Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó ❤️ 28+ Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Mẫu Mở Bài Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Đặc Sắc Nhất.
Cách Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó Chi Tiết
Gợi ý cách viết mở bài cho bài văn về tác phẩm Tức cảnh Pác Bó của Chủ tịch Hồ Chí Minh để các bạn tham khảo!
- Mở bài bằng cách nêu phản đề:
- Tạo ra tình huống đối lập, tương phản với vấn đề được nêu ra trong mở bài.
Ví dụ: Thời gian là một một vòng tuần hoàn vô tận. Vạn vật dường như không thể bất biến với thời gian. Nhưng những gì là văn, thơ thì vẫn luôn còn nguyên vẹn giá trị. Tức cảnh Pác Bó của Bác Hồ là một trong số đó.
- Mở bài bằng cách so sánh:
- Đối chiếu hai hay nhiều đối tượng với nhau, giúp cho người đọc thấy được bản chất của vấn đề được đề cập đến trong tương quan với đối tượng khác.
Ví dụ: Nói đến thơ ca cách mạng, chúng ta thường nghĩ đến hình tượng những người chiến sĩ anh dũng, quyên mình vì Tổ quốc. Thế nhưng, thơ ca cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại thư thái thưởng nguyệt trong “Ngắm trăng” và “thật sang” trong “Tức cảnh Pác Bó”.
- Mở bài bằng cách đi từ đề tài:
- Mỗi tác phẩm văn học đều thuộc một mảng đề tài nhất định. Việc dẫn dắt từ đề tài sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn khái quát đến cụ thể về tác phẩm.
Ví dụ: Đề tài thơ ca về cách mạng vốn rất phổ biến trong nền văn học Việt Nam những năm kháng chiến. Nổi bật trong đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh với tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó” đã gợi cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về tinh thần lạc quan của Bác.
- Mở bài bằng cách đi từ chủ đề:
- Chủ đề là nội dung chính được tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Ví dụ: Hồ Chí Minh với tác phẩm Tức cảnh Pác Bó đã cho chúng ta thấy một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào con đường cách mạng mà Bác và các chiến sĩ đang đi,…
- Mở bài bằng cách đi từ giai đoạn văn học hoặc hoàn cảnh sáng tác.
- Mỗi thời kì lịch sử đều có bối cảnh xã hội, lịch sử khác nhau có ảnh hưởng đến nội dung của từng tác phẩm. Mỗi giai đoạn chi phối đến nhà văn, bạn đọc và tác phẩm.
Ví dụ: Văn học chính là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Một tác phẩm văn học lưu giữ những dấu ấn của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tác phẩm Tức cảnh Pác Bó ra đời.
- Mở bài bằng cách đi từ tác giả:
- Mỗi tác phẩm đều thuộc một thể loại văn học (thơ, truyện ngắn…) với những đặc trưng khác nhau. Học sinh cần nắm rõ nội dung của tác phẩm (thuộc thơ, đọc tác phẩm) để nắm rõ thể loại.
Ví dụ: Bác Hồ không chỉ là một nhà cách mạng có tư tưởng nhân đạo lớn mà còn là một cây bút có chiều sâu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài làm cách mạng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là bài Tức cảnh Pác Bó, ghi lại nơi làm việc và tinh thần lạc quan của Bác.
- Mở bài bằng cách trích dẫn 1 nhận định, đánh giá văn học:
- Trích dẫn một nhận định, đánh giá văn học, từ đó dẫn dắt đến nội dung vấn đề cần nghị luận.
Ví dụ: M.Goóc-ki đã khẳng định rằng: “Văn học là nhân học”. Một tác phẩm văn chương giàu giá trị phải gửi gắm được những tư tưởng nhân văn sâu sắc. Và tác phẩm Tức cảnh Pác Bó của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vậy.
Tuyển tập 13+ mẫu 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Tức Cảnh Pác Bó 🌸 đặc sắc!
15+ Mẫu Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó Hay Nhất
SCR.VN tặng bạn 15+ mẫu đoạn văn mở bài về bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay nhất bạn nên biết!
Mở Bài Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Đơn Giản
Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin mãnh liệt và nghị lực phi thường của Bác trong hoàn cảnh sống và làm việc giữa núi rừng Việt Bắc, sau mấy chục năm trời xa cách đất nước và dân tộc.
Mở Bài Trực Tiếp Tức Cảnh Pác Bó Đặc Sắc
Hồ Chí Minh là một nhà chính trị quân sự tài ba, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam ở thế kỉ XX. Bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” được Bác sáng tác vào tháng 2 năm 1941, tại Pác Pó (Cao Bằng). Qua bài thơ, chúng ta thấy được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Người trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ. Có thể nói, tác phẩm là một bức chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản.
Mở Bài Gián Tiếp Tức Cảnh Pác Bó Ấn Tượng
Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh sống là nét đặc điểm nổi bật trong tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần đó đã trở thành một vũ khí để chiến đâu và chiến thắng mọi gian khó và kẻ thù.
Thơ tức là người, thơ Bác thể hiện rõ phẩm chất cách mạng cao quý của người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Bài thơ ‘Tức cảnh Pác Bó’ được sáng tác tháng 2 năm 1941 ở núi rừng Pác Bó là một trong rất nhiều bài thơ mang đậm phong cách ấy của Bác.
Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó Sáng Tạo
Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.
(Tố Hữu)
Năm 1941, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về tới Pác Bó, Cao Bằng. Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác viết tại đây (tháng 2/1941) theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ.
Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó Ngắn Gọn
Sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường đi cho cách mạng nước nhà đến năm 1941 Bác Hồ trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Giữa lúc này tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển to lớn. Tại đây Người đã triệu tập cuộc họp bộ chính trị quan trọng để tính toán đường đi nước bước cho cách mạng. Nơi ở của Người là hang Pác Bó. Và bài thơ Tức cảnh Pác Bó cũng ra đời trong chính hoàn cảnh đó.
Bài văn 🌸 Phân Tích Tức Cảnh Pác Bó 🌸 hay nhất!
Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó Hay Nhất
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hồ Chí Minh – một vị lãnh tụ vĩ đại và cũng là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam.
Với hình ảnh của chính mình – người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến, Bác đã mang đến cho bạn đọc góc nhìn, khía cạnh vô cùng lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó Nâng Cao
“Người lãnh tụ, nhà nghệ sĩ
Của mỗi người của cả trăm quê
Trái tim lớn đập hoài không nghỉ
Những buồn vui, căm giận, say mê …”
(Giang Nam)
“Buồn vui, căm giận, say mê …” của Bác xuất phát từ lòng yêu Tổ quốc, yêu dân tộc nồng nàn. Bác hoạt động chính trị (người lãnh tụ), và làm thơ (nhà nghệ sĩ) cũng là để thể hiện lòng yêu thương cao cả ấy. Nhiều lúc cả hai công việc như hòa làm một trong con người Bác. Điều ấy đã được chứng tỏ ở những bài thơ Người sáng tác ở núi rừng Việt Bắc khi từ nước ngoài về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước mà bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một ví dụ.
Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó Lớp 8 Chọn Lọc
Bác Hồ không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác còn là một đại thi gia của dân tộc. Những tác phẩm mà người để lại cho kho tàng văn học dân tộc tuy không cầu kì, chau chuốt nhưng đều là những viên dạ minh châu không thể thay thế, là niềm tự hào của nước nhà. Một trong số những bài thơ như thế là “Tức cảnh Pác- bó” được viết vào tháng 2 năm 1941, tại hang Pác- bó(Cao Bằng), khi Người trở về Việt Nam hoạt động và làm việc sau hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó Trực Tiếp Dễ Nhất
Bác Hồ để lại trên 250 bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Bài “Tức cảnh Pác Bổ” được Bắc viết vào tháng 2 năm 1941, tại hang Pác Bó, Cao Bằng, trong những ngày đầu Bác trở về nước thành lập Mặt trận Việt Minh, dầy lên cao trào cách mạng đánh Pháp đuổi Nhật.
Mở Bài Tức Cảnh Pác Bó Gián Tiếp Thu Hút
Ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch, hay bên Pa-ri ; đối mặt trực tiếp với gián điệp và thực dân Pháp hay những ngày trở về nước hoạt động cách mạng ta đều nhận ra con người hóm hỉnh, bông đùa, lạc quan vượt lên trên tất cả những khó khăn của đời sống ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những nét tính cách được tôi luyện trong trường đấu tranh gian khổ. Và tất cả đã đi vào thơ Bác với những nét chân thực nhất. Tức cảnh Pác Bó là một trong số những bài thơ như thế!
Đọc thêm mẫu 🌸 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó 🌸 có chọn lọc!
Mở Bài Cảm Nhận Tức Cảnh Pác Bó Điểm Cao
Bác đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho dân ta ai cũng được cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành”. Chính bởi hoài bão ấy mà trong khoảng thời gian hoạt động cách mạng, cho dù gian khổ đến đâu Bác cũng vượt qua.
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” chính là một minh chứng như vậy. Tác phẩm không chỉ nói lên cuộc sống khó khăn vất vả mà còn cho người đọc cảm nhận được tinh thần lạc quan, yêu đời. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng tâm hồn Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng tin vào tương lai tươi sáng.
Mở Bài Cảm Nhận Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Học Sinh Giỏi
“Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.” Có một câu hát như thế đã đi qua biết bao những tháng năm. Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, con người “ chỉ biết quên mình cho hết thảy” không phải ngẫu nhiên được Thế giới tôn vinh là Danh nhân Văn hóa.
Người không chỉ là một nhà lãnh đạo tài ba, một nhà Văn hóa lớn, một nhà tư tưởng lớn mà còn là một Nhà văn, một thi sĩ. Trong cuốn” Nhật kí trong tù” được viết trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, nhà thi sĩ ấy đã từng bộc bạch:
“Ngâm thơ ta vốn không ham”.
Con người ấy chưa một lần nhận mình là thi sĩ. Bác chỉ khẳng định tình yêu đối với văn nghệ nói chung và văn chương nói riêng. Nhưng Người cha già dân tộc chưa một lần nhận mình là thi sĩ ấy đã để lại cho nền Văn học Việt Nam cả một gia tài quý báu. Một trong số đó, bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.
Mở Bài Cảm Nhận Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Súc Tích
Thú lâm tuyền đã từng xuất hiện trong thơ ca của các nhà nhơ xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và niềm vui thú khi được sống cùng thiên nhiên đó cũng xuất hiện trong thơ ca Hồ Chí Minh, tiêu biểu là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Mở Bài Phân Tích Tức Cảnh Pác Bó Ý Nghĩa
Hồ Chủ tịch của chúng ta không chỉ được biết đến là nhà chính trị gia, người anh hùng vĩ đại trên mặt trận, luôn anh minh, tài ba, mà còn là một nhà thơ. Trong kho tàng văn học Việt Nam thật đồ sộ, trong đó sự đóng góp của Bác cũng không nhỏ, các tác phẩm ấy được ghi nhận, là những áng văn hay để đời. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là bài ca về tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, đầy lạc quan trọng hoàn cảnh khó khăn thể hiện được phong cách sống của người chiến sĩ, thể hiện được vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh.
Mở Bài Phân Tích Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Sưu Tập
Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó – một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
Cuối cùng là văn 🌸 Thuyết Minh Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó 🌸 xem ngay!