Lễ Vật Cúng Ngoài Sân ❤️ Sắm Lễ Vật, Văn Khấn, Cách Cúng ✔️ Chuẩn bị mâm cúng giao thừa, tất niên, rằm tháng 7 ngoài sân đầy đủ nhất.
Cách Cúng Ngoài Sân
Chia sẻ đến bạn những bước cúng ngoài sân đêm giao thừa ai cũng cần biết.
Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ, vào đúng thời khắc giao thừa, người lớn nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề bắt đầu hành lễ. Bao giờ cũng phải khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an, sau đó mới lễ trong nhà.
Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Lễ Vật Cúng Ngoài Sân Đầu Năm
Người xưa cúng Giao thừa có 2 lễ: Lễ cúng Giao thừa và lễ cúng Gia tiên sau Giao thừa. Cúng Giao thừa ở quê thường làmngoài trời, cúng Gia tiên thì làm trên bàn thờ trong nhà.
Thế nhưng ngày nay, bạn có thể gộp cả 2 thành 1 và cúng trên bàn thờ trong nhà đều được. Điều này nhằm để việc cúng bái trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu bạn cúng riêng được thì vẫn tốt hơn. Chuẩn bị mâm lễ cúng đầu năm gồm các thứ cúng chay và cúng mặn như cúng Tất niên. Lễ mặn có thể là con gà luộc, thường là gà trống, hay chân giò luộc, hoặc có thể cúng một mâm cỗ, thêm quần áo giày mũ cho ngài Thiên quan đương niên hành khiển và các Thần linh, Thần Long mạch, mỗi vị 1 bộ.
Tất cả đặt trên bàn ngoài trời, hoặc trên bàn thờ trong nhà. Cúng vào giờ Tý giao thừa (23- 1h) nhưng tốt nhất là nên cúng trong khoảng 23- 24h. Ba ngày tết thắp hương nến liên tục (dùng hương vòng). Cứ mỗi sáng lại một lần thay nước và thắp 1 nén hương cho mỗi bát hương. Sau ngày mồng 3 tết thì hoá vàng. Đến đây là hết lễ đầu năm mới.
Điểm qua những 🌼Văn Khấn Giao Thừa Ngoài Trời🌼 được sử dụng nhiều nhất
Lễ Vật Cúng Ngoài Trời Đêm Giao Thừa
Theo phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam thì việc chuẩn bị lễ vật cúng ngoài sân đêm giao thừa được tổ chức để đón các vị Thiên binh (gồm 12 vị Hành khiển). Khi đi thị sát dưới hạ giới, vì rất vội nên các vị Thiên binh không kịp vào tận bên trong nhà được.
Do đó bàn cúng của các gia đình thường được đặt ở ngoài cửa chính. Mỗi năm sẽ có một vị Hành khiển cai quản hạ giới, sau 12 năm thì họ sẽ luân phiên trở lại. Khi hết một năm, vị Hành khiển cũ cai quản Hạ giới sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới cai quản hạ giới trong năm mới.
Hướng dẫn cách thực hiện 🔰Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Sân🔰 chuẩn nhất
Lễ Vật Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Gồm Những Gì
Mời bạn tìm hiểu những lễ vật chay và mặn cúng giao thừa ngoài sân.
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời đồ chay
- Hoa
- Tiền vàng mã
- Đèn/nến
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- Hương (3 – 5 nén)
- 1 chén rượu
- 1 chén nước
- Nước ngọt/bia đóng lon
- Mũ giấy cánh chuồn
- Sớ cúng quan Hành khiển
- 1 đĩa xôi
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời đồ mặn
- 1 con gà trống luộc
- 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc)
- 1 khoanh giò lụa
- 1 đĩa hoa quả
- Vàng mã
- Trầu, cau
- Đèn/nến
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 1 chén rượu
- 1 chén nước
- 1 mũ cánh chuồn
- 1 lọ hoa tươi
- 3 – 5 nén hương
Bật mí nội dung 🌿Bài Cúng Đầu Năm Ngoài Sân🌿 đúng phong tục người Việt
Lễ Vật Cúng Giao Thừa Ngoài Sân
Bên cạnh việc cúng Giao thừa vào lúc nào thì việc cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì cũng là điều mà rất nhiều người chưa biết.
Thông thường, để tiến hành cúng Giao thừa ngoài trời, mâm cúng sẽ bao gồm các lễ vật: Hương, đèn/nến, trà, rượu, hoa quả, bánh kẹo, cỗ chay hoặc cỗ mặn, tùy điều kiện của từng gia đình mà sắm sửa. Tuy nhiên, vẫn có những món đồ đã trở thành truyền thống, hầu như gia đình cũng sử dụng như cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc. Mâm cúng Giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng Giao thừa trong nhà nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.
Khám phá nội dung 🔮Bài Cúng Ngoài Sân🔮 trong các dịp lễ cổ truyền
Lễ Vật Cúng Ngoài Trời Rằm Tháng 7
Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để cúng.
Mâm lễ vật cúng chúng sinh ngoài sân thường bao gồm các lễ vật như sau:
- Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
- Hoa quả (5 loại 5 màu).
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
- 12 cục đường thẻ.
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
- Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
- 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.
Giới thiệu đến bạn 📍Bài Cúng Các Bác Ngoài Sân📍 và các bước thực hiện
Lễ Vật Cúng Tất Niên Ngoài Trời
Lễ vật cúng tất niên ngoài sân thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 Tết, sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu xôm tụ về đông vui.
Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị. Song thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Tiết lộ nội dung các 🍁Bài Cúng Tất Niên Ngoài Trời🍁 chi tiết nhất
Văn Khấn Cúng Ngoài Sân
Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật cúng ngoài sân, gia chủ cần soạn thêm bài văn khấn với nội dung rõ ràng, đầy đủ để dâng lên Thần linh.
Bài Văn Khấn Ngoài Trời Hàng Tháng
Nội dung bài văn khấn ngoài trời khi cúng hàng tháng.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.
Tín chủ con là …………………………….Tuổi………………….
Ngụ tại………………………………………………………………
Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………(Âm lịch
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ.
Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bài Cúng Tất Niên Ngoài Trời
Lễ cúng Tất niên thường được chia làm 2 phần là lễ cúng tất niên ngoài trời và lễ cúng tất niên trong nhà. Dưới đây là bài văn khấn cúng tất niên ngoài trời:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ……….
Tín chủ chúng con là: …………………………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Văn Khấn Ngoài Trời Rằm Tháng 7
Văn khấn rằm tháng 7 cúng chúng sinh ngoài trời theo cuốn Tập tục và nghi lễ dâng hương – Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Trụ trì chùa Quán Sứ hiệu đính:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
Đức Địa tạng vương Bồ Tát
Đức Mục Kiền Liên Tôn giả
Kính lạy:
Ngài bản cảnh Thành hoàng
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa
Ngài bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
Hôm nay là ngày Rằm tháng 7 năm……………….
Tín chủ con là………………………………………………..
Ngụ tại……………………………………………………………
Thành tâm kính xin: nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh. Phù hộ cho tín chủ và toàn gia người người khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.
Cẩn cáo!
Lễ vật cúng ngoài sân cần chuẩn bị tươm tất, sạch sẽ và đủ các món cơ bản. Đừng quên chia sẻ bài viết để mọi người tham khảo và thực hiện đúng với phong tục của người Việt Nam bạn nhé.