochure, tờ rơi, poster, và sách hướng dẫn về bình đẳng giới.
- Tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị: Tạo cơ hội cho mọi người thảo luận, trao đổi và học hỏi về bình đẳng giới.
- Các chiến dịch trực tuyến và mạng xã hội: Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để lan tỏa thông điệp một cách rộng rãi.
- Giáo dục và đào tạo: Tích hợp nội dung về bình đẳng giới vào chương trình giáo dục ở các cấp độ khác nhau.
- Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và quốc tế: Để mở rộng tầm ảnh hưởng và tăng cường hiệu quả của các chiến dịch tuyên truyền bình đẳng giới.
5+ Cách Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Hiệu Quả
Dưới đây là một số cách hiệu quả để tuyên truyền về bình đẳng giới:
- Tổ chức các buổi hội thảo và hội nghị: Tạo diễn đàn cho mọi người thảo luận và chia sẻ kiến thức về bình đẳng giới.
- Sử dụng truyền thông đại chúng: Phát sóng các chương trình về bình đẳng giới trên truyền hình, đài phát thanh và báo chí để tiếp cận đông đảo người dân.
- Phát triển nội dung truyền thông đa dạng: Tạo ra các video, poster, và tờ rơi với thông điệp mạnh mẽ và dễ hiểu về bình đẳng giới.
- Tận dụng mạng xã hội: Chia sẻ thông tin và tạo ra các chiến dịch trực tuyến để lan tỏa thông điệp đến nhiều người hơn.
- Lồng ghép giáo dục bình đẳng giới vào chương trình học: Giáo dục từ sớm cho học sinh về bình đẳng giới thông qua các bài học và hoạt động trong trường học.
Gợi ý cho bạn 💝 Thông Điệp Về Bạo Lực Gia Đình 💝 Khẩu Hiệu Gia Đình Hạnh Phúc
Nội Dung Tuyên Truyền Bình Đẳng Giới
Nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới dưới đây không chỉ giúp thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng về bình đẳng giới mà còn góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững:
- Nhận thức về bình đẳng giới: Tăng cường nhận thức về sự cần thiết của bình đẳng giới và hậu quả của bất bình đẳng giới đối với sự phát triển của xã hội.
- Pháp luật và chính sách: Phổ biến kiến thức về các quy định pháp luật và chính sách liên quan đến bình đẳng giới, như Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình.
- Chấm dứt bạo lực giới: Tuyên truyền về việc chấm dứt mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên giới, cũng như cách phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới.
- Vai trò và vị thế của phụ nữ: Nâng cao nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, cũng như khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào các quyết định quan trọng.
- Bình đẳng trong gia đình: Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường gia đình bình đẳng, nơi mọi thành viên đều được đối xử công bằng và có cơ hội phát triển.
- Giáo dục và lao động: Tuyên truyền về quyền được giáo dục và lao động bình đẳng của nam và nữ, cũng như khuyến khích sự phát triển năng lực của mỗi cá nhân.
- Bình đẳng trong xã hội: Tuyên truyền lồng ghép bình đẳng giới vào các chương trình và dự án phát triển kinh tế – xã hội, nhằm đảm bảo rằng cả nam và nữ đều được hưởng lợi và phát triển.
Kịch Bản Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới
SCR.VN chia sẻ mẫu kịch bản tuyên truyền về bình đẳng giới dưới đây để bạn tham khảo:
I. Nhân vật:
- Bà Hòa
- Bình: con trai bà Hòa
- Thảo: vợ anh Bình
II. Nội dung tiểu phẩm:
Hôm nay, bà Hòa từ Tiên Lãng lên thành phố thăm vợ chồng con trai. Ai cũng nói nhà bà có phúc. Anh Bình là con trai bà học hành giỏi giang, sau khi tốt nghiệp đại học thi được vào một cơ quan nhà nước danh tiếng ở thành phố.
Con dâu bà – chị Thảo – làm giáo viên, lại rất lễ phép, hiểu thảo với bố, mẹ chồng. Cư xử đối nội, đối ngoại của chị Thảo chưa bao giờ phải để ông, bà phải phiền lòng. Chỉ có một chuyện vẫn chưa được vui là vợ chồng anh Bình, chị Thảo sinh được hai cô con gái, chưa có cháu đích tôn cho ông bà.
Hai đứa cháu gái xinh xắn, ngoan ngoãn ông bà rất quý nhưng ngặt nỗi cả mấy đời, gia đình chồng bà đều là “độc đinh”, đến đời anh Bình vẫn thế. Ông, bà Hòa đã đôi lần nhắc khéo vợ, chồng anh Bình cố sinh thêm đứa con trai để làm tròn trách nhiệm với tổ tiên, dòng họ nhưng chỉ thấy hai người cứ “dạ, vâng” mà thôi.
Thông thường, cứ đôi, ba tuần, bà nhớ con, nhớ cháu lại lên thành phố thăm và ở lại chơi vài hôm. Nhưng từ khi dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, đi lại khó khăn, bà cũng hạn chế hơn. Hôm nay, bà Hòa lên thăm cháu, cũng được chồng giao cho “nhiệm vụ” nói chuyện cụ thể với vợ, chồng anh Bình việc này. Chiều tối, nhân lúc con trai chưa đi làm về, chị Thảo đang nấu cơm, bà Hòa thủ thỉ nói chuyện với con dâu.
– Bà Hòa: Con à, con có nhớ bà Thúy hàng xóm nhà bố, mẹ không? Hôm qua, mẹ mới sang nhà thăm con dâu bà ấy mới sinh đứa con trai kháu khỉnh lắm!
– Thảo: Vâng, con có nhớ mẹ ạ. Thằng bé thích lắm hả mẹ?
– Bà Hòa: Thích lắm con ạ! Mà Thảo ơi mẹ bảo này, nhà mình con Na đã học lớp 2, con Nấm cũng gần 4 tuổi. Hai vợ chồng con tính xem, sang năm cố gắng sinh thêm lấy thằng cu. Bố, mẹ cũng có tuổi rồi. Bố con mong được bế cháu đích tôn lắm.
– Thảo (mắt thoáng buồn, đến ngồi cạnh bà Hòa): Mẹ ơi, bố, mẹ vẫn trách con sinh con một bề phải không ạ?
– Bà Hòa: Không! Không! Bố mẹ đâu trách gì con. Mấy năm con về làm dâu, con luôn hiếu thảo, lễ phép. Bố mẹ quý mến và coi con như con gái. Ý bố mẹ là, nhà mình neo người, thằng Bình chồng con là con một, đất đai ở quê thì rộng mênh mông.
Bố, mẹ mong càng đông con, đông cháu càng thêm vui. Hai vợ, chồng con công việc đã ổn định, kinh tế cũng vững rồi. Hai chị em con Na, con Nấm đều đã lớn. Sinh thêm đứa nữa cũng không phải vấn đề. Ông trời thương cho con trai thì tốt, mà nếu là con gái cũng không sao. Càng nhiều con, càng nhiều lộc con ạ!
– Thảo: Mẹ ơi, con hiểu tấm lòng và mong muốn của bố, mẹ nhưng hai vợ, chồng con đều làm cơ quan nhà nước…
– Bà Hòa: Làm nhà nước thì cũng tốt mà không thì ra ngoài làm có sao đâu, bố, mẹ già rồi chỉ mong có thêm đứa cháu đích tôn…
– Thảo: Chúng con hiểu biết quy định của pháp luật mà lại vi phạm thì không được mẹ ạ.
– Bà Hòa: Sao lại vi phạm? Vi phạm cái gì hả con? Mình chỉ sinh con đẻ cái, chứ có làm gì sai trái đâu, có làm hại đến ai đâu?
– Thảo: Vâng mẹ ạ, mình không làm hại đến ai nhưng khi kết hôn, vợ, chồng con đã thống nhất dù con gái hay trai cũng chỉ sinh hai con thôi. Bây giờ chúng con có con Na, con Nấm rồi nên không sinh thêm nữa. Chúng con chỉ muốn tập trung nuôi dạy các cháu nên người. Chất lượng dân số bây giờ còn quan trọng hơn cả số lượng đấy. Các văn bản pháp luật của nhà nước đã quy định rất cụ thể về việc này rồi mẹ ạ.
– Bà Hòa: Pháp luật quy định sao hả con?
– Thảo: Mẹ ạ, trong Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định: “Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”;
“Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”…; Rồi Luật Bình đẳng giới còn quy định chi tiết hơn nữa về việc bình đẳng giữa nam và nữ đó mẹ ạ!
– Bà Hòa: Bình đẳng giới cũng được quy định thành luật hả con? Vậy thế nào là bình đẳng giới?
– Thảo: Vâng mẹ ạ! Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua từ năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đó mẹ. Luật Bình đẳng giới của nước ta quy định: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới bao gồm: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới; Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới;
Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới; Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật; Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
– Bà Hòa: “Bình đẳng giới” như con vừa nói được nhà nước ta quy định trong những lĩnh vực nào hả con?
– Thảo: Thưa mẹ, pháp luật nước ta quy định bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, lao động đến lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao và cả bình đẳng giới trong gia đình đó mẹ.
– Bà Hòa: Con nói cho mẹ nghe rõ hơn về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình là như thế nào?
– Thảo: Vâng, tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới có quy định:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Ngoài các quy định mang tính nguyên tắc, Luật Bình đẳng giới còn quy định các biện pháp cụ thể để thúc đẩy bình đẳng giới trong từng lĩnh vực đó mẹ ạ.
– Bà Hòa: Mẹ không biết những quy định pháp luật như con vừa nói. Mẹ cứ nghĩ đơn giản rằng, so với thời của bố mẹ trước đây, giờ các con có điều kiện hơn nhiều nên đẻ thêm đứa con nữa vẫn có thể nuôi dạy tốt mà.
– Thảo: Nhưng mẹ ơi, chúng con đã có hai con là đủ tiêu chuẩn rồi. Sinh thêm nữa là vi phạm. Chỉ có một số trường hợp đặc biệt thì được sinh con thứ ba thôi, mà vợ, chồng con lại không rơi vào số đó.
– Bà Hòa: Vậy những trường hợp nào được sinh con thứ ba vậy con? Con nói cho mẹ biết xem có thể vận dụng vào nhà mình được không?
– Thảo: Mẹ ơi, tại Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số có nêu những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, đó là:
Trường hợp cả hai vợ chồng hoặc có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiếu số ít dân, tức là dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân; sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
Tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận; Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
– Bà Hòa: Theo quy định trên thì đúng là các con không thuộc trường hợp được sinh con thứ ba rồi. Nhưng mà mẹ thấy thực tế có mấy người bị xử phạt vì sinh con thứ ba đâu? Mà mẹ nghĩ, nếu vợ, chồng con mà sinh được thằng cu thì bao nhiêu tiền phạt cũng chẳng thành vấn đề con ạ.
– Thảo: Nhưng chúng con là Đảng viên nên cũng cần gương mẫu mẹ ạ, chứ để đến lúc bị kỷ luật thì không hay chút nào.
– Bà Hòa: Thế bị kỷ luật thì như thế nào, nói mẹ nghe xem nào?
– Thảo: Chúng con đều là công chức, viên chức nên theo quy định hiện hành có thể bị xử lý kỷ luật mẹ ạ. Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ có quy định:
Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Khoản 9 Điều 8 Nghị định này quy định kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng trong trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.
Nếu bị khiển trách thì không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn hay xét thi đua, khen thưởng gì đâu mẹ ạ!
– Bà Hòa: Pháp luật quy định vậy hả con? Mà khiển trách là hình thức kỷ luật có nặng không con?
– Thảo: Khiển trách là hình thức nhẹ nhất đấy mẹ! Bây giờ các cháu cũng cứng cáp rồi, bọn con muốn có thời gian để phấn đấu cho sự nghiệp, cho công việc tốt hơn. Chúng con là Đảng viên mà không gương mẫu thì còn nói ai nghe nữa ạ!
– Bà Hòa (ậm ừ): Thế thì cũng ảnh hưởng nhiều đấy. Mẹ cứ ngỡ mọi thứ đơn giản thì tính…
– Bà Hòa và chị Thảo đang nói chuyện thì anh Bình đi làm về.
– Bình: Con chào mẹ! Hai mẹ con lại tranh thủ lúc con không có nhà nói xấu gì con phải không?
– Bà Hòa: Ai nói xấu gì anh. Mẹ con tôi đang có chuyện cần bàn.
– Bình: Hai mẹ con tâm sự gì đấy? Sao chẳng bao giờ con thấy mẹ tâm sự với con nhỉ? Nhiều lúc con tự hỏi không biết con là con trai mẹ hay Thảo là con gái mẹ nữa…
– Bà Hòa: Cái thằng này hay nhỉ, lớn rồi mà như trẻ con ấy. Thảo vừa là con dâu, vừa là con gái của tôi. Anh đừng hòng mà chia rẽ tình cảm mẹ con tôi nhé!
– Bình (cười): Là con nói đùa vậy thôi, chứ mẹ chồng với con dâu hợp nhau thế thì con là người vui nhất, hạnh phúc nhất. Mà hai mẹ con tâm sự gì bí mật mà không thể cho con biết được vậy?
– Bà Hòa: À! Chả là lần này lên thăm vợ chồng anh, mẹ được bố anh “ủy quyền”, định bảo vợ chồng anh…
– Bình: Thôi, thôi, con hiểu rồi! Lại cái chuyện “nếp”, “tẻ” ấy hả mẹ? Con đã nói nhiều lần rồi mà. Chúng con không quan trọng sinh con trai hay con gái. Mẹ thấy đó, hai đứa cháu gái của mẹ vừa xinh xắn, ngoan ngoãn lại thông minh, lanh lợi. Mà chúng con sống hạnh phúc bên nhau chẳng phải là mong mỏi của bố mẹ khi về già đó hay sao. Con Na mới dự thi và được giải thưởng Cuộc thi “Cây đàn tuổi thơ” đó mẹ!
– Bà Hòa (cười): Mẹ biết rồi, biết rồi. Nãy giờ anh chưa đi làm về, mẹ đã được con Thảo phân tích cho tường tận, cặn kẽ, mẹ đã hiểu ra rồi!
– Bình: Mẹ ơi, nếu tư tưởng mẹ đã “thông” rồi thì mẹ nói với bố giúp con. Chúng con là công chức, viên chức nhà nước, phải nghiêm chỉnh tuân thủ và chấp hành pháp luật mẹ ạ.
Nếu mình vi phạm không chỉ mình bị kỷ luật mà còn ảnh hưởng đến cơ quan, tập thể nữa. Mà quan trọng hơn, bây giờ thời đại mới rồi, con trai cũng như con gái nên cần từ bỏ tư tưởng lạc hậu trước đây về “trọng nam khinh nữ”. Đấy, mẹ xem, con gái mà giỏi giang như Thảo nhà mình thì còn bằng mấy con trai ấy mẹ!
– Thảo (quay sang bà Hòa, cười ngượng nghịu): Ai lại nịnh vợ lộ liễu thế chứ mẹ nhỉ!
– Bình: Anh có nịnh đâu. Anh nói sự thật mà.
– Bà Hòa: Mẹ thấy thằng Bình nói cũng đúng đấy. Cũng không nịnh quá lời đâu. Được rồi, để mẹ về đả thông tư tưởng cho bố con. Các con cứ yên tâm nhé!
Ba mẹ con cùng chuẩn bị bữa ăn tối trong căn nhà ríu ran tiếng cười vui hạnh phúc!
Chia sẻ cho bạn 🔥 Những Câu Nói Hay Về Phụ Nữ Thành Công 🔥 129+ Câu Nói Mạnh Mẽ
Slogan Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Hay Nhất
Khám phá dưới đây những slogan tuyên truyền về bình đẳng giới hay nhất với nhiều thông điệp ý nghĩa:
- Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Chung tay xây dựng một xã hội không còn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Giới tính không quyết định năng lực và trình độ.
- Quyền của phụ nữ là quyền con người.
- Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.
- Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không bạo lực, xâm hại.
- Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
- Đừng im lặng, hãy chia sẻ khi bạn là nạn nhân của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai.
- Phụ nữ và trẻ em gái hãy lên tiếng khi bị bạo lực.
- Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.
- Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
Khẩu Hiệu Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Ý Nghĩa
Gợi ý một số khẩu hiệu tuyên truyền về bình đẳng giới ý nghĩa dưới đây để lan toả đến cộng đồng:
- Đảm bảo an sinh xã hội là nền tảng thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển bền vững của đất nước.
- Hãy hành động để chấm dứt ngay bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là vi phạm pháp luật.
- Hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.
- Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
- Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với với phụ nữ và trẻ em.
- Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay.
- Tăng quyền năng cho phụ nữ là để tăng vị thế của quốc gia.
- Hãy lên tiếng khi bạn chứng kiến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.
- Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc.
Khám phá tuyển tập 🌹 Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Phẩm Chất Người Phụ Nữ 🌹 94+ Câu Ý Nghĩa
10+ Bài Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Hay Nhất
Dưới đây là 10+ bài tuyên truyền về bình đẳng giới hay nhất không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới mà còn tạo ra sự thay đổi tích cực trong hành vi và thái độ của cộng đồng.
Bài Tuyên Truyền Hay Về Bình Đẳng Giới
“Trọng nam khinh nữ” là một tư tưởng lạc hậu rất cần phải xóa bỏ. Đó là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính mà ở đó người phụ nữ bị hạ thấp, và không được coi trọng. Ngày nay, tư tưởng đó đã trở thành lỗi thời và được đổi khác bằng tư tưởng bình đẳng giới.
Bình đẳng giới là một khái niệm ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần nhận được những đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi…
Thực hiện bình đẳng giới trong mái ấm gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ và nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau trong những hoạt động giải trí của mái ấm gia đình, có ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi những quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm một cách công minh như : Quyền quyết định hành động số con, khoảng cách sinh, việc chăm nom và nuôi dạy con cháu …
Thậm chí người phụ nữ có quyền đi làm và độc lập riêng về kinh tế tài chính. Những việc làm đó dựa trên cơ sở san sẻ, giúp sức lẫn nhau, tạo sự đồng thuận. Sự chăm sóc, san sẻ, giúp sức lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự tăng trưởng của mái ấm gia đình được không thay đổi và bền vững và kiên cố .
Thực hiện bình đẳng giới trong xã hội là người phụ nữ có quyền tham gia vào những việc làm của xã hội như đàn ông : Đó là hoàn toàn có thể đảm nhiệm những chức vụ cao, có quyền tham gia chính trị …. Được xã hội công nhận về năng lượng và vị trí của bản thân. Có những người phụ nữ rất giỏi, họ tham gia chính trị, đối ngoại còn hoàn toàn có thể giỏi hơn cả đàn ông.
Ví như : Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh từng là giảng viên ĐH Paris III, thông thuộc tiếng Anh và Pháp, bà Ninh được xem là một trong những nhà ngoại giao điển hình nổi bật và đậm chất ngầu nhất của Nước Ta thời Đổi mới.
Trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội bà đã có những phản bác tương đối can đảm và mạnh mẽ trước 1 số ít cáo buộc về yếu tố nhân quyền từ phía Mỹ và Quốc hội Mỹ. Nhiều chính khách trên quốc tế đều phải thừa nhận rằng, ít có một nhà ngoại giao nào hoàn toàn có thể đại diện thay mặt cho Nước Ta một cách ý tứ và nhã nhặn được như bà Tôn Nữ Thị Ninh.
Khi trò chuyện, ánh mắt bà luôn nhìn thẳng đầy tự tin. Đó là ánh mắt tinh nhanh nhưng ấm cúng. Khuôn mặt, cử chỉ, phong thái, giọng nói bà tỏa ra một nguồn năng lượng mê hoặc người đối lập. Điều đó khiến bà luôn tự tin và làm chủ, kể cả trong những cuộc đàm phán trước hàng trăm chính trị gia quốc tế .
Đây là một tư tưởng trọn vẹn văn minh và thiết thực, nó đã xóa bỏ tư tưởng lỗi thời trọng nam khinh nữ lâu nay. Thực hiện bình đẳng giới trong mái ấm gia đình giúp con cháu mỗi mái ấm gia đình được nuôi dưỡng, được hưởng sự chăm nom chu đáo hơn cả từ cha lẫn mẹ, học tập tốt, lớn lên trở thành những công dân tốt của xã hội.
Sự chăm sóc, giáo dục của mái ấm gia đình so với con cái là thiên nhiên và môi trường quan trọng giúp mỗi người hòa nhập vào hội đồng và xã hội, thích ứng với yên cầu về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi người và giúp con cháu tránh những tệ nạn xã hội phát sinh.
Đồng thời bên cạnh đó người phụ nữa hoàn toàn có thể làm chủ đời sống của mình nhờ đó mà hoàn toàn có thể nâng cao vai trò cũng như sự góp phần của phái đẹp trong sự tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội, chăm nom mái ấm gia đình. Góp phần làm cho quốc gia tăng trưởng, xã hội văn minh .
Nhưng tư tưởng đổi mới này vẫn chưa được phổ biến sâu rộng. Vẫn có những nơi còn giữ những tư tưởng lạc hậu đánh giá thấp vai trò, vị trí của người phụ nữ, họ bị cấm cản về nhiều phương diện. Có những gia đình vẫn giữ tư tưởng thích con trai mà không thích con gái.
Chính vị vậy mới có những câu chuyện: những bé gái khi mới lọt lòng đã bị chính những người ruột thịt thân yêu ghẻ lạnh. Các em bị đối xử bất công, không được đi học, không được quyền tham gia các công việc như những bạn nam cùng trang lứa. Nhưng đó chỉ là số ít bởi ở những nơi vẫn còn xuất hiện tư tưởng đó bởi dân trí nơi đó vẫn thấp, họ chưa chịu tiếp thu và thay đổi tư tưởng mới.
Vì vậy, để triển khai bình đẳng giới trong mái ấm gia đình lúc bấy giờ, cần tăng cường công tác làm việc tuyên truyền, giáo dục những yếu tố giới, bình đẳng giới trong mái ấm gia đình, xã hội đã được lao lý trong những chủ trương, chủ trương của Đảng, pháp lý của Nhà nước. Xem việc thực thi bình đẳng giới là một việc làm vĩnh viễn và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội.
Từ đó mỗi người ý thức tốt về yếu tố bình đẳng giới trong mái ấm gia đình và xã hội. Người phụ nữ cần nhận thức được giá trị và năng lượng của bản thân từ đó ý thức tự vươn lên giải phóng chính bản thân mình. Phải không ngừng học tập và nâng cao kỹ năng và kiến thức để khẳng định chắc chắn vai trò và vị trí của mình trong mái ấm gia đình và ngoài xã hội.
Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá thể, mà là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi mái ấm gia đình và toàn xã hội ; là cơ sở quan trọng để kiến thiết xây dựng mái ấm gia đình “ no ấm, bình đẳng, văn minh và niềm hạnh phúc ”, một xã hội văn minh và niềm hạnh phúc .
Bài Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Tiêu Biểu
Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững.
Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển.
Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội (bình đẳng trong tiếng nói).
Vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được đánh giá là một động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020. Chiến lược có mục tiêu tổng quát là: Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, nhà nước về bình đẳng giới, từng bước hiện thực hóa các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân gia đình, luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình,…. mà trọng tâm là luật bình đẳng giới thông qua công ước quốc tế như công ước, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.
Trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động và các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới.Nhờ đó công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, cuộc sống của phụ nữ, trẻ em gái đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng.
Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là thiên chức của phụ nữ. Phụ nữ- Họ đã phải chịu bao thua thiệt vì gánh thiên chức làm vợ, làm mẹ.
Biết bao người chồng, người con, người em đã thành công từ sự đỡ đần, nâng niu, chăm sóc của họ. Không thể vin vào lý do tâm sinh lý của nam nữ khác nhau, vin vào những tập quán cổ hủ để tiếp tục coi họ là cái sân sau của người đàn ông, là người nâng khăn sửa túi cho chồng như xã hội phong kiến đã từng quan niệm hàng ngàn năm.
Vì bình đẳng giới là lẽ tự nhiên, như phàm là cây cỏ thì có quyền vươn lên đón ánh mặt trời, như nhà văn Võ Thị Hảo đã từng phát biểu về vấn đề này. Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay.
Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Bình đẳng giới trong gia đình là mọi thành viên trong gia đình, trước hết là vợ chồng đều có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi ngang bằng nhau trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe sinh sản, hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động xã hội.
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến bình đẳng giới, Bác đã khẳng định: Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nhận rõ vai trò quan trọng của nữ giới, Bác cũng nhấn mạnh: Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ.
Trong bản di chúc viết tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ. Cần thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của người phụ nữ trong việc xây dựng tổ ấm gia đình là nền tảng của xã hội.
Không có hạnh phúc gia đình thì không có xã hội bền vững. Mẫu người phụ nữ mà tương lai mong đợi là mẫu người đảm việc nước, giỏi việc nhà, vai trò vượt ra khỏi phạm vi gia đình nhưng không đánh mất vai trò xây dựng hạnh phúc gia đình, để ngày càng có nhiều đóng góp cho xã hội mà nền tảng gia đình vẫn luôn vững chắc.
Tư tưởng Bác Hồ về bình đẳng giới đã được Đảng, Nhà nước ta vận dụng và phát triển một cách toàn diện trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay Đảng và nhà nước ta đang đồng thời triển khai hai đạo luật về: Bình đẳng giới và chống bạo hành gia đình chính là thực hiện tư tưởng của Bác Hồ trong sự nghiệp đổi mới hội nhập, xây dựng một xã hội Việt Nam giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc.
Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngày nay ngoài trách nhiệm truyền thống làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp ngày càng chiếm tỉ lệ cao.
Đối với phụ nữ lag công chức, viên chức, công nhân: Ngoài công việc chính đảm nhiệm tại cơ quan, các chị em đã biết tận dụng các giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, chăm sóc chồng và cả gia đình chồng, lại còn phải tranh thủ đi học để nâng cao trình độ, tay nghề chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Họ là những người vợ, người mẹ đảm đang, thông minh, tinh tế, nhân hậu, năng động và sáng tạo. Họ đã làm tốt thiên chức cao đẹp của người vợ, người mẹ, nuôi dạy con cái, gìn giữ hạnh phúc gia đình đó là cơ sở để chị em tham gia công tác xã hội đạt hiệu quả.
Sự dịu dàng, ân cần, khéo léo, sự tôn trọng người trên và tình yêu, tình thương của một người con, người vợ, người mẹ đã trở thành chìa khóa bảo vệ hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình trở thành tổ ấm thực sự, gia đình văn hóa, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, Quốc phòng, an ninh của địa phương.
Bình đẳng giới có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai vàcó tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc thực hiện các kế hoạch hành động về bình đẳng giới sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh.
Nam giới hay nữ giới không quan trọng, vì thế không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt, từ bỏ vai trò, thiên chức của mình, quên phát huy ưu điểm, thế mạnh của mình. Nên biết, ở người phụ nữ có những năng lực và đức tính mà người đàn ông ít ai có được.
Người phụ nữ không nên tự ti với bản thân mình, người đàn ông cũng phải thấy được giá trị cao quý của người phụ nữ để có thái độ trân trọng và cư xử đúng mực. Điều quan trọng là thiết lập đuợc các mối quan hệ tốt trên cơ sở của sự hiểu biết và tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, đó là con đường hạnh phúc, mục tiêu sau cùng của cuộc sống.
Không thể bỏ phí tiềm năng, trí tuệ của một nửa nhân loại chỉ vì những định kiến và suy nghĩ lỗi thời, nhất là khi loài người đang tiến dần đến nền kinh tế tri thức nơi sức mạnh cơ bắp phải nhường chỗ cho sức mạnh trí tuệ. Nam giới một nửa còn lại của nhân loại hãy cùng cảm thông, chia sẻ và gánh vác cùng với chúng tôi để chúng tôi có điều kiện hoàn thiện chính mình.
Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, tiến tới hội nhập thế giới và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phát triển lành mạnh. Xác định công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội.
Có thể bạn quan tâm 🌹 Thông Điệp Về Bạo Lực Học Đường 🌹 Slogan Khẩu Hiệu Hay
Bài Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Chọn Lọc
Bình đẳng giới là một vấn đề không quá mới lạ thế nhưng đã tồn tại và gây nên nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn thế giới đã từ rất lâu. Quan niệm về bình đẳng giới đã thấm sâu vào tư tưởng của từng dân tộc và mỗi nơi lại có một tư tưởng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay bình đẳng giới đã từng ngày thể hiện được vai trò của mình và thay đổi cách nhìn của toàn thế giới.
Bình đẳng giới là sự công bằng trong cách đối xử giữa nam và nữ, họ đều có vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội học tập rèn luyện và phát triển năng lực như nhau; có quyền như nhau trong hưởng thụ những thành quả kinh tế, văn hóa, xã hội; có trách nhiệm và quyền lợi như nhau…
Đó là một sự tiến bộ về nhận thức của xã hội. Sự tiến bộ ấy là hoàn toàn tích cực khi mà bình đẳng giới không chỉ đơn thuần là mang đến sự công bằng cho nữ giới mà còn thay đổi cả một hệ tư tưởng về quyền con người. Xưa kia khi bình đẳng giới vẫn còn là một điều hoàn toàn xa lạ, nữ giới luôn bị coi thường và bị coi là không bằng nam giới về mọi mặt.
Những người phụ nữ thời xưa thường không được đi học, họ phải ở nhà làm việc nhà và thậm chí còn có những người bị đánh đập, hành hạ, mua bán rẻ mạt và mất hết quyền công dân. Mặc dù họ có giỏi đến cỡ nào cũng vẫn bị xem thường chứ không được trọng dụng. Trọng nam khinh nữ là câu nói thể hiện rõ nhất sự bất bình đẳng giới khi xưa.
Từ đó tạo nên một hệ tư tưởng phong kiến rằng phụ nữ chỉ là những người quán xuyến những việc nhỏ, những việc không cần đến sức lực chứ không hề có tài và khả năng làm việc lớn. Thế nhưng hiện nay, bình đẳng giới đã xóa tan đi hủ tục đó. Thành quả và công sức của người phụ nữ được trọng dụng, thậm chí là hơn cả nam giới trong nhiều trường hợp.
Có thể chúng ta đã biết nhưng thủ tướng tài ba, những vĩ nhân nổi tiếng thế giới là phụ nữ. Hay như chính trong những trang sử hào hùng của người Việt, có biết bao người phụ nữ từ Hai Bà Trưng đến Võ Thị Sáu, họ đều là nữ giới nhưng biết bao con người trên thế giới này phải nhìn lên ngưỡng mộ và khâm phục họ.
Bình đẳng giới mang lại cho xã hội những ý nghĩa rất lớn. Đầu tiên phải kể đến là tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay đã bị xóa bỏ. Ngày nay rất nhiều bậc cha mẹ tư tưởng hiện đại đã không còn mang tư tưởng bắt buộc phải có con trai nữa. Có nhiều gia đình vẫn rất hạnh phúc khi có con gái, mong có con gái hoặc thậm chí là không sinh con.
Tư tưởng sinh con nối dõi đã dần bị đẩy lùi bởi nó mang tác động tiêu cực. Bình đẳng giới đã mang lại một cái nhìn mới, góp phần nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời trong việc chăm sóc gia đình.
Giỏi việc nước, đảm việc nhà chính là tiêu chí của một người phụ nữ hiện đại. Và từ đó, nhờ có bình đẳng giới mà đất nước phát triển và xã hội văn minh hơn. Ngày nay có bao nhiêu phụ nữ thành đạt trong lĩnh vực kinh tế,chính trị… thậm chí là đảm đương những vai trò, trọng trách quan trọng hơn nam giới trong những vị trí mà trước kia chỉ có nam giới đảm nhiệm.
Tuy nhiên bình đẳng giới cũng có một số mặt trái cần phải sửa đổi. Có nhiều gia đình tan vỡ nguyên nhân vì người làm vợ, làm mẹ không hoàn thành trách nhiệm trong gia đình mà quá chú tâm vào công việc, hoặc lạm dụng đặc thù công việc để đẩy trách nhiệm sang cho người chồng, gây mất hạnh phúc gia đình.
Bình đẳng giới góp một phần quan trọng cho sự xuất hiện một hiện tượng đó là mất cân bằng giới tính khi ngày càng nhiều số lượng bà mẹ đơn thân vì họ nghĩ rằng bản thân mình có thể đảm đương tất cả các công việc trong và ngoài gia đình.
Và hiện tại, tuy bình đẳng giới đã được phổ biến rộng rãi thế nhưng vẫn tồn tại nhiều hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng như mua bán phụ nữ trái phép, nam giới lợi dụng bình đẳng giới để bóc lột sức lao động của nữ giới. Tất cả những mặt trái trên đều phải được giải quyết triệt để thì bình đẳng giới mới phát huy được hết vai trò của mình.
Bình đẳng giới là một quan điểm cực kì tiến bộ, là điều cần thiết trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mỗi cá nhân nói chung và toàn xã hội nói riêng trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng giới. Để làm được việc đó trước hết ta phải có cách nhìn nhận đúng đắn về nó, sau đó lên tiếng ủng hộ và thực hiện những biện pháp tuyên truyền giáo dục để phổ biến hơn nữa bình đẳng giới trong nhân dân.
Hãy là một công dân công bằng và đi theo những điều tích cực của bình đẳng giới để xã hội ngày càng phát triển lớn mạnh.
Bài Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Đặc Sắc
Mỗi người sinh ra trên đời đều xứng đáng được sống tự do để theo đuổi ước mơ của riêng mình. Tuy nhien, những định kiến về giới từ xưa đến nay đang trở thành rào cản ngăn chúng ta chinh phục điều đó. Vì vậy, đấu tranh cho bình đẳng giới là điều cần thiết trong xã hội hiện đại.
Theo pháp luật, “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng”. Hiện nay, khái niệm này cần được bổ sung đầy đủ hơn. Bình đẳng giới còn là bình đẳng giữa những người đồng tính, song tính.
Dù về mặt khoa học, con người chỉ có hai giới tính là nam và nữ nhưng việc tôn trọng xu hướng tính dục cũng đồng nghĩa với bình đẳng về giới. Con người cần được tôn trọng, bất kể ngoại hình, giới tính, tuổi tác hay gu ăn mặc cá nhân. Đấu tranh cho bình đẳng giới là việc làm cần thiết để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
“Người ta sinh ra được tự do, bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do, bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những trích dẫn trong Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Và không chỉ riêng bản tuyên ngôn này, có rất nhiều bản tuyên ngôn về hòa bình khác trên thế giới đã đề cập đến quyền bình đẳng của con người.
Thế nhưng, sự tự do dường như vẫn nằm một nửa trên trang giấy mà chưa thực sự đi vào đời sống. Chừng nào những định kiến về giới chưa chấm dứt, con người vẫn còn là những nô lệ với xiềng xích vô hình. Thời xưa, ở phương Đông, phụ nữ bị trói buộc bởi “Tam tòng, tứ đức”.
Cả cuộc đời của họ chỉ gói gọn sau cánh cổng nhà. Còn phương Tây thì sao? Có một thời người ta từng thiết kế những chiếc váy lộng lẫy nhưng cồng kềnh, khó di chuyển để ngầm hạn chế người phụ nữ. Trong khi đó, nam giới bắt buộc phải là những anh hùng có vẻ ngoài và tâm hồn mạnh mẽ. Họ gắn liền với công danh, chức tước, những thanh gươm chói lóa cùng gánh nặng thừa kế dòng tộc.
Những quan niệm ấy đã một thời thiết lập nên kỉ cương, trật tự cho xã hội và một phần, chúng được tạo nên từ những đặc trưng về giới của con người nên không hoàn toàn vô căn cứ. Nhưng hiện nay, suy nghĩ này không còn phù hợp với xã hội hiện đại.
Thế giới mới đón nhận tất cả chúng ta, trao cho ta cơ hội thể hiện tài năng và sự sáng tạo bất kể ta là ai. Phụ nữ có thể đứng trên những công trình, làm người lãnh đạo tài ba hay trở thành người nội trợ chăm sóc gia đình. Miễn là họ chọn và hạnh phúc. Căn bếp có thể trở thành nơi yêu thích của những người đàn ông. Họ thích màu hồng hay ưa mặc vest, tất cả đều không phải vấn đề. Miễn là họ chọn và hạnh phúc. Nhờ có đấu tranh cho bình đẳng giới, con người yêu thương và thấu hiểu nhau hơn. Đây chính là nền tảng cho xã hội văn minh và bền vững.
Tiềm năng của con người là vô hạn và giới tính hay xu hướng tính dục không phải là yếu tố quyết định ta “nên” hay “phải” làm gì. Điều này đã được thực tế chứng minh. Ngành công nghiệp thời trang thế giới được tạo dựng bởi bàn tay của nhiều người đàn ông như Christian Dior, Ralph Lauren, Calvin Klein.
Ai nói máy khâu chỉ dành cho phụ nữ? Và tương tự, có những người phụ nữ đã làm nên tên tuổi trên đấu trường chính trị hay kinh tế. Với trí thông minh, sự sắc sảo, bà Nguyễn Thị Bình đã thành công trên bàn đàm phán ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Để xây dựng một xã hội bình đẳng giới, ta cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Sự thay đổi nhận thức của từng cá nhân sẽ dẫn đến sự thay đổi của toàn xã hội. Trước hết, chúng ta nên tự hào và yêu thương chính bản thân mình, trân trọng sự khác biệt giữa ta và những người xung quanh. Tiếp đó, hãy dành sự tôn trọng ấy cho người khác, công nhận tài năng và giá trị của họ.
“Không quan trọng rằng tóc tôi dài bao nhiêu hay màu da của tôi là gì hay việc tôi là đàn ông hay phụ nữ” – John Lennon. Một thế giới hạnh phúc là thế giới mà chúng ta sống với nhau bằng tình yêu thương và tôn trọng, không phải bằng khuôn khổ hay định kiến. Đấu tranh cho bình đẳng, bước qua định kiến, con người sẽ gần nhau hơn.
Đón đọc ngay 🍀 Stt Phụ Nữ Mạnh Mẽ Hay 🍀 154+ STT Về Đàn Bà Độc Thân Mạnh Mẽ
Bài Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Trong Xã Hội Hiện Nay Ngắn
Mỗi người khi ra đời đều xứng đáng với quyền tự do, quyền theo đuổi những ước mơ riêng tư của mình. Tuy nhiên, từ những thời kỳ xa xưa đến ngày nay, những quan điểm định sẵn về giới tính đã trở thành rào cản đáng kể, ngăn cản chúng ta thực hiện điều đó. Do đó, việc đấu tranh cho bình đẳng giới trở nên vô cùng cần thiết trong xã hội hiện đại.
Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giới được định nghĩa là sự ngang bằng về vị trí, vai trò giữa nam và nữ, tạo điều kiện và cơ hội để mọi người có thể phát triển năng lực của mình đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm này cần được mở rộng hơn nữa. Bình đẳng giới không chỉ là vấn đề của nam và nữ mà còn liên quan đến những người đồng tính và người song tính.
Mặc dù khoa học chỉ ra rằng con người có hai giới tính chính là nam và nữ, nhưng việc tôn trọng đa dạng về xu hướng tính dục cũng là một yếu tố quan trọng của bình đẳng giới. Mọi người nên được tôn trọng dựa trên năng lực và phẩm chất, chứ không phụ thuộc vào ngoại hình, giới tính, tuổi tác hay gu ăn mặc cá nhân. Đấu tranh cho bình đẳng giới không chỉ là một nhiệm vụ cần thiết mà còn là chìa khóa để thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 đã khẳng định rằng mỗi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi. Tuy nhiên, đến ngày nay, sự tự do này dường như chỉ nằm một nửa trên giấy và chưa thực sự thể hiện trong đời sống. Đến khi mà định kiến về giới chưa được chấm dứt, con người vẫn bị buộc phải mang theo xiềng xích vô hình.
Trong quá khứ, ở phương Đông, phụ nữ bị ràng buộc bởi “Tam tòng, tứ đức”, giới hạn cuộc sống của họ chỉ trong cánh cổng nhà. Ngược lại, ở phương Tây, quan niệm về vai trò giới tính đã tạo ra những chuẩn mực và hạn chế, ví dụ như những chiếc váy lộng lẫy nhưng không thuận tiện, hay áp đặt cho nam giới phải là những anh hùng mạnh mẽ, liên quan đến công danh, chức tước và gánh nặng gia đình.
Những quan niệm này xuất phát từ những đặc trưng về giới của con người và không hoàn toàn có căn cứ. Hiện nay, thì việc này không còn phù hợp với xã hội đương đại. Thế giới đang mở cửa chào đón tất cả mọi người, mang lại cơ hội để họ thể hiện tài năng và sáng tạo không phụ thuộc vào giới tính.
Phụ nữ có thể đứng đầu các công ty, làm lãnh đạo tài năng, hoặc chọn làm người nội trợ hạnh phúc. Ngược lại, người đàn ông có thể tận hưởng việc làm bếp và thích màu hồng. Điều quan trọng là lựa chọn và hạnh phúc của mỗi người. Đấu tranh cho bình đẳng giới không chỉ mở ra những cơ hội mới mẻ mà còn tạo nên cơ sở cho một xã hội văn minh và bền vững.
Khả năng của con người là không giới hạn và giới tính hay xu hướng tính dục không nên quyết định quyết định định hình định hình quyết định của chúng ta. Ngành công nghiệp thời trang, ví dụ như, đã được xây dựng bởi bàn tay của nhiều người đàn ông nổi tiếng như Christian Dior, Ralph Lauren, Calvin Klein.
Máy khâu không chỉ là đồ dành cho phụ nữ. Ngược lại, nhiều phụ nữ đã ghi danh thành công trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Bằng sự thông minh và sắc sảo, bà Nguyễn Thị Bình đã đóng góp quan trọng vào việc ký kết Hiệp định Paris, kết thúc chiến tranh tại Việt Nam.
Để xây dựng một xã hội bình đẳng giới, chúng ta cần sự đồng lòng và hợp tác của cả cộng đồng. Sự thay đổi trong nhận thức của từng cá nhân sẽ dẫn đến sự thay đổi của toàn bộ xã hội. Đầu tiên, chúng ta cần tự hào và yêu thương bản thân mình, đồng thời trân trọng sự đa dạng giữa chính bản thân và người khác. Tiếp theo, chúng ta cần dành sự tôn trọng đó cho người khác, công nhận và đánh giá tài năng và giá trị của họ.
John Lennon đã nói: “Không quan trọng tóc tôi dài như thế nào hay màu da của tôi là gì, hay tôi là đàn ông hay phụ nữ.” Một thế giới hạnh phúc là nơi chúng ta sống cùng nhau bằng tình yêu và tôn trọng, không bị ràng buộc bởi các rào cản và định kiến. Đấu tranh cho bình đẳng giới là bước đi vượt qua những giới hạn này, giúp con người gần nhau hơn và xây dựng một cộng đồng đa dạng và nhân quả.
Bài Thuyết Trình Về Bình Đẳng Giới Trong Giáo Dục Ý Nghĩa
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì bình đẳng giới là 1 lĩnh vực trong đời sống xã hội và gia đình cần được pháp luật bảo vệ. Với mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực.
Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ và thiết lập, củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nam nữ, cùng với bình đẳng giới thì bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị nghiêm cấm về bình đẳng giới trong gia đình để phát triển mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và được thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển.
Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng trong thù lao công việc, bình đẳng trong viêc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội ( bình đẳng trong tiếng nói)
Xã hội ngày nay ngày càng phát triển, vai trò, vị trí của phụ nữ, trẻ em ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng Trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Đây là hệ quả xấu đối với nam giới, là rào cản trong quá trình thực hiện bình đẳng giới.
Sự bất bình đẳng vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực như về: quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ. Muốn mọi người nhận thức tốt về bình đẳng giới thì trước hết:
Cái nền tảng đầu tiên là phải giáo dục ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cần phải dạy cho các bé trai phải biết tôn trọng bé gái và phải hiểu rằng các bạn gái là phái yếu khi chơi đùa với nhau cần nhẹ nhàng, không bạo lực, việc dạy dỗ tính cách của 1 đứa trẻ cần qua 1 quá trình dài, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Qua đó khi trẻ trưởng thành trẻ sẽ hiểu rằng vai trò của mình là phải che chở và bảo vệ cho phụ nữ chứ không phải làm những điều không tôn trọng phụ nữ, làm những điều mà phụ nữ không thích, làm những cái mà phụ nữ không muốn.
Cần phải dạy cho các bé có nhận thức sớm và đúng về vấn đề giới tính ngay từ khi còn bé, từ khi ở trong ghế nhà trường, để giúp cho sự nhận thức, hành vi đúng đắn, biết được danh giới, giới hạn nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ.
Bên cạnh đó, gia đình là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng 1 xã hội bình đẳng giới trong tương lai, trong gia đình mặc dù phụ nữ là phái yếu thì phải được che chở, bảo vệ nhưng dù là nam hay nữ cũng cần sự tôn trọng, phải lắng nghe suy nghĩ của đối phương chia sẻ.
Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay, bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người.
Dặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng giới, được hành động bình đẳng là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây thể chế gia đình bền vững.
Chính vì vậy cần cải thiện và nâng cao nhận thức của từng cá nhâ,n Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…
Trong đó, trọng tâm là Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007, bình đẳng giới trước hết là bình đẳng về cơ hội việc làm, bình đẳng trong đối xử như trả công lao động, các chế độ trợ cấp, phúc lợi, vị thế trong gia đìnhvà trong xã hội…
Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống XH và gia đình, biện pháp đảm bảo bình đẳng giới, trách nhiệm của chính quyền , tổ chức, gia đình, cá nhân trong thực hiện bình đẳng giới.
Luật phòng chống bạo lực có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008, quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và không phải là việc riêng của từng gia đình; bằng sự tác động của luật pháp, các nạn nhân được bảo vệ, hành vi bạo lực gia đình cần phải được ngăn chặn kịp thời.
Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục về bình đẳng giới đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển gia đình, cộng đồng xã hội.
Chia sẻ cho bạn đọc 🎀 Bài Viết Về Ngày Phụ Nữ Việt Nam 🎀 15+ Mẫu Hay Nhất
Bài Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Trong Nhà Trường Lan Toả
Cuộc sống ngày càng phát triển nên vấn đề “Trọng nam khinh nữ” trong xã hội hiện đại ngày càng giảm đi. Người phụ nữ trong xã hội mới có vai trò tương đương với người chồng. Họ cũng có cơ hội để khẳng định mình trong cuộc sống, được ra ngoài xã hội làm việc và kiếm ra tiền. Chính vì vậy, trong gia đình tiếng nói của người phụ nữ cũng trở nên có uy lực nhiều hơn.
Bình đẳng giới là gì? Có nghĩa trong một gia đình, trong xã hội người phụ nữ có vị trí, vai trò quan trọng như người chồng của mình. Không chịu sự quản lý học phục tùng lệ thuộc đời mình vào người đàn ông như thời phong kiến nữa.
Người đàn ông và xã hội phải tôn trọng người phụ nữ tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển, nam nữ bình quyền thông qua bộ luật dân sự của nhà nước Việt Nam.
Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng trong luật Bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế nói là bình đẳng giới có nghĩa chỉ là quyền bình đẳng của người phụ nữ, mà là sự bình đẳng của cả hai giới.
Trong thực tế cuộc sống, tuy xã hội hiện đại ngày nay người phụ nữ đã có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn, được ra ngoài xã hội làm việc cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đóng góp không nhỏ tới sự phồn vinh thịnh vượng của cuộc sống gia đình. Nhưng trên thực tế thì sự bình đẳng giới này mới chỉ ở mức tương đối mà thôi, chưa thể nào hoàn toàn bình đẳng được.
Trong mọi cuộc đấu tranh người phụ nữ vẫn luôn chịu phần thiệt thòi thất bại nhiều hơn, việc mất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn thể hiện trong nhiều mặt ở cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta. Một xã hội đã bị tư tưởng phong kiến thống trị hàng nghìn năm chưa dễ dàng xóa bỏ mọi tư tưởng cũ trong một sớm một chiều.
Trong mỗi gia đình thường thì các thành viên đều cùng nhau làm việc. Người vợ và người chồng cùng nhau ra ngoài kiếm tiền rồi cùng nhau chia sẻ việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái. Cũng cùng nhau thừa hưởng thành quả từ công sức lao động của cả hai người.
Nhưng trên thực tế người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại đi làm ra ngoài kiếm tiền, nhưng hết giờ làm thì phải chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái, rồi dọn dẹp nhà cửa.
Trong khi đó, người đàn ông ngoài công việc ở cơ quan về nhà chẳng phải động tay vào việc gì, bởi tư tưởng đàn ông vào bếp không phải là đàn ông, không đáng mặt đàn ông, đã nhiễm và ý thức hệ của nhiều người đàn ông gia trưởng của nước ta.
Trong cuộc sống gia đình để quyết định những công việc gì quan trọng hầu hết đều do người đàn ông quyết định, người đàn ông là người có tiếng nói nhiều hơn, còn người phụ nữ nhiều khi không được tham gia góp ý, không được nói lên tiếng nói của mình. Đó chính là tư tưởng bất bình đẳng ở một số đàn ông có lối sống cổ hủ phong kiến.
Trong vấn đề sinh sản, người vợ luôn là người phải tự lo cho mình các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh mọi biện pháp để bảo vệ an toàn cho chính mình, còn người đàn ông thường ít quan tâm tới vấn đề này bởi cho đó là việc của phụ nữ.
Sự bất bình đẳng nằm trong suy nghĩ của người đàn ông trong những vấn đề tế nhị này, bởi công việc phòng tránh kế hoạch hóa sinh sản, bảo vệ sức khỏe là việc làm dành cho cả hai người đòi hỏi hai người cùng thực hiện.
Trong xã hội vấn đề ý thức hệ, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong mỗi gia đình dù ít hay nhiều. Ông bố nào cũng thích có con trai, người bà nội nào cũng muốn có cháu trai để duy trì nòi giống của dòng họ mình, để có thể ra oai với đời….
Chính vì vậy, việc mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay là khá nghiêm trọng, theo báo cáo của cục thống kê thì cứ 120 bé trai được sinh ra thì chỉ có 100 bé gái, vậy thì lệ chênh lệch này hiện nay là hai mươi bé trai.
Việc mất cân bằng giới tính này do con người nước ta vẫn thi nhau đẻ con trai, tìm mọi biện pháp can thiệp khoa học để sinh bằng được con trai. Có những nhà nếu như không sinh được con trai thì chồng sẽ ra ngoài kiếm con, rồi mẹ chồng bắt con dâu để bằng được cháu trai nếu không sẽ cho con trai mình ly dị vợ. Những suy nghĩ cổ hủ đó thể hiện sự bất bình đẳng giới trong thực tế cuộc sống.
Có nhiều ngành nghề đặc thù người tuyển dụng hầu như chỉ muốn tuyển nam giới, bởi nam giới mới có thể đảm bảo được công việc. Tuy không trọng nam khinh nữ nhưng do tính chất công việc họ vẫn cần nam giới làm việc nặng nhọc hoặc có cường độ áp lực công việc lớn.
Trong cuộc sống hiện đại, con người ta hướng tới sự bình đẳng giới nhiều hơn để cuộc sống có thêm những niềm vui trọn vẹn, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức tôn trọng người phụ nữ, người vợ người mẹ của mình. Nếu sinh con gái thì không nên cố gắng sinh con trai bởi con nào cũng là con chỉ cần các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì bậc làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Người phụ nữ có những thiên chức không ai có thể thay thế được đó chính là thiên chức làm mẹ. Chính vì vậy, khi người phụ nữ mang thai, hoặc nuôi con nhỏ người đàn ông có trách nhiệm phải thương yêu chăm sóc vợ mình thật chu đáo.
Tránh gây những áp lực khiến người phụ nữ bị căng thẳng, gây bệnh trầm cảm. Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại cũng phải ra ngoài làm việc lo lắng kinh tế trong gia đình người đàn ông cần chia sẻ việc nhà với vợ mình để cuộc sống được cân bằng, hạnh phúc hơn.
Trong gia đình cần nhất là sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai vợ chồng, giữa các thành viên trong gia đình để cuộc sống được hạnh phúc vẹn tròn đó chính là sự bình đẳng giới tuyệt vời nhất và là sự tiến bộ xã hội.
Bài Tuyên Truyền Về Bình Đẳng Giới Trong Trường Học Ấn Tượng
Hiện nay, việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của mọi người không phân biệt một tầng lớp, giai cấp nào. Có thể nói, trong số đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về thực hiện bình đẳng giới mà chúng ta cần phải học hỏi.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi Bác Hồ:
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người
Vâng, trong những “kiếp người” chung của cả dân tộc, Bác đã giành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ. Mà điều Bác quan tâm nhất là vấn đề giải phóng phụ nữ. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này.
Chính vì vậy mà Bác đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”, vì sao Bác lại khẳng định như vậy?
Hơn ai hết, Bác là người hiểu rõ rằng: Trong xã hội, người phụ nữ là người bị áp bức, chịu đau khổ và thiệt thòi nhiều nhất: Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ không được coi trọng. Cái quan niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ấy đã khiến chị em suy nghĩ thật xót xa:
“ Thân em như cái chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió cho chàng chùi chân”
Do vậy, họ là nạn nhân của chế độ “đa thê”:
“Trai thì năm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên chỉ có một chồng”
Chế độ đa thê ấy làm cho người phụ nữ lâm vào hoàn cảnh thật éo le. Vì vậy mà Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã phải cất lên tiếng chửi: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Những hiện tượng trên làm nhức nhối mỗi chúng ta. Mặt khác, người phụ nữ phải làm việc nhiều nhất là các công việc nội trợ, việc gia đình dẫn đến sự thiếu thốn về thời gian, suy giảm thể lực.
Lúc này có sự mâu thuẫn giữa hai chức năng: chức năng lao động xã hội với tư cách là một công dân bình đẳng với nam giới; chức năng tái sản xuất sức lao động cho xã hội với tư cách là người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình nhưng vẫn chưa được bình đẳng với nam giới.
Quyền bình đẳng thật sự của người phụ nữ theo Bác là người đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân.
Thực chất của vấn đề bình đẳng nam nữ được Bác quan tâm không chỉ ở góc độ chính trị mà còn ở cả góc độ kinh tế, không chỉ ngoài xã hội mà trong cả lĩnh vực gia đình, gia tộc; không chỉ ở góc độ nghĩa vụ mà còn là quyền lợi: quyền bầu cử và ứng cử, quyền được đào tạo, học hành, quyền được tham gia lao động xã hội, được tự do trong hôn nhân, được tham gia vào các cấp lãnh đạo quản lý Nhà nước và Đảng…
Với cương vị của một Chủ tịch nước, trong những lo lắng quan tâm chung cho đồng bào cả nước, Bác luôn quan tâm tới sự bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Rất nhiều lần Người phê phán những thái độ đối xử không tốt đối với phụ nữ như coi thường không tin tưởng chị em, tệ đánh vợ…Mỗi hội nghị, nếu có đại biểu nữ, Bác thường mời lên đầu, ân cần hỏi han đến chuyện gia đình con cái, đến cuộc sống và những khó khăn riêng của chị em.
Cần phải nói rằng không phải ai cũng có được một cái nhìn tiến bộ về phụ nữ như Bác. Suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, những lời khen ngợi động viên, những đánh giá cao của người luôn là điểm tựa tinh thần lớn lao để phụ nữ nước ta hoàn thành nhiệm vụ. Tự hào thay khi Bác ca ngợi phụ nữ chúng ta:
“Phụ nữ ta chẳng tầm thường
Đánh đông dẹp bắc làm gương để đời”.
Chúng ta thật xúc động khi nghe Bác nhận xét chị Nguyễn Thị Định – một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: “phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho Miền Nam cho cả dân tộc!” Và Bác đã thay mặt cho Đảng, Nhà nước tặng phụ nữ Miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung 8 chữ vàng: “ANH HÙNG – BẤT KHUẤT – TRUNG HẬU – ĐẢM ĐANG”.
Thái độ đối xử bình đẳng với phụ nữ của Bác không phải là cái gì khác ngoài lòng tin cậy, đánh giá cao vai trò và năng lực của người phụ nữ, động viên khơi dậy những năng lực tiềm tàng ở họ để làm tròn những trách nhiệm được giao.
Không những Bác quan tâm đến quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam mà Bác còn quan tâm đến cả phụ nữ quốc tế. Khi đến thăm tượng Thần Tự Do ở Mỹ, trong khi rất nhiều chính khách viết những lời ca ngợi Thần với những ngôn từ đẹp nhất thì Bác, lúc đó là Nguyễn Ái Quốc đã ghi một câu đại ý:
Thần Tự Do toả ánh sáng khắp nơi nhưng dưới chân Thần vẫn còn những người phụ nữ bị đánh đập. Bao giờ người phụ nữ nhất là người phụ nữ da đen mới được tự do, bình đẳng? Tấm lòng của Bác mênh mông sâu thẳm biết bao!
Mỗi giới đều có vai trò riêng của mình: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, song để phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt, Bác cũng chỉ rõ: Giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ là cuộc cách mạng lâu dài, to lớn và khó nhất chứ không phải là việc:
Hôm nay anh nấu cơm, quét nhà, rửa bát; ngày mai em rửa bát, quét nhà, nấu cơm; Cần có nhiều chủ trương chính sách, sử dụng biện pháp tổng hợp toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội để giải quyết vấn đề phụ nữ. Đặc biệt bản thân chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân đạo để khẳng định mình.
Kế thừa tư tưởng tiến bộ của Bác về vấn đề bình đẳng giới, đất nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thích hợp để phát huy vai trò thế mạnh của phụ nữ. Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị – BCHTW Đảng khoá X về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã ghi rõ:
Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35 đến 40%, các cơ quan đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ…”
Có thể nói rằng tư tưởng giải phóng phụ nữ, đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ của Bác có ý nghĩa hết sức lớn lao: tư tưởng ấy đã chỉ dẫn cho người phụ nữ Việt Nam, cổ vũ chị em trên con đường đấu tranh đi tới bình đẳng tự do cùng nhân loại tiến bộ. Tư tưởng ấy cũng cho mỗi chúng ta một bài học nhân văn: coi trọng con người, tất cả vì con người.
Bản thân không ngừng học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Luôn quan tâm chia sẽ với cán bộ nữ trong cơ quan cũng như mẹ, chị và em trong gia đình, góp phần xây dựng nước ta giàu mạnh, bình đẳng, tự do, tạo điều kiện đưa phụ nữ Việt Nam trở thành một trong những phụ nữ thành đạt và có bản lĩnh trên thế giới.
Sở hữu ngay cho mình 🎉 Acc VIP Miễn Phí 🎉 Nhận Nick Free MỚI NHẤT
Tuyên Truyền Bình Đẳng Giới Cho Học Sinh Tiểu Học Ngắn Gọn
Cuộc sống ngày càng phát triển, và điều này đã dẫn đến một giảm bớt về vấn đề “Trọng nam khinh nữ” trong xã hội hiện đại. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được coi trọng, tương đương với vai trò của người chồng.
Họ không chỉ có cơ hội để tự thể hiện mình trong cuộc sống, mà còn có thể tham gia vào thị trường lao động, đóng góp vào kinh tế gia đình. Do đó, tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình cũng trở nên có uy lực và ảnh hưởng lớn hơn.
Bình đẳng giới không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn là một thực tế trong xã hội hiện đại. Trong một gia đình và xã hội, người phụ nữ có vị trí và vai trò quan trọng, không còn phải chịu sự quản lý học phục tùng như thời kỳ phong kiến. Bình đẳng giới không chỉ mang lại quyền lợi cho người phụ nữ mà còn đòi hỏi sự tôn trọng và hỗ trợ từ phía nam giới và xã hội.
Người đàn ông và xã hội phải tôn trọng người phụ nữ và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển. Bằng cách này, nam và nữ có thể trở nên bình quyền thông qua bộ luật dân sự và các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước Việt Nam. Mặc dù đã có những tiến triển về bình đẳng giới được thể hiện trong các luật, nhưng thực tế cuộc sống vẫn chưa hoàn toàn đạt đến sự bình đẳng này.
Trong cuộc sống hàng ngày, người phụ nữ trong xã hội ngày nay có nhiều cơ hội hơn để phát triển, thể hiện bản thân và đóng góp vào xã hội. Tuy nhiên, sự bình đẳng giới vẫn chỉ ở mức tương đối, chưa đạt đến mức độ hoàn toàn bình đẳng. Trong các lĩnh vực khác nhau, người phụ nữ vẫn phải đối mặt với những thách thức và thiệt thòi nhiều hơn, làm cho việc đảm bảo sự bình đẳng giới trở nên khó khăn.
Đấu tranh cho bình đẳng giới không chỉ là việc loại bỏ các định kiến và tư tưởng cũ, mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong ý thức và hành vi của cả cộng đồng. Trong mỗi gia đình, các thành viên thường cùng nhau chia sẻ công việc, từ việc kiếm tiền đến công việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái.
Tuy nhiên, thực tế là người phụ nữ thường phải đảm nhận nhiều công việc hơn, đặc biệt là khi kết hợp giữa công việc ngoại trời và công việc gia đình. Điều này tạo ra một tình trạng không công bằng và là một thách thức trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Mặc dù đã có những tiến triển về bình đẳng giới, nhưng trong mọi cuộc đấu tranh, người phụ nữ vẫn thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và thiệt thòi hơn so với nam giới. Các vấn đề như tư tưởng cổ hủ, trọng nam khinh nữ, và sự phân biệt đối xử giới vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam. Sự thay đổi này không dễ dàng và đòi hỏi sự đồng lòng của cả xã hội.
Trong vấn đề sinh sản, người phụ nữ thường phải tự lo cho các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, trong khi người đàn ông thường ít quan tâm đến vấn đề này. Điều này là một dạng bất bình đẳng giới, nơi người phụ nữ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc duy trì an toàn và sức khỏe của gia đình.
Một khía cạnh khác của bất bình đẳng giới là trong lựa chọn nghề nghiệp. Có những ngành nghề đặc thù tuyển dụng chủ yếu nam giới, vì họ được xem là có khả năng đảm bảo công việc nặng nhọc và áp lực cao. Mặc dù không phải là trọng nam khinh nữ, nhưng tính chất của công việc vẫn tạo ra sự chênh lệch giữa nam và nữ trong một số ngành nghề.
Trong xã hội hiện đại, chúng ta đang hướng tới sự bình đẳng giới để làm cho cuộc sống trở nên trọn vẹn hơn. Mỗi thành viên trong gia đình cần phải có ý thức về tôn trọng đối với người phụ nữ, dù là người vợ hay người mẹ.
Quan điểm cổ truyền về sự ưu tiên con trai trong gia đình cần được thay đổi, và sự hạnh phúc không nên phụ thuộc vào giới tính của đứa con. Sự chia sẻ trách nhiệm và quan tâm lẫn nhau giữa vợ chồng và các thành viên trong gia đình là chìa khóa để xây dựng một xã hội bình đẳng giới và tiến bộ.
Tuyên Truyền Bình Đẳng Giới Cho Học Sinh THCS Ngắn Hay
Khi nói đến bình đẳng giới ở nơi làm việc, có nhiều người cho rằng đó là một phong trào nữ quyền nhằm nâng cao phụ nữ và hạ thấp đàn ông, hoặc là phong trào đưa phụ nữ vào thay thế đàn ông ở các vị trí kinh tế và xã hội quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và sự biến đổi trong mối quan hệ giữa nam và nữ, phong trào bình đẳng giới là một hiện tượng lịch sử mang tính trí tuệ, chính trị, xã hội và kinh tế tất yếu phải xảy ra.
Bình đẳng giới ở nơi làm việc không có nghĩa là tỉ lệ nam nữ trong công ty phải cân bằng, mà có nghĩa là mọi người đều được tiếp cận các cơ hội và nguồn lực giống nhau, cũng như được nhận thù lao như nhau cho những công việc tương đương, không phân biệt giới tính.
Bình đẳng giới là bãi bỏ những rào cản để phụ nữ được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong lực lượng lao động; là không phân biệt giới tính trong bất cứ ngành nghề nào, bao gồm các vị trí lãnh đạo; là loại bỏ phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, nhất là trong các vấn đề liên quan đến gia đình và trách nhiệm chăm sóc gia đình.
Ở Việt Nam, cùng với nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu trong bình đẳng giới, đặc biệt là trong giáo dục, y tế, hay như về tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động.
Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê năm 2017, phụ nữ trong vai trò lãnh đạo ở Việt Nam chiếm 28% – khá cao so với tỷ lệ trung bình trên thế giới là 19%, thậm chí so với các nước OECD. Số phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ở Việt Nam cũng khá cao – đạt tới 72% tổng số phụ nữ cả nước, và chiếm 48,1% tổng số lực lượng lao động ở Việt Nam.
Tuy nhiên, khoảng cách của tổng thu nhập bình quân giữa phụ nữ và đàn ông trong độ tuổi lao động ở Việt Nam là 11,24%, tức là đàn ông nhận được 1000 đồng thì phụ nữ chỉ nhận được 887,6 đồng. Phụ nữ vẫn bị coi là phái yếu và kém khả năng hơn đàn ông khi có tuổi, đồng thời vẫn phải đảm nhiệm vai trò chăm sóc gia đình và nội trợ.
Thế giới đang thay đổi và các doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Trong một nghiên cứu của McKinsey, các công ty đa dạng về giới có khả năng hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ 15%.
Trong một báo cáo chung của Intel và Dalberg, những công ty công nghệ với ít nhất một nhà lãnh đạo nữ có giá trị doanh nghiệp cao hơn 13% -16% so với các công ty có bộ máy lãnh đạo toàn nam giới. Các nghiên cứu, khảo sát của Goldman Sachs, Morgan Stanley, và World Economic Forum đều có những kết luận tương tự.
Những con số trên đã chứng minh rằng việc cải thiện bình đẳng giới ở nơi làm việc đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, năng suất, và sự hài lòng trong công việc của người lao động (theo nghiên cứu của WGEA, Australia).
Nhiều công ty trên thế giới đã thành công trong việc đưa phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào phát triển bình đẳng giới ở nơi làm việc thông qua các hình thức như:
(1) thay đổi cơ cấu giới tính trong lực lượng lao động, (2) tạo thu nhập bình đẳng giữa nam và nữ; (3) tạo điều kiện làm việc linh hoạt và hỗ trợ chăm sóc gia đình cho cả nam và nữ; (4) tư vấn cho cán bộ nhân viên về bình đẳng giới; (5) tạo điều kiện thăng tiến bình đẳng cho cả nam và nữ, và (6) xóa bỏ phân biệt đối xử liên quan đến giới tính.
Đồng thời, các nhà lập pháp cũng cần cân nhắc phá bỏ các rào cản để phụ nữ có thể lựa chọn các công việc mà họ muốn làm, bởi vì những công việc nguy hiểm hoặc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ thì cũng có những ảnh hưởng tương tự tới đàn ông; hơn nữa, đàn ông cũng nên được hưởng các chế độ nghỉ chăm sóc con cái và gia đình như phụ nữ để chia sẻ trách nhiệm gia đình.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ thông tin số, phụ nữ có thể trực tiếp lựa chọn làm việc cho những công ty đối xử tốt với họ, sử dụng mạng xã hội để gây ảnh hưởng tới các phụ nữ khác mua hàng từ các công ty có những giá trị tương đồng với họ, và đầu tư vào những công ty có hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt là phụ nữ.
Sức ảnh hưởng của phụ nữ đến các doanh nghiệp đang ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, và đang trở thành một trong những lực lượng mạnh mẽ nhất có thể phá vỡ hay tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Phát triển quyền năng kinh tế của phụ nữ và bình đẳng giới ở nơi làm việc sẽ giúp duy trì sự phát triển bền vững và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nhanh hơn chúng ta nghĩ.
Nhanh tay nhận free 🌺 Thẻ Cào Miễn Phí 🌺 Nhận Card ĐT 50k 100k 200k 500k Free