Tả Bà Cụ Bán Hàng Lớp 5 Ngắn Gọn Nhất [27+ Bài Văn Hay]

Tả Bà Cụ Bán Hàng Lớp 5 Ngắn Gọn Nhất ❤️️ 27+ Bài Văn Hay ✅ Tham Khảo Ngay Những Bài Văn Mẫu Hay Nhất Tả Bà Cụ Bán Hàng Trong Bài Viết Này.

Cách Tả Bà Cụ Bán Hàng

 Xem ngay gợi ý mà SCR.VN chia sẻ sau nếu bạn chưa biết cách tả bà cụ bán hàng.!

  • Giới thiệu người bà cụ bán hàng cần tả: ở gần nhà em, ơ trường, phố
  • Tả hình dáng: Cụ bao nhiêu tuổi, còn khoẻ hay đã yếu, có những nét gì nổi bật về hình dáng. Những biểu hiện của tuổi già: mái tóc, nếp nhăn, da dẻ, dáng đi…
  • Tính tình, Lời nói, động tác bán hàng, thái độ đối với mọi người, đối với em. (Tính tình bà đôn hậu, vui vẻ với mọi người. Mặc dù bà không còn nhanh nhẹn như trước nữa nhưng bà rất cẩn thận, bước đi chắc chắn. Ai cần mua thứ gì, bà đều ân cần chiều theo ý khách. Nhiều khi mẹ đi vắng, em cần mua một quyển vở hay một chiếc bút chì, bà đều vui vẻ bảo em: “Cháu cứ cầm về đi, khi nào mẹ về mang tiền đến cho bà cũng được”. Mặc dù cửa hàng của bà chỉ là cửa hàng tạp hoá nhỏ nhưng mọi người ở khu phố em đều đến đấy mua hàng cho bà. Một phần là để giúp bà, phần vì bà là người nhân hậu.
  • Cảm nghĩ của em với bà cụ bán hàng: Em rất yêu quý và kính trọng bà, coi bà như bà ngoại của mình. Em mong bà khoẻ mạnh, sống vui vẻ.

Dàn Ý Tả Bà Cụ Bán Hàng

Chia sẻ cho các em học sinh mẫu dàn ý tả bàn cụ bán hàng chi tiết, bạn có thể áp dụng nó cho bài văn của mình nhé!

1. Mở bài: Giới thiệu bà cụ bán hàng

– Tên bà là gì
– Bà bán xôi đầu hẻm, nước ….

2. Thân bài:

a. Tả ngoại hình:

– Vóc dáng: bà Ba đã sáu mươi tuổi, tóc bạc gần hết mái đầu, người bà nhỏ nhắn, hơi gầy nhưng nhanh nhẹn, khéo léo.
– Khuôn mặt: mặt bà thon, có nét phúc hậu: mắt hiền từ, cằm tròn đầy đặn. Da mặt bà đã có nhiều nếp nhăn. Mắt bà còn tinh tường. Miệng bà tươi, hay cười.
– Trang Phục: bà thường mặc quần đen, áo bà ba màu nâu nhạt, áo lá có túi đựng tiền may bằng vải trắng bên trong áo bà ba.

b. Tả hoạt động:

– Mờ sáng bà Ba đẩy xe hàng đến đầu hẻm để bán hàng
– Tính tình của bà Ba:
– Chủ nhật bà Ba bán đắt khách nhất….

3. Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với bà

– Em rất yêu quý và kính trọng bà
– Em mong bà khoẻ mạnh

SCR.VN Chia Sẻ Thêm ❤️️Tả Cô Bán Hàng, Tả Bà Cụ Bán Hàng❤️️ Hay Nhất

11+ Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng Hay Nhất

Bà cụ bán hàng em trông như thế nào? Hãy cùng học cách tả về bà cụ bán hàng ấy với các bài văn mẫu hay nhất sau đây nhé!

Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng Hay

Ở gần nhà em có một cửa hàng tạp hóa, người bán hàng là một bà cụ đã ngoài sáu mươi tuồi, cụ chỉ sống có một mình, đơn côi. Những lúc nào cửa hàng ấy cũng ấm cúng vì khách đến mua hàng rất đông.

Bà cụ có dáng người nhỏ nhắn, tóc trên đầu đã bạc phơ. Khuôn mặt có những nếp nhăn hằn lên rất rõ. Mắt bà đã mờ nên phải đeo kính khi bán hàng. Mặc dù bà không còn nhanh nhẹn như trước nữa nhưng bước đi của bà chắc chắn, cẩn thận. Tính tình bà đôn hậu, vui vẻ với mọi người. Ai cần mua thứ gì, bà đều ân cần chiều theo ý khách. Có người đến chỉ mua một lon gạo hay một muỗng bột ngọt, bà không ngại mà phục vụ khách rất tận tình. Nhiều khi mẹ đi công tác xa, em cần mua một quyển vở hay một chiếc bút chì bà đều vui vẻ bảo em:

– Cháu cứ cầm về đi, thiếu gì sang bà mà lấy, khi nào mẹ về trả tiền bà cũng được.

Trong xóm có người còn mua chịu hàng của bà, bà không hề lấy làm khó chịu mà sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Mặc dù cửa hàng của bà chỉ là một hiệu tạp hóa nhỏ nhưng mọi người ở khu phố em đều đến đây để mua hàng cho bà, một phần là để giúp bà có kế sinh nhai, phần vì bà là người đôn hậu.

Em rất yêu quý và kính trọng bà, coi bà như bà ngoại của mình. Em mong bà khỏe mạnh, sống vui vẻ.

Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng Ngắn Gọn

Tôi sinh ra ở một miền quê yêu dấu. Đã hai năm trôi qua không có gì thay đổi nhiều. Vẫn cây bàng đầu làng, vẫn dòng sông với con đò trở khách, vẫn nết nhà ngói đỏ đơn sơ và thanh bình. Ở đầu làng, vẫn bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng râm mát.

Cây bàng này là cây cao tuổi nhất làng tôi đấy. Bóng bàng rộng, rợp mát cả một vùng đất. Vào nhưng ngày hè oi bức, mọi người đi đâu xa về lại rẽ vào quán nước dưới gốc bàng. Được nghỉ ở đây thì bao mệt mỏi tự nhiên tan biến. Và chỉ dưới gốc bàng này có một hàng nước của bà cụ làng tôi mà thôi. Bà bán hàng cũng từ lâu lắm rồi, nhưng được bao nhiêu năm thì tôi không biết.

Năm nay có lẽ bà đã hơn 70 tuổi. Sức nặng của thời gian thể hiện rõ nhất trên cái lung còng cảu bà. Tóc bà đã bạc, bạc trắng như cước vậy. Mái tóc đó được vẩn xung quanh đầu rồi đội bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ nhìn rất khéo. Khuôn mặt bà tuy đã nhiều nếp nhăn, đôi chỗ trai sạm nhưng hồng hào, phúc hậu như một bà tiên. Đôi mắt bà thỉnh thoảng hấp háy nhưng vẫn còn tinh tường. Đôi bàn tay nhăn nheo,chai sạm nổi rõ những đường gân chằng chịt. Bà cụ rất thích ăn trầu. Mỗi lần nhìn bà bỏm bẻm nhai trầu tôi lại nghĩ đến khi bà tôi còn sống. Nhìn dáng gầy guộc của bà tôi biết bà đã chịu vất vả cả cuộc đời.

Bà cụ là một người hiền từ, nhân hậu. Ai là khách đã từng ngồi quán thì cũng phải cảm động vì lòng tốt của bà. Mỗi khi khách đến bà lại đon đả rót nước. Nước uống của bà mát và thơm lắm. Những cốc nước chè tươi hay nước vối dường như dưới bàn tay của bà nó ngon đến lạ lùng, ai cũng tấm tác khen. Có lẽ nó ngon còn bởi sự ân cần của bà cụ. Khác ngồi uống nước bà còn dùng quạt nan quạt cho mát rồi ân cần hỏi chuyện thật thân mật.

Có những lúc, người qua đường còn gọi bà bằng cái tên thật thân mật” Bà, mẹ, u…” bà vui lắm. Những lúc ấy bà cười xúc động nhưng nụ cười ấy sao mà thân thương quá bởi tôi nghe người trong làng kể bà từ nơi khác chuyển đến chứ không phải người làng nên không có người thân thích. Chiều chiều, mỗi khi đi học về là tôi lại rẽ vào quán bà ngồi chơi. Có khi khách đông tôi phụ bà rót nước nữa. Càng ở gần bà, tôi càng hiểu bà hơn. Cảm giác thân thương như bà tôi vậy.

Bao năm trôi qua hình ảnh bà cụ đã gắn liền với gốc bàng, với mùa hè. Hằng năm, mỗi khi thấy bà cụ dọn đồ ra quán là tôi biết mùa hạ đã đến rồi. Bà lại mang đến cho mọi người sự dịu mát và cả những tình cảm ấm nồng.

Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng Điểm 10

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là mảnh đất thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đối với em, quê hương có rất nhiều ý nghĩa. Em yêu cây đa đầu làng, yêu cánh đồng lúa rộng mênh mông, yêu dòng sông êm đềm…và yêu bà cụ bán hàng nước dưới gốc cây đa.

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn, nơi có những cánh diều tung bay, những cánh đồng xanh mãi tận chân trời, những cánh cò nghiêng nghiêng chao lượn. Trong kí ức tuổi thơ yên bình ấy, bà cụ bán hàng nước ghi lại dấu ấn vô cùng sâu đậm. Mọi người trong làng gọi bà là bà Tư. Bà Tư đã bước sang tuổi bảy mươi – độ tuổi xế chiều. Dấu vết của thời gian đã in sâu lên cái lưng còng của bà.

Khuôn mặt già nua với những nếp nhăn và chấm đồi mồi nhưng lại hồng hào, phúc hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Vết chân chim tràn đầy nơi khóe mắt đã minh chứng cho quãng đời vất vả nhọc nhằn mà bà trải qua. Thế nhưng, ánh mắt hấp háy của bà lại tinh tường lắm, dường như có thể nhìn thấu mọi chuyện trên đời. Mái tóc bà đã bạc trắng như cước, vẩn gọn gàng xung quanh đầu rồi vòng ra bên ngoài chiếc khăn mỏ quạ màu đen. Miệng bà lúc nào cũng móm mém nhai trầu. Đôi bàn tay bà nhăn nheo và trai sạn, những đường gân chằng chịt nổi rõ lên.

Bà Tư là người hiền lành, tốt bụng. Chiến tranh ác liệt đã cướp đi người chồng và ba người con trai yêu quý của bà. Rời khỏi cuộc chiến, bà trở về quê hương, được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Ai nghe đến nỗi bất hạnh cuộc đời bà cũng ngậm ngùi xót xa, chỉ riêng bà luôn bình tĩnh và nở nụ cười hiền hậu. Quán nước bà dựng dưới gốc cây đa, đã hơn hai mươi năm qua đi.

Ngày ngày, khi ánh bình mình dần buông xuống khắp làng quê, bà lọ mọ chuẩn bị nước, bánh trái rồi gánh chiếc đòn gánh trên vai. Thân hình gầy gò của bà đổ ngả theo ánh nắng, tiến về phía mái rơm dưới gốc cây đa. Cả ngày dài, bà cứ lặng lẽ ngồi đó, mọi người đi qua chào hỏi, bà sẽ ân cần đáp lại. Giọng bà không rõ ràng, rành mạch như ngày còn trẻ nhưng ấm áp và thân thiết lạ thường. Lũ trẻ trong xóm chúng em ai cũng yêu quý và hay quấn quýt lấy bà.

Tuổi già cô đơn, bà coi mọi người như những người thân thiết trong gia đình, đối xử rất tử tế. Bà sẵn sàng mời khách cốc nước chè thanh thanh, ngọt ngọt để xua tan mệt mỏi, nhọc nhằn. Những chiếc bánh bà tự tay gói thường trao tay những đứa trẻ con để dỗ chúng nín khóc. Bà âm thầm, lặng lẽ trở thành một phần của mái đình, cây đa, trở thành một phần không thể thiếu của vùng quê yên bình này. Khách thập phương dừng chân nơi đây đã coi bà là biểu tượng cho nơi họ vô tình đi qua. Những người con xa quê hương mỗi khi nhớ về quê nhà cũng luôn bồi hồi nhớ đến hình ảnh bà cụ hiền hậu thường ngồi trong ánh chiều tà của quán nước đầu làng ngày xưa.

Hình ảnh bà cụ lưng còng trong chiếc áo bà ba màu nâu như màu của đất và hương vị của trà của bánh bà Tư đã trở thành hình ảnh tươi đẹp trong kí ức tuổi thơ của bao thế hệ người trên quê hương em. Em rất yêu quý và thương bà. Từ trong sâu thẳm trái tim, em mong bà sẽ luôn hạnh phúc, mặc cho cuộc đời đã nhiều nỗi đau.

Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng Ngắn Gọn

Trước cổng trường của em phía bên kia đường luôn nhộn nhịp và tất bật người mua sắm bởi đó là nơi có nhiều cửa hàng tạp hoá. Thế nhưng đối với riêng đám học sinh chúng em, cửa hàng thân quen nhất, ghé thăm hàng ngày lại là gian hàng nhỏ của bà cụ Thi.

Gian hàng của cụ Thi được dựng lên bằng bốn chiếc cột tre và những tấm bạt màu xanh, dựa vào gốc cây đa to nên trông cũng khá vững chãi. Cụ Thi năm nay chắc phải ngoài 70 tuổi vì trông cụ đã già yếu rồi, tóc đã bạc trắng đầu, da chân da tay nhăn nheo. Cụ có một cái chõng bằng tre bày hàng hoá để bán và một cái võng để ngồi bán hoặc nằm nghỉ, thi thoảng cụ đi lại bán hàng mệt cụ lại nằm xuống võng tay cầm chiếc quạt mo ve vẩy vài cái. Cụ Thi bán hàng rất đặc biệt, chỉ nói chuyện bằng ánh mắt và cử chỉ bởi cụ chỉ nghe được chứ không nói được.

Chúng em muốn mua gì thì cứ hỏi cụ nhưng cụ sẽ giơ ngón tay chỉ giá bán rồi cẩn thận lấy đồ gói lại cho chúng em. Cụ bán hàng lúc nào cũng cười, lúc cười hai mắt nheo lại, trông thật phúc hậu. Có những ngày cụ bị ốm nên không mở hàng, chúng em vừa trông ngóng cũng vừa lo lắng cho sức khỏe của cụ, chỉ cần hôm sau cụ ra mở hàng là chúng em liền chạy đến hỏi han, trò chuyện với cụ rồi lại mua hàng cho cụ. Có thể chỉ là một cái kẹo mút hay một cục tẩy nhưng đó là niềm vui của cụ và là tấm lòng của chúng em.

Cùng với trường lớp, thầy cô, bà cụ Thi là một người thân thiết gắn liền với những năm tháng học tại trường tiểu học của chúng em. Em mong cụ luôn khỏe mạnh để mang đến nhiều kí ức đặc biệt hơn nữa cho các thế hệ học sinh.

Mời Xem Thêm ❤️️Dàn Ý Tả Bà Cụ Bán Hàng❤️️ Hay Nhất

Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng Nước Ở Địa Phương Em Điểm Cao

Đầu ngõ nhà em có một bà cụ bán hàng nước. Từ khi em còn rất nhỏ, bà ấy đã bán nước ở đó rồi.

Năm nay bà cụ đã hơn 70 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh và nhanh nhẹn lắm. Bà cao khoảng 1m6, nhưng vì lưng hơi cong nên lúc đứng dậy trông cao giống như chị của em. Bà ấy khá gầy, làn da ngăm nhăn nheo có đôi vết đồi mồi ở bàn tay, gò má. Khuôn mặt bà nhỏ, xếp chồng những nếp nhắn của năm tháng. Khi bà cười, đôi mắt nheo lại, khiến nếp nhăn xô vào nhau như vỏ cây quế sau vườn.

Cái mũi bà khá thấp, hai má chảy xệ. Còn cái miệng nhỏ thì chỉ còn vài cái răng thôi, nhưng bà vẫn nhai trầu bỏm bẻm, ăn bánh chiều tốt lắm. Bà thường mặc những bộ đồ bà ba màu nâu, xanh khá cũ, nhưng rất sạch sẽ. Chân bà đi đôi giày vải nhìn không rõ thương hiệu. Khi ngồi, bà thường mở gót giày ra cho thoải mái. Đầu bà lúc nào cũng quấn một chiếc khăn với họa tiết sặc sỡ.

Thỉnh thoảng khi vắng khách, bà mới mở ra để chải lại tóc, hoặc nhổ tóc sâu. Những lúc ấy, em mới nhìn thấy mái tóc dài đã bạc trắng gần hết, và chỉ còn một nắm nhỏ của bà. Em rất thích nhìn bà cụ khi đang làm việc. Bà thoăn thoắt rửa cốc, rót nước, lấy kẹo, thối tiền cho khách. Tay và miệng bà hoạt động liên tục như một con rối không biết mệt. Dù vậy, lúc nào bà cũng luôn mỉm cười vui vẻ. Vì có vị trí đầu ngõ, nên hay có người hỏi thăm bà. Lúc nào bà cũng chăm chú lắng nghe và trả lời chu đáo. Nhiều bạn nhỏ còn được bố mẹ gửi cho ngồi chơi với bà để đi công chuyện một lát, bà cũng gật đầu ngay.

Bà bán hàng nước đã gắn bó với kí ức tuổi thơ của em suốt bao năm tháng qua. Em mong bà sẽ luôn mạnh khỏe để tiếp tục trở thành kí ức đẹp cho tuổi thơ của bao bạn nhỏ khác.

Bài VănTả Bà Cụ Lớp 5 Xuất Sắc Nhất

Ở gần nhà em có một cửa hàng tạp hoá. Người bán hàng là một cụ già đã ngoài sáu mươi tuổi. Thỉnh thoảng em vẫn sang đây mua hàng. Cửa hàng của bà rất đông khách.

Dáng đi của bà cụ vẫn còn nhanh nhẹn và khoẻ mạnh lắm. Đặc biệt, tuy lớn tuổi nhưng vẻ ngoài của bà vẫn khiến rất nhiều người phải trầm trồ. Em đoán chắc thời còn trẻ, có lẽ bà đẹp lắm. Lúc nào bà cũng búi tóc cao gọn gàng. Khuôn mặt cụ rất phúc hậu, lần đầu tiên gặp bà sẽ khiến cho mọi người có cảm giác thân thiện và tin tưởng. Làn da bà đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, hằn lên rất rõ.

Mắt bà đã mờ, bà phải đeo kính khi bán hàng. Hàm răng vẫn còn chắc vì thỉnh thoảng em thấy bà vẫn nhai trầu. Khách hàng thường đến quầy hàng của bà rất đông. Người thì mua, kẻ thì đứng ngắm, thế nhưng bà vẫn rất vui vẻ. Tính tình của bà rất đôn hậu. Bà rất cẩn thận, sắp xếp hàng hóa, ghi chép việc mua bán đều rõ ràng, tỉ mỉ và chi tiết. Hơn nữa còn rất tận tâm trong việc phục vụ khách hàng, ai cần mua thứ gì, bà đều ân cần chiều theo ý khách.

Nhiều khi mẹ đi vắng, em cần mua quyển vở hay một cây viết chì, bà đều vui vẻ bảo em: “Cháu cứ cầm về đi, khi nào mẹ về mang tiền đến cho bà cũng được”. Mặc dù cửa hàng cứa bà chỉ là một cửa hàng tạp hoá nhỏ nhưng mọi người ở khu khố em đều đến đây mua hàng cho bà. Một phần là để giúp bà, phần vì bà là người nhân hậu một phần là vì mọi người đều cảm thấy rất yên tâm khi mua hàng từ cửa hàng của bà.

Em rất yêu quý và kính trọng bà, em xem bà như bà ngoại của mình. Em mong bà khoẻ và sống thật lâu.

Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng Lớp 5 Ngắn Gọn Nhất

Đã 5 năm em học tập dưới mái trường Tiểu học Phù Cát, nơi đây để lại trong em rất nhiều những kỉ niệm, có những điều mà có lẽ em sẽ không bao giờ quên đó chính là thầy cô, bạn bè và hình ảnh của bà cụ Khuyên bán hàng ngay cổng trường.

Gian hàng của bà Khuyên gợi nhớ cho bất kì ai về những năm tháng tuổi thơ, về một gian hàng từ thời bao cấp, đó là gian hàng trong nhà và chỉ bán qua một ô cửa sổ nhỏ. Bà Khuyên cũng đã cao tuổi, tần khoảng ngoài 60 tuổi, con gái bà đã đi lấy chồng xa nên chỉ có hai ông bà ở với nhau. Bà có dáng người mảnh khảnh, chân tay gầy gò, khuôn mặt nhỏ với đôi gò má nhô lên.

Bà thường xuyên phải đeo kính lão nên chiếc kính của bà có cả dây vòng vè đằng sau để khi tháo kính ra sẽ đeo xuống cổ. Khác với những cửa hàng bách hoá bán nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng, gian hàng của bà Khuyên chỉ bán những mặt hàng thông thường. Ngó vào trong gian hàng sẽ thấy những dây kẹo mút, những bảng kẹo cao su bóc trúng thưởng, những hộp to hộp nhỏ đựng bi ve, kẹo dẻo, kẹo lạc, ô mai. Thời buổi này 500 đồng ra tạp hoá chẳng mua được gì nhưng ở quán bà Khuyên sẽ mua được không kẹo mút thì bi ve.

Những mặt hàng của cụ Khuyên là những món ăn vặt yêu thích của học sinh chúng em. Có lẽ, nụ cười hiền từ của cụ Khuyên và hương vị của những món quà vặt cụ bán là những kí ức tuổi học trò mà em và các bạn sẽ không bao giờ quên.

Bài Văn Tả Bà Cụ Lớp 5 Sinh Động

Hằng ngày tôi vẫn ăn sáng ở hàng bánh mì đầu phố. Phần vì bánh mì ở đây ngon và rẻ, phần vì tôi rất quý bà bán hàng.

Khác với những người bán bánh mì khác, bà bán bánh mì phố tôi là một người khuyết tật. Đôi chân bị bại liệt đã gắn cuộc đời cô với chiếc xe lăn. Bà gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt đã teo nhỏ lại. Thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy bà buồn. Từ khuôn mặt rắn rỏi của bà luôn toát lên một vẻ chịu đựng, can đảm. Hình như mọi năng lực của cô đều tập trung vào đôi mắt. Đôi mắt trong sáng của cô luôn nhìn người mua bằng cái nhìn tươi tắn, đầy thiện cảm, thầm chứa lời biết ơn.

Bà ngồi vững vàng trên chiếc xe lăn được chế tạo riêng. Phía trước là một thùng bánh, trên mặt thùng bày được đủ thứ như một quầy bán hàng nhỏ. Bà ngồi phía sau để bán hàng, bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động. Sáng nào cũng vậy, cứ năm giờ là chiếc xe lăn của bà đã có mặt ở vỉa hè dưới một tán cây cổ thụ, tán lố xòe như cái ô to cạnh ngã ba đầu phố tôi.

Hình ảnh của bà cụ nhỏ nhắn ngồi trên chiếc xe lăn bán bánh mì đã trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh. Bà cụ cũng quen hầu hết mọi người, đến nỗi nhiều khi hàng đông người mua, bà mải cúi xuống làm bánh mà tai vẫn nghe và nhớ được sở thích của từng người mua bánh. Ngay cả tôi, bà cũng thuộc nết ăn nhiều dưa chuột, sợ tương ớt, thích ba tê rắc thêm ruốc của tôi. Tay bà làm bánh nhanh thoăn thoắt. Vừa làm bà còn vừa nói chuyện với mọi người. Ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa bà cụ đều có mặt đúng giờ.

Nhiều lần mua bánh của bà, tôi được biết bà phải dậy từ bốn giờ sáng để đến lò bánh mì lấy bánh. Đến trưa bán xong, bà lại về đi chợ để buổi chiều chuẩn bị ba tê, ruốc, dưa chuột cho buổi hàng hôm sau. Bà phải lăn xe bằng tay và tự mình làm lấy mọi việc. Gia đình cô ở một tỉnh lẻ. Vì cuộc sống khó khăn, bà một mình về thành phố kiếm sống.

Hình ảnh của bà cụ đã cho tôi nhiều suy nghĩ về cuộc sống của những con người tàn mà không phế. Tôi hiểu ra rằng mỗi người đều phải biết làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, không làm phiền những người xung quanh. Vậy mà tôi nhiều khi còn ỷ lại bố mẹ, không giúp mẹ việc nhà. Tôi cần phải phấn dấu hơn nữa để làm vui lòng bố mẹ.

Đọc thêm bài ❤️️Tả Bà Nội Của Em❤️️ Hay Nhất

Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng Lớp 5 Đơn Giản

Nhà em sống trong một con hẻm nhỏ, xung quanh là rất nhiều ngôi nhà của các cụ già. Tuy nhiên mỗi lần đi học ra ngõ, em vẫn thường chú ý đến hình ảnh của một cụ già ngồi bán xôi ở đầu ngõ. Cụ tên Tý, sống cách nhà em 3 nhà. Ngày nào em thấy cụ ngồi bán xôi đầu ngõ.

Cụ Tý năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng mái tóc của cụ bạc phơ, trắng như cước. Cụ búi tóc củ tỏi ở trên đầu, và quấn một chiếc khăn. Cụ bảo rằng tóc cụ thưa nên cụ buộc như thế này. Hằng ngày cụ ngồi bên một chiếc thúng thơm nức mùi xôi xéo, ngày ngày cụ dậy thật sớm để hông xôi mang bán cho mọi người để kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như giết thời gian. Hàm răng của cụ đã rụng đi mấy chiếc, cụ cứ nhai trầu chóp chép mỗi khi em đi qua.

Hàm răng cụ đen nháy vì ngay xưa cụ ăn nhiều trầu. Đôi bàn tây gầy và xương, thi thoảng còn run run lên vì tuổi cao và sức yếu. Mắt cụ đã mờ đi, tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được tiền mỗi khi khách trả. Mọi người vẫn luôn thích ăn xôi ở nhà cụ vì xôi rất dẻo và thơm. Mỗi lần ăn vào là thấy no và ấm bụng. Cụ vẫn hay mặc những bộ quần áo lụa thời trước nhìn gọn gàng. Thân hình cụ nhỏ, bước đi đã bắt đầu chậm chạp hẳn đi. Mỗi lần cụ bưng thúng xôi ra đầu ngõ bán, cụ bước đi chậm thi thoảng có nhiều người thấy thế đã đến bê giúp cụ.

Giọng nói của cụ trầm ấm, thi thoảng nói hơi bé nên em không nghe thấy. Mỗi lần em mua xôi ở hàng cụ, cụ thường cho em thêm thật nhiều hành khô, vì em rất thích ăn hành. Có nhiều hôm trời mưa gió, em đi học ngang qua không thấy dáng cụ, có lẽ thời tiết xấu nên cụ không bán nữa. Những lúc đó em lại thấy nhớ cụ. Một người mà em quen.

Cụ là một người hàng xóm thân thiết và tốt bụng với gia đình em. Em mong cụ luôn khỏe, luôn vui để mọi người lại được ăn xôi do cụ nấu.

Bài Văn Tả Bà Cụ Bán Hàng Rong Đặc Sắc

Ở gốc đa đầu làng em có bà cụ Chinh, bà bán nước chè ở đó, nên mỗi khi đi về làng hình ảnh đầu tiên mà mọi người quê em nhìn thấy chính là hình ảnh thân quen của bà Chinh bên những ấm nước chè nóng hôi hổi. Bà bán nước chè ở đây rất lâu rồi nên những câu chuyện về làng, từ những giai thoại xa xưa đến những sự kiện trong làng gần đây bà đều nắm rõ, khi khách đến uống nước, bà thường kể những câu chuyện vui để làm quà, vì vậy mà en và những người bạn trong xóm lúc rảnh rỗi thường kéo nhau ra gốc đa đầu làng, bên quán nước của bà Chinh để lắng nghe những câu chuyện thú vị.

Bà Chinh năm nay đã tám mươi tuổi, ở cái tuổi xế chiều ấy bà vẫn tự mình kiếm sống, mưu sinh bên quan nước của mình. Bà Chinh có ba người con trai và hai người con gái, nhưng cả ba người con trai của bà đều bất hạnh hi sinh nơi chiến trường, hai người con gái thì đi lấy chồng xa xứ, không có điều kiện chăm sóc, phụng dưỡng bà lúc tuổi già. Bà Chinh sống một mình trong căn nhà nhỏ đơn sơ, bà lúc nào cũng nở nụ cười thật hiền hậu, nhưng em vẫn cảm nhận được sự cô đơn trong đôi mắt của bà.

Sau những tiếng cười, những câu chuyện mua vui cho khách uống nước, bà Chinh trở về trong ngôi nhà đầy cô đơn của mình, còn nỗi đau nào hơn khi người mẹ phải chứng kiến những đứa con của mình lần lượt hi sinh nơi chiến trường, thậm chí còn không nhận được hài cốt của con. Bởi thời điểm các anh hi sinh là vào giai đoạn dữ dội nhất của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam, sự hủy diệt của quân đội Mĩ khiến cho những người lính hi sinh mà nhiều người không tìm thấy xác, thật là đau đớn biết bao.

Nghe tin con mất, bà Chinh đau buồn nhưng bà không hề gục ngã, bà vẫn kiên cường sống, nỗi đau mất con bà chỉ chôn giấu trong lòng, tự mình trải qua nỗi đau mất mát quá lớn ấy, đối với những người xung quanh,bà luôn đón tiếp bằng nụ cười nên ít ai biết được nỗi đau cất giấu trong tâm hồn của người đàn bà kiên cường ấy. Lần đầu tiên em nhìn thấy giọt nước mắt của bà Chinh là ngày hai mươi bảy tháng bảy, ngày thương binh liệt sĩ, bà Chinh ngồi bên những ngôi mộ của các con, tay lau đi những vết bụi, đôi mắt hoe đỏ, có lẽ đây chính là lúc người mẹ kiên cường ấy khóc, trước tấm bia mộ của các con.

Sự kiên cường, mạnh mẽ của bà Chinh khiến cho em vô cùng cảm phục, là một người giàu tình cảm, một bà mẹ Việt Nam anh hùng tuyệt vời, vì độc lập của tổ quốc, mẹ động viên các con lên đường thực hiện trách nhiệm với tổ quốc, ở cái tuổi xế chiều bà vẫn sống vui vẻ, nghị lực sống của bà thật đáng trân trọng.

Bài Văn Tả Một Bà Cụ Bán Hàng Lớp 5 Chi Tiết Nhất

Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như Nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe Nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Chỉ có hơn hai năm nay bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ.” Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời.

Âu cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối cửa ba người con đã hi sinh vì dân vì nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” một lượt với Nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo.

Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cùng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!” Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng kính yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm.

Những đợt tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xóm đã góp phần không nhỏ động viên con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi….Bao nhiêu là chuyện hay.

Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những gì sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.

Tuyển tập văn mẫu ❤️️Bài Văn Tả Bà Lớp 5 ❤️️ Hay Nhất

Viết một bình luận