Bài Thơ Theo Chân Bác: 22+ Mẫu Cảm Thụ, Phân Tích Hay Nhất

Bài Thơ Theo Chân Bác ❤️ Cảm Thụ, Phân Tích Trọn Bộ ✅ Tuyển Tập 22+ Bài Văn Mẫu Độc Đáo Và Ý Nghĩa Nhất Giúp Bạn Đạt Điểm Cao.

Theo Chân Bác Tố Hữu

Trước khi đi vào phân tích bài thơ theo chân Bác. Chúng ta cùng độc lại bài thơ Theo chân Bác một lần nữa nhé!

Tháng năm ơi, có thể nào quên
Hàng bóng cờ tang thắt dải đen
Rủ giữa lòng đau.Ta nhớ mãi
Cuộc đời như ngọn lửa đầu tiên.

Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác
Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn
Chắc như thường lệ. Người đi vắng
Để mọi lời ca tặng nước non.

Tôi viết bài thơ cho các con
Mai sau được thấy Bác như còn
Phơ phơ tóc bạc, chòm râu mát
Đôi dép mòn đi, in dấu son.

Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày
Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay
Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay…

Lạ thay, sức mạnh của tâm hồn
Mắt vẫn tươi như suối tận nguồn
Tay nhịp cho đời cao tiếng hát
Trời thu xanh ngát sáng Tuyên ngôn.

Như thế, Người đi… Phút cuối cùng
Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung
Lời Di chúc gửi, êm bên gối
Quên nỗi mình đau, để nhớ chung.

Bác ơi!
Thôi đập rồi chăng? một trái tim
Đỏ như sao Hoả, sáng sao Kim!
Muốn oà nức nở bên em nhỏ
Nước mắt ta đành nuốt, lặng im.

Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh
Cơn mưa vừa tạnh. Ba Đình nắng
Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình.

Súng hãy gầm lên, nén xót đau
Hãy lau ráo lệ, ngẩng cao đầu!
Chỉ xin nhớ để lời đêm trước:
Đốt pháo hoa mừng, đến lễ sau.

Bác đi… Di chúc giục lòng ta
Cho cả muôn đời một khúc ca
Lẽ sống, niềm tin, mong ước lớn
Và tình thương, ơn nghĩa bao la.

Tôi trở về quê Bác, làng Sen
Ơi hoa sen đẹp của bùn đen!
Làng quen như thể quê chung vậy,
Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn.

Thăm lại vườn xưa, mái cỏ tranh
Thương hàng râm bụt, luống rau xanh
Ba gian nhà trống, nồm đưa võng
Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

Ôi sáng hè vui, Bác trở về
Vẫn không quên lối cũ, tình quê
Bạn xưa, còn nhớ khi câu cá
Nhớ quả cà ngon, nhớ gốc chè….

Nhớ những năm nao… Máu Cửa Rào
Thân yêu hai tiếng gọi “đồng bào”
Phận nghèo, nước mất, dân nô lệ
Đêm tối, trời mây, chẳng ánh sao.

Đã tắt lâu rồi, lửa nghĩa quân
Phan Đình Phùng đó, Tống Duy Tân
Nguyễn Trung Trực lại Hoàng Hoa Thám
Đầu dám thay đầu, chân nối chân!

[ bài thơ Theo chân Bác ]

Muôn dặm đường xa, biết đến đâu?
Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu
Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng
Bạn cùng ai, đất khách dãi dầu?

Cha đã đi đày, đau nỗi riêng
Còn nghe tiếng gót nặng dây xiềng…
Mẹ nằm dưới đất, hay chăng hỡi
Xin sáng lòng con ngọn lửa thiêng!

Từ đó, Người đi… những bước đầu
Lênh đênh bốn biển, một con tàu
Cuộc đời sóng gió. Trong than bụi
Tay đốt lò, lau chảo, thái rau.

Mở mắt trông quanh, màu sắc mới
Những bờ biển lạ, nước nông sâu
Á, Âu đâu cũng lòng trong đục
Vàng máu chia hai cảnh khổ giàu.

Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen
Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn
Một hòn gạch nóng nung tâm huyết
Mẩu bánh mì con nuôi chí bền.

Bao nẻo người đi, bước trước sau
Một câu hỏi lớn: Hướng về đâu?
Năm châu thăm thẳm, trời im tiếng
Sách thánh hiền lâu đã nhạt màu.

Găng-đi, quay lại chiếc xa xưa
Dệt tấm lòng nhân đựng gió mưa!
Nghiệp lớn, Tôn Văn vừa dựng đó
Trăm năm tay lái vững vàng chưa?

Ôi nhân loại! Địa cầu cháy bỏng
Lò sát sinh ngập máu xương rơi
Lũ đế quốc như bầy quỉ sống
Nướng người ăn, nhảy nhót, reo cười.

Bỗng sấm nổ, Rạng đông chớp giật
Hoan hô Cách mạng tháng Mười Nga!
Tủ sắt ngai vàng quăng xuống đất
Công nông ta làm chủ đời ta,

Xóm thợ Pa-ri nghèo cuối ngõ
Tưng bừng gác trọ đón bình minh
Mác – Lê-nin đến… Từng trang đỏ
Chân lý đây rồi, lẽ tử sinh!

Đứng dậy! Ơi Người cùng khổ ơi!
Tiếng chuông ta đánh, giục liên hồi
Hãy bay đi, hãy bay qua sóng
Về nước non xa, thức tỉnh đời…

Tháng Giêng, Mạc-tư-khoa tuyết trắng
Một người đi, quên rét buốt xương
Từ xa đến… Lòng đau trĩu nặng
Giữa dòng người im lặng trên đường.

Anh tìm ai? Lê-nin vĩ đại
Tinh hoa trái đất, chất kim cương
Con người đẹp nhất trong nhân loại
Trí tuệ, tình yêu của bốn phương.

Lê-nin ơi, Người Thầy, Người Cha
Niềm tin trong sáng mãi lòng ta
Đêm nay nằm đó, mà thanh thản
Vầng trán mênh mông toả chói loà.

Tưởng nghe tiếng Người vang giục bước
Hãy trở về châu Á trẻ trung
Hỡi người trai Việt Nam yêu nước
Thổi bùng lên ngọn lửa anh hùng!

[ bài thơ Theo chân Bác ]

Và những ngày qua, những tháng qua
Thư về từng lá, ấm lòng ta
Đường dài nẻo ngắn, lời khuyên dặn
Trăm nỗi buồn vui, việc nước nhà…

Chiến tranh nổ. Gần xa hùm sói
Cắn cổ nhau. Pháp bại, Nhật vào.
Thân một cổ hai tròng buộc trói
Phải vùng lên, này súng này dao!

Bắc Sơn gọi, Nam Kỳ nổi dậy
Sống một ngày hơn mấy mươi năm
Lửa căm giận sôi dòng máu chảy
Sức mỗi người bỗng hoá thành trăm!

Chiều mùa thu ấy… Đến Diên An
Có một Hồng quân, tay nóng ran
Đẩy chiếc xe bò lên với bạn
Rồi đi…. Lần bước xuống phương Nam…

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!

Ai đã đến, ai chưa đến đó
Có hòn núi Mác, suối Lê-nin
Hãy về thăm quê ta Pác-bó
Nơi Bác về, nguồn nước mới sinh.

Hỏi dòng khe ấy, hỏi tre lau
Những tháng ngày xưa…. Bác ở đâu?
Núi vẫn nghiêng đầu nghe vách đá
Hát cùng cây lá gió ngàn sâu…

Hát rằng:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang!

Hang lạnh nhớ tay Người đốt củi
Bập bùng lửa cháy suốt đêm thâu
Ai hay ngọn lửa trong hang núi
Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau!

Ngày hội lớn. Trung ương quanh Bác
Lán tre vừa lợp, ấm tình thương
Lịch sử hôm nay, đầu ngọn thác
Gọi toàn dân cứu nước, lên đường.

Việt Minh, hai tiếng dậy biên khu
Truyền khắp dân gian, đuổi giặc thù
Cây đá mừng reo theo mỗi bước
Sớm hôm xóm núi bóng Già Thu….

Lam Sơn dậy một vùng Núi đỏ
Du kích quân rộn rã thao trường
Cao-Bắc-Lạng khơi dòng thác đổ
Chảy về xuôi, mở lối đại dương.

Lại thương nỗi: đoạ đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay… cánh hạc ung dung!

Xta-lin-grát. Đất trời vang động
Én thu sang. Mừng Bác lại về!
Hoan hô đội Tuyên truyền giải phóng
Buổi ra quân, gươm nóng lời thề!

[ bài thơ Theo chân Bác ]

Già nào
Trẻ nào
Đàn ông nào
Đàn bà nào
Kẻ có súng dùng súng
Kẻ có dao dùng dao.
Thấy Tây, cứ chém phứa
Thấy Nhật, cứ chặt nhào!

Ào ào ào… ào ào ào
Đường tiến công, sông núi xôn xao
Bác đã về xuôi. Chào Đại hội
Tiến quân ca sôi nổi Tân Trào!

Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước
Sáng quân ra giải phóng Thái Nguyên
Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước
Đứng lên ta giành hết chính quyền!

Việt Nam, ta lại gọi tên mình
Hạnh phúc nào hơn được tái sinh
Mát dạ ông cha nghìn thuở trước
Cho đời, hai tiếng mới quang vinh!

Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ… chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình

 HỒ CHÍ MINH! HỒ CHÍ MINH!

Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán… Ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!

Người đọc tuyên ngôn…. Rồi chợt hỏi:
“Đồng bào nghe tôi nói rõ không?”
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!

Cả muôn triệu một lời đáp: “Có!”
Như Trường Sơn say gió biển Đông
Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ
Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.

Trời bỗng xanh hơn, nắng chói loà
Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta
Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà!

Ta đứng đây, lẫm liệt đường hoàng
Như Thạch Sanh, khí phách hiên ngang
Lưng đàn, tay búa, tay giương nỏ
Chém Mãng xà vương, giết đại bàng.

Chúng đến đó. Cả bầy hùm sói
Pháp theo Anh, một giống thực dân
Máu đã chảy. Miền Nam đã gọi
Những chuyến tàu hối hả ra quân…

Ghê thay lũ ô binh thổ phỉ
Kéo vào ăn, miền Bắc xác xơ
Nguy vận nước mong manh đầu chỉ
Sức toàn dân quyết giữ cơ đồ!

[ bài thơ Theo chân Bác ]

Bác Hồ thức. Năm canh không ngủ
Nghe phong ba gào thét đá ghềnh
Vững tay lái. Ôi người thuỷ thủ
Đã từng quen bốn biển lênh đênh!

Người trông gió bỏ buồm, chọn lúc
Nước cờ hay, xoay vạn kiêu binh
Lòng nhẫn nhục quyết không khuất phục
Yêu hoà bình, đâu sợ chiến chinh!

Giặc đã đánh. Thì ta quyết đánh!
Thà hy sinh tất cả, không nao.
Lời Bác gọi, nửa đêm vang lệnh:
“Hãy xông lên, chiến sĩ đồng bào!”

Cả nước đáp một lời: Quyết thắng!
Phố phường giăng chiến luỹ, vươn cao
Xóm thôn dựng pháo đài, đứng thẳng
Tre thành chông, người hoá anh hào!

[ bài thơ Theo chân Bác ]

Nơi Bác ở: sàn mây vách gió
Sáng nghe chim rừng gáy bên nhà
Đêm trắng một ngọn đèn khêu nhỏ
Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tiếng hát xa đưa… Muôn tiếng hát
Điện Biên! Trời đất dậy tin mừng
Bác Hồ khẽ vuốt chòm râu mát
Gió sớm đưa hương ngát cả rừng…

Điện Biên! Lừng lẫy Việt Nam ta
Vang tiếng kèn vui gọi mọi nhà
Mời bạn gần xa ra tuyến lửa
Mở đường giải phóng Á-Phi-La!

Chưa vẹn tròn vui, đã sáng tươi
Đường lên hạnh phúc đỏ chân trời
Bốn nghìn năm cũ, bao mơ ước
Đã dược hôm nay, rạng mặt người!

Chung sức lại, ơi anh ơi chị
Ruộng đồng ta, nhà máy ta đây
Chỉ hai tiếng thân yêu: đồng chí
Đã thương rồi, ấm những bàn tay.

Đơn giản vậy, cơm ăn áo mặc
Của ta nay, nặng biết bao tình.
Cả không khí, trời xanh miền Bắc
Cũng trong như lòng Bác thương mình!

Muôn dặm ta đi, mới bước đầu
Nhớ lời Bác dạy, dễ quên đâu!
Nước non còn nỗi đau chia cắt
Nam Bắc hai miền, ta có nhau

Giặc Mỹ ngông cuồng đã đến đây
Hắn thường đem súng doạ Đông Tây
Lương tâm quen thói vàng mua bán
Có chúng ta đây, diệt chúng mày!

Máu đọng chưa khô, máu lại đầy
Hỡi Miền Nam trăm đắng nghìn cay
Hăm lăm năm chẳng rời tay súng
Đi trước về sau, đã dạn dày

Hỡi miền Bắc đó, nặng đôi vai
Gánh cả non sông, vượt dặm dài
Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!

Ôi! đất anh hùng dễ mấy mươi
Chìm trong khói lửa, vẫn xanh tươi
Mưa bom, bão đạn, lòng than thản
Nhạt muối, vơi cơm, miệng vẫn cười.

[ Bài thơ Theo Chân Bác ]

Thời đại lớn cho ta đôi cánh
Không có gì hơn Độc lập Tự do!
Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận
Có Đảng ta đây, có Bác Hồ.

Ta hiểu. Miền Nam thương nhớ Bác
Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm
Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác
Bác thường trăn trở, nhớ miền Nam!

Ai nói giùm ta hết tấm lòng
Bác Hồ thương nhớ mỗi dòng sông
Mỗi hòn núi ở Miền Nam đó
Như thịt da ta rỏ máu hồng!

Bản đồ bên vách treo, không nói
In mãi bàn tay Bác chỉ đường
Tấm lịch ngày ngày nghe Bác hỏi:
Hôm nay, đâu thắng ở tiền phương?

Ơi anh Giải phóng chân không mỏi
Mỗi bước hành quân, mỗi chiến công
Có thấy ấm lòng nghe Bác gọi
Sáng đường, đôi mắt Bác hằng trông!

Các anh, các chị ở trong ra
Những đứa con yêu trở lại nhà
Có phải mỗi lần ta gặp Bác
Bác vui như trẻ lại cùng ta?

Ôi! nụ cười vui của Bác Hồ
“Miền Nam đánh giỏi, Mỹ thua to!”
Bác ơi! Con biết con chưa giỏi
Quét sạch đường đi, để Bác vô!

Còn những ai chưa được một lần
Trong đời, gặp Bác? Hãy nhanh chân
Tiến lên phía trước! Trên cao ấy
Bác vẫn đưa tay đón lại gần….

Bác vẫn đi kia… giữa cánh đồng
Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông
Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm
Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong….

Bác vẫn về kia… Những sớm trưa
Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ
Hỏi anh hỏi chị công nhân ấy
Vàng ngọc thi đua được mấy giờ?

[Bài thơ Theo Chân Bác ]

Ơi anh bộ đội trên mâm pháo
Mắt lượn trời cao, dõi bóng mây
Có thấy, bốn mùa, quên nắng bão
Bên ta, Bác vẫn thức đêm ngày?

Biết chăng, hỡi mẹ rất anh hùng
Con mấy lần đi lập chiến công
Hỡi chị hằng trông ngày thắng trận
Bác khuyên thương nhớ vững bền lòng.

Và các em, có hiểu vì sao
Lòng Bác mênh mông vẫn dạt dào
Yêu nụ mầm non, yêu tuổi trẻ?
Biển thường yêu vậy sóng xôn xao…

Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh.

[Bài thơ Theo Chân Bác ]

Bác ơi!
Xin để Người yên giấc mộng say
Còn trời đất đó, nước non đây.
Còn ba mươi triệu con Nam Bắc
Quyết thắng, bền gan, tay nắm tay.

Còn triệu anh em đồng chí đó
Bốn mươi năm Đảng, óc tim này.
Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác
Lên những tầng cao, thẳng cánh bay!

Ngày mai, thống nhất lại non sông
Mẹ được gần con, vợ gần chồng
Ôi đến ngày ta vui sướng nhất
Thoả lòng Bác lại trở về trông!

Đời sẽ tươi hơn, xây dựng mới
Đàng hoàng to đẹp, sáng trời Đông
Tuổi xanh vững bước lên phơi phới
Đi tới, như lòng Bác ước mong.

Đem ngày gần lại, đổi năm xa
Nghĩa lớn tình chung, vẫn ruột rà
Bốn biển anh em hoà hợp lại
Trăm đường một hướng, nở muôn hoa

*

Bác ơi!
Tết đến. Giao thừa đó
Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần
Ríu rít đàn em vui pháo nổ
Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân…

👉Ngoài Theo Chân Bác Tố Hữu Gì Chia sẻ đến bạn Phân Tích Bức Tranh Tứ Bình Việt Bắc Tố Hữu ❤️ Cảm Nhận

Cảm Thụ Bài Thơ Theo Chân Bác

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cảm thụ tốt hơn bài thơ Theo chân Bác của Tố Hữu.

Ngày 13 tháng 8năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó Cao Bằng trở lại Trung Quốc để có thể tranh thủ sự viện trợ của cách mạng quốc tế cho sự nghiệp đấu tranh của nước nhà. Người đã bị chính quyền phản động Trung Quốc bắt giam trong 14 tháng.

Thời gian này là những ngày tháng vô cùng cực khổ vì chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch vô cùng tàn bạo đã đẩy nhiều người vào bước đường cùng của sự thống khổ.

Trong suốt 14 tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không có điều kiện để hoạt động cách mạng, người phải làm thơ, tìm đến với thơ ca để giãi bày nỗi niềm. Và tập thơ Nhật ký trong tù đã ra đời trong một hoàn cảnh như thế.

Trong bài thơ Theo chân Bác, Tố Hữu chỉ dùng có bốn câu thơ để nói về thời gian Bác ở tù và về những tuyệt thơ trong tập Nhật ký trong tù. Tuy chỉ là bốn câu thơ ít ỏi nhưng vì có sự am hiểu sâu sắc về con người Bác trong đời và trong thơ nên ông đã giúp ta có thể nhận ra được một vẻ đẹp sáng rõ của chủ tịch Hồ Chí Minh từ bản chất, tinh thần chiến sĩ đến tâm hồn nghệ sĩ.

“ Lại thương: nỗi đọa đầy thân Bác
Mười bốn trăng tại gông cùm,
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc,
Mà thơ bay… cánh hạc ung dung.”

Đọc kỹ bốn câu thơ này trong bài trường ca Theo chân Bác, ta thấy có hai vị trí đối lập, đối với nhau bởi chữ mà. Vậy thứ nhất, bao gồm ba câu thơ đầu nói khái quát về rồi khổ cực mà bác đã phải chịu đựng trong suốt 14 tháng ở tù. Những nỗi đau khổ ấy đã khiến cho Người suy kiệt về thể chất: “Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc.”

Việc thứ hai đối lập lại là câu thơ: “Mà thơ bay… cánh hạc ung dung.” Vế này tuy chỉ có một câu nhưng lại mang chủ đề phổ quát của toàn khổ thơ.

Ba câu thơ trên tô đậm màu đen cốt để làm cho câu thơ cuối bừng sáng, mô tả tư thế kiên cường, bất khuất của Bác: dù có gian khổ như thế nào, dù thể xác của tiều tụy như thế nào thì tinh thần người vẫn ung dung, thanh thoát như không:

“ Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.”

Đúng là câu thơ tiêu biểu cho phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bốn câu thơ trong bài theo chân Bác của Tố Hữu không chỉ nói được tinh thần thép vĩ đại của Bác mà còn diễn tả được phong cách, biểu hiện của chất thép đó ở Người. Đối với các nhà cách mạng khác, tinh thần thép được biểu diễn trực tiếp ở tính chiến đấu trong hình ảnh kiên cường của người chiến sĩ.

👉Bên cạnh Cảm Thụ Bài Thơ Theo Chân Bác Tặng bạn trọn bộ Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh ❤️ Văn Mẫu Phân Tích Hay

Phân Tích Bài Thơ Theo Chân Bác Của Tố Hữu

Giới thiệu đến bạn mẫu phân tích bài thơ Theo chân Bác hay nhất dưới đây.

Bác Hồ-“một tâm hồn vĩ đại”; đồng thời là một con người “mong manh áo vải”, nhưng “hồn muôn trượng”, luôn “nâng niu tất cả chỉ quên mình”.

Cuộc đời của Người giản dị là vậy, nhưng tình thương yêu của Người đối với đồng bào, Tổ quốc thì vô bờ bến: “Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta/ Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa/ Chỉ biết quên mình, cho hết thảy/ Như dòng sông chảy, nặng phù sa” (thơ Tố Hữu).

Là người trọn đời lo cho dân, cho nước, Bác Hồ đã để lại cho các thế hệ mai sau nhiều bài học quý giá. Di chúc của Bác được Trung ương Đảng công bố năm 1969 là một áng văn mẫu mực, đồng thời cũng để chúng ta hiểu thêm chiều sâu tâm hồn vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc. Chính vì vậy mà bài thơ Theo chân Bác đã khắc họa nên điều đó rất rõ.

Suốt cả cuộc đời của mình, Người sống vô cùng giản dị, khiêm nhường, như những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Như đỉnh non cao tự giấu mình/ Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”, “Nhà gác đơn sơ, một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn/ Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn”.

Là người có may mắn được sống gần Bác nhiều năm, trong nhiều thời kỳ, nhà thơ Tố Hữu đã có nhiều bài viết, bài thơ rất hay và xúc động về Bác. Với riêng bản Di chúc của Bác, ông đã đọc và cảm nhận một cách sâu sắc.

Nếu Bác ơi là tiếng nấc nghẹn ngào: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…” những ngày đầu tháng 9-1969, thì bài thơ Theo chân Bác được Tố Hữu viết năm 1970 tựa như cuốn nhật ký về cuộc đời Bác, lưu lại trong đó những gì đơn sơ nhất, thân thương nhất từng gắn bó với Bác thời ấu thơ:

“Tôi trở về quê Bác, làng Sen/ Ơi hoa sen đẹp của bùn đen/ Làng quen như thể quê chung vậy/ Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn”… đến lúc Bác “Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay” tại Hà Nội: “Tháng năm ơi có thể nào quên/ Hàng bóng cờ tang thắt dải đen/ Rủ giữa lòng đau. Ta nhớ mãi/ Cuộc đời như ngọn lửa đầu tiên…”.

Viết về việc tang, viết về những chia ly, nhưng với Tố Hữu không hề bi lụy. Ông coi việc Bác đi xa như mọi lần Người đi vắng, đi công tác: “Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác/ Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn/ Chắc như thường lệ. Người đi vắng/ Để mọi lời ca tặng nước non”.

Ông nghĩ Bác mãi còn, Bác sống mãi: “Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày/ Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay/ Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng/ Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay…”.

Bác ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản như một ông tiên và: “Như thế, Người đi… Phút cuối cùng/ Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung/ Lời Di chúc gửi, êm bên gối/ Quên nỗi mình đau, để nhớ chung”.

…Và hình ảnh Bác mãi còn với những người nông dân, công nhân, bộ đội; với đất trời, cỏ hoa nước Việt. T

rong bài thơ Theo chân Bác, Bác còn mãi “như dòng sông chảy, nặng phù sa”: “Bác vẫn đi kia… giữa cánh đồng/ Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông/ Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm/ Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong…/ Bác vẫn về kia… Những sớm trưa/ Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ/ Hỏi anh hỏi chị công nhân ấy/ Vàng ngọc thi đua được mấy giờ?”.

👉Ngoài Phân Tích Bài Thơ Theo Chân Bác Của Tố Hữu bật mí đến bạn Bài Thơ Hạt Mưa Hay -️ Thân Em Như Hạt Mưa Sa

Bài Thơ Theo Chân Bác Sáng Tác Năm Nào

Giới thiệu đến bạn hoàn cảnh sáng tác và ra đời của bài thơ Theo chân Bác, cùng đọc hiểu ngay nhé!

Theo chân Bác được tác giả viết vào tháng 1-1970, đăng trên Báo Nhân Dân, sau đó được in trong tập thơ Ra trận (Nxb Văn học, năm 1971) và mới đây nhất in trong bộ Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ-văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh (tập 7, từ tr. 26 đến tr. 47). Bài thơ gồm hơn 20 khổ, tổng cộng gần 500 câu nên có thể gọi là một trường ca.

Về hoàn cảnh ra đời bài thơ trường ca Theo chân Bác, có lần nhà thơ Tố Hữu kể với nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi trên Báo Giáo dục và Thời đại rằng: “… Tháng 11 năm ấy (1969) tôi ốm, vào Bệnh viện Việt-Xô (nay là Bệnh viện Hữu nghị). Các bác sĩ hội chẩn xong bảo tôi bị bệnh máu trắng và chuyển tôi sang Liên Xô chữa. Các giáo sư, bác sĩ Nga cũng kết luận như thế.

Một hôm, tôi hỏi thật ông giáo sư, viện sĩ: “Đồng chí có thể nói thật cho tôi biết tôi còn sống được bao lâu nữa?”. Giáo sư không nói cụ thể (dại gì mà nói cụ thể!) mà chỉ bảo tôi: “Có thể dùng nghị lực và lòng ham sống mà chế ngự bệnh tật”. Tôi nghĩ: Chỉ cần đủ thời gian để viết bài thơ dài này…”.

Rồi bài thơ theo chân Bác, cũng theo nhà thơ, được làm trong 26 ngày. Ông nhớ rõ, ông viết xong bài thơ ngày 2-1-1970 tại Liên Xô. Có những câu thơ, ông vừa viết vừa khóc Bác, nước mắt trào ra ướt đẫm cả giấy: “Thôi đập rồi chăng? Một trái tim/ Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim/ Muốn òa nức nở bên em nhỏ/ Nước mắt ta đành nuốt, lặng im”.

👉Ngoài Bài Thơ Theo Chân Bác Sáng Tác Năm Nào Chia sẻ đến bạn Quê Hương Đỗ Trung Quân -️ Lời Bài Thơ, Phân Tích, Văn Mẫu

Nội Dung Bài Thơ Theo Chân Bác

Dưới đây là nội dung chính kể về bài thơ Theo chân Bác của tác giả Tố Hữu, mời bạn cùng theo dõi.

Nếu như Bác ơi viết lúc Bác mất thì trường ca Theo chân Bác viết về Di chúc, về những bài học rút ra từ Di chúc của Người, là đỉnh cao của thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ.

Đúng như tên gọi của bài thơ, từng câu, từng câu đi theo từng bước chân của Bác trong cuộc đời… Và nhà thơ muốn mọi người hãy “… Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác/ Lên những tầng cao, thẳng cánh bay!” để đi tới như lòng Bác ước mong và mỗi người hãy

Theo chân Bác, noi gương Bác, học tập và làm theo Bác mỗi ngày: “Còn những ai chưa được một lần/ Trong đời, gặp Bác? Hãy nhanh chân/ Tiến lên phía trước! Trên cao ấy/ Bác vẫn đưa tay đón lại gần…”.

Nửa thế kỷ Bác của chúng ta đi xa và để lại “muôn vàn tình thương yêu”. Câu thơ nhà thơ viết năm nào còn như tươi mới bởi Tết sắp sửa sang, mùa xuân cũng đang về: “… Bác ơi!/ Tết đến Giao thừa đó/ Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần/ Ríu rít đàn em vui pháo nổ/ Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân…”.

👉Bên cạnh Nội Dung Bài Thơ Theo Chân Bác khám phá ngay Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú ❤️ Những Bài Cảm Nhận Hay

Cảm Nhận Bài Thơ Theo Chân Bác

Cảm nhận bài thơ Theo chân Bác qua đoạn trích mượn hình ảnh Thánh Gióng độc đáo bên dưới ngay đây nhé!

Ôi sức trẻ! Ôi trai phù đổng!
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân

Bốn câu thơ trên nhắc đến sự tích kì lạ về cậu bé làng Gióng hoá thành tráng sĩ, nhổ tre đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước ta. Giặc tan, tráng sĩ cưỡi ngựa bay về trời. Nhà vua ghi nhớ công ơn, truyền lập miếu thờ và phong tặng danh hiệu cao quý: Phù Đổng Thiên Vương.

Trong suốt mấy ngàn năm liên tiếp bị nạn ngoại xâm, dân tộc Việt Nam muốn có được một sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Vì vậy, hình ảnh thẩn kì về cậu bé làng Gióng chính là mơ ước của nhân dân ta.

Hình tượng Thánh Gióng trong bài thơ Theo chân Bác chính là hiện thân của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí dũng cảm kiên cường đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thế hệ trẻ hăng hái xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và đã lập nên bao chiến cống lừng lẫy, mở đường đến chiến thắng vẻ vang 30 tháng 4 năm 1975, quét sạch quân thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Họ chính là những chàng trai Phù Đổng của thời đại mới, làm rạng danh cho lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha.

👉Bên cạnh Cảm Nhận Bài Thơ Theo Chân Bác Tặng bạn trọn bộ Thơ Cao Bá Quát -️ Tuyển Tập Trọn Bộ Những Bài Thơ Hay

Trên đây là những phân tích và cảm nhận về bài thơ Theo chân Bác hay và ý nghĩa nhất! Cảm ơn bạn đã tham khảo tại scr.vn.

Viết một bình luận