27+ Mẫu Kể Về Anh Hùng Lê Lợi Hay Nhất. Mời Bạn Tham Khảo Những Bài Văn Mẫu Chi Tiết Nhất Được SCR.VN Chọn Lọc Sau Đây.
Dàn Ý Kể Về Anh Hùng Lê Lợi
Sau đây là Dàn Ý Kể Về Anh Hùng Lê Lợi hay nhất mà SCR.VN muốn chia sẻ đến các bạn.
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu vấn đề: Hình tượng vị chủ tướng Lê Lợi
2. Thân bài
– Hoàn cảnh: Hình tượng vị chủ tướng Lê Lợi xuất hiện trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – giai đoạn mà kẻ thù đương mạnh, “thiếu kẻ đỡ đần”, “hiếm người bàn bạc”.
=> Hoàn cảnh khó khăn, thử thách bản lĩnh, ý chí của người anh hùng Lê Lợi.
– Trong hoàn cảnh ấy, Lê Lợi hiện lên với sự thống nhất của một con người bình thường và lãnh tụ khởi nghĩa:
+ Một con người bình thường với nguồn gốc xuất thân “Chốn hoang dã nương mình”.
+ Một lãnh tụ khởi nghĩa với tình yêu nước, căm thù giặc sâu sắc: Ngẫm thù lớn há đội trời chung – Căm giặc nước thề không cùng sống”; một người anh hùng có lí tưởng, hoài bão lớn: “Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn hướng về phía đông”, có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng (“Đau lòng nhức óc”, “quên ăn vì giận”, “Những trằn trọc trong cơn mộng mị – Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”). Qua sự tái hiện hình tượng Lê Lợi – con người bình thường và người anh hùng, tác giả đã phần nào nói lên tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Khi khắc họa hình tượng Lê Lợi, tác giả có sử dụng điển “nếm mật nằm gai” nói về Việt Vương Câu Tiễn. Nhưng người anh hùng đất Lam Sơn hoàn toàn khác người phục thù núi Cố Kê. Lê Lợi là anh hùng kiểu Trần Quốc Tuấn. Chính cảm hứng về truyền thống, dân tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc họa thành công hình tượng người anh hùng Lê Lợi.
– Với hoài bão và nhiệt huyết yêu nước, mặc dù “Vừa khi cờ nghĩa dấy lên – Chính lúc quân thù đang mạnh”, Lê Lợi cùng nghĩa quân phải vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ: thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương, nhưng nhờ “tấm lòng cứu nước”, nhờ “gắng chí khắc phục gian nan” và nhất là nhờ “manh lệ chi đồ tứ tập”, nhờ “phụ tử chi binh nhất tâm”, cuộc khởi nghĩa đã vượt qua những khó khăn buổi đầu để đi đến tổng phản công giành thắng lợi.
– Cảm hứng về lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cảm hứng mang đậm sắc thái trữ tình. Sắc thái trữ tình rất phù hợp với bút pháp khắc họa hình tượng tâm trạng. Sắc thái trữ tình đã tạo nên trong đoạn văn nội dung hồi tưởng với những âm hưởng vừa hào hùng, vừa bi thiết.
3. Kết bài:
Khẳng định hình tượng người anh hùng Lê Lợi là hình tượng đẹp, tiêu biểu cho vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam.
Cập Nhật Cho Bạn 8 Mẫu ❤️️ Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Hồ Chí Minh ❤️️ Hay Nhất
Kể Về Anh Hùng Lê Lợi Ngắn Gọn – Mẫu 1
Kể Về Anh Hùng Lê Lợi Ngắn Gọn mà ấn tượng nhất được chúng tôi cập nhật sau đây.
Lê Lợi chính là vị anh hùng dân tộc mà em vô cùng ngưỡng mộ. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nhà vua sinh năm 1385. Khi vua hai mươi mốt tuổi, giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta. Trước những cai trị độc ác của kẻ thù, Lê Lợi nuôi chí lớn đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.
Lê Lợi đã tập hợp quân lính để thực hiện điều đó. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhanh chóng diễn ra. Sau chục năm chiến đấu gian khổ, vị tướng Lê Lợi và toàn quân đã thắng lợi, dẹp tan giặc Minh.
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Vị vua thành lập ra nhà Hậu Lê đã đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Lê Lợi quả thực là một anh hùng dân tộc ta.
Kể Về Anh Hùng Lê Lợi Hay Nhất – Mẫu 2
Kể Về Anh Hùng Lê Lợi Hay Nhất và đặc sắc nhất dưới đây, các bạn cùng đón đọc nhé.
Theo truyền thuyết kể lại vua Lê Lợi được thần Long Quân sai rùa vàng trao kiếm dẹp giặc Minh. Lê Lợi là vị vua đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nhà vua sinh năm 1385. Khi vua hai mươi mốt tuổi, giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta. Trước những cai trị độc ác, tàn bạo của kẻ thù, Lê Lợi nuôi chí lớn đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Lê Lợi đã tập hợp quân lính để thực hiện điều đó.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhanh chóng diễn ra. Sau chục năm chiến đấu gian khổ, vị tướng Lê Lợi và toàn quân đã thắng lợi, dẹp tan giặc Minh.
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Vị vua thành lập ra nhà Hậu Lê đã đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Lê Lợi quả thực là một anh hùng dân tộc ta.
Chia Sẻ Bạn 6 Mẫu Bài Văn 🌸 Kể Về Anh Hùng Võ Thị Sáu 🌸 Hay Và Ấn Tượng Nhất
Kể Về Anh Hùng Lê Lợi Chi Tiết – Mẫu 3
Kể Về Anh Hùng Lê Lợi Chi Tiết mang đến nhiều cảm xúc cho các bạn đọc.
Lê Lợi Sinh (Lê Thái Tổ) sinh năm 10 tháng 9, 1385 – 5 tháng 10, 1433. Quê quán: Xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428 sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước.
Cuộc đời và sự nghiệp của Ông:
– Lê Lợi – Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ Khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập ra nhà Hậu Lê.
– Lê Lợi xuất thân là hào trưởng, có uy tín và ảnh hưởng lớn trong vùng. Quân Minh nhiều lần dụ ra làm quan, nhưng đều từ chối.
– Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín mở lễ hội thề Lũng Nhai.
– Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, được nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Dưới sự lãnh đạo và tài cầm quân của Lê Lợi, nghĩa quân ngày càng phát triển lớn mạnh, trở thành đội quân tinh nhuệ có tổ chức, kỷ luật nghiêm gắn bó với dân.
– Trong 10 năm chiến đấu, Lê Lợi đã chỉ huy đánh hàng trăm trận, giải phóng đất nước. Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418 -1427).
– Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Quan, đến năm 1430, đổi là Đông Kinh, lập lại quan hệ bình thường với nhà Minh, ban hành chính sách “ngụ binh ư nông”, tổ chức việc học tập, thi cử tuyển lựa nhân tài cho đất nước. Sau đó Nguyễn Trãi viết bia Vĩnh Lăng (Lam Sơn, Thanh Hoá) ghi lại công lao, sự nghiệp vĩ đại của Lê Lợi.
Kể Về Anh Hùng Lê Lợi Nâng Cao – Mẫu 4
Kể Về Anh Hùng Lê Lợi Nâng Cao hay nhất được nhiều bạn đọc quan tâm.
Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình “đời đời làm quân trưởng một phương”. Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt.
Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.
Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham…
Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng.
Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới. Không có Lê Lợi, không có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn.
Nhưng Lê Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà ông còn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc.
Nhìn vào lực lượng nghĩa binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật không có ở các cuộc khởi nghĩa khác chống Minh trước đó.
Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô toàn quốc.
Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh nghiệm lịch sử quý giá.
Xem thêm văn 🌹 Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Mà Em Biết 🌹 23+ Bài Văn Mẫu Hay
Kể Chuyện Về Lê Lợi – Mẫu 5
Kể Chuyện Về Lê Lợi đầy đủ và chi tiết nhất giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm kiến thức.
Lê Lợi là một trong những anh hùng lớn của dân tộc. Không chỉ ở công đánh đuổi giặc Minh xâm lược nước ta mà con mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân dân. Bởi triều Lê là một trong những triều đai hưng thịnh mà đỉnh cao là vua Lê Thánh Tông một vị vua đựơc rất nhiều sách sử ca ngợi.
Lê Lợi là một vị anh hùng yêu nước thương dân: theo tác phẩm “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, thì cuộc khởi nghĩa của lê lợi bước đầu gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng ca tấm lòng yêu nước của mình, Lê Lợi đã vượt lên tất cả và đã giành thắng lợi.
Lê Lợi là người có đường lối ngoại giao đúng đắn: Thắng Lợi của cuộc khởi nghĩa mà ông lãnh đạo một phần rất lớn là nhờ chiến lược ngoại giao. Lê Lợi xứng đáng với danh hiệu mà người sau ca ngợi – một vị anh hùng lớn của dân tôc Việt Nam.
Mẫu Chuyện Kể Về Lê Lợi – Mẫu 6
Mẫu Chuyện Kể Về Lê Lợi đặc sắc nhất mà chúng tôi đã chọn lọc dưới đây.
Ngày xưa, vào thời Việt Nam bị lệ thuộc Trung Hoa dưới thời nhà Minh, có một người làng Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá, tên là Lê Lợi. Ông là một thổ hào trên đất Mường, gia đình giàu có, ruộng vườn cò bay thẳng cánh. Lê Lợi khi lớn lên, gặp lúc nước nhà đang bị Tàu đô hộ, nên đã nuôi chí lớn khôi phục giang sơn Việt Nam.
Quân nhà Minh nghe tiếng bậc hào kiệt, muốn dụ Lê Lợi ra làm quan, Lê Lợi nói: “Đại trượng phu phải giúp nước lúc gặp nạn, lập nên công lớn, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại bo bo chịu làm đày tớ cho người ngoài ư?”.
Trong cuộc kháng chiến chống Tàu, có một lần Lê Lợi thua trận ở Côi Huyện, binh sĩ tan rã, một mình ông tìm đường trốn. Giặc Tàu đuổi theo. Lê Lợi cùng đường, phải nhảy xuống ruộng. May thay, gặp một ông lão đang cấy mạ, Lê Lợi bèn cởi quân phục dấu xuống bùn, giả vờ cầm mạ, cấy mạ như một nông dân.
Chốc lát sau, giặc Tàu kéo đến tìm. Thấy có 2 người làm ruộng, bèn hỏi thăm: Có thấy ai chạy qua đây không?. Ông lão chỉ tay về phiá trước mặt, nói: “Lão vừa thấy có một vị tướng chay về phía kia kìa!”. Quân giặc tưởng thật, kéo cả đi mất. Lê Lợi thoát hiểm.
Một lần khác, nghĩa quân Lê Lợi lại bị quân giặc Tàu đuổi gấp. Ông phải núp mình ở cánh đồng giáp Mường. Giặc xua chó săn tìm kiếm, bao vây chỗ bụi cây nơi Lê Lợi nấp. Bị quân giặc cầm giáo đâm vào trúng đùi, ông phải lấy áo lau sạch vết máu. Ngay lúc đó, bỗng có con cáo nhảy ra, khiến đàn chó sồng sộc đuổi theo. Nhờ đó, mà Lê Lợi thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc. Cánh đồng mà Lê Lợi nấp, dân chúng gọi tên là Cánh Đồng Chó, ngày nay nằm ở tả ngạn sông Chu, gần Bái Thượng, Bắc Việt.
Một lần khác, Lê Lợi và nghĩa quân Việt Nam bị giặc Tàu bao vây ở núi Chí Linh. Lê Lai liều mình khoác áo ngự bào giả làm Lê Lợi, cưỡi ngựa ra trận để cho quân giặc tưởng đấy là Bình Định Vương Lê Lợi, xúm lại đánh bắt. Nhờ vậy, Lê Lợi lại một phen nữa thoát hiểm.
Lê Lợi và nghĩa quân Việt Nam gian khổ kháng chiến suốt 10 năm trời. Lúc đầu gian nan, sau có nhiều người tài giúp đỡ, như Nguyễn Trãi. Dân chúng khắp nơi đã dốc lòng hưởng ứng, nên dần dà chiếm lại được nước Việt, đánh đuổi giặc Tầu ra khỏi bờ cõi. Sau đó, Lê Lợi lên ngôi, tức vua Lê Thái Tổ. Ông đặt tên nước là Đại Việt, lúc bấy giờ là vào thế kỷ 15.
Đón đọc 🍀 Kể Về Một Anh Hùng Chống Ngoại Xâm Mà Em Biết 🍀 34+ Mẫu Ngắn Gọn