Muốn Làm Thằng Cuội: Thơ Và Giáo Án Soạn Bài Văn Chi Tiết

Muốn Làm Thằng Cuội ❤️️ Thơ Và Giáo Án Soạn Bài Văn A-Z ✅ Cùng Cảm Nhận Những Cái “Ngông” Trong Thơ Của Tản Đà Qua Bài Phân Tích Bên Dưới.

Bài Thơ Muốn Làm Thằng Cuội

SCR.VN chia sẻ bài thơ muốn làm thằng cuội của Tản Đà sau đây.

Muốn làm thằng Cuội
Tác giả: Tản Đà

Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.

Bên cạnh Thơ Muốn Làm Thằng Cuội, Chia sẻ bạn trọn bọ 😍Thơ Trung Thu 😍 Hay Nhất 

Bài Giảng Muốn Làm Thằng Cuội

SCR.VN chia sẽ đến bạn bài giảng muốn làm thằng cuội cho những ai đang tìm.

I. Mục tiêu bài học

👉 Kiến thức

Học sinh cảm nhận được tâm sự buồn chán thực tại ; ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.

Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội”

👉 Kĩ năng

  • Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
  • Phát hiện so sánh thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.

👉 Thái độ

  • Giáo dục co học sinh lòng yêu nước; gd hs có ý thức thái độ đúng trong học tập.

II. Chuẩn bị tài liệu

👉 Giáo viên

Giáo án, nghiên cứu bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo…

👉 Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III. Tiến trình tổ chức dạy học

  1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
  2. Kiểm tra

H: đọc thuộc bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả Phan Châu Trinh

H: Phân tích 4 câu thơ đầu: Câu thơ đầu: Tạo dưng tư thế sánh ngang trời đất của người trai đứng giữa đất trời Côn Đảo. Cả câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng , biểu lộ một tư thế con người đường hoàng làm chủ mình.

  • Câu thơ sau: Tả thực công việc đập đá, khắc hoạ được hình ảnh bậc anh hùng dựng nước hăm hở quả quyết với những hành động mạnh mẽ, phi thường.

“ lừng lẫy”, “đánh tan năm bẩy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”, “làm cho lở núi non”=> Bốn câu thơ vừa tả thực cộng việc lao động khổ sai của ng tù cm vừa xây dựng được một tượng đài uy nghi về ng anh hùng khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững giữa đất trời với khẩu khí: ngang tàng ngạo nghễ coi thường gian nan.

  1. Bài mới

Tản Đà vốn xuất thân từ một gia đình nhà nho nhưng lại sống giữa thời buổi nho học tàn tạ. Ông là nghệ sĩ có tài, có tình, có cá tính độc đáo, nhân cách cao thượng. Tản Đà không muốn hoà mình với xã hội phong kiến xấu xa, nhơ bẩn, hỗn tạp, xô bồ nên đã tìm cách thoát li vào rượu vào thơ, vào cõi mộng, cõi tiên. Để hiểu rõ tâm trạng ấy chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:-GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.- GV đọc mẫu, hs đọc.Nhận xét.H: Theo dõi chú thích sao, nêu vài nét về tác giả?H :Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả?- Khối tình con I,II (thơ – 1917)- Giấc mộng con I (tiểu thuyết – 1917)- Thề non nước (tiểu thuyết – 1920).- Giấc mộng con II (1932).- Giấc mộng lớn ( tự truyện – 1932).I. Đọc và tìm hiểu chú thích:1. Đọc:2. Chú thích:a. Tác giả:- Tản Đà (1889- 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu.- Quê : Sơn Tây- Hà Nội.- Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc, có những tìm tòi và sáng tạo mới mẻ. Ngoài ra Tản đà còn viết văn xuôi : tản văn, tuỳ bút, tự truyện và những thiên du kí viễn tưởng đặc sắc…
H:Em biết gì về bài thơ “Muốn làm thằng cuội”?H: Hãy giải nghĩa các từ: Cung quế, thế gian trần thế , chị Hằng!b. Tác phẩm:- “Muốn làm thằng cuội” nằm trong “Khối tình con”- 1917.c. Từ khó:- SGK/ 156
HĐ2. HDHS đọc hiểu văn bản:H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?- Thất ngôn bát cú đường luật.II. Đọc – hiểu văn bản:1. Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
H: Hãy chia bố cục cho bài thơ!2. Bố cục: Bài thơ có bố cục hai câu đề hai câu thực hai câu luận và hai câu kết.
– Đọc hai câu thơ đầuH: Hai câu thơ nhà thơ tâm sự điều gì? Với ai?- Tâm sự của Tản Đà với chị Hằng.3. Phân tích:a. Hai câu đầu:“ Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!Trần thế em nay chán nửa rồi,- Hai câu thơ là lời tâm của tác giả với chị Hằng trong một đêm thu. Lời thơ như một tiếng than, một nỗi lòng, một tâm trạng trước cảnh đời buồn chán.
H: Vì sao tác giả có tâm trạng đó?- GV: Xã hội phong kiến Việt đầu thế kỷ XX là một xã hội đen tối ngột ngạt, vì vậy những người có đầu óc, muốn thoát li mà không thoát li nổi họ phải thoát li vào mộng tưởng, vào cõi tiên, vào thơ.– Vì thực tại bế tắc, ngột ngạt của xã hội, cuộc sống trần thế không có niềm vui cho con người.
H: Tai sao nhà thơ lại bày tỏ với chị Hằng?H: Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ đầu?– Trong suy nghĩ của nhà thơ, chị Hằng ở trên cao sẽ thấy hết sự tầm thường dưới mặt đất. Đồng thời thể hiện khát vọng thoát khỏi trần gian hướng tới cái đẹp lí tưởng cao rộng.=> Bằng ngôn ngữ thơ thân mật đến suồng sã, nhà thơ thể hiện tâm trạng bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời.
– Gọi hs đọc 4 câu thơ sau.H: Tản Đà thường nhận mình là “ngông”,em hiểu “ngông” nghĩa là gì?Ngông : là làm những việc trái với lẽ thường, khác mọi người xung quanh. Trong văn học, ngông là biểu hiện của ngòi bút có cá tính mạnh mẽ, bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời, không chịu gò ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề thói thông thường.b. Bốn câu thơ sau:“ Cung quế đã ai ngồi đó chửa?Cành đa xin chị nhắc lên chơi.Có bầu có bạn can chi tủi,Cùng gió cùng mây thế mới vui”- Trong văn học, “ngông” là biểu hiện của ngòi bút có cá tính mạnh mẽ, không chịu gò ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề thói thông thường.
H: Em hãy phân tích cái ngông của Tản Đà trong 4 câu thơ trên?- Câu 3: Cung quế.. chửa -> như một câu hỏi thăm dò, cung trăng đã có ai ở đó chưa?- Câu 4: thể hiện ước muốn được chị Hằng nhắc lên chơi.( GV liên hệ truyền thuyết sự tích mặt trăng và bài đồng dao chú cuội…)– Cặp câu 3- 4: Lời hỏi thăm dò: cung trăng đã có ai ở đó chưa. Từ đó thể hiện một lời cầu xin được chị Hằng thả một “cành đa” xuống “nhắc” lên chơi.
H: Cái “ngông” ở cặp câu thơ 5-6 được thể hiện như thế nào?- Cặp câu 5- 6: thể hiện rõ tính “ngông” , chất đa tình của Tản Đà. Từ cách xưng hô “chị”, “em” có vẻ thân mật đúng đắn đã chuyển sang tình tri kỉ, mong muốn được sánh vai bầu bạn cùng người đẹp Hằng Nga và thiên nhiên mây gió.Bởi lên đấy ông có thể hoàn toàn xa lánh được cái “cõi trần nhem nhuốc” mà ông chán ghét.- Tác giả từng viết:Chung quanh những đã cùng câyBiết người tri kỉ đâu đây mà tìm.Hay : Kiếp sau xin chớ làm ngườiLàm đôi chim nhạn tung trời mà bay.- Cõi trần Tản Đà luôn thấy buồn, trống vắng, cô đơn và khắc khoải đi tìm tâm hồn tri kỉ , giờ đây lên cung quế được sánh vai bầu bạn với người đẹp được thoả chí cùng mây gió thì còn gì lí thú hơn.– Cặp câu 5- 6: thể hiện khát vọng thoát li trần thế, xa lánh được cái “cõi trần nhem nhuốc”; được sánh vai bầu bạn cùng người đẹp Hằng Nga và thiên nhiên mây gió của Tản Đà.
– Đọc hai câu cuối.H: Em hiểu hình ảnh “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” như thế nào?H: Em hiểu cái cười ở đây có nghĩa là gì?- Cái cười có thể hiểu theo hai ý nghĩa: thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn cõi trần bụi bặm.- Thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần giờ đây chỉ bé tí khi mình đã bay bổng lên cung trăng.-> Đó là đỉnh cao của tâm hồn lãng mạn và ngông của Tản Đà.c. Hai câu thơ cuối:“ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,Tựa nhau trông xuống thế gian cười”- Một hình ảnh tưởng tượng đầy ý vị và bất ngờ: đêm trung thu nhà thơ ngồi trên cung trăng , tựa vai chị Hằng cùng ngắm thế gian và “cười”.- “Cười” ở đây có thể có cả hai ý nghĩa: vừa thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li trần thế, vừa thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cái cõi trần gian đáng chán ghét. Đó chính là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và “ngông” của Tản Đà.
H: Theo em những yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.d. Nghệ thuật:- Cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, phóng túng bay bổng và sâu lắng thiết tha được biểu hiện một cách tự nhiên, thoải mái, nhuần nhuỵ.- Lời lẽ giản dị, trong sáng.- Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo.- Thể thơ đường luật vẫn tuân thủ vần luật nhưng không gò bó trói buộc hồn thi sĩ, không câu nệ bởi công thức, khuân sáo tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.
HĐ3. HDHS tổng kết:H: Em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?- Gọi hs đọc ghi nhớ SGKIII. Tổng kết:* Ghi nhớ: SGK/ 157
HĐ4. HDHS luyện tập:– Đọc bài 1 SGK- 157, nêu yêu cầu.- Gọi vài em lên chữa bài tập.HS nhận xét.GV sửa chữa bổ sung.IV. Luyện tập:Bài 1 (157).- Cặp câu 3- 4 và 5-6 đối nhau về h/a, ý tứ ngôn từ: cung quế/ cành đa.Có bầu có bạn/ cùng gió cùng mây
Đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, làm bài.GV hướng dẫn, bổ sung.2. Bài 2 (157). So sánh ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ này với “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.Giải:- Bài “Qua Đèo Ngang” tuy chất chứa tâm trạng nhưng giọng điệu mực thước, trang trọng, đăng đối.- Bài “Muốn làm thằng cuội” giọng nhẹ nhàng thanh thoát pha chút tình tứ, hóm hỉnh có nét phóng túng ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn thoát ly.

Ngoài Thơ Muốn Làm Thằng Cuội, Bật mí bạn 1001 😍Thơ Buồn Cho Số Phận😍 Ý Nghĩa

Soạn Bài Muốn Làm Thằng Cuội

Hướng dẫn bạn cách soạn bài muốn làm thằng cuội sao cho thu hút bên dưới.

👉Thể loại

  • Thất ngôn bát cú Đường luật

👉 Bố cục

  • Hai câu đề: cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ
  • Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả
  • Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại
  • Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc

👉 Hướng dẫn soạn bài

⏩Câu 1

Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế;

  • Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân
  • Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc
  • Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.
  • Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.

Câu 2

  • Từ “ngông” được hiểu:
  • Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường
  • Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.
  • Cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:
  • Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng
  • Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn
  • Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất “ngông”: muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.
  • Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

=> Tản Đà một hồn thơ “ngông” giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái “ngông” của ông là nhân cách hơn người.

Câu 3

  • Câu thơ cuối bài là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái “ngông” và lãng mạn của Tản Đà. Câu thơ phản ánh khao khát thoát tục để giữ thiên lương.
  • Cái “cười” ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa
  • Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng
  • Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán
  • Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

⏩Câu 4

  • Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:
  • Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ
  • Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn
  • Thái độ sống “ngông” của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường
  • Có những cách tân mới khi thể hiện cái “tôi”- khác với thơ Đường cổ điển.

👉 Luyện tập

⏩ Bài 1

  • Luật thơ Đường, các cặp câu 3- 4 và 5- 6 bắt buộc phải đối nhau. Trong bài câu 3- 4 đối nhau
  • Về hình ảnh: cung quế- cành đa
  • Về hành động: ngồi- nhắc
  • Đối về ý tứ: thăm dò-đề nghị

Câu 5- 6 đối về ý: bầu bạn- gió mây, tủi- vui

Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, ý vị, làm nổi bật được ước muốn được thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của thế tục đang diễn ra.

Bài 2

-Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:

  • Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm
  • Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng
  • Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
  • Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
  • Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh

👉 Nội dung chính

Bài thơ nói lên tâm sự của người luôn muốn thoát li khỏi xã hội tầm thường, tẻ nhạt bằng mộng tưởng lên cung trăng làm bạn với chị Hằng.

Ngoài Thơ Muốn Làm Thằng Cuội, Chia sẻ 1001 Bài 💖Thơ Cuộc Đời Bạc Bẽo Buồn💖

Soạn Văn 8 Muốn Làm Thằng Cuội

SCR.VN chia sẻ bạn soạn văn 8 muốn làm thằng cuội dựa vào dàn ý dể bạn hiểu hơn.

  1. Mở bài
  • Khái quát về tác giả Tản Đà: Một tác giả như một dấu gạch nối giao thời giữa thơ cũ và thơ Mới
  • Giới thiệu chung về bài thơ Muốn làm thằng Cuội: bài thơ là tâm sự của tác giả về thực tại
  1. Thân bài

a. Hai câu đầu

  • “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!”: lời cảm thán gợi không gian: Đêm thu, trăng sáng
  • Nhà thơ bộc lộ trực tiếp suy tư của bản thân về trần thế: “buồn lắm”, “Trần thế em nay chán nửa rồi”: Lí do là vì cõi trần lắm bon chen, bất công, đất nước mất độc lập, tự do, thân phận nô lệ.
  • “Chán nửa”: trong sâu thẳm vẫn tha thiết yêu cuộc sống
  • Xưng hô: chị- em (nhún nhường mà bất trị- ngông)

⇒ Biểu cảm trực tiếp, giọng thơ như lời than thở nhấn mạnh tâm trạng buồn sầu da diết, không nguôi, niềm bất hoà sâu sắc với xã hội

b. Bốn câu giữa

  • Bày tỏ mong muốn thoát li lên cung Quế (cung trăng) – nơi đẹp đẽ, thanh cao trong sáng – ở cạnh chị Hằng – người đẹp.

⇒ Ước muốn rất ngông

  • Niềm mong muốn được vui trong cảnh bầu bạn, thả hồn cùng mây gió

⇒ Đó chỉ là niềm vui gượng, vui nhạt vì nó chỉ có trong mộng tưởng.

c. Hai câu kết

  • Cảnh: thi sĩ mãi mãi ở trên cung trăng cùng chị Hằng, đêm rằm trung thu tháng 8 thi sĩ kề vai chị Hằng trông xuống thế gian cười

⇒ Hình ảnh bất ngờ, thi vị thể hiện cao độ hồn thơ ngông của Tản Đà.

  • Thi sĩ thoả mãn vì đã đạt được khát vọng, thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm
  • “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”: sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian

⇒ Khao khát sự đổi thay XH theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống cá nhân.

  1. Kết bài
  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: Với Lời lẽ giản dị, trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng hóm hỉnh, sức tưởng tượng phong phú, bài thơ là lời tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường mà xấu xa
  • Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân

Muốn Làm Thằng Cuội Ngữ Văn 8

SCR.VN chia sẻ bài thơ muốn làm thằng cuội trong sách ngữ văn lớp 8.

Bài thơ muốn làm thằng cuội
Bài thơ muốn làm thằng cuội

Bật mí bạn Những 💋Thơ Chúc Mừng Tân Gia💋 Hay Nhất

Thơ Chế Muốn Làm Thằng Cuội

Cười vui với bài thơ chế muốn làm thằng cuội hài hước.

Cuội và Hằng Nga
Sưu tầm

Mùa hè trời nóng cháy da
Hằng Nga ngồi dựa gốc đa mệt đừ
Ngủ gà, ngủ gật ngất ngư
Áo xiêm tung xổ, hở từng khoảnh da
Thằng Cuội trông thấy xuýt xoa
Nguyên một khoảng rốn Hằng Nga trắng ngần
Cuội sờ thấy mịn như bông
Xoa đi, xoa lại, mặt trông dại khờ
Hằng Nga chợt tỉnh, làm ngơ
Thằng Cuội vẫn cứ tỉnh bơ xoa hoài
Hằng Nga tát mấy bạt tai
‘Cái đồ đần độn chả ai như mày
Cái rốn thì có gì hay
Sao không xuống khoảng găng tay hả… khờ’.

Phân Tích Bài Muốn Làm Thằng Cuội

Phân tích chi tiết từ A-Z bài thơ muốn làm thằng cuội của Tản Đà cho những ai đang tìm.

Được mệnh danh là dấu gạch nối giữa hai thời đại văn học, thơ Tản Đà phóng túng, ngông nghênh với nội dung nhiều lần khiến độc giả bất ngờ, ngỡ ngàng. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của ông đó là bài thơ: “Muốn làm thằng Cuội”.

Ngay từ những câu mở đầu bài thơ, Tản Đà đã làm cho độc giả phải thích thú:

Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Hai câu thơ hiện lên với tưởng tượng về một đêm mùa thu với trăng sáng soi xuống trần thế. Nhà thơ trong tư thế ngắm trăng sáng mà liên tưởng tới câu chuyện cổ tích trên cung trăng có chị Hằng mà thốt lên với trăng, với chị Hằng trong hai dấu chấm than nặng trĩu. Cách gọi “chị Hằng” thật thân mật, tự nhiên, gần gũi”.

Nhà thơ như đang tâm sự về cảnh “buồn” của mình đồng thời bộc lộ tâm trạng trước cuộc sống thực tại “chán nửa”. Phải chăng, sống trong một xã hội tù hãm, uất ức, khi mà đất nước mất chủ quyền, con người mất tự do, những kẻ hãnh tiến thì thi nhau ganh đua bỏ mặc vận mệnh giang sơn, ông buồn chán vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch. Tản Đà bộc lộ ước muốn của mình:

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Phong cách của Tản Đà có thể tóm gọn trong một chữ “ngông” trong một thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính, ông luôn khiến cho độc giả phải bất ngờ bởi những ý tưởng trong những vần thơ của mình. Ông đã bộc lộ ước muốn của mình qua một câu hỏi rất bất ngờ cùng lời “xin” hết sức tự nhiên, chân thành, xin chị Hằng dùng cành đa để nhấc ông lên cung trăng để ông giống chú Cuội. Và ông đưa ra lí do đó là:

Có bầu, có bạn, can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.

Tản Đà đã đề nghị kết bạn với chị Hằng, bộc lộ một mong muốn có bạn để bớt tủi, có lẽ dưới trần thế ông đang rất cô đơn, khó mà tìm được tri âm tri kỉ nên chỉ có thể lên chốn cung trăng, chốn mộng tưởng để mong vơi nỗi cô đơn ấy. Điều này còn bộc lộ mong muốn phiêu diêu cùng mây cùng gió trong không gian thơ mộng, rộng lớn, không bị bó buộc. Khi ấy:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.

Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.

Vào rằm tháng tám, khi ấy trăng là sáng nhất, tròn nhất, có người cho rằng vào khi ấy, người ta thậm chí có thể nhìn thấy cây đa và chú Cuội ngồi dưới. Tản Đà muốn mình được lên cung trăng sống trong cảnh bồng lai, thoát li hiện thực, tránh xa tất cả hiện thực đen tối âm u lên chốn tiên cảnh vô tư thanh tao rồi để khi nhìn xuống trần gian thì sáng khoái cười lũ người quyền thế phàm phu trang giành, ganh đua nhau, cười sự vô vị, trống rỗng của một thế gian mà ông đã “chán nửa”.

Hơn thế, đây còn là cái cười mãn nguyện khi đã thoát li khỏi trần thế, thoát khỏi hố đen mà ông bất hào sâu sắc bấy lâu. Chữ “cười” được tách ra bởi dấu phẩy chính là để nhấn mạnh ý nghĩa ấy.Với thể thơ thất ngôn bát cú mà không hề khuôn khổ, bài thơ mang đến cho người đọc sự dễ dàng trong việc tiếp cận và hiểu.

Tuy rằng ước muốn làm thằng Cuội có vẻ như hoang đường nhưng Tản Đà cũng giống đa phần các trí thức đương thời, chỉ muốn thoát li khỏi thực tại tù túng, héo hon bởi họ là nhưng người có tài, có chí nhưng chỉ đành bó tay bất lực trước thời cuộc và chỉ biết gửi nỗi chán chường ấy vào thi ca, vào những ước muốn thoát li.

Bài thơ là cái ngông đáng trân trọng của Tản Đà trong một thế cuộc vần xoay đen tối của đất nước. Đọc bài thơ, người đọc có tâm thế thoải mái trong sự tiếp thu tâm tư của tác giả nói riêng và các trí thức đương thời nói chung.

Tiết lộ bạn 1001 Bài😂 Thơ Buồn Cười Vỡ Bụng😂 ️ Những Bài Thơ Chế Hài Nhất

Viết một bình luận