Soạn Bài Ca Dao Hài Hước ❤️️ Trọn Bộ Đầy Đủ Nhất ✅ Tuyển Tập 21+ Bài Soạn Và Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Đặc Sắc, Chuẩn Xác Cho Học Sinh.
Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Ngắn Nhất
Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Ngắn Nhất là một trong những nội dung rất được quan tâm trong chương trình môn ngữ văn lớp 10. Dưới đây xin được chia sẻ đến các bạn học sinh để cùng tham khảo Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Ngắn Gọn Nhất.
1.1. Câu 1 (Trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại – cưới xin, lễ vật xin cưới
- Cách nói giàu hình ảnh, ý nghĩa bằng cách thách cưới không bình thường, đó là cách tự trào về cảnh nghèo khó của người lao động.
- Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:
- Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
- Chàng trai muốn đám cưới linh đình
- Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”
→ Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.
Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước
- Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang
- Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.
- Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.
1.2. Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.
Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai
- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:
- Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng
- Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”
Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn
- Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập
- Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài
- Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.
Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí
- Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian
- Lỗ mùi mười tám gánh lông
- Đêm nằm ngáy o o
- Đi chợ hay ăn quà
- Trên đầu những rác cùng rơm
- Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội
1.3. Câu 3 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Những biện pháp thường được sử dụng trong ca dao hài hước:
- Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập
- Khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao
- Dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm
- Tạo nhiều liên tưởng độc đáo
1.4. Luyện tập
Bài 1 (Trang 92 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Lời thách cưới của cô gái “một nhà khoai lang” là sự ứng xử khôn khéo, thông minh.
- Cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cái nghèo, tỏ ra vui, thích thú trong lời thách cưới
- Lời thách cưới của cô gái chính là lời tự trào của những người lao động lạc quan, yêu đời.
Bài 2 (trang 92 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Một số bài ca dao hài hước:
- Lấy chồng cho đỡ nắng mưa
Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ. - Gái sao chồng đánh chẳng chừa
Đi chợ vẫn giữ cùi dừa, bánh đa. - Sông bao nhiêu nước cũng vừa
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng. - Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
Bên cạnh Soạn Bài Ca Dao Hài Hước, có thể bạn sẽ thích Tuyển tập 🌼 Ca Dao Dân Ca 🌼
Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Siêu Ngắn
Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Siêu Ngắn giúp bạn chuẩn bị bài đầy đủ và tiết kiệm thời gian nhất.
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Việc dẫn cưới và thách cưới không bình thường đó là màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động.
- Chàng trai dẫn cưới: voi, trâu, bò thế nhưng lại viện đủ lí do để khước từ.
- Cô gái thách cưới “một nhà khoai lang”.
=>Lời thách cưới và dẫn cưới mang tính hài hước chứng minh họ yêu đời, lạc quan.
=>Thể hiện một triết lý nhân sinh: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
- Bài ca dao có giọng hài hước, dí dỏm, đáng yêu vì có những yếu tố nghệ thuật đặc sắc sau:
- Lối nói khoa trương, vui tươi: dẫn voi, trâu, bò, nhà khoai lang…
- Cánh nói đối lập, phủ định: dẫn voi/sợ quốc cấm, dẫn trâu/sợ họ máu hàn, dẫn bò/ sợ họ co gân, dẫn gà lợn/khoai lang.
Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biếm, phê phán xã hội.
- Tiếng cười ở bài 1 là tiếng cười tự trào
Bài 2: – Làm trai … sức trai >< khom lưng … gánh 2 hạt vừng
-> Nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập nhằm phê phán loại đàn ông yếu đuối không đáng sức trai.
Bài 3: Chồng người đi ngược về xuôi ><chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
-> Hình ảnh người đàn ông hiện lên vừa hài hước vừa thảm hại: èo uột, lười nhác, ăn bám vợ, suốt ngày ru rú ở xó bếp, không còn phong độ của bậc nam nhi.
Bài 4:
- Lỗ mũi…gánh lông >< râu rồng trời cho.
- Ngáy o o >< cho vui nhà.
- Hay ăn quà >< về nhà đỡ cơm.
- Đầu ..rác… rơm >< hoa thơm rắc đầu.
-> Châm biếm nhẹ nhàng về loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên qua cái nhìn nhân hậu và cảm thông của dân gian.
Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước:
- Cường điệu, phóng đại, tương phản, đối lập.
- Hư cấu dựng cảnh tài tình.
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
- Có nhiều liên tưởng độc đáo, bất ngờ, lí thú.
- Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình có giá trị khái quát cao.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang” là một lời ứng xử khôn khéo, thông minh.
- Cô gái không mặc cảm mà bằng lòng với cảnh nghèo.
- Cô gái tỏ ra vui vẻ, thích thú.
- Cô gái vô tư, thanh thản, lạc quan, yêu đời.
=>Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu và đáng trân trọng vì họ vô tư, hồn nhiên, lạc quan ngay trong cảnh nghèo.
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông… - Làm trai rửa bát quét nhà,
Vợ gọi thì: Dạ, bẩm bà tôi đây!
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thơ Ca Dao Hay Nhất 🌹
Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Lớp 10 Giáo Án
Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Lớp 10 Giáo Án để các bạn học sinh có thể ôn tập những kiến thức cơ bạn và cần thiết nhất. Mời bạn cùng tham khảo Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Giáo Án dưới đây.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao châm biếm, hài hước.
– Nghệ thuật trào lộng thông minh hóm hỉnh của người bình dân.
2. Kĩ năng
– Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao.
3. Thái độ, phẩm chất
– Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao. Rèn luyện tinh thần lạc quan dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.
4. Định hướng phát triển năng lực
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. Phương pháp thực hiện
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ………………………………..
2. Kiểm tra bài cũ
– Đọc thuộc lòng một trong các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học và phân tích.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình), tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội của người bình dân Việt Nam xưa không chỉ thể hiện trong văn xuôi tự sự với thể loại truyện cười mà còn được thể hiện khá độc đáo trong thơ trữ tình dân gian.
Đó là những bài ca dao hài hước, ca dao trào phúng. Tiếng cười lạc quan của người lao động ở đây sẽ được biểu hiện rất giòn giã, khoẻ khoắn phong phú và độc đáo.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mớiGV Hd hs tìm hiểu phần tiểu dẫn trong sgk.- Nhắc lại khái niệm về ca dao? | I. Tìm hiểu chung:1. Khái niêm (SGK/ 18)- Phân loại (3 loại). |
? Nêu đặc điểm của ca dao hài hước? | – Đặc điểm của ca dao hài hước: + Nội dung:. Tiếng cười tự trào là tiếng cười lạc quan yêu đời của người lao động, dù họ phải sống trong cảnh nghèo khổ..Tiếng cười mua vui, giải trí thể hiện niềm lạc quan của họ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan. + Nghệ thuật:. Hư cấu, dựng cảnh tài tình.. Chọn lọc những chi tiết điển hình.. Cường điệu phóng đại, dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc…để tạo ra những nét hài hước hóm hỉnh. |
GV cho hs đọc văn bản.Hs đọc diễn cảm các bài ca dao. Gv hướng dẫn hs đọc:HS đọc: Yêu cầu: | |
Bài 1: Hình thức đối đáp nam nữ, giọng vui tươi, dí dỏm mang âm hưởng đùa cợt. | – Bài 1: Ca dao hài hước tự trào (tự cười mình).→ Mục đích: mua vui, biểu hiện tinh thần lạc quan. |
Bài 2, 3, 4: giọng vui, dí dỏm, chế giễu, nhấn mạnh các từ “ làm trai, chồng em, chồng người, chồng yêu” và các động từ. | – Bài 2, 3, 4: Ca dao hài hước châm biếm, phê phán.→ Mục đích: mua vui, châm biếm, phê phán cái xấu. |
? Cả 4 bài ca dao đều thuộc loại ca dao hài hước nhưng có thể phân loại cụ thể ntn? | |
GV hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản CA DAO HÀI HƯỚC- GV chia nhóm cho HS: | II. Đọc hiểu văn bản: |
Câu hỏi nhóm 1:- Nhóm 1: Hd hs tìm hiểu bài ca dao số 1. | 1. Bài 1 |
Bài ca dao số 1 được viết theo hình thức nào? | – Viết theo thể đối đáp giữa chàng trai và cô gái (2 nhân vật trữ tình). |
– Cách nói của chàng trai về lễ vật dẫn cưới có gì đặc biệt? Qua đó, em thấy gì về gia cảnh và con người của chàng trai? Liên hệ với một số bài ca dao có cùng chủ đề? | *Lời chàng trai về lễ vật dẫn cưới: + Cách nói khoa trương, phóng đại: Dẫn voi- dẫn trâu- dẫn bò → lễ vật sang trọng.+ Cách nói giả định: “toan dẫn” → là cách nói thường gặp của các chàng trai nghèo đang yêu ngày xưa. + Cách nói đối lập:Dẫn voi >< Sợ quốc cấm.Dẫn trâu >< Sợ họ máu hàn.Dẫn bò >< Sợ họ nhà nàng co gân.→ Chàng trai là người cẩn thận, biết quan tâm và tôn trọng gia tộc nhà cô gái. Đồng thời, chàng còn là người khéo léo, có lí, có tình, dễ tạo được sự cảm thông của mọi người và nhất là của cô gái. + Cách nói giảm dần:voi → trâu → bò → chuột.+ Chi tiết hài hước “Miễn là có thú bốn…”→ Tiếng cười bật lên, vì: + Lễ vật của anh “sang trọng”, khác thường quá, cũng là loài “thú bốn chân” ngang tầm với voi, trâu, bò.+ Chàng trai khéo nói quá.+ Gia cảnh thực của chàng trai: rất nghèo. +Tính cách của chàng trai: cẩn thận, chu đáo, khéo léo, dí dỏm, ưa trào lộng. |
+ GV: Diễn giảng: Đây là lối đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó mang đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc | |
Nhóm 2:Em hiểu gì về nghĩa của từ “sang” trong lời đánh giá của cô gái về lễ vật dẫn cưới của chàng trai? Đó là lời đánh giá trang trọng hay là lời biểu lộ tấm lòng bao dung của cô gái cùng chung cảnh ngộ với chàng trai? | * Lời cô gái:- Lời đánh giá về lễ vật dẫn cưới của chàng trai:Sang → có giá trị cao.→ đàng hoàng, lịch sự.→ Tấm lòng bao dung của cô gái cùng chung cảnh ngộ với chàng trai. |
Nhóm 3Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ vào những yếu tố nghệ thuật nào? | – Cách nói về lễ vật thách cưới:+ Cách nói đối lập:Người ta thách lợn, gà >< Nhà em thách một nhà khoai lang.“Một nhà khoai lang” có 2 cách hiểu:+ số lượng bằng một nhà.+ cả nhà, cả họ nhà khoai lang (củ to, củ nhỏ, củ rím, củ hà,…) |
– Nêu cảm nhận về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo? (họ cười điều gì? cười ai? ý nghĩa của tiếng cười?) | Lễ vật “một nhà khoai lang” vừa khá lớn lại vừa thật bình dị mà khác thường của lề vật thách cưới của gia đình cô gái làm bật lên tiếng cười. |
+ GV: Cảm nhận về tiếng cười của người lao động thông qua hành động dẫn cưới và thách cưới của người xưa trong bài ca dao? Liên hệ với cuộc sống hôm nay?+ HS: Trao đổi và trả lời | Lời giải thích của cô gái về việc sử dụng lễ vật thách cưới:Củ to- mời làng.Củ nhỏ- họ hàng ăn chơi.Củ mẻ- con trẻ ăn chơi.Củ rím, củ hà- lợn, gà ăn.→ Sự đảm đang, tháo vát, tình cảm đậm đà của cô gái nghèo với họ hàng, gia đình, làng xóm.→ Cuộc sống sinh hoạt hoà thuận, nghĩa tình trong nhà ngoài xóm của nhân dân lao động.+ Cách nói giảm dần: Củ to → củ nhỏ → củ mẻ → củ rím → củ hà.→ Tính hất trào lộng, đùa vui.→ Là lời thách cưới khác thường, vô tư, thanh thản, tràn đầy lòng lạc quan yêu đời. |
+ GV: + HS: Trao đổi và trả lời+ GV Diễn giảng: Dù trong cảnh nghèo người dân lao động vẫn luôn lạc quan, yêu đời, đám cưới nghèo mà vẫn vui, vẫn hóm hỉnh.Người bình dân đã tìm thấy niềm vui thanh cao của mình ngay trong cảnh nghèo→ vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. | Tiểu kết- Nghệ thuật: lối nói khoa trương, phóng đại; lối nói giảm dần; lối nói đối lập.- Bài ca dao trên là tiếng cười tự trào về cảnh nghèo của người lao động. Đằng sau tiếng cười là thái độ phê phán hủ tục thách cưới nặng nề ngày xưa.- Ý nghĩa :+ Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt lên cuộc sống khốn khó.+ Triết lí nhân sinh đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của cải. |
Tìm hiểu bài ca dao 2. | 2. Bài 2 |
+ GV: Tiếng cười trong 3 bài ca dao này có khác gì so với bài 1?+ HS: Trao đổi và trả lời: – Tiếng cười trào lộng khác hẳn bài ca dao 1. Nếu ở bài 1 tiếng cười chủ yếu làm vui cửa vui nhà thì tiếng cười ở 3 bài ca dao này chủ yếu là phê phán. | – Tiếng cười trào lộng: tiếng cười phê phán |
+ GV: Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? Nhằm mục đích gì? Với thái độ ra sao?+ HS: Trao đổi và trả lời | – Đối tượng: những kẻ làm trai, những đức ông chồng vô công rỗi nghề và cả những ông chồng coi vợ mình cái gì cũng đẹp, cũng đáng yêu.- Mở đầu bằng môtíp quen thuộc: Làm trai cho đáng nên trai.- Đối lập:Câu 1 >< Câu 2Lẽ thường >< Sự thật về anh chàng trong bài ca dao này- Lẽ thường: Làm trai phải có sức trai khoẻ mạnh, giữ vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho vợ con, phải là “Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”, “Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng”,… |
+ GV: Nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân qua bài ca dao? Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp riêng của bài ca dao?+ HS: Trao đổi và trả lời | – Hình ảnh phóng đại, đối lập:Khom lưng chống gối >< Gánh 2 hạt vừngTư thế rất cố gắng >< Công việc quá nhỏ bé, cố gắng hết sức→ Tiếng cười bật lên giòn giã. |
+ GV: Liên hệ với các bài ca dao khác có cùng chủ đề:- Làm trai cho đáng nên traiMột trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.- Làm trai cho đáng nên traiPhú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.- Làm trai cho đáng nên traiXuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài tan. | |
+ GV: Nghệ thuật đặc sắc trong bài ca dao này là gì? Nhằm thể hiện nội dung gì? | Tiểu kết: Bài ca dao châm biếm, phê phán những anh chàng yếu đuối, không đáng sức trai, vô tích sự. |
GV Hd HS tổng kết bài học: | III. Tổng kết |
+ GV: Những nét nghệ thuật tiêu biểu trong những bài ca dao hài hước trên là gì?+ HS: Trao đổi và trả lời | 1 .Nghệ thuật- Hư cấu, dựng cảnh tài tình.- Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.- Cường điệu, phóng đại, tương phản, đối lập.- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, tạo ra được những bức tranh hài hước, hóm hỉnh mà có ý giễu cợt sâu sắc |
+ GV: Những cảm nhận, ấn tượng sâu sắc của cá nhân về tiếng cười và ý nghĩa của nó trong ca dao? | 2. Ý nghĩa văn bảnTâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong ca dao – dân ca. |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành | IV. Luyện tập |
GV yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 trang 92.HS thảo luận, trình bày.GV chuẩn xác kiến thức. | * Bài tập 1 trang 92: Tiếng cười tự trào của người nông dân đáng yêu ở chỗ – Không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, vui và thích thú trong lời thách cưới. – Lời thách cưới thật khác thường, chỉ là khoai lang mà vô tư, hồn nhiên, thanh thản nói lên tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động. * Bài 2 trang 92 : (1) “Cái cò là cái cò kỳ – Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô – Đêm nằm thì ngáy o o – Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà” (2) “Sớm mai đi chợ Gò Vấp – Mua một sấp vải – Đem về con hai nó cắt, – Con ba nó may, – Con tư nó đột,Con năm nó viền,Con sáu đơm nút,Con bảy vắt khuy,Anh bước cẳng đi,Con tám níu, con chín trì.Ôi giời ơi! Sao em để vậy, còn gì áo anh ! ( 3 ) ” Bói cho một quẻ trong nhàCon heo bốn cẳng, con gà hai chân |
Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
– Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân.
– Nét đặc sắc nghệ thuật của các bài ca dao.
5. Dặn dò
– Học, hoàn thành bài tập.
– Chuẩn bị bài : “Lời tiễn dặn”.
Không chỉ có Soạn Bài Ca Dao Hài Hước, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Gió Đưa Cành Trúc La Đà 🍀 Cảm Nhận Về Bài Ca Dao
Soạn Văn 10 Bài Ca Dao Hài Hước Giáo Án
Nếu bạn đang tìm kiến Bài Soạn Văn 10 Bài Ca Dao Hài Hước Giáo Án thì đừng bỏ qua những thông tin đặc sắc được biên soạn bên dưới
Hoạt động của GV- HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Khởi động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Đọc thuộc một số câu ca dao hài hước mà em biết -Trong vòng 5 phút nhóm nào đọc được nhiều bài ca dao hơn nhóm đó sẽ thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: HS trình bày bằng cách cử một bạn trong nhóm trả lời trực tiếp GV. Bước 4: Dự kiến sp của HS, GV chốt ý – GV dẫn dắt vào bài mới:Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn bó với niềm vui, nỗi buồn, niềm tự hào, nỗi đắng cay của nhân dân lao động. Nếu những câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa phản chiếu đời sống tình cảm của người dân lao động, chứa đựng những đạo lí sâu sắc thì những câu ca dao hài hước phản chiếu tiếng cười hóm hỉnh, hồn nhiên, tâm hồn lạc quan, yêu đời của họ. Tiết học hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu về ca dao hài hước để cảm nhận rõ hơn điều đó. | – Hs đọc đúng được các câu ca dao theo chủ đề yêu cầu của GV – GV nhấn mạnh để chuyển hoạt động: Ca dao là thể loại trữ tình của văn học dân gian VN. Đây là thể loại có giá trị thẩm mĩ cao, tạo được sức hấp dẫn lâu dài với bạn đọc. |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về ca dao hài hước – Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu đặc điểm của ca dao hài hước, đặc điểm của ca dao hài hước. – Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. – Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập. – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào sách giáo khoa và những hiểu biết của em về văn học dân gian, em hãy nêu cách hiểu về khái niệm ca dao hài hước và đặc điểm của ca dao hài hước? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm ca dao hài hước – Ca dao hài hước là những bài ca dao được sáng tác để giải trí và phê phán những hiện tượng đángcười trong cuộc sống . Ca dao hài hước thể hiện tríthông minh, khiếu hài hước, tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động. 2. Đặc điểm của ca dao hài hước a. Về nội dung – Ca dao hài hước thể hiện tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào, tiếng cười lạc quan, yêu đời của người lao động trước cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan. – Ca dao hài hước thể hiện tiếng cười phê phán, đả kích những thói hư tật xấu của một bộ phận người dân trong xã hội. b. Nghệ thuật – Nghệ thuật hư cấu, dựng cảnh tài tình, chọn lọc những chi tiết điển hình, cường điệu, phóng đại. – Sử dụng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc để tạo ra những nét hài hước, hóm hỉnh. |
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu các bài ca dao hài hước – Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người dân lao động xưa. – Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. – Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi, phòng tranh. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm.1: Đọc hiểu khái quát văn bản – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Các em vừa được nghe cô và các bạn đọc từng bài ca dao, trước khi đi vào tìm hiểu từng bài, em hãy phân loại những bài ca dao trên dựa trên đặc điểm nội dung của ca dao hài hước. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức. | II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc hiểu khái quát văn bản – Phân loại: + Bài 1: Tiếng cười tự trào. + Bài 2,3,4: Tiếng cười phê phán. |
2: Tìm hiểu bài ca dao số 1: Tiếng cười tự trào Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Câu hỏi chung: – Bài ca dao đề cập đến phong tục gì của người Việt Nam? Phong tục ấy có vị trí và vai trò như thế nào trong đời sống của người Việt? Em hãy nêu những hiểu biết của em về phong tục ấy. – Bài ca dao này được kết cấu theo hình thức nào? Hình thức ấy có vai trò gì trong việc biểu hiện nội dung của bài ca dao? Câu hỏi thảo luận nhóm: Nhóm 1 – 2: Trong lời đối (lời dẫn cưới), chàng trai đã dự định dẫn cưới bằng những lễ vật gì? Trên thực tế, chàng trai đã dẫn cưới bằng lễ vật gì? Qua lễ vật đó, em hiểu gì về hoàn cảnh, tâm hồn của chàng trai? Nhóm 3 – 4: Trong lời thách cưới, cô gái đã thách cưới bằng lễ vật gì? Cách nói của cô gái có gì đặc biệt? Qua lời thách cưới, em hiểu gì về tâm hồn của cô gái? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức 3 – Tìm hiểu bài ca dao số 2: Tiếng cười phê phán. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Bài ca dao số 2 chế giễu đối tượng nào trong xã hội? Thái độ của tác giả dân gian đối với những đối tượng đó như thế nào? Nhóm 2: Tiếng cười bật ra trong bài ca dao này nhờ những thủ pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 3: Tổng kết – Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao hài hước – Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập. – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao hài hước Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. – Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận – Học sinh trả lời. – Học sinh khác thảo luận, nhận xét. – GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức | 2. Đọc hiểu chi tiết văn bản 2. 1. Bài 1 – Tiếng cười tự trào – Bài ca dao đề cập đến phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Đối với người Việt, cưới hỏi là một việc hệ trọng, thường được tổ chức linh đình. Lễ vật cưới hỏi thường là những lễ vật sang trọng, thể hiện thái độ tôn trọng giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái. – Bài ca dao được kết cấu theo hình thức đối đáp. Lời đối là lời dẫn cưới của chàng trai và lời đáp là lời thách cưới của cô gái. Kiểu kết cấu này giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm một cách tự nhiên, hài hước, dí dỏm. a. Lời dẫn cưới – Ý định dẫn cưới: + Dẫn voi: + Dẫn trâu. + Dẫn bò. => Lễ vật trong dự định sang trọng, linh đình, hoành tráng, có giá trị, thể hiện rõ thái độ trân trọng của chàng trai đối với cô gái. – Lí do không thể thực hiện ý định: + Dẫn voi: quốc cấm. + Dẫn trâu: sợ họ máu hàn. + Dẫn bò: sợ họ nhà nàng co gân. => Lí do khách quan, chính đáng, thể hiện rõ sự chu đáo của chàng trai đối với gia đình nhà gái, đồng thời cũng đã bộc lộ sự thông minh, hóm hỉnh của chàng trai này. Dù nghèo nhưng vẫn có cách nói để xua đi mặc cảm nghèo hèn, thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời. – Quyết định cuối cùng: “miễn là có thú bốn chân” => cách lập luận thông minh, dí dỏm, bất ngờ. Voi, trâu, bò và chuột dù khác nhau nhưng đều là “thú bốn chân” => “con chuột béo” là lễ vật khác thường, bất ngờ nhưng vẫn xứng đáng bởi nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của lễ vật đem ra dẫn cưới => Nghệ thuật khoa trương, phóng đại và cách lập luận tài tình, thông minh, hóm hỉnh, cách nói đối lập giữa ý định và việc làm thực tế, cách nói giảm dần đã tạo cho bài ca dao tiếng cười hài hước, dí dỏm, từ đó, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động trước cảnh nghèo. Chàng trai không hề mặc cảm mà vẫn tìm thấy niềm vui ngay trong hoàn cảnh nghèo khó của mình. b. Lời thách cưới – Người ta: thách lợn, thách gà => thách cưới bằng những lễ vật sang trọng, có giá trị. – Cô gái thách cưới: một nhà khoai lang => lễ vật bình dị, gần gũi nhưng cũng là lễ vật khác thường, thể hiện sự thông cảm, thấu hiểu cùa cô đối với chàng trai. – Lập luận: + Củ to: mời làng. + Củ nhỏ: họ hàng ăn. + Củ mẻ: con trẻ ăn. + Cù hà, củ rím: con lợn, con gà nó ăn. => Cách nói giảm dần, thể hiện rõ sự ân cần, chu đáo của cô gái, đồng thời, bộc lộ tiếng cười vui tươi, hóm hỉnh của cô trước cảnh nghèo. => Lời dẫn cưới và lời thách cưới đều thật hóm hỉnh, hài hước, vô tư mà chân thành. Cả chàng trai và cô gái đều không mặc cảm mà bằng lòng với cảnh nghèo, thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với nhau. Tất cả đã khiến cho bài ca dao trở nên dí dỏm, đáng yêu thể hiện quan niệm nhân sinh cao đẹp của người lao động: đặt tình nghĩa cao hơn của cải. 2. 2. Bài 2: Tiếng cười phê phán a. Bài ca dao số 2 – Đối tượng chế giễu: loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong xã hội. + Loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai: khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. – Nghệ thuật: phóng đại kết hợp đối lập: + Đối lập trong hình ảnh: khom lưng chống gối (ráng hết sức) chỉ để “gánh hai hạt vừng”. + Đối lập giữa “chồng người” – “chồng em”. => Chính sự phóng đại và đối lập ấy đã tạo nên tiếng cười một cách tự nhiên, hóm hỉnh. => Nghệ thuật trào lộng của người bình dân thật thông minh, hóm hỉnh nhưng không nhằm đả kích mà chỉ dùng tiếng cười để nhắc nhở một cách nhẹ nhàng. III. Tổng kết 1. Nội dung: tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán, thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời của người dân lao động. 2. Nghệ thuật: + Hư cấu, dựng cảnh tài tình. + Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao. + Cường điệu, phóng đại, tương phản – đối lập. + Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. |
Hoạt động 3: Luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hãy tìm những câu thơ, ca dao thể hiện việc coi trọng tình nghĩa hơn của cải và thể hiện chí hướng nam nhi? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. – Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận – Học sinh trả lời. – Học sinh khác thảo luận, nhận xét. – GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức | Câu thơ, ca dao thể hiện việc coi trọng tình nghĩa hơn của cải và thể hiện chí hướng nam nhi? “Chồng em áo rách em thương người áo gấm xông hương mặc người” Làm trai cho đáng nên trai Lên Đông, Đông tĩnh, xuống Đoài, Đoài yên. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải Đồng Nai cũng từng. |
Hoạt động 4: Vận dụng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi 1: Bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn .. có âm điệu như thế nào? a. Hài hước, dí dỏm nhưng mang sự xót xa, cay đắng. b. Hài hước, dí dỏm, đáng yêu. c. Hài hước, dí dỏm pha chút mỉa mai. d. Hài hước, giễu nhại, vui vẻ. Câu hỏi 2: Bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông … phê phán: a. Những người ưa nịnh. b. Những người chồng lười nhác. c. Những người phụ nữ tham ăn. d. Những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Câu hỏi 3:Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây nói lên sự khác nhau giữa ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa? a. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh. b. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại. c. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ. d. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. – Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận – Học sinh trả lời. – Học sinh khác thảo luận, nhận xét. – GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức | TRẢ LỜI 1=b 2= d 3=b |
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Em hãy tìm những câu ca dao sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hoặc môtip quen thuộc và có nội dung phê phán nam giới như bài ca dao trên? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. – Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận – Học sinh trả lời. – Học sinh khác thảo luận, nhận xét. – GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức | Gợi ý : – Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu – Làm trai cho đáng nên trai Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con – Làm trai cho đáng nên trai Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. |
Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Ca Dao Tục Ngữ Về Lương Tâm 🌠
Hướng Dẫn Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Lớp 10 Nâng Cao
Hướng Dẫn Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Lớp 10 Nâng Cao với những đáp án cụ thể và chi tiết là cách giúp bạn hiểu và nhớ bài nhanh nhất.
1.1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm:
- Là những bài ca dao trong đó có sử dụng yếu tố gây cười, yếu tố hài hước. Qua đó thể hiện quan niệm và triết lí sống lạc quan yêu đời của người dân lao động.
- Phân loại các bài ca dao trong SGK
- Bài 1: Ca dao tự trào
- Bài 2,3,4: Ca dao châm biếm
1.2. Đọc – hiểu văn bản
a. Bài ca dao số 1
– Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
– Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…
- Lời chàng trai dẫn cưới:
- Dự định: Voi, trâu, bò → nói quá: diễn tả mong muốn lễ cưới linh đình, sang trọng.
- Nỗi lo: quốc cấm (phạm luật), máu hàn (đau bụng), co gân (què quặt) → lập luận thông minh, hài hước, có lí có tình: Thận trọng và chu đáo.
- Chọn lựa: con chuột béo → Gây cười và bất ngờ: vừa làm người yêu vui, vừa chứng thực hoàn cảnh mình. ⇒ Chàng trai tuy nghèo nhưng yêu đời, tình cảm mộc mạc, chân thành
- Lời cô gái thách cưới:
- Khen: “…lấy làm sang” → vui vẻ, ý nhị.
- Thách cưới: nhà khoai lang (bình dị) >< lợn,gà → Dí dỏm: Vô tư, thông cảm, yêu thương.
- Dự định:
- Củ to – mời làng
- Củ nhỏ – họ hàng a
- Củ mẻ – con trẻ
- Củ rím, củ hà – con lợn,gà
→ Cách nói giảm dần: Đám cưới nghèo nhưng giàu tình cảm, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều người ⇒Trong sáng, bao dung, coi trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất
- Lời cô gái:
- “lấy làm sang” → ý nhị, khiêm tốn: “Nỡ nào em lại phá ngang” → thông cảm với hoàn cảnh chàng trai. → tiếng cười hài hước, nhẹ nhàng.
- Lời thách cưới: nhà khoai lang >< lợn gà → vô tư, thanh thản, lạc quan, yêu đời, coi trọng tình cảm.
- Cách nói giảm dần: củ to → mời làng củ nhỏ → họ hàng ăn chơi củ mẻ → con trẻ ăn chơi củ rím, hà → lợn gà →Lễ vật thách cưới được tận dụng và chia cho tất cả mọi người. → Cô gái đảm đang, tháo vát, tình cảm đậm đà với họ hàng, làng xóm, gia đình. → Cuộc sống đầm ấm, hoà thuận, nghèo mà vui.
⇒ Tiếng cười tự trào thể hiện triết lí nhân sinh lành mạnh, khoẻ khoắn, ước mơ của người xưa về hạnh phúc lứa đôi.
b. Bài ca dao 2, 3, 4
Bài 2:
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.
Bài 3:
Chồng người đi ngược về xuôi,
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
Bài 4:
Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o…
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu!
- Nội dung tổng quát:
- Tiếng cười được bộ lộ qua các bài ca dao là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải.
- Lời nhắc nhở của tác giả dân gian vừa nhẹ nhàng, thân tình, vừa mang rính giáo dục sâu sắc
- Nét đặc sắc riêng:
- Bài ca dao số 2, 3:
- Hai bài ca dao phê phán loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai “khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng” và loại đàn ông lười nhát, không có chí khí lớn “ngồi bếp sờ đuôi con mèo”
- Những thủ pháp kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo nên cách nói dí dỏm, nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa châm biếm lại sâu sắc.
- Đối lập (tương phản): Quan niệm làm trai và sức trai của nhân dân đối lập với hiện tượng được nêu trong hai bài ca dao
- Thậm xưng (phóng đại, cường điệu): Thủ pháp này dùng để tô đậm các hiện tượng châm biếm trong bài ca dao về loại đàn ông không đáng mặt đàn ông, không còn phong độ của bật nam nhi.
- Bài ca dao số 4:
- Bài ca dao là bức tranh sinh động nhằm giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên trong xã hội. Những hình ảnh này được khắc họa bằng con mắt nhân hậu, cảm thông và lời nhắc nhẹ nhàng nhằm bật lên giá trị tình cảm vợ chồng sâu sắc.
- Những thủ pháp tạo nên tiếng cười châm biếm trong ca dao:
- Đối lập (tương phản): Quan niệm của nhân dân về hình ảnh người phụ nữ đối lập với những hiện tượng được nêu trong bài ca dao
- Ngoa dụ (phóng đại, cường điệu): Thủ pháp này dùng để tô đậm các hiện tượng châm biếm trong các bài ca dao về loại phụ nữ vô duyên
- Cấu trúc “chồng yêu chồng bảo…” trong từng cặp câu thơ và ý nghĩa đã yêu nhau thì cái gì cũng đẹp, cũng rốt, khuyết điểm hạn chế vẫn có thể biến thành ưu điểm tích cực.
- Bài ca dao số 2, 3:
- Tổng kết
- Nội dung
- Nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào và tiếng cười châm biếm phê phán – thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân.
- Nghệ thuật
- Hư cấu, dựng cảnh tả tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình.
- Cường điệu, phóng đại, tương phản
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà đầy hàm ý.
- Nội dung
Ngoài Soạn Bài Ca Dao Hài Hước, khám phá tiếp 🍁 Ca Dao Tục Ngữ Về Giàu Nghèo 🍁
Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Châm Biếm Nâng Cao
Soạn Bài Ca Dao Hài Hước Châm Biếm Nâng Cao mang đến những kiến thức đầy đủ và hữu ích nhất dành cho bạn.
Câu 1: Bài 1
Hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa được giải thích một cách bất ngờ như thế nào? Cái cười và lời đáp của Cuội nói gì về tính cách của nhân vật này?
Gợi ý:
• Hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa được giải thích một cách bất ngờ “bởi hay nói dối”
• Cái cười và lời đáp của Cuội cho thấy Cuội thể hiện tính cách láu linh, tinh nghịch vốn là bản chất của nhân vật này.
Câu 2: Bài 2, 3, 4
Trong quan niệm của nhân dân, nam nhi và người anh hùng phải là người như thế nào? Những hiện tượng được nêu trong ba bài ca dao này có đúng với quan niệm ấy không? Tiếng cười châm biếm ở đây được tạo nên bởi những thủ pháp nghệ thuật gì? Nêu ý nghĩa của tiếng cười châm biếm ấy.
Gợi ý:
• Người quân tử thường được coi là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ phải và không khuất tất vụ lợi cá nhân.
• Những hiện tượng được nêu trong ba bài ca dao này không đúng với những quan niệm về người quân tử.
• Tiếng cười châm biếm ở đây được tạo nên bởi những thủ pháp nghệ thuật nói quá
Câu 3: Bài 5
Phân tích cách nói về những hiện tượng trong bài ca dao. Nêu tác dụng và ý nghĩa của cách nói này.
Gợi ý:
• Cách nói quá về những hiện tượng trong bài ca dao mang tính đả kích, châm biếm một cách hài hước.
Hướng dẫn luyện tập
Câu 1: Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Qua đó, anh (chị) thấy tiếng cười từ trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?
Câu 2: Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, le la ăn quà, nghiện ngập rượu chè; tệ nạng tảo hôn, đa thê, phê phán thầy bói, thầy cúng, thầy địa lí, thầy phù thuỷ trong xã hội cũ.
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
• Lời thách cưới đó là bên nhà cô gái, một cách thách cưới rất lạ lùng là thách cưới bằng “ một nhà khoai lang”. Em thấy để lại trong em một tiếng cười cảm thương, cảm thương cho hoàn cảnh nghèo, vất vả đối với gia đình hai bên.
Tiếng cười chua chát nhưng u uất trong lòng nỗi buồn thương cho sự nghèo khó ấy. Nhưng không hẳn chỉ có tiếng cười đồng vọng, đồng lòng ấy mà em còn thấy tiếng cười rất hóm hỉnh thể hiện niềm lạc quan về cuộc sống.Không vì nghèo mà mất niềm tin vào tương lai.
• Tiếng cười tự trào (tức tự chính mình) của người lao động trong cảnh nghèo rất đáng yêu và đáng trân trọng đó là niềm tin và niềm lạc quan trong cuộc sống, luôn phấn đấu đi lên, không đau khổ chán nản mặc cho số phận.
• Ngoài ra cũng ám chỉ phê phán xã hội ngày xưa, sự thách cưới quá cao so với đời sống nghèo khổ của nhân dân.
Câu 2:
- “Làm trai cho đáng nên trai
Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu’’ - “Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con’’ - “Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thấy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi, nhưng… răng không còn’’. - “Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gầu sòng,
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên’’. - “Gái một con trông mòn con mắt,
Gái hai con, con mắt liếc ngang’’ - “Ăn no rồi lại năm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem’’.
Bỏ túi thêm những thông tin hữu ích khác với 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Lớp 2 🌻