Bài Thơ Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo ❤️️ Lời, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Một Bài Thơ Đặc Sắc Trong Tuyển Tập Thơ Hay Dành Cho Lứa Tuổi Thiếu Nhi.
Thơ Thằng Bờm Của Tác Giả Nào
Thơ Thằng Bờm Của Tác Giả Nào chắc hẳn vẫn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi đọc bài ca dao Thằng Bờm.
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, Thằng Bờm là bài ca dao rất phổ biến, có lẽ trẻ già, bé lớn đều thích, đều thuộc. Và cũng do đây là bài thơ dân gian truyền miệng từ lâu nên tác giả sáng tác nên bài thơ này vẫn là một ẩn số không rõ ràng. Ở đây xin phép điền vào phần tác giả của bài thơ thằng bờm là “Khuyết danh Việt Nam”.
❤️️ Xem thêm 👉 Thơ Lạc Quan Yêu Đời ❤️️
Lời Bài Thơ Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo
Lời Bài Thơ Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo kèm theo phiên bản khảo dị để bạn đọc theo dõi đầy đủ hơn.
Thằng Bờm có cái quạt mo
Thơ dân gian
Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi một xâu cá mè.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Khảo dị:
Thằng Bờm ‡ cầm cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba ‡ bò chín trâu.
Bờm rằng: Bờm chẳng ‡ muốn trâu,
Phú ông xin đổi ‡ con hầu cầm roi.
Bờm rằng: Bờm chẳng ‡ muốn roi,
Phú ông xin đổi ‡ con voi chín ngà.
Bờm rằng: Bờm chẳng ‡ muốn ngà,
Phú ông xin đổi toà nhà gỗ lim.
Bờm rằng: Bờm chẳng muốn lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng: Bờm chẳng ‡ muốn mồi,
Phú ông xin đổi ‡ cục xôi, Bờm cười.
Có bản còn chép thêm hai câu sau ở cuối:
Cười lên ba tiếng Bờm ơi,
Cười lên ba tiếng cho đời đắng cay.
Mời bạn khám phá thêm tuyển tập 💕 Thơ Về Người Lính Thời Bình 💕 đặc sắc.
Ý Nghĩa Của Bài Thơ Thằng Bờm
Ý Nghĩa Của Bài Thơ Thằng Bờm với những giá trị nhân văn sâu sắc và sự châm biếm đối với xã hội đương thời.
Cấu trúc của Bài Thơ Thằng Bờm như một chuyện vui, dựng lại cuộc đối thoại, đổi chác đầy tính giễu cợt. Một bên là Phú ông, một bên là thằng Bờm. Phú ông là bọn nhà giàu nứt đố đổ vách trong nông thôn ngày xưa.
Thằng Bờm thuộc tầng lớp khố rách áo ôm trong xã hội cũ. Trong ý niệm của người đời thì thằng Bờm không phải là loại người thông minh, sắc sảo, mà có chút gì đó hơi “ngớ ngẩn”. Vì thế câu chuyện được kể lại trong bài ca dao mang tính kịch một cách hóm hỉnh, hấp dẫn.
Bài ca dao “Thằng Bờm” ẩn chứa một nụ cười hóm hỉnh, một thái độ ứng xử sắc sảo của ngời dân cày Việt Nam. Trong cuộc đổi chác này, Phú ông hiện nguyên hình là một kẻ xấu xa, đê tiện. Rất tham lam, thấy người cùng kiệt có thứ gì cũng tìm đủ tất cả mánh lới mua chuộc, dụ dỗ, bòn rút.
Cái quạt mo của thằng Bờm có giá trị gì mấy, thế mà hắn vẫn cứ khẩn khoản “xin đổi”!
Bài ca dao “Thằng Bờm” còn đề cao triết lý sống của người nông dân: sống thiết thực, có đầu óc thực tế. Họ cũng như thằng Bờm không bị loá mắt trước núi của, trái lại họ tỉnh táo biết cái quạt mo không thể nào đổi được “ba bò chín trâu… con chim đồi mồi”. Nó chỉ đáng gía nắm xôi mà thôi! Bờm cười là vì thế! Trong mua bán, đổi chác phải ngang giá.
Tóm lại, bài ca “Thằng Bờm” có giá trị nhân bản vì trước hết nó là tiếng cười dân gian, ca ngợi sự khôn ngoan, tỉnh táo của người lao động, đồng thời (gian) nó vừa vạch trần bộ mặt xấu xa, hợm hĩnh của bọn nhà giàu trong nông thôn ngày xưa. “Thằng Bờm” là tiếng cười dân gian chống phong kiến sáng giá nhất.
Xem nhiều hơn chùm 🍀 Thơ Về Trời Xanh Mây Trắng 🍀 độc đáo và thú vị.
Hình Ảnh Bài Thơ Thằng Bờm
Hình Ảnh Bài Thơ Thằng Bờm để minh hoạ thật sinh động nội dung bài thơ dành cho các bé thiếu nhi.
Gợi ý cho bạn những nội dung thú vị có trong bài viết chọn lọc 🌹 Những Bài Thơ Hay Về Tuổi 🌹
Thơ Chế Về Thằng Bờm
Thơ Chế Về Thằng Bờm với những nội dung quen thuộc với xã hội hiện nay hài hước và hóm hỉnh.
Thằng Bờm Hiện Đại
Thằng Bờm có cái quạt mo
Quan tham xin đổi ô-tô Cam-rì
Bờm rằng chẳng thích Cam-rì
Đường xe kẹt cứng làm gì thoát ra?
Quan tham tiếp tục lân la
Hỏi Bờm xin đổi vi-la mặt tiền
Bờm rằng không lấy mặt tiền
Mai sau quy hoạch mặt tiền cũng bay
Nên Bờm đành phải xua tay !
Quan tham đề nghị đổi ngay chức quyền
Bờm rằng chẳng thích chức quyền
Tham ô, hối lộ đi liền nhà giam
Bờm liền nói thẳng: “Hổng tham”
Quan tham nóng mặt: “Mày tham cái gì?”
Thằng Bờm chỉ biết cười khì:
“Cái tâm, cái đức có thì đổi ngay !
Quan tham đành phải bó tay
Tìm đâu tâm, đức những ngày làm quan
Ca Dao Thằng Bờm Chế
Tác giả: Trần Đức Phổ
thằng Bờm có quả bóng tròn
phú ông xin đổi một lon tiền vàng
Bờm rằng Bờm chẳng lấy vàng
phú ông xin đổi một nàng dài chân
Bờm rằng Bờm chẳng lấy chân
phú ông xin đổi một cân bánh mì
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mì
phú ông xin dổi Kim Chi Bờm cười!
Thơ vui thằng Bờm
Thằng Bờm có cái cần câu
Quan tham gạ đổi tòa lầu mốt tây
Bờm rằng chẳng khoái lầu tây,
Quan tham gạ đổi chín cây vàng mười.
Bờm rằng chẳng lấy vàng mười,
Quan tham đổi giọng sang mời đóng phim
Bờm rằng chẳng thích gì phim.
Quan tham gạ đổi một nghìn đề thi,
Bờm rằng chẳng hám đi thi
Quan tham gạ đổi một bì tiền đô
Bờm rằng thời đã ngán đô,
Quan tham phải đổi ‘cái ô’…. cho Bờm.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Những Bài Thơ Ngắn Về Cô Giáo 🍀 được chọn lọc đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa.
Nghệ Thuật Đàm Phán Trong Bài Thơ Thằng Bờm
Nghệ Thuật Đàm Phán Trong Bài Thơ Thằng Bờm là điều mà có lẽ rất nhiều nhà đàm phán phải học hỏi.
- Lợi thế của sản phẩm và việc sở hữu chúng:
Quạt mo của Bờm có lẽ không là gì so với những người khác nhưng nó lại là mục tiêu mà phú ông nhắm tới. Biết được thứ mình đang có là gì, thứ người khác muốn có là gì thì mới có “vốn” để mà thuyết phục.
Trong bài thơ, sau nhiều lần trả giá quá cao bằng ba bò chín trâu, xâu cá mè, bè gỗ lim và chim đồi mồi, Bờm biết rằng mục tiêu mà phú ông đang nhắm đến chính là cái quạt mo này.
Quạt mo của Bờm trở nên đáng giá trong mắt phú ông khiến phú ông chi rất mạnh tay để có được. Tuy nhiên, phú ông lại không biết thứ Bờm thực sự mong muốn do đó cứ trả giá lòng vòng.
- Tôn trọng đối phương:
Phú ông là một người giàu có nhưng khi đứng trước một người dân nghèo như Bờm thì phú ông lại “xin đổi” – một cách nói không trịch thượng, không đòi hỏi, không cậy quyền thế. Như vậy, nguyên tắc thứ hai thực hiện đàm phán đó là phải luôn tôn trọng đối phương dù cho có tồn tại bất kì sự khác nhau gì (địa vị xã hội, quốc gia, ngôn ngữ …).
- Rà soát đối phương:
Những vật trao đổi mà phú ông đưa ra thuộc mỗi lĩnh vực khác nhau:
- Bò, trâu: súc vật đồng áng;
- Xâu cá mè: lương thực;
- Gỗ lim: xây dựng;
- chim đồi mồi: con chim là từ mai của đồi mồi – tác phẩm nghệ thuật.
Đây là cách mà phú ông thăm dò cái mà Bờm mong muốn, từ đó có thể dễ dàng trao đổi. Bài học rút ra ở đây là trong tất cả các cuộc thương lượng, trao đổi, không cần thiết phải cung cấp cái đắt tiền hơn mà chỉ cần đưa ra thứ mà đối phương cần.
- Đừng quá tham lam:
Trong bài thơ trên, Bờm không đổi cái quạt mo để lấy những thứ có giá trị mà chỉ lấy một vật ngang giá là một nắm xôi. Đây là triết lý win-win (đôi bên đều có lợi) trong đàm phán. Việc không lấy những thứ lệch giá trị là một ví dụ cụ thể của nguyên tắc”Không đưa ra những điều kiện quá có lợi cho mình”.
Trong một cuộc trao đổi, đôi khi quá có lợi lại là một điều tai hại. Nếu Bờm đổi lấy những thứ khác mắc hơn thì Bờm sẽ không nhận được thứ mình đang rất cần, nếu Bờm đổi lấy những thứ khác mắc hơn thì có khi mối quan hệ giữa Bờm và phú ông sẽ không tình nghĩa như trước, hoặc nếu Bờm đổi lấy thứ khác mắc hơn thì có khi phú ông lại đổi ý và chấm dứt cuộc trao đổi này…
Do đó, bài học ở đây là trước khi bước vào một cuộc đàm phán, phải biết được mục đích của chính mình (về tài sản, về mối quan hệ xã hội) và phải định giá những gì mình đang có để có một cuộc đàm phán thành công.
Chỉ với vỏn vẹn 10 câu thơ nhưng “Thằng Bờm” lại chứa đựng những bài học giá trị về thương lượng, đàm phán. Hi vọng những phân tích trên đây sẽ hữu ích với các bạn.
Mời bạn đọc xem nhiều hơn những trang thơ hay có trong tuyển tập 🌟 Thơ Về Ba Hay Nhất 🌟
Giáo Án Thơ Thằng Bờm
Giáo Án Thơ Thằng Bờm cho những tiết dạy và học được chuẩn bị kỹ mang lại hiệu quả cao.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Bé hiểu được nội dung bài thơ” Thằng Bờm”
– Bé biết đọc thơ kết hợp theo nhịp nhạc.
– Bé biết sáng tạo nội dung bài thơ thành 1 câu chuyện hoặc 1 bài hát.
– Phát triển khả năng tư duy, trí nhớ, sáng tạo, rèn sự khéo léo của đôi tay.
– Giáo dục bé tính mạnh dạn, tự tin, tinh thần, đoàn kết.
II. CHUẨN BỊ:
– Mô hình theo nội dung bài thơ
– Giấy các loại
– Nhạc cụ.
– Đàn, máy, băng.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
Họat động 1: Thằng bờm có cái quạt mo.
– Cô xếp giấy làm đôi, cô vẽ đường cong bằng màu nước và lật tờ giấy lại và cho bé đoán xem cô vẽ gì => Trò chuyện và giới thiệu bài thơ.
– Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm theo nhịp nhạc kết hợp gõ nhạc cụ.
– Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp mô sử dụng mô hình.
– Đàm thọai:
- Bài thơ nói về ai?
- Thằng Bờm có vật gì mà phú ông đòi đổi?
- Phú ông đã đòi đổi những gì để lấy chiếc quạt mo của bờm? (Cô lấy tranh minh họa các vật mà phú ông đòi đổi cho Bờm => Cô viết tên các vật đó vào dưới tranh và cho bé đọc)
- TẠi sao phú ông lại đổi rất nhiều thứ để chỉ đổi lấy cái quạt mo?
- Bờm có chịu đổi quạt mo không? TẠi sao?
Họat động2: Thử tài nhà thơ nhí.
– Cô cho bé cùng đọc thơ kết hợp theo nhịp nhạc.
– Cô chia lớp thành 2 nhóm: 1 nhóm làm phú ông, nhóm kia làm thằng Bờm cùng đọc đối đáp bài thơ. Cô có thể cho bé lấy nhạc cụ gõ theo nhịp bài thơ.
– Kể truyện sáng tạo dựa theo nội dung bài thơ: Cô chia bé thành 5 nhóm, bé cùng nhau kể truyện sáng tạo theo nội dung bài thơ
Họat động 3: Bé làm nhạc sĩ:
– Cô tổ chức cho bé sáng tác nhạc theo nội dung bài thơ”Thằng Bờm”.
Họat động 4: Bé làm chiếc quạt:
– Cô tổ chức cho bé làm chiếc quạt.
– Cô gợi ý, hướng dẫn cho bé làm chiếc quạt bằng giấy bìa.
– Cô mở băng ca sĩ hát và cho bé cùng vận động theo nhạc kết hợp sử dụng những chiếc quạt mà bé làm ra để minh họa.
Kết thúc.
HỌAT ĐỘNGBCỦA TRẺ
– Bé đoán xem cô vẽ gì
– Bé lắng nghe cô dọc thơ
– Bé trả lời các câu hỏi
– Bé đọc thơ cùng cô
– Bé chia nhóm đọc và đáp.
– Bé kể truyện sáng tạo theo nội dung bài thơ.
– Bé tập phổ thơ thành bài hát.
– Bé hát và vận động cùng cô.
❤️️ Giới thiệu cùng bạn 👉 Thơ 2 Câu Về Cuộc Sống