Tả Cô Bán Hàng Lớp 5 Với 15+ Bài Văn Hay Nhất

Chia Sẽ Cách Tả Cô Bán Hàng Lớp 5 Với 15+ Bài Văn Hay Nhất. Chọn Lọc Những Áng Văn Đặc Sắc Và Sinh Động Để Các Em Học Sinh Cùng Tham Khảo.

Dàn Ý Tả Cô Bán Hàng

Với dàn ý tả cô bán hàng được biên soạn và chia sẻ dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được bố cục và các nội dung cơ bản để thực hiện bài viết.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chị bán hàng bách hóa: Tên là gì?
  • Em gặp chị vào hoàn cảnh nào? Ấn tượng chung của em về người đó

II. Thân bài:

  • Tả ngoại hình của chị bán hàng đó:
  • Chị đó năm nay khoảng bao nhiêu tuổi?
  • Khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, hàm răng,…
  • Mái tóc, da dẻ,…
  • Ánh mắt, nụ cười…
  • Trang phục…
  • Tả tính tình, hoạt động của nhân vật:
  • Chị hiền dịu, luôn tay luôn chân nhưng miệng luôn nở nụ cười tươi, ân cần với khách hàng
  • Kiên nhẫn đối với những khách hàng khó tính,…
  • Nhanh nhẹn lấy những đồ khách yêu cầu, tính tiền cẩn thận và gói đồ đẹp, nhanh thoăn thoắt
  • Đến lượt em mua hàng: Thái độ của chị đối với em nhẹ nhàng, dịu dàng và hướng dẫn, tư vấn nhiệt tình,…

III. Kết bài:

Suy nghĩ và tình cảm của em đối với chị bán hàng.

Bên cạnh Văn Tả Cô Bán Hàng, SCR.VN tặng bạn: 11+ Bài Văn Tả Bà Cụ Lớp 5 Ngắn Gọn, Hay Nhất

Cách Tả Bà Cụ Bán Hàng

 Xem ngay gợi ý mà SCR.VN chia sẻ sau nếu bạn chưa biết cách tả bà cụ bán hàng.!

  • Giới thiệu người bà cụ bán hàng cần tả: ở gần nhà em, ơ trường, phố
  • Tả hình dáng: Cụ bao nhiêu tuổi, còn khoẻ hay đã yếu, có những nét gì nổi bật về hình dáng. Những biểu hiện của tuổi già: mái tóc, nếp nhăn, da dẻ, dáng đi…
  • Tính tình, Lời nói, động tác bán hàng, thái độ đối với mọi người, đối với em. (Tính tình bà đôn hậu, vui vẻ với mọi người. Mặc dù bà không còn nhanh nhẹn như trước nữa nhưng bà rất cẩn thận, bước đi chắc chắn. Ai cần mua thứ gì, bà đều ân cần chiều theo ý khách. Nhiều khi mẹ đi vắng, em cần mua một quyển vở hay một chiếc bút chì, bà đều vui vẻ bảo em: “Cháu cứ cầm về đi, khi nào mẹ về mang tiền đến cho bà cũng được”. Mặc dù cửa hàng của bà chỉ là cửa hàng tạp hoá nhỏ nhưng mọi người ở khu phố em đều đến đấy mua hàng cho bà. Một phần là để giúp bà, phần vì bà là người nhân hậu.
  • Cảm nghĩ của em với bà cụ bán hàng: Em rất yêu quý và kính trọng bà, coi bà như bà ngoại của mình. Em mong bà khoẻ mạnh, sống vui vẻ.

Dàn Ý Tả Bà Cụ Bán Hàng

Chia sẻ cho các em học sinh mẫu dàn ý tả bàn cụ bán hàng chi tiết, bạn có thể áp dụng nó cho bài văn của mình nhé!

1. Mở bài: Giới thiệu bà cụ bán hàng

– Tên bà là gì
– Bà bán xôi đầu hẻm, nước ….

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

– Vóc dáng: bà Ba đã sáu mươi tuổi, tóc bạc gần hết mái đầu, người bà nhỏ nhắn, hơi gầy nhưng nhanh nhẹn, khéo léo.
– Khuôn mặt: mặt bà thon, có nét phúc hậu: mắt hiền từ, cằm tròn đầy đặn. Da mặt bà đã có nhiều nếp nhăn. Mắt bà còn tinh tường. Miệng bà tươi, hay cười.
– Trang Phục: bà thường mặc quần đen, áo bà ba màu nâu nhạt, áo lá có túi đựng tiền may bằng vải trắng bên trong áo bà ba.

b. Tả hoạt động:

– Mờ sáng bà Ba đẩy xe hàng đến đầu hẻm để bán hàng
– Tính tình của bà Ba:
– Chủ nhật bà Ba bán đắt khách nhất….

3. Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với bà

– Em rất yêu quý và kính trọng bà
– Em mong bà khoẻ mạnh

Xem chi tiết: Dàn Ý Tả Bà Cụ Bán Hàng Lớp 5

Bài Văn Tả Người Bán Hàng – Mẫu 1

Bài văn tả người bán hàng dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm ý tưởng cho bài viết sắp tới trên lớp của mình.

Là cô con gái bé bỏng của mẹ nên thỉnh thoảng ngày cuối tuần mẹ cho tôi đi chợ. Đi cùng mẹ nên tôi biết được rất nhiều điều thú vị, quen được nhiều người nhất là những cô bán hàng vui tính. Trong đó tôi ấn tượng nhất với chị Liên, bán quần áo ở cuối chợ.

Chợ khu nhà tôi không lớn lắm nhưng cũng khá đầy đủ đáp ứng được như cầu của người dân. Tôi rất yêu cái chợ bé xinh này vì từ nhỏ tôi đã được cùng bà cùng mẹ ra đây. Hồi bé, ai cũng khen tôi đáng yêu, bụ bẫm. Lớn lên đi học tôi ít được ra chợ chơi nhưng mọi người vẫn nhớ tôi, càng quí tôi hơn. Có người bán hàng nhiều năm bây giờ đã nghỉ nhưng cũng có nhiều người mới đến khiến khu chợ thêm vui. Hàng hóa cùng ngày càng đa dạng, hàng thực phẩm, hàng khô, hàng quần áo… nhìn thật thích mắt. Đặc biệt là cửa hàng quần áo của chị Liên làm tôi thích thú nhất.

Gian hàng của chị Liên không lớn nếu không muốn nói là hơi nhỏ nhưng vẫn rất gọn gàng, ngăn nắp nhờ bàn tay khéo léo của chị. Thỉnh thoảng tôi qua hàng chơi, làm người bạn nhỏ với chị. Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị là nước da hơi nâu nhưng rất mịn màng. Khuôn mặt tươi tắn với đôi mắt thông ninh, hoạt bát. Đôi bàn tay khéo léo của chị làm việc nhanh thoăn thoắt. Chị bán hàng rất khéo nên nhiều khách ghé qua.

Vào ngày cuối tuần chị Liên bận lắm. Lúc đó chị như một cô người máy rô bốt được cài sẵn chương trình và chỉ việc hoạt động. Lúc đầu, khi mới có một vài khách đến, chị niềm nở ra chào, mời khách xem hàng. Để khách tự lựa chọn một lát, chị Liên nhiệt tình tư vấn, giới thiệu loại quần áo phù hợp. Chị ấy quả là người rất am hiểu về thời trang nên chỉ cần thoáng qua chị có thể chọn cho khách một bộ ưng ý.

Càng về sau khách càng đông hơn và chị Liên càng tíu tít. Chị chạy đi chạy lại lấy hàng cho khách xem, rồi còn chuẩn bị phòng thử đồ cho khách. Khách có yêu cầu gì chị cũng cố gắng đáp ứng. Có người khách khó tính, chọn rồi thử rất nhiều đồ mà chưa ưng ý, chị Liên vẫn tận tình tư vấn cho vị khách của mình. Chọn đồ, gói đồ chị Liên làm thật nhanh. Với bàn ta khéo léo chỉ một lát những cái quần cái áo đã nằm gọn gàng trong túi. Chị trao cho khách rồi nhận tiền và gửi đến họ lời cảm ơn.

Khách đến, khách đi dù có mua hàng hay không chị vẫn tươi cười và không quên gửi đến khách một lời chào thân thiện. Trời mùa hè nên trán chị đã lấm tấm những giọt mồ hôi, mấy sợi tóc mai xõa xuống. Thỉnh thoảng chị lại phải gạt tóc, thấm những giọt mồ hôi. Chị bận đến nỗi không có phút nào được ngồi yên có khi vừa ngồi xuống uống ngụm nước chị đã phải đứng lên vì có khách. Vì có uy tín lại niềm nở, hoạt bát mà chị có rất nhiều khách quen, ai đến một lần cũng đều muốn quay trở lại.

Chị Liên rất quí tôi nên khi có bộ áo váy nào đẹp mà hợp chị đều để lại. Biết tôi thỉnh thoảng lại được mẹ mua thưởng vì điểm cao nên đợi tôi đến chơi chị mang ra cho tôi xem. Với cô khách hàng đặc biệt này chị luôn ưu đãi và cưng chiều nhất. Tôi rất quí chị, coi chị như người bạn lớn của mình. Mọi người trong chợ cũng rất quí mến, khen chị tuy trẻ nhưng rất đảm đang, ai mà cưới được chị làm vợ thì thật phúc. Những lúc ấy, chị Liên xấu hổ mặt ửng đỏ thật duyên.

Nhìn chị Liên vất vả bán hàng ngoài chợ tôi mới càng thấm thía lời cô giáo giảng, mỗi công việc lao động đều có sự vất vả riêng nhưng công việc nào cũng có niềm vui và đều đáng quí, chỉ những ai không chịu lao động mới là xấu thôi. Sau này lớn lên, tôi cũng sẽ chăm chỉ làm việc, dù có những lúc mệt mỏi nhưng tôi sẽ cố gắng như chị Liên để được mọi người yêu quí.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Tả Bác Bảo Vệ 🌟 15 Bài Điểm 10

Bài văn tả cô bán hàng lớp 5 – Mẫu 2

Bài văn tả cô bán hàng lớp 5 hay nhất được chọn lọc không chỉ miêu tả sinh động hình ảnh con người mà còn gửi gắm vào đó những cảm nhận thật sâu sắc.

Chủ nhật vừa rồi em được đi cùng mẹ tới một cửa hàng bách hóa để mua một số đồ dùng cần thiết cho gia đình. Đây là cửa hàng bách hóa rất to, mới mở ở gần nhà em, trong lần đi mua sắm này em đã có dịp được quen biết với một chị nhân viên bán hàng.

Cửa hàng nằm ngay giữa ngã tư, hôm nay lại là chủ nhật nên mọi người ra vào cửa hàng rất đông, em với mẹ gửi xe bên ngoài rồi đi vào cửa hàng. Trong cửa hàng có rất nhiều đồ và hàng hóa được trưng bày khắp nơi đúng là bách hóa – trăm hàng hóa nhưng có lẽ là còn hơn trăm loại hàng hóa khác nhau.

Mọi thứ trong cửa hàng được bày trí rất gọn gàng, bắt mắt và mỗi khu vực là một loại mặt hàng, giúp cho người mua hàng rất dễ tìm kiếm và lựa chọn. Tuy nhiên có được như vậy chắc chắn phải nhờ vào bàn tay lao động của các chị nhân viên bán hàng trong cửa hàng. Các chị mặc đồng phục giống nhau, rất gọn gàng và nhã nhặn, lịch sự. Khi em và mẹ bước vào đã có một chị tới gần và hỏi nhu cầu mua sắm của hai mẹ con là gì rồi dẫn mẹ con em tới khu vực đó.

Một biển tên nhỏ gắn trên áo chị giúp em biết chị đó tên là Vân Anh, chị Vân Anh rất xinh, người cao ráo, trắng trẻo và đặc biệt có giọng nói rất hay. Khi mẹ em muốn mua một chiếc nồi cơm điện chị đã tư vấn rất kĩ càng, chu đáo và cẩn thận. Chị luôn lễ phép và nở nụ cười tươi với khách, khách cần biết gì về sản phẩm chị đều vui lòng chia sẻ thông tin.

Em rất ấn tượng với vẻ đẹp và phong thái làm việc của chị Vân Anh, tuy chỉ là nhân viên bán hàng nhưng chị rất chuyên nghiệp và tân tâm với công việc của mình.

Bên cạnh bài văn tả cô bán hàng, mời bạn tham khảo 🌠 Bài Văn Tả Về Người Hàng Xóm 🌠 15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng – Mẫu 3

Bài văn tả bà cụ bán hàng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc bởi những ý văn chọn lọc, tái hiện vẻ đẹp của con người trong lao động.

Ở gần nhà em có một cửa hàng tạp hoá. Người bán hàng là một cụ già đã ngoài sáu mươi tuổi. Thỉnh thoảng em vẫn sang đây mua hàng. Cửa hàng của bà rất đông khách.

Dáng đi của bà cụ vẫn còn nhanh nhẹn và khoẻ mạnh lắm. Đặc biệt, tuy lớn tuổi nhưng vẻ ngoài của bà vẫn khiến rất nhiều người phải trầm trồ. Em đoán chắc thời còn trẻ, có lẽ bà đẹp lắm. Lúc nào bà cũng búi tóc cao gọn gàng. Khuôn mặt cụ rất phúc hậu, lần đầu tiên gặp bà sẽ khiến cho mọi người có cảm giác thân thiện và tin tưởng. Làn da bà đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, hằn lên rất rõ.

Mắt bà đã mờ, bà phải đeo kính khi bán hàng. Hàm răng vẫn còn chắc vì thỉnh thoảng em thấy bà vẫn nhai trầu. Khách hàng thường đến quầy hàng của bà rất đông. Người thì mua, kẻ thì đứng ngắm, thế nhưng bà vẫn rất vui vẻ. Tính tình của bà rất đôn hậu.

Bà rất cẩn thận, sắp xếp hàng hóa, ghi chép việc mua bán đều rõ ràng, tỉ mỉ và chi tiết. Hơn nữa còn rất tận tâm trong việc phục vụ khách hàng, ai cần mua thứ gì, bà đều ân cần chiều theo ý khách. Nhiều khi mẹ đi vắng, em cần mua một quyển vở hay một cây viết chì, bà đều vui vẻ bảo em: “Cháu cứ cầm về đi, khi nào mẹ về mang tiền đến cho bà cũng được”.

Mặc dù cửa hàng cứa bà chỉ là một cửa hàng tạp hoá nhỏ nhưng mọi người ở khu khố em đều đến đây mua hàng cho bà. Một phần là để giúp bà, phần vì bà là người nhân hậu một phần là vì mọi người đều cảm thấy rất yên tâm khi mua hàng từ cửa hàng của bà.

Em rất yêu quý và kính trọng bà, em xem bà như bà ngoại của mình. Em mong bà khoẻ và sống thật lâu.

Gửi đến bạn 🍃 Tả Người Hay Nhất 🍃 15 Bài Văn Tả Về Người Điểm 10

Tả Bà Cụ Bán Hàng Đặc Sắc – Mẫu 4

Tả bà cụ bán hàng đặc sắc đã xây dựng một bối cảnh làng quê đẹp với hình ảnh gian nước chè truyền thống, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:

Tôi sinh ra ở một miền quê yêu dấu. Đã hai năm trôi qua không có gì thay đổi nhiều. Vẫn cây bàng đầu làng, vẫn dòng sông với con đò trở khách, vẫn nết nhà ngói đỏ đơn sơ và thanh bình. Ở đầu làng, vẫn bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng râm mát.

Cây bàng này là cây cao tuổi nhất làng tôi đấy. Bóng bàng rộng, rợp mát cả một vùng đất. Vào nhưng ngày hè oi bức, mọi người đi đâu xa về lại rẽ vào quán nước dưới gốc bàng. Được nghỉ ở đây thì bao mệt mỏi tự nhiên tan biến. Và chỉ dưới gốc bàng này có một hàng nước của bà cụ làng tôi mà thôi. Bà bán hàng cũng từ lâu lắm rồi, nhưng được bao nhiêu năm thì tôi không biết.

Năm nay có lẽ bà đã hơn 70 tuổi. Sức nặng của thời gian thể hiện rõ nhất trên cái lưng còng của bà. Tóc bà đã bạc, bạc trắng như cước vậy. Mái tóc đó được vẩn xung quanh đầu rồi đội bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ nhìn rất khéo. Khuân mặt bà tuy đã nhiều nếp nhăn, đôi chỗ trai sạm nhưng hông hào, phúc hậu như một bà tiên. Đôi mắt bà thỉnh thoảng hấp háy nhưng vẫn còn tinh tường. Đôi bàn tay nhăn nheo, trai sạm nổi rõ những đường gân chằng chịt. Bà cụ rất thích ăn trầu. Mỗi lần nhìn bà bỏm bẻm nhai trầu tôi lại nghĩ đến khi bà tôi còn sống. Nhìn dáng gầy guộc của bà tôi biết bà đã chịu vất vả cả cuộc đời.

Bà cụ là một người hiền từ, nhân hậu. Ai là khách đã từng ngồi quán thì cũng phải cảm động vì lòng tốt của bà. Mỗi khi khách đến bà lại đon đả rót nước. Nước uống của bà mát và thơm lắm. Những cốc nước chè tươ hay nươc bối dường như dưới bàn tay của bà nó ngon đến lạ lùng, ai cũng tấm tác khen. Có lẽ nó ngon còn bởi sự ân cần của bà cụ. Khác ngồi uống nước bà còn dùng quạt nan quạt cho mát rồi ân cần hỏi chuyện thật thân mật.

Có những lúc, người qua đường còn gọi bà bằng cái tên thật thân mật” Bà, mẹ, u…” bà vui lắm. Những lúc ấy bà cười xúc động nhưng nụ cười ấy sao mà thân thương quá bởi tôi nghe người trong làng kể bà từ nơi khác chuyển đến chứ không phải người làng nên không có người thân thích. Chiều chiều, mỗi khi đi học về là tôi lại rẽ vào quán bà ngồi chơi. Có khi khách đông tôi phụ bà rót nước nữa. Càng ở gần bà, tôi càng hiểu bà hơn. Cảm giác thân thương như bà tôi vậy.

Bao năm trôi qua hình ảnh bà cụ đã gắn liền với gốc bàng, với mùa hè. Hằng năm, mỗi khi thấy bà cụ dọn đồ ra quán là tôi biết mùa hạ đã đến rồi. Bà lại mang đến cho mọi người sự dịu mát và cả những tình cảm ấm nồng.

Cùng với bài văn tả cô bán hàng, SCR.VN tặng bạn 💧 Tả Thầy Giáo Hay Nhất 💧 15 Bài Văn Mẫu Tả Thầy Điểm 10

Tả Một Cô Bán Hàng Đang Làm Việc – Mẫu 5

Tả cô bán hàng đang làm việc đã khắc hoạ vẻ đẹp của con người lao động với những hình ảnh miêu tả sinh động.

Không khí buổi sáng ngày chủ nhật thật trong lành. Tôi ung dung đạp xe đạp đến nhà sách Hưng Phát. Hễ cần thứ gì là tôi chỉ cần chạy ra đấy vì các nhân viên ở đây phục vụ rất nhiệt tình và tận tụy, nhất là chị Liễu Chi, chị bán ở quầy văn phòng phẩm. Tôi là khách hàng quen thuộc của chị.

Năm nay, chị khoảng hai mươi ba tuổi, vóc người thon thả, cân đối. Nói một cách công bằng, chị đẹp không kém gì những cô người mẫu trên ti vi. Ghiếc áo dài màu thanh thiên như càng tôn thêm vẻ duyên dáng của chị. Trên ngực áo, bảng hiệu nền đỏ chữ trắng “Trần Liễu Chi” được đính một cách ngay ngắn.

Khách hàng thường đến quầy hàng của chị khá đông, phần nhiều là những anh thanh niên ăn mặc lịch sự và tụi nhỏ học trò. Người thì mua, kẻ thì đứng ngắm… Thú thật, tụi nhỏ như chúng tôi thường lân la đến quầy hàng này không chỉ để mua hàng mà còn muốn ngắm nhìn vẻ đẹp dịu dàng của chị. Chị có một gương mặt thật khả ái. Đôi mắt tròn, xanh trong, được tô điểm thêm hàng mi dài cong cong và cặp lông mày hình cánh cung thanh tú, lại thêm cái mũi dọc dừa cao cao và đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ ướt. Mỗi lần cười trông chị còn xinh đẹp duyên dáng hơn khi hai lúm đồng tiền trên đôi má hồng ấy hiện lên.

Chị không những đẹp cả người mà còn đẹp cả nết. Lúc quầy đông khách, chị làm việc liên tục, vừa đưa cho khách hàng này lại thu tiền khách hàng kia trả lời cho khách hàng khác… Tuy vất vả nhưng nụ cười trên môi chị không bao giờ tắt. Thậm chí có một số khách hàng mua đi đổi lại vài ba lần chị vẫn vui vẻ. Có người cầm hàng lên vân vê một hồi rồi trả lại không mua… ấy vậy mà chị không hề nóng giận cáu gắt với ai bao giờ.

Sáng nay, tôi đến quầy để mua năm quyển tập, một cái thước đo độ và một hộp bút chì màu. Lấy hàng và gói gém cẩn thận đưa cho tôi, chị còn nói: “Lần sau có mua đồ dùng học tập gì nhớ đến quầy chị nhé! Hàng bây giờ nhiều và phong phú lắm! Chị trả tiền thừa cho tôi xong còn dặn dò thêm: “Em nhớ cất tiền cho cẩn thận kẻo bị móc túi lấy hết đấy!” Tôi cảm ơn chị rồi tần ngần bước đi ra khỏi quầy hàng, mắt vẫn đăm đăm hướng về chị.

Chị Chi là một người con gái vừa đẹp người vừa đẹp nết. Lớn lên tôi cũng muốn làm một nhân viên bán hàng như chị, làm việc tốt như chị để được mọi người yêu thướng, quý mến.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Tả Cô Giáo Trong Một Tiết Học 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Tả Người Bán Hàng Lúc Đông Khách – Mẫu 6

Bài văn tả người bán hàng lúc đông khách giúp các em học sinh học hỏi được những lối diễn đạt linh hoạt và sử dụng từ ngữ đặc sắc.

Mỗi khi cần mua vật dụng gì, em hay đến cửa hàng bách hoá thiếu nhi ở đầu chợ. Nơi đó, chẳng những có bán rất nhiều thứ mà còn có chị bán hàng rất vui vẻ, biết chiều khách.

Chỉ mới nhìn chị thôi, người ta đã có cảm tình ngay: gương mặt đầy đặn, trắng trẻo, má lúm đồng tiền. Nhất là những lúc tiếp chuyện với khách, ánh mắt chị ân cần, lịch sự và miệng cười tươi tắn. Trên mái tóc dài chấm ngang bờ vai đen nhánh, chị cài một chiếc băng đô màu hồng nên có vẻ vừa thướt tha vừa gọn gàng.

Tuy là cửa hàng bách hoá thiếu nhi nhưng lại có bán đủ thứ: từ tập, viết, thước, đồ chơi đến xà bông, bột ngọt… cho nên khách hàng rất đông, không chỉ trẻ con mà cả người lớn nữa. Một vài người đi đi lại lại ngắm nghía hàng hoá bày trên chiếc kệ dài treo sát tường, còn số đông tập trung trước mặt quầy, chồm cả người lên, tay cầm tiền giơ cao tranh nhau mua hàng trước.

-Bán cho tôi một bịch xà bông.
-Bán cho tôi hai hộp sữa.
-Cái cặp đó giá bao nhiêu vậy cô?

Khách hàng dồn dập chị tất bật vã mồ hôi mà vẫn không tỏ vẻ bực bội. Giá được quen biết chị em sẽ không ngần ngại vào phụ bán với chị ngay. Nhưng chị thật nhanh nhẹn tay vừa thoăn thoắt lấy hàng cho người này, miệng đã vồn vã trả lời cho người kia, luôn niềm nở, lễ phép với mọi người:

-Thưa bác, chịu khó đợi cháu một chút.

Do đó, dù có chờ đợi hơi lâu nhưng không một ai phiền lòng cả. Thấy em còn đứng phía ngoài, chị ngóng lên hỏi:

-Em mua gì đó?
-Chị bán cho em hai quyển tập.

Chị nhoẻn miệng cười:

-Nãy giờ chị tưởng em đứng ngắm hàng. Thôi được, có ngay!

Hai quyển tập được gói lại cẩn thận, chị đưa cho em. Trả tiền xong, em lật đật ra về.

Chị bán hàng ấy rất vui vẻ, nhã nhặn, thảo nào cửa hàng chị bán đắt là phải.

Gửi tặng bạn 💕 Tả Cô Giáo Chủ Nhiệm 💕 15 Bài Văn Tả Điểm 10

Tả Một Người Bán Hàng Rong – Mẫu 7

Đón đọc bài văn tả một người bán hàng rong với hình ảnh cậu bé bán vé số đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc.

Sáng nào cũng vậy, khi em đi ngang qua tiệm cà phê đầu ngõ là đã nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của cậu bé bán vé số: “Vé số, vé số chiều sổ đây! Vé trúng đây!”

Cậu bé trạc tuổi em, thân hình của cậu quá bé nhỏ so với tiếng rao lanh lảnh kia. Tay chân cậu ốm tong teo, đen đúa. Lúc nào cậu cũng mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi ngắn tay có nhiều chỗ vá. Đối với cậu, đó là lành lặn lắm rồi. Cậu bé đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt.

Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu tròn trĩnh, sáng sủa hơn. Vốn là một cậu bé có nước da trắng nhưng do dầm sương dãi nắng nên biến thành màu nâu sạm. Đặc biệt đôi mắt cậu rất sáng và lanh lợi. Mỗi khi cậu bán được cặp vé nào thì đôi môi của cậu nhoẻn một nụ cười và đôi mắt đen cũng như cười theo làm sáng cả gương mặt.

Cậu là một trong những cậu bé bán vé số may mắn. Thường thường cậu bán được nhiều vé nhất trong tụi nhỏ. Ngày nào cũng vậy, mỗi tay cầm xấp vé số vung vẩy, miệng chào mời, tay kia giơ quyển sổ dò, cậu tung tăng chạy từ quán cà phê này đến quán cà phê nọ. Gặp ai cậu cũng dúi vào một vài tờ, miệng chào mời: “Vé trúng đấy mua dùm con đi ạ!”

Gặp những khách sang, cậu nhét cả cặp vào túi người ta rồi hót như con sáo: “Nhìn chú cháu biết ngay là người hên rồi. Mua đi chú! Một tỉ đồng đấy!”. Lắm lúc, gặp những ông khách khó tính, gọi mua vé số, ngồi chọn mãi, mua một hai tờ rồi mới cho cậu đi. Thế nhưng cậu vẫn kiên nhẫn chờ và cám ơn rất lễ phép. Cái việc đi bán vé số trông nhẹ nhàng vậy đó mà cũng lắm lúc gặp rắc rối.

Thỉnh thoảng vẫn có anh thanh niên ngồi uống cà phê trêu chọc cậu gọi cậu lại, chọn chán chê rồi trả lại: “Không có số tao thích, mày đi chỗ khác mà bán”. Lâu lâu, cậu mới bị họ xua đuổi như thế. Những lúc như vậy, cậu lại cúi đầu mặt buồn thiu nhưng nỗi buồn cũng chỉ trong chốc lát. Chỉ cần một tiếng gọi: “Vé số!” cậu lại chạy vụt đến, toét miệng cười để lộ hàm răng sún vài cái và hóm hỉnh thưa: “Dạ, thưa thượng đế, vé số đây ạ!”.

Cậu rất ham đọc sách báo. Có lần em đi học về thấy cậu ngồi trên chiếc ghế đá ở công viên mải mê đọc cuốn truyện “Thám tử lừng danh Cô-nan”. Đọc xong, cậu gấp sách lại, tay chống cằm, ngồi nghỉ ngơi hồi lâu.

Thấy hoàn cảnh của cậu bé bán vé số mà em cảm thấy thương cho cậu quá. Không biết cậu học được lớp mấy rồi? Vì sao cậu phải cậu phải bỏ học? Bố mẹ cậu đâu? Ngày mai, em sẽ cho cậu mượn toàn bộ tập “Thám tử lừng danh Cô-nan” cho cậu đọc để cậu khỏi phải tốn tiền mua sách và thêm nhiều niềm vui sau những giờ làm việc vất vả.

Cùng với bài văn tả cô bán hàng, giới thiệu cùng bạn 🍀 Tả Cô Giáo Cũ Của Em 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất Điểm 10

Bài Văn Tả Cô Bán Hàng Rong Chọn Lọc – Mẫu 8

Bài văn tả cô bán hàng rong chọn lọc sẽ giúp các em học sinh có thêm những ý tưởng thú vị cho bài viết của mình sắp tới.

Hằng ngày tôi vẫn ăn sáng ở hàng bánh mì đầu phố. Phần vì bánh mì ở đây ngon và rẻ, chỉ hai ngàn là cậu con trai như tôi ấm bụng cả buổi học, phần vì tôi rất quý cô bán hàng.

Khác với những người bán bánh mì khác, cô bán bánh mì phố tôi là một người khuyết tật. Đôi chân bị bại liệt đã gắn cuộc đời cô với chiếc xe lăn. Cô gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt đã teo nhỏ lại. Thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy cô buồn. Từ khuôn mặt rắn rỏi của cô luôn toát lên một vẻ chịu đựng, can đảm. Hình như mọi năng lực của cô đều tập trung vào đôi mắt. Đôi mắt trong sáng của cô luôn nhìn người mua bằng cái nhìn tươi tắn, đầy thiện cảm, thầm chứa lời biết ơn.

Cô ngồi vững vàng trên chiếc xe lăn được chế tạo riêng. Phía trước là một thùng bánh, trên mặt thùng bày được đủ thứ như một quầy bán hàng nhỏ. Cô ngồi phía sau để bán hàng, bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động. Sáng nào cũng vậy, cứ năm giờ là chiếc xe lăn của cô đã có mặt ở vỉa hè dưới một tán cây cổ thụ, tán lố xòe như cái ô to cạnh ngã ba đầu phố tôi.

Hình ảnh của cô gái nhỏ nhắn ngồi trên chiếc xe lăn bán bánh mì đã trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh. Cô gái cũng quen hầu hết mọi người, đến nỗi nhiều khi hàng đông người mua, cô mải cúi xuống làm bánh mà tai vẫn nghe và nhớ được sở thích của từng người mua bánh. Ngay cả tôi, cô cũng thuộc nết ăn nhiều dưa chuột, sợ tương ớt, thích ba tê rắc thêm ruốc của tôi. Tay cô làm bánh nhanh thoăn thoắt. Vừa làm cô còn vừa nói chuyện với mọi người. Ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa cô đều có mặt đúng giờ.

Nhiều lần mua bánh của cô tôi được biết cô phải dậy từ bốn giờ sáng để đến lò bánh mì lấy bánh. Đến trưa bán xong, cô lại về đi chợ để buổi chiều chuẩn bị ba tê, ruốc, dưa chuột cho buổi hàng hôm sau. Cô phải lăn xe bằng tay và tự mình làm lấy mọi việc. Gia đình cô ở một tỉnh lẻ. Vì cuộc sống khó khăn, cô một mình về thành phố kiếm sống. Vậy mà cô không chỉ nuôi sống mình mà còn dành dụm đựơc tiền gửỉ về giúp cha mẹ.

Một buổi chiều đi dạo bên hồ Tam Bạc, bắt gặp cuộc thi xe lăn của đoàn vận động viên khuyết tật, tôi chợt nhận ra cô bán bánh mì của mình trên một chiếc xe, đang lao nhanh giữa đoàn. Cô ngồi dướn về phía trước, thân hình cúi rạp xuống chiếc xe, mắt chăm chú nhìn đường, hai tay bắt nhanh thoăn thoắt vào bánh xe. Tôi chạy theo cổ vũ nhưng chắc cô không nhận ra tôi.

Hôm sau vẫn thấy cô đi bán bánh. Tôi hỏi cô nói cô vẫn tham gia tập luyện với những người cùng cảnh ngộ vào các buổi chiều cho vui. Tổ chức hội của các cô nghèo lắm nên các cô tham gia thi đấu hoàn toàn tự nguyện. Cô cho rằng đó là một việc làm cho cuộc sống của cô có ý nghĩa lên rất nhiều.

Hình ảnh của cô đã cho tôi nhiều suy nghĩ về cuộc sống của những con người tàn mà không phế. Tôi hiểu ra rằng mỗi người đều phải biết làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, không làm phiền những người xung quanh. Vậy mà tôi nhiều khi còn ỷ lại bố mẹ, không giúp mẹ việc nhà. Tôi cần phải phấn dấu hơn nữa để làm vui lòng bố mẹ.

Trước khi thực hiện bài văn tả cô bán hàng, các em học sinh có thể ôn tập lại những kiến thức cơ bản của bài văn tả người với video hướng dẫn sau đây:

Mời bạn đón đọc 🌜 Tả Thầy Cô Giáo Mà Em Yêu Quý 🌜 15 Bài Điểm 10

Viết Bài Văn Tả Cô Bán Hàng Đơn Giản – Mẫu 9

Viết bài văn tả cô bán hàng đơn giản với nội dung ngắn gọn và hàm súc sẽ là tài liệu ôn tập hiệu quả dành cho các em học sinh.

Sáng nay, em cùng bạn Hoa đến cửa hàng bách hóa tổng hợp trên đường Nguyễn Tri Phương để mua một số vật dụng cụ học tập. Tại quầy hàng văn hóa phẩm, em đã gặp một cô bán hàng rất dễ mến, làm cho em cứ tần ngần mãi không muốn bước đi.

Cửa hàng nằm phía bên phải, mặt hướng ra bùng binh nơi giao nhau của sáu con đường trong thanh phố, nên lúc nào cũng nhộn nhịp, đông vui. Ở quầy hàng dụng cụ học sinh, gồm có nào là bút, thước, cặp vở… không thiếu một thứ gì. Tất cả được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Cô bán hàng còn rất trẻ, có lẽ chỉ mới ngoài hai mươi. Cô có dáng người cân đối, chiếc áo dài màu xanh nước biển bó sát thân người càng tôn thêm vẻ đẹp mềm mại và duyên dáng.

Mái tóc đen như gỗ mun xõa ngang vai rất hợp với khuôn mặt trái xoan, cặp mắt tròn đen, lóng lánh dưới đôi lông mày hình bán nguyệt. Cặp môi đỏ thắm luôn tươi cười để lộ hàm răng nhỏ, đều và trắng muốt. Tay cô thoăn thoắt lấy hàng, miệng không quên tỏ lời cám ơn khách hàng.

Tuy vậy, có lẽ cô đã thấm mệt vì trên trán đã lấm tấm mồ hôi và khuôn mặt ửng đỏ. Khách hàng tấp nập ra vào. Người hỏi mua chiếc cặp, người hỏi mua compa, thước kẻ… Có một ông khách mua một cây bút Pilốt, cầm xem rồi, xin đổi lại bút Hồng Hà, thấy không vừa ý, lại lấy cây bút Kim Tinh, cô vẫn vui vẻ chiều ý khách, không bực bội, cáu gắt.

Em và Hoa mua hai hộp bút rất đẹp. Cô trả tiền thừa cho hai đứa xong mà không quên việc dặn dò chúng em đếm kĩ trước lúc cất vào cặp.

Qua cách bán hàng và đối xử với khách hàng, em thấy rất mến cô. Chắc chắn rồi đây cần mua dụng cụ học tập nào em sẽ rủ các bạn đến đây mua.

Ngoài bài văn tả cô bán hàng, chia sẻ cùng bạn 🌹 Kể Về Thầy Cô Giáo Mà Em Yêu Quý 🌹 15 Bài Hay

Tả Bà Cụ Bán Hàng Lớp 5 – Mẫu 10

Với đề tài tả bà cụ bán hàng lớp 5, bài văn dưới đây đã xây dựng một không gian làng quê thanh bình cùng hình ảnh con người hiện lên rất sinh động.

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là mảnh đất thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đối với em, quê hương có rất nhiều ý nghĩa. Em yêu cây đa đầu làng, yêu cánh đồng lúa rộng mênh mông, yêu dòng sông êm đềm…và yêu bà cụ bán hàng nước dưới gốc cây đa.

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn, nơi có những cánh diều tung bay, những cánh đồng xanh mãi tận chân trời, những cánh cò nghiêng nghiêng chao lượn. Trong kí ức tuổi thơ yên bình ấy, bà cụ bán hàng nước ghi lại dấu ấn vô cùng sâu đậm. Mọi người trong làng gọi bà là bà Tư. Bà Tư đã bước sang tuổi bảy mươi – độ tuổi xế chiều. Dấu vết của thời gian đã in sâu lên cái lưng còng của bà.

Khuôn mặt già nua với những nếp nhăn và chấm đồi mồi nhưng lại hồng hào, phúc hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Vết chân chim tràn đầy nơi khóe mắt đã minh chứng cho quãng đời vất vả nhọc nhằn mà bà trải qua. Thế nhưng, ánh mắt hấp háy của bà lại tinh tường lắm, dường như có thể nhìn thấu mọi chuyện trên đời. Mái tóc bà đã bạc trắng như cước, vẩn gọn gàng xung quanh đầu rồi vòng ra bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ màu đen. Miệng bà lúc nào cũng móm mém nhai trầu. Đôi bàn tay bà nhăn nheo và chai sạn, những đường gân chằng chịt nổi rõ lên.

Bà Tư là người hiền lành, tốt bụng. Chiến tranh ác liệt đã cướp đi người chồng và ba người con trai yêu quý của bà. Rời khỏi cuộc chiến, bà trở về quê hương, được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Ai nghe đến nỗi bất hạnh cuộc đời bà cũng ngậm ngùi xót xa, chỉ riêng bà luôn bình tĩnh và nở nụ cười hiền hậu.

Quán nước bà dựng dưới gốc cây đa, đã hơn hai mươi năm qua đi. Ngày ngày, khi ánh bình mình dần buông xuống khắp làng quê, bà lọ mọ chuẩn bị nước, bánh trái rồi gánh chiếc đòn gánh trên vai. Thân hình gầy gò của bà đổ ngả theo ánh nắng, tiến về phía mái rơm dưới gốc cây đa. Cả ngày dài, bà cứ lặng lẽ ngồi đó, mọi người đi qua chào hỏi, bà sẽ ân cần đáp lại. Giọng bà không rõ ràng, rành mạch như ngày còn trẻ nhưng ấm áp và thân thiết lạ thường. Lũ trẻ trong xóm chúng em ai cũng yêu quý và hay quấn quýt lấy bà.

Tuổi già cô đơn, bà coi mọi người như những người thân thiết trong gia đình, đối xử rất tử tế. Bà sẵn sàng mời khách cốc nước chè thanh thanh, ngọt ngọt để xua tan mệt mỏi, nhọc nhằn. Những chiếc bánh bà tự tay gói thường trao tay những đứa trẻ con để dỗ chúng nín khóc. Bà âm thầm, lặng lẽ trở thành một phần của mái đình, cây đa, trở thành một phần không thể thiếu của vùng quê yên bình này.

Khách thập phương dừng chân nơi đây đã coi bà là biểu tượng cho nơi họ vô tình đi qua. Những người con xa quê hương mỗi khi nhớ về quê nhà cũng luôn bồi hồi nhớ đến hình ảnh bà cụ hiền hậu thường ngồi trong ánh chiều tà của quán nước đầu làng ngày xưa.

Hình ảnh bà cụ lưng còng trong chiếc áo bà ba màu nâu như màu của đất và hương vị của trà của bánh bà Tư đã trở thành hình ảnh tươi đẹp trong kí ức tuổi thơ của bao thế hệ người trên quê hương em. Em rất yêu quý và thương bà. Từ trong sâu thẳm trái tim, em mong bà sẽ luôn hạnh phúc, mặc cho cuộc đời đã nhiều nỗi đau.

Bên cạnh Văn Tả Cô Bán Hàng, SCR.VN tặng bạn 💧 Tả Cô Lao Công 💧 15 Bài Hay Nhất Tả Công Nhân Đang Làm Việc

Tả Một Bà Cụ Bán Hàng Lớp 5 Ngắn Gọn – Mẫu 11

Tả một bà cụ bán hàng lớp 5 ngắn gọn với cách viết hàm súc và những hình ảnh nhiều ý nghĩa sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết.

Trong một lần em đi siêu thị với mẹ, em đã nhìn rất một chị bán hàng rất nhiệt tình và thân thiện.

Chị gái này rất trẻ chắc vẫn đang là sinh viên nên đi làm thêm. Chị ý cao bằng mẹ em chị bán hàng bên thực phẩm như rau, củ, quả…Hôm đó em với mẹ đi chọn rau. Chị rất nhiệt tình trong việc giới thiệu các loại rau ngon và nêu nên chất lượng sản phẩm. Trong những lời chị nõi chị kèm theo những cử chị nên em thấy hành động và lời nó phối hợp rất là uyển chuyển nghe rất là hay và đi vào lòng người.

Đến mỗi một loại thực phẩm chị lại nhấc nên cho mẹ em xem và để mẹ em sờ vào cho chắc chắn. Khi mẹ em đã chọn được những loại thực phẩm cần thích lại tiếp tục dẫn mẹ em đi ra khâu tính tiền. Vì số lượng mẹ em mua quá nhiều vì gia đình em có việc cộng thêm mẹ em mua nhiều thực phẩm khác nên rất nhiều đồ chị ấy cũng sẵn sàng cầm đỡ mẹ em ra quầy tính tiền. Khi tính tiền xong chị giúp mẹ em mang đồ ra xe để cầm về.

Em thấy chị ấy rất là hăng say và làm rất tốt đối với công việc. Từ lần đó mẹ em hay dẫn theo em đến siêu thị này để mua hàng và mỗi lần đến đều gặp chị ấy. Và hôm nào chị ấy cũng giới thiệu những loại thực phẩm tốt nhất cho gia đình em.

Kể từ đó em thấy quý chị bán hàng này hơn và hay đòi mẹ đi siêu thị để gặp chị ấy. Như thể chị ấy cũng biết nên rất là quý em.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tả Một Người Thân 🌹 15 Bài Tả Ông Bà Cha Mẹ Anh Em Của Em

Bài Văn Tả Cô Bán Hàng Lớp 6 – Mẫu 12

Bài văn tả cô bán hàng lớp 6 sẽ giúp các em học sinh trau dồi kỹ năng viết và cách diễn đạt câu văn thật sâu sắc.

Cứ mỗi lần cần mua gì là em hay ghé qua gian hàng dụng cụ học sinh của cửa hàng bách hoá tổng hợp trên đường đi học. Chắng phải nơi đây bán rẻ hơn, mà do cô bán hàng rất lịch sự.

Em cũng chưa biết tên cô, chỉ nghe mọi người gọi là cô Ba. Cô Ba độ hăm bốn, hăm lăm tuổi là cùng. Cô không cao lắm. Mái tóc cô đã uốn ngắn lại được cột vén lên phía sau gọn gàng nên trông thật phù hợp với dáng người nhanh nhẹn của cô. Đôi mắt cô đen láy với cái miệng hay cười, do đó nét mặt cô Ba lúc nào cũng rạng rỡ.

Gian hàng của cô Ba có đủ thứ. Phía trên tường, lủng lẳng những cái bình mủ đựng nước, những chiếc cặp xinh xắn dù màu xanh đỏ.

Trong quầy kính khá dài, nào thước, viết đủ loại, nào tập vở, giấy màu. thiệp chúc xuân, tất cả đều trưng bày khéo, sắp xếp tạo thành những hình trang trí hấp dẫn.

Vừa thấy chúng em bước vào, cô đã vui vẻ chào đón. Vì là giờ tan học nên học trò là đa số, chi có vài khách người lớn. Các bạn ùa vào vây quanh quầy hàng. Người hỏi mua thứ này, người hỏi mua thứ khác lao xao. Có bạn vì nôn về sớm nên hối thúc, cô nhã nhặn:

– Em làm ơn đợi có một chú nhé!

Một mình cô Ba tất bật, quay vào ngăn kê phía sau lấy hộp phàn, quay ra quầy kính lấy cây com-pa, khi thì leo lên ghế đẩu để lẩy món hàng do khách yêu cầu. Em nghĩ là cô khó làm xuể hết nổi. Thế nhưng cô vẫn rất điềm tĩnh. Những thứ nào tính tiền xong, cô cẩn thận cho vào những túi ny-lông có quai sách. Mọi việc nhanh chóng, cứ nhìn đôi tay thoăn thoắt thì đù biết cô là người buôn bán thành thạo. Thấy em nãy giờ đứng bên ngoài, cô mỉm cười.

– Em trai cần mua gì?
– Dạ, bán cho em một quyển vở và một cây viết.

Vừa trả tiền xong, định quay ra, cô đã gọi lại:

– Em quên nhận tiền thối lại rồi.

Em cám ơn cô và cùng các bạn ra về.

Tuy giữa em và cô Ba không có mối quan hệ thân mật gì nhưng chính thái độ niềm nở, ân cần của cô đã làm cho em rất có cảm tình. Thảo nào gian hàng bán đắt là phải.

Không chỉ có bài văn tả cô bán hàng, gợi ý cho bạn 💕 Bài Văn Tả Bố 💕 15 Bài Mẫu Tả Bố Ngắn Hay Hài Hước Nhất

Tả Người Bán Hàng Lớp 6 Đạt Điểm Cao – Mẫu 13

Bài văn tả người bán hàng lớp 6 đạt điểm cao sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các em học sinh có thể xử lý và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Tôi hiểu được giá trị của lao động qua chai sần của lòng bàn tay, của những giọt mồ hôi thấm áo mẹ cha. Sinh ra trong gia đình lao động chân tay, tôi hiểu sâu sắc hơn hết lời mẹ tôi vẫn dặn: Có làm thì mới có ăn.

Để tồn tại và phát triển, mỗi con người phải tự lao động và sáng tạo rất nhiều. Và để có tôi ngày hôm nay đang trên con đường chinh phục thành công là những tháng ngày khó nhọc của mẹ.

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần phục vụ nhu cầu của xã hội. Đó có thể là người bác sĩ tận tâm cứu chữa bệnh nhân, là anh kỹ sư xây dựng những công trình, là những người thầy cô giảng dạy cho thế hệ học sinh bài học hay.

Thế giới tôn vinh những người lao động bằng ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Công nhân thế giới những thế kỷ trước đã đấu tranh để đòi quyền lao động. Nhưng vẫn có những người lao động vẫn phải làm việc không có chủ nhật, không có ngày 1/5 và không bao giờ có giới hạn 8 tiếng một ngày.

Đó là những người thợ, người phụ xây, là bác bán bánh mỳ, là bác chạy xe chở hàng. Khi nào còn công việc, họ còn làm và khi nào con cái họ còn chưa đủ tiền đóng học, họ vẫn phải tiếp tục làm việc, bất kể thời gian, bất kể nắng mưa. Mẹ của tôi là một người như thế.

Nếu có ai đó hỏi nghề nào cao quý, thiêng liêng nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng đó là nghề bán hàng rong. Cha mất sớm khi tôi lên 2 tuổi trong một vụ tai nạn lao động. Mẹ tôi quá đau đớn suy sụp và bà bị khủng hoảng tinh thần trong một thời gian ngắn. Dì tôi kể lại mọi người phải rất kiên trì an ủi mẹ tôi mới kiên cường vượt qua nỗi đau mà nuôi dạy những đứa con của mình.

Ấn tượng tuổi thơ của tôi là những gánh hàng nặng trĩu trên vai. Bóng dáng của mẹ có mặt từ những con phố này đến những con phố khác. Có lẽ, không có ngóc ngách nào không in dấu chân mẹ. Mẹ thay cha nuôi chúng tôi. Với tôi, mẹ không những là người mẹ vĩ đại nhất mà còn là một người bố – gánh vác trọng trách gia đình nuôi 4 đứa con ăn học.

Những đồng tiền lẻ từ mớ rau, từ những ngày lao động nhọc nhằn mẹ đã chắt chiu, chúng tôi mới có ngày hôm nay. Nhớ những ngày ấy, dù nắng mưa, mẹ tôi vẫn đều đặn đi bán hàng. Tiền bán được chẳng đáng là bao nên mẹ phải làm thêm ở quán ăn đêm. Có những hôm quán đông khách, đến hơn 23h, mẹ mới được nghỉ. Những hôm như thế, mẹ lại được mang phần thức ăn thừa của họ về cho chúng tôi.

Sau những ngày làm việc vất vả, lúc nào khuôn mặt mẹ cũng phờ phạc mệt mỏi, và thoáng chút buồn buồn. Anh hai tôi rất thương mẹ, có những khi nhụt chí, anh lại muốn bỏ học để đi làm đỡ đần cho mẹ bớt khổ. Thế nhưng, mẹ nhất quyết không cho. Mẹ nói: “Các con nghỉ học, chỉ giúp được mẹ ngày một ngày hai rồi sau lại khổ như mẹ, mẹ còn đau lòng hơn. Thà rằng có chút vất vả khó khăn nhưng mẹ tình nguyện làm vì tương lai các con’.

Vâng lời mẹ, anh tôi luôn phấn đấu, không ngừng nỗ lực học tập. Giờ đây, anh đã trở thành người thành đạt với thu nhập nhiều người ngưỡng mộ. Thời gian qua đi, con cái từng bước lớn khôn, mẹ tôi vẫn thế, vẫn giấu đi những nhọc nhằn, buồn phiền để chúng tôi hạnh phúc, vui vẻ.

Có đôi lần tôi nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông hình ảnh những người bán hàng rong phải rời bỏ gánh hàng lấn chiếm vỉa hè của họ. Tôi rưng rưng nhớ tới mẹ và tôi cũng biết đằng sau những người lao động ấy là những đứa con đang khát khao học vấn. Bỗng nhiên, tôi giật mình mà thấy rằng tốc độ thành công của chúng tôi phải nhanh hơn tốc độ già đi của mẹ. Cảm ơn mẹ đã vì con. Cảm ơn mẹ đã sinh con ra trên đời.

Đến đây, tôi mới hiểu ra thực sự ý nghĩa của lao động. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn là ngọn lửa thắp sáng nguồn sống của mọi người. Lao động không chỉ vì nhu cầu của bản thân mà còn là biểu hiện của đức hy sinh, tình yêu thương.

Ngày quốc tế lao động không đơn giản chỉ là nghỉ ngơi để hưởng thụ thành quả, mà còn là lúc chúng ta biết đến và ghi nhớ công lao của những người chưa bao giờ biết đến ngày quốc tế lao động

Cùng với bài văn tả cô bán hàng, gợi ý cho bạn 🍃 Bài Văn Tả Mẹ 🍃 Tuyển Tập 15 Bài Văn Về Mẹ Hay Nhất

Bài Văn Mẫu Tả Người Bán Hàng Đặc Biệt Lớp 6 – Mẫu 14

Bài văn mẫu tả người bán hàng đặc biệt lớp 6 sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách quan sát và lựa chọn chi tiết đắc ý để đưa vào bài viết.

Cứ theo thường lệ, mỗi buổi sáng trên đường đến trường, tôi lại bắt gặp những gánh hàng rong. Đó có thể là những gánh hàng bán chè, bán xôi… của những chị ở độ tuổi trung niên, nhưng cũng có thể là những gánh hàng rong của các cụ bà đã lớn tuổi.

Hình ảnh làm tôi ấn tượng nhất đó chính là bà cụ bán xôi. Bà bán với đủ loại xôi, nào là xôi đậu đen, xôi gấc, xôi đậu phộng, đậu xanh.v..v. Bà cụ ấy bán xôi ở ngay trước cổng trường của chúng tôi. Mỗi ngày những đứa học trò kéo lại mua rất đông, bởi xôi bà bán không những ngon mà còn rất rẻ.

Không biết bà có bí quyết gì mà những gói xôi bà bán đều mang một hương vị rất quê, một mùi thơm khó tả, nó làm cho những người con đang xa quê thèm được về thăm quê, và khiến cho những đứa trẻ trên thành phố chưa từng được biết đến hương vị quê hương với những cánh đồng xanh bát ngát, những đàn trâu tung tăng gặm cỏ cùng những đứa trẻ đang nô đùa bên đồng ruộng… đều cảm nhận được hương vị thôn quê và ao ước rằng mình cũng được về quê.

Chính vì những nét đặc biệt như thế, nên mỗi buổi sáng mọi người đến mua xôi của bà rất đông, đó không chỉ là những đứa học trò như chúng tôi mà còn có cả những người công nhân, nhân viên ở các xí nghiệp, những người đi đường, thậm chí cả những gia đình giàu có cũng tìm đến mua xôi của bà. Những lúc đông khách như thế, những đứa học trò thân thuộc như chúng tôi lại phụ giúp bà một tay.

Nhìn đôi bàn tay gầy gò, run run nhưng rất nhanh nhẹn của bà tôi cảm thấy thương bà biết nhường nào. Trong lúc bán xôi cho khách, bà luôn nở một nụ cười, một nụ cười ẩn chứa nhiều niềm vui nhưng đâu ai biết rằng đằng sau nụ cười ấy ẩn chứa những nỗi buồn khó tả.

Qua tìm hiểu tôi biết được bà đang sống trong một căn nhà nhỏ rách nát với một đứa con trai nghiện rượu nặng. Mỗi ngày đi bán về bà phải dọn dẹp nhà cửa, đã thế còn bị người con trai chửi mắng thậm tệ. Số tiền lời kiếm được qua những gánh xôi mỗi sáng, mà bà thức dậy từ những buổi sáng tờ mờ sương đều bị con trai bà lấy hết, nhằm để trang trải cho những bữa nhậu say sưa.

Ngày nào anh ta cũng về nhà trong men say, đã thế còn la mắng, đánh đập bà mỗi khi bà không chi tiền cho anh ta đi nhậu. Có ai biết rằng đằng sau nụ cười rạng rỡ, niềm nở khi bán xôi cho khách lại ẩn chứa những dòng nước mắt. Tôi thầm hiểu bà cũng có những mong ước như bao người bà, người mẹ khác, mong ước được sống trong một ngôi nhà ấm áp với những bữa cơm thân mật cùng con cháu, muốn được nhìn thấy con, cháu của mình được hạnh phúc, thành đạt và nhìn thấy nó khôn lớn từng ngày, và bà cũng thầm mong ước được con cháu quan tâm, chăm sóc những khi đau ốm, trái gió trở trời.v.v…

Nhưng tất cả đối với bà sao quá xa vời. Đối với bà, điều mà bà mong mỏi nhất là một ngày thấy con mình tỉnh táo, không còn chìm đắm trong men say, và có thể cùng ăn với bà một bữa cơm. Mong ước ấy mới nghe qua thì rất là đơn giản nhưng đối với bà đó luôn chỉ là mơ ước mà thôi. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều mảnh đời đầy bất hạnh như thế.

Câu chuyện trên chỉ là một trong số hàng ngàn câu chuyện khác. Nếu chúng ta để dành một chút ít thời gian, để nhìn lại cuộc sống của những con người xung quanh thì bạn sẽ cảm nhận được sự muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, để rồi từ đó sẽ có một tầm nhìn sâu rộng hơn, biết cảm thương, thông cảm cho những mảnh đời bất hạnh như những người bán vé số, bán báo, đánh giày, những người gánh hàng rong, những người lao công.v.v…

Cứ thử đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để suy ngẫm, một khi mình rơi vào hoàn cảnh ấy thì chúng ta sẽ cảm thấy thế nào. Hãy sống và cống hiến như lời bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của nhà thơ Thanh Hải: “Nếu là con chim, chiếc lá, thì con chim phải hót, chiếc lá phải bay. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bên cạnh bài văn tả cô bán hàng, giới thiệu đến bạn 🌟 Tả Người Thân 🌟 15 Bài Văn Tả Về Người Thân Hay Nhất

Tả Một Người Bán Hàng Rong Lớp 6 Học Sinh Giỏi – Mẫu 15

Tả một người bán hàng rong lớp 6 học sinh giỏi không chỉ là những hình ảnh miêu tả được xây dựng chọn lọc mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc và ý nghĩa.

Nhà em sống trong một con hẻm nhỏ, xung quanh là rất nhiều ngôi nhà của các cụ già. Tuy nhiên mỗi lần đi học ra ngõ, em vẫn thường chú ý đến hình ảnh của một cụ già ngồi bán xôi ở đầu ngõ. Cụ tên Tý, sống cách nhà em 3 nhà. Ngày nào em thấy cụ ngồi bán xôi đầu ngõ.

Cụ Tý năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng mái tóc của cụ bạc phơ, trắng như cước. Cụ búi tóc củ tỏi ở trên đầu, và quấn một chiếc khăn. Cụ bảo rằng tóc cụ thưa nên cụ buộc như thế này. Hằng ngày cụ ngồi bên một chiếc thúng thơm nức mùi xôi xéo, ngày ngày cụ dậy thật sớm để hông xôi mang bán cho mọi người để kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như giết thời gian.

Hàm răng của cụ đã rụng đi mấy chiếc, cụ cứ nhai trầu chóp chép mỗi khi em đi qua. Hàm răng cụ đen nháy vì ngay xưa cụ ăn nhiều trầu. Đôi bàn tây gầy và xương, thi thoảng còn run run lên vì tuổi cao và sức yếu. Mắt cụ đã mờ đi, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được tiền mỗi khi khách trả. Mọi người vẫn luôn thích ăn xôi ở nhà cụ vì xôi rất dẻo và thơm. Mỗi lần ăn vào là thấy no và ấm bụng.

Cụ vẫn hay mặc những bộ quần áo lụa thời trước nhìn gọn gàng. Thân hình cụ nhỏ, bước đi đã bắt đầu chậm chạp hẳn đi. Mỗi lần cụ bưng thúng xôi ra đầu ngõ bán, cụ bước đi chậm thi thoảng có nhiều người thấy thế đã đến bê giúp cụ. Giọng nói của cụ trầm ấm, thi thoảng nói hơi bé nên em không nghe thấy. Mỗi lần em mua xôi ở hàng cụ, cụ thường cho em thêm thật nhiều hành khô, vì em rất thích ăn hành.

Có nhiều hôm trời mưa gió, em đi học ngang qua không thấy dáng cụ, có lẽ thời tiết xấu nên cụ không bán nữa. Những lúc đó em lại thấy nhớ cụ. Một người mà em quen.

Cụ là một người hàng xóm thân thiết và tốt bụng với gia đình em. Em mong cụ luôn khỏe, luôn vui để mọi người lại được ăn xôi do cụ nấu.

Ngoài bài văn tả cô bán hàng, tại SCR.VN còn có 🦋 Tả Người Thân Đang Làm Việc 🦋 15 Bài Mẫu Điểm 10

Viết một bình luận