10 Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ (Hình Ảnh + Kế Hoạch)

Đón đọc 10 bài tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ hay nhất, chia sẻ cho bạn những khẩu hiệu, hình ảnh và kế hoạch tuyên tuyền hữu ích.

Đau Mắt Đỏ Là Bệnh Gì, Có Nghiêm Trọng Không?

Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm của lớp màng ngoài cùng bao phủ phần tròng trắng của mắt. Nguyên nhân thường là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc phản ứng dị ứng. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm đỏ mắt, cay mắt, chảy nước mắt, và có thể có mủ ở mắt.

Bệnh này thường không quá nghiêm trọng và hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến biến chứng như viêm, loét giác mạc, thậm chí là mù lòa. Đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus có thể lây lan, vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm là quan trọng để hạn chế lây truyền sang người khác.

Nếu bạn có các triệu chứng của đau mắt đỏ, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và có thể bao gồm việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc kháng sinh.

Tổng hợp và chia sẻ 🎀 Bài Tuyên Truyền Bệnh Tay Chân Miệng 🎀 hay nhất

5+ Cách Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Hiệu Quả

Dưới đây là một số cách tuyên truyền hiệu quả về bệnh đau mắt đỏ:

  1. Tạo ra các poster, biểu ngữ và tờ rơi với thông tin cơ bản về bệnh đau mắt đỏ, như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa.
  2. Phổ biến thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí và mạng xã hội, chia sẻ các bài viết, video và hình ảnh giáo dục về .
  3. Tổ chức các buổi hội thảo và workshop để giáo dục cộng đồng về cách phòng tránh và điều trị bệnh đau mắt đỏ.
  4. Hợp tác với các trường học và cơ quan y tế để tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ và cách phòng tránh cho học sinh và người dân.
  5. Phát động các chiến dịch cộng đồng để nâng cao nhận thức và khuyến khích mọi người thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.

Kế Hoạch Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ

Tham khảo dưới đây mẫu kế hoạch bài tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ, với những thông tin chính xác và dễ hiểu để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

KẾ HOẠCH
Về việc phòng chống dịch bệnh đau mắt đỏ trong trường học

Căn cứ công văn số … về tăng cường phòng chống bệnh đau mắt đỏ;

Tình hình hiện nay dịch bệnh đau mắt đỏ có chiều hướng xảy ra trong trường học, nhằm mục đích đảm bảo an toàn trường học, đặc biệt là đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của học sinh, trường … lập kế hoạch phòng chống bệnh đau mắt đỏ như sau:

1.Mục tiêu.

Nâng cao nhận thức và các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ và không để dịch đau mắt đỏ bùng phát xảy ra trong trường học.

2.Nguyên nhân.

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do vi khuẩn, virus. Con đường lây bệnh chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh: Qua nắm tay, lây qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ chơi, chén ăn, ly uống…

3.Triệu chứng.

Triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt. Mắt đau dữ dội, cộm, cảm giác như cát trong mắt; Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể kèm theo ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).

4.Cách thức lây lan.

Đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi; qua đồ dùng cá nhân, khăn tay; qua nước bị nhiễm khuẩn. Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống cùng một nhà;

Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.

5.Hướng dẫn biện pháp phòng,chống.

Hướng dẫn phụ huynh học sinh, cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường khi phát hiện trẻ mắc bệnh phải thông báo cho y tế trường học biết để nhà trường cùng với Trung tâm Y tế Dự phòng tổ chức xử lý kịp thời, không để lây lan thành dịch. Trẻ bị bệnh phải được cách ly tại nhà hoặc tại bệnh viện, không được tự ý đi học để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Khi phát hiện có học sinh nhiễm bệnh tại trường cần phải cách ly ngay, cho trẻ nghỉ học ở nhà điều trị đồng thời phối hợp với trạm Y tế xã xử lý triệt để ổ dịch bằng Cloramin B, vệ sinh môi trường nơi trẻ bệnh, lau khử khuẩn các vật dụng của trẻ, theo dõi sát các trẻ học chung lớp với trẻ bệnh. Báo cáo kịp thời các trường hợp trẻ nghi ngờ hoặc được chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ về trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế Dự phòng để có hướng chỉ đạo và xử trí kịp thời;

Hướng dẫn học sinh rửa tay thường xuyên với xà phòng; không dụi tay lên mắt, không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt…Tránh tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ. Khi thấy các triệu chứng như mắt cộm, ngứa, có dử mắt, chảy nước mắt thì nên đến chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng biến chứng bệnh;

Nếu trẻ bị bệnh nên để ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh. Người bệnh cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay thường xuyên giảm thiểu khả năng lây bệnh cho những người xung quanh. Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu vì bệnh do virus gây nên. Vì thế, việc khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, có các viêm nhiễm phối hợp hay không…

Chia sẻ cho bạn 🎀 Vẽ Tranh Bảo Vệ Mắt Học Đường 🎀 Sáng Tạo Nhất

Hình Ảnh Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ

Để tuyên truyền hiệu quả và bài bản về bệnh đau mắt đỏ và những biện pháp phòng tránh, bạn có thể sử dụng những hình ảnh tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ sau đây:

Hình ảnh tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ mới nhất
Hình ảnh tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ mới nhất
Hình tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ
Hình tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ
Những hình ảnh tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ
Những hình ảnh tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ
Hình ảnh tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ
Hình ảnh tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ
Hình ảnh tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ
Hình ảnh tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ
Mẫu hình ảnh tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ
Mẫu hình ảnh tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ

Rất hữu ích cho bạn 💕 Thông Điệp Sáng Cho Trẻ Mầm Non Hay 💕 Mẫu Đẹp Nhất

Khẩu Hiệu Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Hay

Chia sẻ dưới đây những khẩu hiệu tuyên truyền bệnh đau mắt đỏ hay, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.

  • Đau mắt đỏ đừng để lây lan, vệ sinh là hàng rào bảo vệ bạn!
  • Mắt đỏ đừng hoang mang, giữ vệ sinh thật tốt!
  • Vệ sinh đúng cách để đau mắt đỏ không thành dịch.
  • Mắt đỏ đừng để lan tràn, vệ sinh là cách kiểm soát!
  • Giữ gìn vệ sinh chung để tránh đau mắt đỏ!
  • Đừng để đau mắt đỏ ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Giữ gìn mắt khoẻ, để cả nhà vui.
  • Phòng tránh đau mắt đỏ, không nên chần chừ!
  • Đau mắt đỏ, đừng lơ là!
  • Đừng để đau mắt đỏ làm giảm chất lượng cuộc sống!

Slogan Bệnh Đau Mắt Đỏ Ý Nghĩa

Những slogan bệnh đau mắt đỏ ý nghĩa dưới đây sẽ giúp lan toả nhiều thông điệp hữu ích để phòng tránh dịch bệnh này:

  • Mắt đỏ không lo, vệ sinh để phòng chống!
  • Đôi mắt sáng, cuộc sống vui – Đau mắt đỏ, đừng để lan!
  • Giữ mắt sạch, giữ mắt khỏe – Đau mắt đỏ, chớ lơ là!
  • Đauắt đỏ, đừng chạm! Vệ sinh tay, đừng quên!
  • Mắt đỏ lây lan, vệ sinh cẩn thận!
  • Đau mắt đỏ chữa không khó – Vệ sinh đúng sẽ không lo
  • Mắt đỏ đừng ngại, vệ sinh là bài!
  • Mắt đỏ đừng sợ, vệ sinh là cứu tinh!
  • Mắt đỏ giữ khoảng cách, đừng để bạn lan xa!
  • Mắt đỏ đừng chủ quan, vệ sinh là giải pháp!

Tiếp tục tham khảo 🔥 Slogan Về Sức Khỏe Hay Nhất 🔥 114+ Câu Slogan Độc Lạ Nhất

10+ Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Hay Nhất

SCR.VN chia sẻ dưới đây 10+ bài tuyên truyền bênh đau mắt đỏ hay nhất, giúp nâng cao nhận thức và hành động phòng tránh của cộng đồng.

Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Hay Nhất

Để phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần biết đau mắt đỏ là gì? Những triệu chứng và diễn biến của bệnh ra sao để bản thân có cách phòng ngừa bệnh.

1.Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là một danh từ dân gian quen dùng để chỉ tình trạng viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, virut, viêm dị ứng gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng 7-9, là những tháng mưa nhiều.

2.Triệu chứng: Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như sau:

  • Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt.
  • Chảy nước mắt và có nhiều rỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt.
  • Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai…
  • Trong những truờng hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), khi đó thị lực có thể giảm.

3.Diễn biến

  • Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, thoái lui sau khoảng 10 ngày, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng.
  • Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng…) đau kéo dài có khi hàng tháng nếu không được bóc giả mạc
  • Một số có thể có biến chứng Viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực.
  • Bệnh thường bắt đầu một mắt sau đó lây sang mắt thứ 2 trong vòng vài ngày.

4.Bệnh có thể lây lan bằng cách nào?

  • Lây qua vật dụng sinh hoạt:
    • Dùng khăn hoặc chậu rửa mặt chung.
    • Dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ vật với người khác ( hay gặp trong gia đình hoặc nhà trẻ, mẫu giáo).
    • Lây qua môi trường bể bơi, không khí.
    • Lây qua vật trung gian là ruồi, nhặng.
  • Lây qua đường nước bọt.
  • Lây qua đường hơi thở.

5.Bệnh có thể gây ra những hậu quả gì?

Bệnh hầu hết khỏi hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần không để lại di chứng.

Tuy nhiên có thể gây ra một số hậu quả:

  • Có thể bị bội nhiễm, tổn thương giác mạc như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây giảm thị lực kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.
  • Có thể lây lan thành dịch.

Trong trường hợp tự ý điều trị, hoặc điều trị không đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng có thể gây mù mắt như loét giác mạc, glôcôm….

6.Cách phòng tránh

Đau mắt đỏ là bệnh lây truyền nên dễ thành dịch. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua tay, lây qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ dùng, bát ăn, ly tách, ra gối, mùng màn…Do đó, để tránh lây lan thành dịch, cần thực hiện một số vấn đề cơ bản như sau:

*Phòng bệnh:

  • Thường xuyên rửa mặt 3 lần/ ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng, tốt nhất giặt khăn bằng xà phòng , phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường.
  • Cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt một vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch.

*Khi đang có dịch:

  • Người bệnh cần lưu ý không nên tự ý dùng thuốc dễ dấn đến trường hợp gây biến chứng. Tốt nhất là ngay khi có các triệu chứng đầu tiên, người bệnh cần tìm đến khám Bác sĩ nhãn khoa.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu có ra đi lại cần đeo kính râm để mắt bớt bị chói và tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Khi bị bệnh cần chú ý giữ vệ sinh để tránh lây sang mắt kia (rửa tay, dùng khăn giấy mềm lau một lần).Trong thời gian bị đau mắt, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, không làm việc bằng mắt nhiều, như đọc sách báo, coi tivi, nên để mắt được thư giãn.
  • Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh. Trong truờng hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì nên có khẩu trang. Ngoài ra cũng cần tránh thói quen dụi mắt bằng tay, phải thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn.
  • Trong vùng có dịch (hoặc có nhiều người mắc bệnh) nên hạn chế các hoạt động tập trung đông người.
  • Không nên đến các bể bơi công cộng.

Tóm lại, đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần được can thiệp kịp thời khi bị mắc bệnh .

Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Ngắn Gọn

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

1.Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ:

Đau mắt đỏ có 65%-90% nguyên nhân là do virus.

Thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

2.Triệu chứng đau mắt đỏ do virus:

Thời gian từ khi từ khi bị nhiễm đến khi phát bệnh là 3 ngày. Với các triệu chứng:

  • Đỏ mắt, ngứa rát cộm mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.
  • Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt bẩn, dỉ bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy.
  • Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.
  • Đỏ mắt, vùng mi mắt hơi sưng nề.
  • Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidal sưng to.

3.Phòng bệnh đau mắt đỏ:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, xử dung nước sạch
  • Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng
  • Không dung cgung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
  • Xử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường, sát khuẩn đồ dùng, vật dụng của người bệnh
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ
  • Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác

Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

Hãy chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ phát triển thành dịch để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.

Chia sẻ những thông điệp 🎉 Khẩu Hiệu Về Trường Học Hạnh Phúc 🎉 Hay Nhất

Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Chọn Lọc

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của người bệnh.

1.Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ:

Đau mắt đỏ có 65%-90% nguyên nhân là do virus.

Bệnh rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như mắt kính, khăn mặt, chậu rửa mặt

Công sở, lớp học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan nhành và nhiều. Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau.

2.Phòng bệnh đau mắt đỏ

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ nhất là hai bàn tay.
  • Khi đi ra ngoài nên đeo kính để hạn chế gió, bụi.
  • Tra nước muối sinh lý để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người thân bị bệnh.
  • Phải tiến hành cách ly người bệnh: dùng riêng khăn, chậu rửa, mùi soa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người…
  • Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người bệnh đến khi khỏi hẳn, nên nghỉ ngơi tại nhà từ 5-7 ngày để bệnh nhân mau phục hồi và tránh lây bệnh trong cộng đồng.
  • Sau khi chăm sóc cho bệnh nhân phải rửa tay bằng xà phòng. Khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng tránh tái nhiễm lại.

3.Điều trị:

  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
  • Đeo kính râm để giảm triệu chứng chói mắt, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, nhiễm khuẩn.
  • Không chế dung day dụi mắt, sở mắt.
  • Chú ý nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng và giúp mắt mau phục hồi.
  • Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh và kháng viêm để phòng ngừa bội nhiễm cho mắt và hạn chế những triệu chứng khó chịu của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.

Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Đặc Sắc

Hiện nay đang trong thời gian thời tiết chuyển mùa làm gia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ. Theo thống kê tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Mắt Hà Nội cho thấy trung bình mỗi ngày tiếp nhận 200 bệnh nhân tới khám do đau mắt đỏ. Nhiều trường hợp đến viện trong tình trạng biến chứng nặng.

Thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, đề nghị các hộ gia đình và toàn thể nhân dân thực hiện tốt một số khuyến cáo của Bộ y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh cá nhân: Luôn duy trì vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh sạch sẽ hai bàn tay. Khi ra ngoài, nên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi gió và bụi. Tra nước muối sinh lý để rửa mắt, đặc biệt là trong gia đình có người thân đang mắc bệnh. Phải tiến hành cách ly cho người bệnh bằng cách sử dụng riêng các vật dụng như khăn, chậu rửa, mũi soa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và tránh đến những nơi đông người.
  • Điều trị và chăm sóc người bệnh: Tập trung vào việc điều trị hợp lý và tích cực cho người bệnh cho đến khi họ hoàn toàn hồi phục. Người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà từ 5-7 ngày để giúp họ nhanh chóng hồi phục và tránh lây bệnh trong cộng đồng. Sau khi chăm sóc cho người bệnh, hãy rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng.
  • Điều trị đau mắt đỏ: Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên và đeo kính râm để giảm triệu chứng chói mắt. Tránh mắt tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn. Không sử dụng day dụi mắt hoặc chạm vào mắt.
  • Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng: Chú ý nghỉ ngơi đúng cách và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng và giúp mắt mau phục hồi. Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh và kháng viêm để phòng ngừa nhiễm trùng và giảm triệu chứng không thoải mái theo chỉ định của bác sĩ.

Những biện pháp này cần được thực hiện một cách đều đặn và chặt chẽ để giữ cho mọi người và cộng đồng được bảo vệ khỏi dịch bệnh.

Lan toả đến bạn 🌹 Slogan Về Giáo Dục 🌹 Khẩu Hiệu Hay, Sáng Tạo Nhất

Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Chi Tiết

Bệnh đau mắt đỏ có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian ngắn đau mắt đỏ có khả năng bùng phát thành ổ dịch bởi rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc.

Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể con người không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh này.

1.Khái niệm:

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, đây là bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng: trẻ em, người trưởng thành, người già.

Bệnh dễ lây lan, xảy ra quanh năm có thể lan rộng ra thành dịch trong thời điểm từ Hè đến cuối Thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối…cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực.

2.Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ và những triệu chứng thường gặp

2.1.Nguyên nhân:

  • Do virus: Là nguyên nhân hay gặp nhất. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân.
  • Do vi khuẩn: Bệnh lây qua tiếp xúc dịch tiết hay vật dụng có dính dịch tiết chạm vào mắt. Có thể gây tổn thương nặng khi không được điều trị.
  • Do tác nhân gây dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc,…): Xuất hiện trên những người có cơ địa dị ứng, bệnh thường xuất hiện tái đi tái lại có thể xuất hiện theo mùa. Không lây và muốn điều trị dứt điểm phải tìm được tác nhân gây dị ứng.

2.2.Triệu chứng: thay đổi tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh:

2.2.1.Triệu chứng viêm kết mạc do virus

  • Kết mạc mắt đỏ.
  • Ngứa, chảy nước mắt, cảm giác cộm xốn mắt.
  • Phù mi, có thể xuất hiện giả mạc ở mắt.
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: Ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch.
  • Khi có biến chứng: Cảm giác chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc.
  • Có thể bị một hoặc hai bên.

2.2.2.Triệu chứng viêm kết mạc do vi khuẩn

  • Xuất hiện gỉ mắt (ghèn) màu xanh hay vàng dính 2 mi mắt khi thức dậy
  • Ngứa, chảy nước mắt.
  • Xuất hiện gỉ mắt màu xanh hay vàng dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Kết mạc mắt đỏ.
  • Trường hợp nặng gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.
  • Có thể bị một hoặc cả hai bên mắt.

2.2.3.Triệu chứng viêm kết mạc do dị ứng

  • Bệnh có thể xuất hiện theo mùa, hay tái phát.
  • Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều.
  • Thường kèm theo viêm mũi dị ứng.
  • Bệnh xảy ra ở cả hai mắt.

3.Cách lây lan:

  • Viêm kết mạc cấp chủ yếu lây lan bằng đường tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch tiết ở mắt của người bệnh, sau đó người bệnh dụi mắt rồi dùng tay cầm các vật dụng chung trong gia đình, hay bạn bè như ly cốc, khăn mặt, chậu rửa, chăn gối, ống thuốc nhỏ mắt, bàn ghế, bát đũa, điện thoại, bắt tay nhau v.v.
  • Đường lây thứ hai là qua hô hấp và nước bọt người bệnh có mang mầm bệnh như nói chuyện quá gần, ho, hắt hơi không che miệng hoặc mang khẩu trang. Vì vậy bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch ở các trường học, công sở, ký túc xá v.v.
  • Bệnh không lây qua việc nhìn vào mắt bệnh nhân, vì vậy việc đeo kính chỉ giúp người bệnh bớt chói mắt, bụi bặm và khó chịu chứ không ngăn chặn được sự lây lan như dân gian thường quan niệm trước đây.

4.Cách điều trị bệnh

  • Trong trường hợp thấy có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
  • Tăng cường tập thể dục, bổ sung dinh dưỡng và các vitamin có trong hoa quả để tăng sức đề kháng.
  • Nếu bị sưng nề thì có thể chườm lạnh.
  • Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
  • Tránh tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Đặc biệt, không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng, dân gian như nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu,… Ngoài ra, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Trong Trường Học Hay

Kính thưa quý thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!.

Để chúng ta hiểu thêm về bệnh sau đây là một số thông tin về bệnh đau mắt đỏ:

1.Thế nào là bệnh Đau mắt đỏ ?

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc, nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là nhiễm vi khuẩn, virut Adeno và Entrro hoặc phản ứng dị ứng gây nên.Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực.

2.Biểu hiện, triệu chứng của bệnh là gì?

  • Thời gian ủ bệnh là 3 ngày.
  • Đỏ một hoặc cả hai mắt
  • Ngứa, cộm một hoặc cả hai mắt.
  • Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt.
  • Có chất dịch màu trắng, có dử ghèn màu vàng hoặc màu xanh lục từ mắt. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng gỉ mắt.
  • Một số trường hợp có xuất huyết kết mạc, gây đỏ mắt kéo dài; nếu nặng có thể mờ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc.
  • Khó nhìn nhưng không giảm thị lực mắt.
  • Toàn thân có thể sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to.

3.Cách phòng bệnh và điều trị bệnh như thế nào?

-Cách phòng bệnh: đối với người bệnh:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp tránh lây lan cho người khác, nên ở nhà, không đến trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
  • Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt
  • Không được rửa mặt và mắt bằng nước muối ăn vì khi hoà vào nước các tinh thể muối không tan hết dễ gây cộm, ngứa cho mắt.
  • Lau rửa dịch nhử mắt bằng khăn mặt sạch hoặc giấy cotton ẩm, không hạn chế số lần rửa mặt trong ngày để loại bỏ chất kích thích.
  • Khi thấy bệnh nặng hơn, mắt mờ đi, bạn cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám

-Cách phòng bệnh: đối với người chưa mắc bệnh:

  • Điều quan trọng đầu tiên khi ta muốn phòng bệnh là thực hiện vệ sinh cá nhân thật tốt.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc gần với người bị bệnh.Không dùng chung đồ dùng, dụng cụ với người bệnh. Uống thật nhiều nước để cơ thể có thể thải được độc tố trong cơ thể. Khi đi ra ngoài, bạn cần đeo kính chắn bụi, chắn virus.
  • Phòng bệnh là một công tác quan trọng trong việc hạn chế lây lan. Bạn nên thường xuyên rửa tay chân sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên. Tránh đến nơi đông người, đặc biệt là nguồn dịch. Tránh dụi tay vào mắt. Hạn chế bơi lội trong giai đoạn phát dịch.

4.Điều trị bệnh

  • Khi mắc bệnh yêu cầu người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt khám chữa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường tập thể dục, dinh dưỡng và các vitamin C có trong hoa quả để tăng sức đề kháng
  • Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, tra thuốc mắt theo chỉ định.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

Nhanh tay nhận ngay 🌹 Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🌹 Tặng Card Viettel Mobifone Vina FREE

Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Trong Trường Học Tiêu Biểu

Hiện nay bệnh đau mắt đỏ đã và đang lan rộng đến các cơ quan, xí nghiệp, công sở và trường học.v.v…. Nếu chúng ta không biết cách chăm sóc, phòng và điều trị thì bệnh đau mắt đỏ có thể dẫn đến viêm giác mạc, giảm thị lực lâu dài, ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt và làm việc.

1.Khái niệm:

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, đây là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian trong năm. Bệnh thường xảy ra sau khi bơi ở các bể bơi mà điều kiện vệ sinh nguồn nước trong bể không đảm bảo yêu cầu. Bệnh thường gặp nhất vào mùa đông xuân và mùa hè . Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực.

23.Triệu chứng:

  • Người bệnh có cảm giác mắt bị cộm, bị rát như có bụi ở trong mắt do kết mạc bị viêm và phù.
  • Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai ( hay gặp ở trẻ em),
  • Mắt bị chói nhất là khi nhìn ánh sáng
  • Thị lực hầu như không ảnh hưởng

3.Cách phòng bệnh và điều trị bệnh:

-Cách phòng bệnh:

  • Cách ly người bệnh để tránh lây lan sang người khác.
  • Đeo kính khi đi đường để tránh bụi, tra nước muối sinh lý để rửa mắt.
  • Dùng riêng cốc uống nước, khăn và chậu rửa mặt.
  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên với xà phòng sát khuẩn và nước rửa tay.
  • Tăng cường tập thể dục, dinh dưỡng và các vitamin C có trong hoa quả để tăng khả năng miễn dịch.

-Điều trị bệnh:

  • Lau rửa dịch gỉ mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc khăn cotton ẩm, sau đó bỏ vào thùng rác.
  • Nếu bị sưng nề thì có thể chườm lạnh.
  • Những trường hợp khi mắc bệnh nên chú ý để tránh để lây lan ra những người xung quanh: đeo kính, không dùng chung các vật dụng sinh hoạt, hạn chế đến nơi đông người..

Cuối cùng xin chúc quý thầy cô và các em học sinh có một sức khỏe tốt để làm việc và học tập.

Bài Tuyên Truyên Phòng Chống Bệnh Đau Mắt Đỏ Trong Trường Mầm Non Ngắn

Các em học sinh thân mến!

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa.Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của chúng ta. Bệnh lây lan tương đối nhanh và có thể thành đại dịch.

1.Nguyên nhân, triệu chứng bệnh

a, Nguyên nhân:

Nguyên nhân của Đau mắt đỏ thường là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do dị vật … Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh.

b, Triệu chứng:

  • Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt có nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt.
  • Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mắt đỏ, đau nhức, chảy nước mắt.
  • Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
  • Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn

2.Đường lây bệnh:

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều mầm bệnh;
  • Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật và đồ dùng cá nhân của người bệnh;
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi;
  • Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng;
  • Những nơi có mật độ người đông rất dễ lây bệnh.

3.Phòng bệnh đau mắt đỏ:

Vệ sinh cá nhân tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan bệnh Đau mắt đỏ. Khi bị Đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ bị Đau mắt đỏ NB cần thực hiện các bước sau:

  • Không dụi mắt bằng tay;
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng;
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối;
  • Không giặt chung quần áo, ga giường, khăn tắm với đồ dùng cá nhân của người khác;
  • Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa;
  • Rửa tay sau khi tra thuốc mắt;
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn;
  • Tránh tập trung đông người khi đang có dịch bệnh Đau mắt đỏ.

Bệnh Đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những thể bệnh nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có thể bệnh nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Quan trọng là chúng ta phải biết cách nhận biết những dấu hiệu để chẩn đoán đúng nguyên nhân, điều trị thích hợp và phòng bệnh tốt nhằm tránh những tổn hại về sau.

Tặng free cho bạn 🎉 Acc VIP Miễn Phí 🎉 Nhận Nick Free MỚI NHẤT

Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Trong Trường Mầm Non Hữu Ích

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đều đưa tin về việc bệnh đau mắt đỏ hiện đang có dấu hiệu bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em.

Đau mắt đỏ là gì? Đau mắt đỏ (bệnh viêm kết mạc cấp) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt) do nhiễm khuẩn, virut, viêm dị ứng gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng 7-9, là những tháng mưa nhiều.

Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn). Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi,

Viêm kết mạc trên người bệnh có các bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo…sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm.

Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như virus Herpes, Thủy đậu, Poxvirus… Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua tay, dụi tay vào mắt, lây qua những vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ dùng, bát ăn, ly tách, ra gối, mùng màn, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh, …)

Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ. Khi đang có dịch cần hạn chế tập trung nơi đông người. Đặc biệt khi trẻ có các triệu chứng bệnh như đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn cần cho đến các cơ sở khám mắt để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.

Trên đây là cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ. Hy vọng các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh có đôi mắt luôn khỏe để dạy tốt và học tốt.

Bài Tuyên Truyền Bệnh Đau Mắt Đỏ Trong Trường Tiểu Học Ngắn Hay

Sau những đợt mưa lớn, dịch đau mắt đỏ nguy cơ lây lan và bùng phát nếu chúng ta không phòng ngừa và giữ vệ sinh cá nhân tốt.

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia.

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
  • Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.
  • Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần được nghỉ học/nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Tham khảo 🎉 Một Số Biện Pháp Xây Dựng Lớp Học Hạnh Phúc 🎉 Cho Trẻ 5-6 Tuổi Ở Trường Mầm Non

Viết một bình luận