Liên Hệ Nhân Vật Phương Định [31+ Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Hay]

Liên Hệ Nhân Vật Phương Định ❤️ 31+ Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Hay ✅ Đọc Ngay Những Bài Văn Liên Hệ Nhân Vật Phương Định Đặc Sắc.

Cách Liên Hệ Nhân Vật Phương Định Trong Tác Phẩm Những Ngôi Sao Xa Xôi

Hướng dẫn cho bạn những bước nhanh nhất để liên hệ mở rộng nhân vật Phương Định:

  • Bước 1: Mở bài
    • Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, nhân vật Phương Định.
  • Bước 2: Thân bài
    • Phân tích nhân vật Phương Định:
      • Ngoại hình: cô gái Hà Nội xinh đẹp, 2 bím tóc dày, đôi mắt đẹp.
      • Tính cách: gan dạ, dũng cảm, lòng tự trọng cao, yêu thương đồng đội.
      • Công việc: phá bom trên cao điểm.
    • Liên hệ:
      • Liên hệ nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” với nhân vật anh thanh niên.
      • Liên hệ nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” với bài thơ “Tiểu đội xe không kính”
      • Liên hệ nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” với thế hệ trẻ ngày nay.
  • Bước 3: Kết bài
    • Nhận xét chung về Phương Định.

Văn bản 🌸 Nghị Luận Về Nhân Vật Phương Định  🌸 hay nhất!

Những Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Nhân Vật Phương Định Hay Nhất

SCR.VN chia sẻ đến bạn những bài văn mẫu liên hệ mở rộng nhân vật Phương Định hay nhất, xem ngay bên dưới nhé!

Liên Hệ Bản Thân Qua Nhân Vật Phương Định Đặc Sắc

Dưới đây là bài văn mẫu liên hệ bản thân qua nhân vật Phương Định đặc sắc, xem ngay nhé!

Từ hình ảnh Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”, em có rất nhiều suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đây là thời kì ác liệt, hào hùng và đã đi vào lịch sử dân tộc với những dấu mốc chói lọi nhất. Để làm nên những chiến thắng vĩ đại đó thì không thế nào không nhắc đến sự hi sinh to lớn của thế hệ trẻ.

Thật vậy, thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước mang nhiều vẻ đẹp cao quý. Trước tiên là vẻ đẹp dũng cảm, bản lĩnh, phi thường và giàu đức hi sinh. Khi đất nước lâm nguy, nhiều thế hệ trẻ đã xung phong lên đường nhập ngũ để phục vụ kháng chiến, để bảo vệ và gìn giữ nền hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc.

Chưa dừng lại ở đó, khi đứng trước mũi súng của kẻ thù, những tưởng thế hệ thanh niên non dạ ấy sẽ sợ hãi, rụt rè, ham sống sợ chết. Nhưng không với ý chí nghị lực phi thường, các bạn trẻ đã hiên ngang, quật cường và bản lĩnh vững vàng để phá tan âm mưu của thù địch.

Hơn hết, trên đường hành quân, gian nan vất vả là thế nhưng với khí thế của tuổi trẻ hừng hực, những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong mà tiêu biểu như nhân vật Phương Định, những bước chân ấy vẫn không ngừng dừng lại, cứ tiến lên phía trước. Bởi ai ai cũng cùng chung một nhịp đập, chung một ý chí là bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ luôn luôn cống hiến thầm lặng cho đất nước mà chẳng cần ai biết đến. Đối với họ, công việc của họ chẳng đáng phải ca ngợi vì ngoài kia, còn có biết bao người đã anh dũng hi sinh.

Bên cạnh đó, sau những giờ kháng chiến vất vả, các bạn trẻ ấy còn mang trong mình một tâm hồn lãng mạn bay bổng biết bao. Có người thì đem đàn ra ca hát, có người thì chìm đắm trong những làn điệu ca dao, dân ca. Có người thì bay bổng trong những xúc cảm của tình yêu đôi lứa,… Thật vậy, khắc nghiệt thế, gian lao là thế nhưng tuổi trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước ấy vẫn hiên ngang ngẩng đầu, vẫn ung dung lạc quan vì một niềm tin chiến thắng.

Trong tình hình đất nước hiện nay, mỗi chúng ta đều mang trong mình một trọng trách cao cả mà đất nước đã giao phó. Từ đó, hãy không ngừng rèn luyện và học tập, hãy cùng nhau chung tay góp sức để nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế.

Liên Hệ Bản Thân Về Nhân Vật Phương Định Ấn Tượng

Tham khảo bài văn mẫu liên hệ bản thân về nhân vật Phương Định ấn tượng mà SCR.VN chia sẻ bên dưới nhé!

Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có biết bao nhiêu nhà văn viết về cuộc sống chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, Lê Minh Khuê cũng là một cây viết tiêu biểu về chủ đề này. Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” đã khắc họa đời sống chiến đấu đầy khắc nghiệt và gian khổ của những chiến sĩ làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn, nhân vật Phương Định nói riêng và những cô gái thanh niên xung phong trong truyện chính là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ là con đường huyết mạch, nối giữa hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam, tác giả đã lấy bối cảnh ở đây để nói về cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến.

Nhân vật Phương Định là cô gái thanh niên xung phong, sống trong năm tháng chiến tranh đã khổ nay nơi ở để chiến đấu cũng thiếu thốn và khó khăn. Sống trong hang chân cao điểm, con đường bị bom đánh lở loét, cây bên đường không còn lá chỉ còn thân cây bị tước khô cháy, nơi ở chẳng có gì hiện diện là cuộc sống.

Hơn thế, nơi đây còn là trọng điểm ném bom của địch, từng trận bom rơi liên tiếp trút xuống ác liệt và dữ dội. Sống và làm nhiệm vụ trong hoàn cảnh khốc liệt như vậy nhưng các cô gái vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Không những hoàn thành tốt công việc mà chính trong hoàn cảnh gian khổ ấy đã làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp của những người thanh niên xung phong trên chiến trường.

Các cô gái đại diện cho thế hệ trẻ, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, khi ấy họ mang trong mình biết bao ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, ước mơ và hoài bão lớn nhất của họ chính là được sống và tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giành lại độc lập và thống nhất đất nước, mang về bình yên và hòa bình cho nhân dân.

Sống và chiến đấu với mục đích cao cả như vậy nên dù còn trẻ, các cô gái thanh niên rất kiên cường và dũng cảm xông pha chiến trường, chạy trên cao điểm lúc bom nổ như đang đùa giỡn với tử thần. Công việc phá bom của họ nguy hiểm tới mức có thể mất mạng bất cứ lúc nào nhưng họ đã không còn quan trọng, họ kể về công việc của mình hết sức nhẹ nhàng và thản nhiên. Không hề tồn tại sự sợ hãi trước tiếng bom nổ, chỉ cần bom rơi xuống là lao ra phá bom, đảm bảo tuyến đường sạch bom mìn để xe đi qua.

Các cô gái dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ nguyên vẻ đáng yêu, lạc quan của tuổi trẻ, sống cận kề cái chết nhưng họ vẫn luôn vui vẻ, mơ mộng. Thế hệ trẻ trong tác phẩm còn là những con người có tình đồng chí đồng đội máu thịt, tinh thần đoàn kết cao. Các cô gái coi nhau như chị em trong nhà, thương yêu và chăm sóc cho nhau, cùng nhau sống và chiến đấu hết mình. Chiến trường có thể lấy mạng của bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào nên họ luôn tự nhắc nhở nhau phải dũng cảm, mạnh mẽ đương đầu, không được hao mòn ý chí đấu tranh.

Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung là một bức tượng đài ngời sáng về tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Thế hệ trẻ ngày nay đã được sống trong hòa bình, độc lập phải biết ơn những người đã bỏ cả thanh xuân, cuộc đời của mình bảo vệ đất nước, phải học tập và noi gương những phẩm chất cao đẹp của họ.

Mẫu 🌸 Phân Tích Nhân Vật Phương Định Trong Một Lần Phá Bom 🌸 đặc sắc!

Liên Hệ Về Nhân Vật Phương Định Ngắn Gọn

Gợi ý cho bạn bài văn mẫu liên hệ về nhân vật Phương Định ngắn gọn, xem thêm bên dưới:

Phương Định là một cô gái Hà Nội trẻ trung , xinh đẹp nhưng lại vô cùng quả cảm và mạnh mẽ , cô tham gia kháng chiến cứu nước và chọn công việc gỡ bom , lấp đường – một công việc gian khó và nguy hiểm nhưng ta chưa từng thấy ở Phương Định sự sợ hãi nào cả .

Vẻ ngoài của cô trái ngược hoàn toàn với con người bên trong , thế nhưng ở Phương Định ta vẫn bắt gặp những hình ảnh đáng yêu mang chút mộng mơ, tươi đẹp của tuổi trẻ, cô thích hát vu vơ, vẫn thích soi gương, thích ngẩn ngơ nhớ lại tuổi thơ yên bình của mình. Đó là một tâm hồn trong sáng, thánh thiện nhưng vô cùng kiên cường, bất khuất .

Liên hệ với anh thanh niên, đây là một con người có tinh thần trách nghiệm cao , luôn sống và hết lòng với công việc, anh phải sống và làm việc trong một môi trường khắc nghiệt , không ổn định về thời gian nhưng anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đã 3 năm anh không về phép chứng tỏ anh là người không chỉ có tinh thần trách nghiệm với công việc mà anh coi công việc của mình như một nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả, vì nó có ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của bà con dưới kia.

Do vậy mà ta thấy được ở anh một trái tim tràn đầy nhiệt huyết và có lương tâm. Dù sống cô đơn, thui thủi một mình nhưng ở anh ta vẫn cảm nhận được một sức sống tràn trề và có kỉ luật. Anh luôn ngăn nắp trong mọi việc, anh chăn gà, trồng hoa, điều đó cho ta thấy được một tâm hồn luôn luôn rộn ràng và vui tươi, không ảm đạm, ủ rũ. Hơn nữa anh còn là người rất hăng say với việc học, dù ở 1 mình, anh vẫn không quên trao dồi kiến thức và bằng chứng là anh là một người yêu sách .

Qua 2 nhân vật trên ta thấy được hình ảnh của thanh niên Việt Nam trong 2 thời kì là thời chiến và thời bình. Trong mọi hoàn cảnh nào , trong mọi thời điểm nào thì người thanh niên Việt Nam vẫn toát lên những giá trị tốt đẹp. Đó chính là sự dũng cảm, là sự cương quyết, là sự mãnh mẽ, luôn luôn đối đầu với hiểm nguy và gian khó. Dám hy sinh tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng dân tộc.

Thế nhưng không vì thế mà thanh niên Việt Nam đánh mất đi chính mình, họ vẫn sống với tuổi trẻ, biết yêu, vẫn sống bằng cả trái tim và bầu nhiệt huyết, không bao giờ thấy buồn tẻ. Họ luôn biết đi tìm lối đi riêng cho mình, biết đương đầu với thử thách và luôn sống với chính mình.

Liên Hệ Mở Rộng Phương Định Ý Nghĩa

Nếu vẫn chưa biết cách viết bài văn liên hệ mở rộng nhân vật Phương Định, thì xem mẫu dưới đây nhé!

Viết về người lính và chiến tranh là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ, nhà văn. Với Phạm Tiến Duật, ta được đến với sự trẻ trung, ngang tàng của các chiến sĩ Trường Sơn qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Và đến với “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ta lại không khỏi thán phục trước tinh thần dũng cảm, tình đồng đội nồng ấm, tâm hồn lạc quan trong sáng của ba nữ thanh niên xung phong mà để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là Phương Định.

Phương Định cùng Nho và Thao – những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của chị và đồng đội trong tổ chinh sát mặt đường là “đo khối lượng đất đá lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” để bảo vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Cảm nhận đầu tiên về nhân vật Phương Định là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Hằng ngày, chị thường xuyên phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát mà còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ. Điều đó cũng có nghĩa chị luôn phải đối mặt với thần chết. Mỗi ngày, chị phải phá từ 3 – 5 lần bom, nguy hiểm là vậy nhưng chị vẫn bình thản thậm chí còn thấy thú vị dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng.

Cứ mỗi lần phá bom, đất rắn, tiếng xẻng va chạm vào vỏ quả bom nghe sắc lạnh đến ghê người. Ngay cả lúc ấy, chị vừa trách vừa nhắc nhở mình “phải nhanh hơn chút nữa”, nếu không vỏ quả bom nóng lên hoặc nóng từ bên trong quả bom hay nóng do mặt trời khi đó sẽ rất nguy hiểm”. Xác định được tính chất nguy hiểm, song với tinh thần dũng cảm cùng tình yêu Tổ quốc, chị đã vượt qua tất cả. Thao tác, tư thế, thái độ bình tĩnh khi phá bom là vẻ đẹp đáng quý ở Phương Định nói riêng và những cô gái trẻ nói chung.

Có những lúc, chị cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết này mờ nhạt. Còn ý nghĩa cháy bỏng là “Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?” Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết.

Trong chị luôn thường trực tình đồng đội, đồng chí nồng ấm. Tấm lòng vị tha của chị luôn quan tâm tới đồng đội. Khi chị Nho và Thao ở trên cao điểm, phải ở nhà trực máy nhưng trong lòng Phương Định luôn lo lắng, sốt ruột, đứng ngồi không yên. Điều đó thể hiện lòng quan tâm, lo lắng của chị với đồng đội thật sâu sắc. Chị luôn trìu mến, yêu thương bạn bè, chẳng thế mà chị đã nhận xét về người đồng đội trẻ tuổi Nho, chị phát hiện ra vẻ dễ thương của Nho “nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”.

Chị còn hiểu rất rõ sở thích của bạn, của đồng đội. Chị Thao thích ghi bài hát mặc dù chị hát toàn sai nhạc, chị ghi tới ba cuốn sổ dày bài hát, chị Thao còn thích tỉa đôi lông mày nhỏ như que tăm, chị hiểu được sự cương quyết, táo bạo nhưng rất đáng gờm trong công việc của chị Thao. Tuy vậy chị Thao rất sợ máu và vắt.

Phương Định hiểu được ở Nho thích thêu thùa, trên ngực áo của Nho luôn có một bông hoa. Chị còn hiểu được tâm trạng của đồng đội như khi Nho bị thương, chị Thao thì cuống quýt lên còn Nho lại bình tĩnh, gan dạ. Phương Định băng bó, tiêm thuốc và pha sữa cho Nho. Tình cảm đồng đội, đồng chí là ngọn lửa sưởi ấm lòng, là niềm tin, là động lực, là nguồn động viên khích lệ các chị thêm vững lòng trên mặt trận đầy gian nguy này.

Ngược lại, chị Phương Định cũng rất cần sự cổ vũ, động viên của đồng đội. Chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích kệ của các anh chiến sĩ pháo binh. Chị được rất nhiều chiến sĩ cảm mến. Điều đó càng làm tình đồng đội, đồng chí trong chị thêm sâu đậm biết bao!

Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất của Phương Định với người đọc chúng ta là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của chị. Chị là cô gái Hà Nội vào chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ nhà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ. Chị hay hát, hay cười một mình, ngắm mình trong gương. Chị tự đánh giá mình là “một cô gái khá”. Chị có cái điệu đà của người Hà Nội nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.

Qua nhân vật Phương Định, ta càng hiểu thêm về những vẻ đẹp đáng quý của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Âm vang của những câu hát sau sẽ luôn vang vọng trong con người Việt Nam với lòng tự hào đầy trân trọng: “Cô gái mở đường ra đi cứu nước. Tiếng hát ai vang vọng núi rừng…..”

Nhân vật Phương Định với những phẩm chất đẹp gợi ta nhớ đến hình ảnh Anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long). Anh là chàng trai làm công tác khí tượng ở vùng cao Sa Pa; có lẽ sống đẹp “mình vì mọi người”, có ý thức trách nhiệm và tận tuỵ trong công việc, ý thức tự trau dồi tri thức và tâm hồn trong cuộc sống; có tấm lòng nhân hậu, sống cởi mở, chân thành, khiêm tốn với mọi người, hoà hợp với thiên nhiên.

Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.

Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong mọi người hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Phương Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng, sáng lấp lánh trên bầu trời Việt Nam. Các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến.

Tham khảo cách 🌸 Mở Bài Phân Tích Nhân Vật Phương Định 🌸 ngắn gọn!

Liên Hệ Thực Tế Phương Định Hay Nhất

Tham khảo bài văn mẫu liên hệ thực tế nhân vật Phương Định hay nhất cùng SCR.VN ngay nào!

Nhà văn Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê Thanh Hóa, từng là thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời chống Mỹ. Những tác phẩm chị viết về cuộc sống và chiến đấu của chính bản thân và đồng đội gây nhiều chú ý cho bạn đọc.

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm ấy. Truyện kể về ba cô gái trẻ – ba vì sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn – một tổ trinh sát mặt đường làm làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn đạn bom khốc liệt. Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính đã để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc trong lòng người đọc.

Phương Định là cô gái thanh niên xung phong của tổ trinh sát mặt đường. Công việc của chị và đồng đội là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc thật vinh quang nhưng cũng đầy hy sinh gian khổ, hiểm nguy này đã làm sáng lên những phẩm chất đáng quý của chị.

Ở Phương Định ta nhận thấy nổi lên trên hết đó là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Chị chạy lên trên cao điểm bị bom đạn cày nát, còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ – cũng có nghĩa là chúng sẽ nổ bất cứ lúc nào, cũng có nghĩa là đối mặt với thần chết.

Với tư thế bước đi đàng hoàng, thái độ bình tĩnh, thao tác thành thạo khi phá bom, có những lúc chị cũng có nghĩ đến cái chết nhưng chỉ là “mờ nhạt”. Những suy nghĩ cứ luẩn quẩn trong đầu cho dù đây không phải là lần đầu làm nhiệm vụ phá bom. Thế nhưng, chị lập tức trấn tĩnh mình, tiếp tục thao tác chính xác. Mục đích hoàn thành  nhiệm vụ luôn được Phương Định đặt lên trên hết.

Càng đọc ta càng nhìn thấy trong chị luôn thường trực một tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm, tình cảm ấy thể hiện rất rõ ở tấm lòng vị tha, luôn quan tâm đến đồng chí, đồng đội. Chị lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị luôn trìu mến yêu thương bạn bè, chăm sóc Nho tận tình khi cô bị thương.

Không chỉ yêu thương đồng đội, ngược lại, chị rất cần sự cổ vũ, động viên của đồng đội. Chị thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của các anh chị chiến sĩ pháo binh. Chị rất yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà chị gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.

Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn của nhân vật này với người đọc là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của chị. Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Chị vừa qua tuổi học sinh vô tư. Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ lại những kỉ niệm êm đềm bên cha mẹ trong căn góc nhỏ, nhớ về thành phố tuổi thơ. Chị hay hát, hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương.

Chị tự đánh giá mình là một “cô gái khá”, có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như một đài hoa loa kèn”. Sức cuốn hút mãnh liệt nằm ở đôi mắt “dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”. Cô được các anh chiến sĩ nhận xét là “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Chị có cái điệu đàng của một cô gái Hà Nội, nhưng là cái điệu đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực.

Tác giả đã khắc họa đậm nét về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đề cao vai trò của người phụ nữ. Mở rộng ra, tác giả muốn để lại cho người đọc một bức tranh về con người mà đặc biệt là những cô thanh niên xung phong gan dạ phi thường.

Họ đã tiếp nối những người phụ nữ anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm như bà Trưng, bà Triệu, Nguyễn Thị Định,… hay hình tượng phụ nữ trong văn học như chị Út Tịch, chị Sứ,… tuy công việc làm có khác nhau nhưng đều xuất phát từ lòng yêu nước và khát vọng tự do độc lập. Nhân vật Phương Định phần nào đã thể hiển chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kì chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Bằng ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vậy sinh động, tinh tế, Lê Minh Khuê đã làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú của Phương Định, cô nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Qua nhân vật Phương Định, chúng ta hiểu hơn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Đó là những anh hùng cống hiến thầm lặng cho đất nước ta.

Xem thêm 🌸 Kết Bài Phân Tích Nhân Vật Phương Định 🌸 ấn tượng!

Liên Hệ Nhân Vật Phương Định Với Anh Thanh Niên Nâng Cao

Mẫu bài văn liên hệ mở rộng nhân vật Phương Định với anh thanh niên sau đây được đánh giá hay và ấn tượng, mời bạn tham khảo!

Lê Minh Khuê là cây bút nổi bật trong nền văn học Việt Nam trước và sau 1975. Nhiều tác phẩm của bà đã phản ánh sâu sắc đời sống và chiến đấu của lớp trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.

Những ngôi sao xa xôi là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh khuê. Từ hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn, đặc biệt là nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã khái quát hóa trở thành biểu tượng của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong thời đại chống Mĩ cứu nước.

Ngoài việc miêu tả chung về cuộc sống, công việc và vẻ đẹp tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong, tác giả tập trung khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và tính cách nhân vật Phương Định.

Phương Định là một cô gái mới lớn đã gây cảm tình đầu tiên cho người đọc. Trước hết, Phương Định là một cô gái xinh đẹp, rất quan tâm đến hình thức của mình. Cô còn là một người nhạy cảm và rất dễ rung động với những đổi thay của thế giới xung quanh.

Cô tự đánh giá mình là một người con gái Hà Nội, nói một cách khiêm tốn thì cô chỉ là một cô gái khá với hai bím tóc dày, tương đối mềm và một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Biết bao chàng trai đã xiêu lòng trước vẻ đẹp ấy của cô. Điều đó luôn làm cho Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.

Phương Định là một cô gái hay mông mơ. Thích ngồi một mình rồi cứ suy nghĩ vẩn vơ. Mỗi lần có mấy anh lái xe lên thăm, khác với Nho và Thao, ra tiếp đón họ và hòa đồng vui vẻ thì cô luôn kiếm một góc nào đó rồi một mình ngồi suy ngẫm. Và tất cả điều này đã giúp cho Phương Định có cái nhìn sâu sắc hơn về hiện thực cuộc sống, làm lớn dậy những mơ ước ở tương lai, từ đó dũng cảm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù.

 Cô lại rất hồn nhiên và yêu đời. Dường như cô gái ấy vẫn còn rất trẻ con mặc dù đã bước sang độ tuổi đôi mươi. Cô rất hay hát, đặc biệt là cô có một giọng ca ấm áp, hát hay và hồn nhiên hát, hay đến mức hút hồn người nghe.

Phương Định còn khiến cho người đọc cảm thấy khâm phục trước sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh, tự tin vượt lên khó khăn nguy hiểm. Vẫn còn trẻ tuổi nhưng lại xung phong đi chiến đấu. Rời xa thành phố Hà Nội yên bình để lên một nơi ác liệt, nguy hiểm như Trường Sơn, cô luôn làm những nhiệm vụ nguy hiểm nhất, không đi học, không màng đến chuyện lập gia đình, hi sinh cả tuổi trẻ để đi chiến đấu.

Cô còn là một người có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc. Làm việc thì lúc nào cũng sẵn sàng. Trong công việc, cô luôn luôn toàn tâm toàn lực để giải quyết. Những hành động như chán nản, mệt mỏi, lơ là hay than vãn chưa từng xuất hiện trong lúc cô làm việc.

Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tình cảm với đồng chí, đồng đội, và với quê hương. Cô rất yêu thương, gắn bó với đồng đội của mình. Với đồng đội, cùng sống thân thiện và tình cảm, cùng kề vai sát cánh trong nhiệm vụ chiến đấu. Khi Nho bị thương, cô vô cùng lo lắng, nhanh chóng sơ cứu rồi chăm sóc cho em ấy. Quý trọng những chiến sĩ làm nhiệm vụ chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ.

Một cái nhìn thật đẹp, thật lãng mạn từ Lê Minh Khuê về cuộc chiến tranh, về con người trong nhiệm vụ qua nhân vật Phương Định. Chiến tranh là đau thương, mất mát nhưng vẻ đẹp của tâm hồn rất tươi xanh và sức sống của tuổi trẻ, của con người là thứ mà chiến tranh không thể nào hủy diệt được. Vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, ta lại thấy nó ngời sáng chính từ những nơi khốc liệt nhất.

Tiêu biểu cho lớp tuổi trẻ Việt Nam đứng lên xây dựng đất nước còn có nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”. Anh là một người làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ở trên đỉnh Yên Sơn-Sapa. Nhiệm vụ: đo nắng đo mưa, đo gói, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

Sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, khí hậu khắt nghiệt, làm việc với thời gian không ổn định. Là một chàng trai khiêm tốn, thật thà, có trách nhiệm và kỉ luật cao trong công việc. Sống lạc quan vui tươi yêu đời.

Để câu chuyện diễn ra tự nhiên, khi lựa chọn ngôi thứ nhất Lê Minh Khuê đã rất thành công. Đời sống tâm lí đã được khắc họa đậm nét bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc. Không khí của chiến trường ác liệt hiện lên bằng ngôn ngữ giản dị, câu văn ngắn, nhịp điệu gấp gáp.

Những gì còn đọng lại sau khi đọc xong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi có lẽ chính là vẻ đẹp cả hình thức lẫn tinh thần của nhân vật Phương Định. Một nhân vật chỉ mới độ tuổi mười tám đôi mươi, người đọc càng bất ngờ hơn khi phát hiện ra điều này. Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng, bất khuất trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Mẫu 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Phương Định 🌸 dễ nhớ!

Liên Hệ Phương Định Với Tiểu Đội Xe Không Kính Học Sinh Giỏi

Bạn có thể tham khảo bài văn mẫu liên hệ mở rộng nhân vật Phương Định với “Tiểu đội xe không kính” dành cho học sinh giỏi sau đây!

Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này.

Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ anh hùng. Họ là những “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Chiến công của họ đẹp và phi thường như huyền thoại.

Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng của văn học thời kỳ này, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong. Tiêu biểu là nhân vật Phương Định.

Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên xung phong – những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Nổi bật trong truyện là Phương Định của tổ trinh sát mặt đường.

Công việc hàng ngày của cô là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ.

Khó khăn là thế nhưng Phương Định luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cùng với các đồng đôi, Phương Định phá bằng hết những quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ giải quyết hết”.

Trong chiến đấu gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống Phương Định cũng là cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, cô rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống.

Là con gái Thủ đô, cô thường sống với kỷ niệm quê hương. Nơi ấy có một thời học sinh trong trắng, hồn nhiên, vô tư. Nơi ấy có mẹ, có căn gác nhỏ của cô… Những kỷ niệm yêu dấu ấy là liều thuốc tinh thần quý giá động viên cô, tiếp thêm sức mạnh để cô sống đẹp và chiến đấu anh dũng nơi tuyến lửa.

Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những “người đẹp nhất, thông minh nhất”. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v…

Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom” nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”.

Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.

Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong.

Cùng với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những ngôi sao xa xôi”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác ca ngợi những chiến sĩ lái xe xẻ dọc Trường Sơn.

Khai thác đề tài chiến tranh, tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt, tàn khốc nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn khốc ấy, chất thơ vẫn cứ tuôn trào !

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo “không có kính” vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường “bom giật, bom rung…” Đây là hình ảnh vừa lạ vừa chân thực. Lạ là vì trong thơ, người ta thường chọn những sự vật hoàn thiện, hoàn mỹ để miêu tả nhằm tạo thiện cảm với người cảm nhận nó. Với những chiếc xe cũng vậy! Phải sang trọng, bóng loáng chứ sao lại trần trụi, méo mó, biến dạng thế này!

Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước

Nhưng đấy là sự thật. Không phải một chiếc như thế mà tác giả nhìn thấy cả một tiểu đội xe như thế! Bởi vì thời điểm mà bài thơ ra đời có thể nói là ác liệt nhất trong thập niên 60 của thế kỷ XX.

Đường Trường Sơn – nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam – những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ lái xe. Làm chủ những phương tiện ấy, người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Chất thơ cùng với vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ đó. Nhưng có thể nói đẹp nhất là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng:

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu “chất lính”, hình ảnh thơ mộc mạc. Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian khổ. Một giọng thơ tự tin, ngang tàng. Một tiếng cười “ha ha” hồn nhiên. Tất cả đã toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe.

Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Có thể nói rằng, khai thác chất liệu nghệ thuật của đời sống chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã rất thành công trong việc khắc họa người chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, gân guốc, mộc mạc vừa lãng mạn nên thơ.

“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

“Trái tim” ở đây chính là trái tim chứa chan tình yêu Tổ quốc đã giúp người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của họ tỏa sáng cả bài thơ; đủ làm sống lại trong lòng chúng ta một thời oanh liệt của anh bộ đội cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đọc thêm 🌸 Liên Hệ Nhân Vật Mị 🌸 ý nghĩa!

Viết một bình luận