Tham khảo mẫu dàn ý chung tả con vật lớp 4 dưới đây để nắm được phương pháp và định hướng làm bài cụ thể hơn.
1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về con vật mà em yêu thích (em định tả con vật nào?)
2.Thân bài:
a. Tả hình dáng con vật
Tả hình dáng, kích thước của con vật (ví dụ: con trâu to khỏe lực lưỡng)
Tả các đặc điểm về màu da, màu lông, đặc điểm lông (ví dụ: con trâu lông cứng, thưa và ngắn)
Tả các bộ phận phần đầu: mắt, miệng, mũi, tai, mào, sừng (Ví dụ: con trâu có đôi sừng to cong vút sắc nhọn)
Tả các đặc điểm phần thân và đuôi: thân hình, đôi chân, đuôi (ví dụ: con trâu có hai đôi chân to chắc nịch như hai cái cột)
b. Tả hoạt động của vật
Tả con vật khi đang làm việc, kiếm ăn, nghỉ ngơi hoặc vui chơi (ví dụ: con trâu đang kéo cày)
Tả các đặc điểm của con vật khi đang làm việc (ví dụ: con trâu bước từng bước nặng nề, đôi chân choãi về phía sau gồng mình lên để kéo lưỡi cày)
Tả con vật khi đang vui chơi (ví dụ: con chó đang chạy nhảy nô đùa khắp sân, miệng thở hồng hộc)
Tả con vật khi đang đi kiếm ăn (ví dụ: con gà trống đang dùng hai bàn chân bới đất để bắt giun dế)
Tả con vật khi nghỉ ngơi (ví dụ: con lợn ăn no xong nằm ngửa bụng lên, lưỡi vắt sang một bên miệng, nghe rõ tiếng ngáy khì khì)
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về con vật mà em yêu thích
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Bài Văn Tả Động Vật 🌟 15 Bài Văn Tả Các Loài Vật Hay Nhất
Dàn Ý Tả Con Vật Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc dàn ý tả con vật hay nhất dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết của bản thân.
I) Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả
Đó là con vật gì? Nó có tên không?
Nó được nuôi (hoặc sinh sống) ở đâu?
II) Thân bài
a. Giới thiệu các thông tin khái quát và ngắn gọn về con vật đó:
Con vật thuộc giống loài gì? (Ví dụ: nếu là chó thì có các giống như chó mực, chó huski, chó Phú Quốc, chó đốm, chó corgi, chó alaska…)
Con vật hiện bao nhiêu tuổi? Có kích thước cơ thể như thế nào?
Chiều cao, dài, cân nặng của con vật?
Đặc điểm nổi bật nhất trên cơ thể con vật khiến nó nổi bật so với con vật khác? (có hoặc không)
b. Miêu tả ngoại hình con vật: Miêu tả theo trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ trước ra sau…)
Miêu tả bộ lông/ bộ vảy/ lớp da bên ngoài của con vật: màu sắc, cảm giác khi chạm vào, tác dụng đối với cơ thể, cách vệ sinh/ chăm sóc…
Miêu tả phần đầu con vật: hình dáng, kích thước, các bộ phận ở đầu (mắt, tai, mũi, răng, miệng…), nêu chức năng hoặc khả năng đặc biệt nổi bật của các bộ phận đó
Miêu tả phần chân/ cánh/ vây… của con vật: hình dáng, kích thước, khả năng giúp cơ thể di chuyển…
Miêu tả phần đuôi (nếu có): hình dáng, kích thước, thường dùng để làm gì…
c. Miêu tả hoạt động của con vật:
Hằng ngày, con vật thường làm gì khi chỉ có một mình? Khi có em hoặc người khác chơi cùng?
Con vật đó thích ăn gì, thích trò chơi gì nhất? Em có thường chơi trò chơi đó và cho nó ăn không?
Con vật đó giúp em và mọi người được những việc gì? (về cả tinh thần và hoạt động hằng ngày)
Theo em, con vật đó có cảm xúc và suy nghĩ riêng không? (biểu hiện cụ thể qua một vài hành động)
III) Kết bài: Tình cảm của em dành cho con vật, và những mong muốn tốt đẹp dành cho con vật đó.
Mẫu dàn ý tả con vật lớp 4 ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn ngắn gọn và cơ bản nhất.
1.Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em yêu thích.
2.Thân bài:
a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật
-Tả khái quát:
Hình dáng, kích thước
Đặc điểm lông, màu lông
-Tả chi tiết từng bộ phận của con vật như: mắt, mũi, miệng, tai, chân, đuôi,…
b. Tả tập tính, thói quen, hoạt động của con vật
Tập tính của con vật (Ví dụ: Con chó sủa lên khi nhà có khách)
Thói quen thường thấy ở con vật (Ví dụ: Con chó ăn xong thường tự giác đi vào chuồng)
Hoạt động hàng ngày của con vật (Ví dụ: Con chó thức đêm trông nhà)
3.Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em đối với con vật đó.
Dàn Ý Tả Con Vật Ngắn Nhất – Mẫu 4
Tham khảo dàn ý tả con vật ngắn nhất dưới đây để ôn tập nhanh và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra trên lớp.
1.Mở bài: Giới thiệu về con vật em mà em yêu thích
Con vật gì?
Em thấy con vật đó ở đâu?
2.Thân bài
-Tả hình dáng của con vật:
Kích thước: To, nhỏ,…
Đặc điểm chi tiết: Màu lông, đầu, tai, mắt, đuôi,…
-Tả những hoạt động, thói quen sinh hoạt của con vật:
Tả những thói quen của con vật: Mừng rỡ khi chủ về, kiếm ăn vào buổi sáng,…
Tả những hoạt động của con vật: Trông nhà, bắt chuột, kéo xe,…
Sự tương tác giữa con người và con vật: Cùng nhau vui đùa, làm việc,…
3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về con vật.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý Chi Tiết Tả Con Vật – Mẫu 5
Với dàn ý chi tiết tả con vật dưới đây, các em học sinh sẽ có được cho mình những gợi ý làm bài đầy đủ nhất.
1.Mở bài:
Sở thú là nơi nuôi rất đa dạng và phong phú về các con vật. Từ con hổ hùng dũng, oai vệ đến con thỏ hiền lành đáng yêu đều được chăm sóc và huấn luyện để cho khách thăm quan đến sở thú chiêm ngưỡng và chụp ảnh.
Tôi ấn tượng nhất với những chú voi- loài động vật to lớn nhưng lại thân thiện và hiền lành.
2.Thân bài:
a. Miêu tả khái quát:
Khác với voi sống trong môi trường hoang dã tự nhiên, voi trong vườn bách thú yên tĩnh và hiền lành hơn.
Chúng sống riêng ở một khu rộng lớn, giữa muôn vàn cây cối xanh mát và được chăm sóc cẩn thận.
b. Miêu tả chi tiết:
-Tả hình dáng của con voi:
Con voi có thân hình to lớn, da của chúng màu xám đục và có vẻ rất sần sùi.
Trên cái đầu to tròn là đôi tai tròn dẹt như hai cái cánh quạt. Thỉnh thoảng, chúng lại ve vẩy đôi tai ấy để đuổi những con côn trùng nhỏ rất đáng yêu.
Vòi của nó khá dài, như một chiếc ống bơm sần sùi và có khấc. Chiếc ống bơm ấy rất linh hoạt, giúp chúng lấy cỏ cây ở xung quanh hoặc trên cao làm thức ăn và hút nước mỗi khi thấy khát.
Bốn cái chân của chúng to, chắc khỏe, vững chãi như những chiếc cột nhà, chống đỡ thân hình to lớn và chiếc bụng tròn căng như chiếc trống.
Đuôi của nó hơi dài, thuôn nhỏ lại chứ không to như vòi nhưng dường như lại linh hoạt hơn.
Điểm nổi bật nhất của con voi chính là cặp ngà. Cặp ngà của chúng màu trắng đục, cong cong và hơi nhọn. Không giống như voi ở rừng núi, những chú voi này có cặp ngà ngắn hơn và nhỏ hơn.
-Tả tập tính của con voi:
Voi ăn rất khỏe. Có lẽ voi phải ăn thật nhiều mới có thể cung cấp đủ cho cơ thể khổng lồ của chúng.
Voi thích đi xuống hồ nước đầm mình, dùng vòi hút nước phun lên như đài phun nước.
-Cảm nghĩ của em về chú voi:
Tôi thấy rất thích thú khi được đứng từ xa nhìn ngắm voi ăn lá cây, uống nước và nghỉ ngơi dưới bóng mát.
Tôi hi vọng rằng mọi người đều yêu quý chăm sóc và bảo vệ chúng để chúng mãi mãi được tồn tại trong tự nhiên
Tôi cũng mong rằng, một ngày không xa sẽ được trở lại đây, để một lần nữa được chiêm ngưỡng những loài vật trong thế giới thiên nhiên.
3.Kết bài:
Em rất yêu quý chú voi bởi sự thân thiện và đáng yêu của chú.
Voi không chỉ là người bạn mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho những người lao động. Vì vậy, chúng ta nên yêu thương và bảo vệ voi.
Tham khảo dàn bài tả con vật nâng cao dưới đây để nắm vững phương pháp làm bài và luyện tập trau dồi kỹ năng viết văn.
1. Mở bài: Giới thiệu con bò mà em muốn miêu tả.
Chú bò ấy thuộc giống bò gì? Là chú bò đực hay cái?
Năm nay chú bò ấy đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó được nuôi từ nhỏ đến lớn hay mua về từ người khác?
2. Thân bài
a. Miêu tả chú bò:
Chú cao khoảng bao nhiêu? Nặng bao nhiêu kg? (nếu không rõ, có thể so sánh với chiều cao của người nếu đứng cạnh, và cân nặng của các đồ vật khác)
Lớp da của chú bò có màu sắc gì? Có đặc điểm gì khác với các con vật nuôi khác?
Đầu của chú có hình gì? Cái mũi, đôi tai, đôi mắt có màu sắc và hình dáng ra sao? Điều gì ở đầu của chú bò giúp ta phân biệt chú với trâu?
Bốn cái chân của chú bò có cao không? Phần móng của chú có hình dáng vào màu sắc gì? Khi di chuyển, tiếng guốc bò va chạm trên đường tạo ra âm thanh gì?
Cái đuôi của chú bò dài khoảng bao nhiêu? Kích thước và màu sắc của cái đuôi? Phần chóp đuôi có gì đặc biệt? Chú bò thường vẫy đuôi khi nào? Để làm gì?
b. Hoạt động của chú bò:
Chú bò thức lúc nào vào buổi sáng? Chú sẽ làm gì trong cả ngày? Cùng với ai?
Thức ăn của chú bò là gì? Chú có ăn nhiều không? Số thức ăn đó có được là do mua về hay đi hái, cắt ở đâu?
Chú bò được mọi người quan tâm như thế nào? (tắm rửa, dân đi ăn cỏ non, đeo cho chiếc chuông bằng đồng ở cổ…)
3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú bò.
Em và mọi người có yêu thương chú bò không? Có xem nó như một người bạn không?
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý tả con vật em gặp trên đường để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng khi làm bài.
1.Mở bài: Tình huống mà em gặp chú chó trên đường.
Ví dụ: Nhà em ở gần trường cấp 1 nên mỗi lần đi học em đều đi bộ, chạy ù cái là đến lớp. Hôm nay trên đường đi học về em bỗng gặp một con chó nhỏ trông rất xinh xắn bị lạc ở gần cổng nhà.
2.Thân bài:
a. Tả bao quát về chú chó:
Em không biết nó là giống chó gì nhưng ngay từ lần gặp đầu tiên ấy em đã có thiện cảm, ấn tượng với nó.
Chú chó con lông màu vàng nhạt pha chút nâu đồng óng mượt.
Nó không hề sợ em mà nhanh chóng làm quen ngay.
Đôi chân thoăn thoắt chạy lại gần, cái miệng đòi ăn đã cất tiếng sủa gâu gâu.
b. Tả chi tiết hình dáng của chủ chó:
Mắt nó có màu xanh đậm rất đặc biệt khác với những con chó khác bởi cái nhìn thân thiện mà ngộ nghĩnh. Đ
ôi tai nó vểnh lên như đang nghe ngóng điều gì. Em ngồi vuốt ve nó một chút, sờ vào bộ lông mềm mượt ấy chỉ muốn ôm chú chó con.
Cái đầu nó cứ dụi dụi vào tay em như đứa trẻ con thèm bú sữa mẹ. Có lẽ nó đã đói, mệt và lạnh khi một chiều đông lang thang trên đường.
Đôi bàn chân trước của chú chó nhỏ nhắn cứ huơ hươ đòi bắt tay một cách vui vẻ.
Em có để ý ở chân trái phía sau thấy ở đó có một chiếc gai đâm vào thịt chó con, có lẽ nó đã rất đau khi có một chút máu chảy ra.
c. Diễn biến cuộc gặp gỡ của em và chú chó:
Em cố đợi xem chủ nhân có đến tìm nó không, được một lúc sau có bác gái chạy đến ôm trầm lấy chó con như tìm thấy báu vật, nụ cười nở trên môi với lời cảm ơn cho bác xin lại.
Em vui vẻ trả chú chó con về với chủ, đôi mắt nó cứ nhìn em lưu luyến, trìu mến.
3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em
Con chó đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc, nó làm cho em yêu loài chó hơn
Em mong muốn được nuôi một chú chó ngoan, đáng yêu như chú chó này
Đón đọc mẫu dàn ý tả con vật trong sở thú lớp 4 dưới đây để có thêm cho mình những gợi ý làm bài phong phú hơn.
1.Mở bài: Giới thiệu loại động vật hoang dã mà em thích – con hươu cao cổ.
Trong kì thi vừa rồi em được điểm cao nên bố mẹ đã thưởng cho em một chuyến đi chơi thăm vườn bách thú.
Sau khi được ngắm nghía rất nhiều loài vật lạ, em được đến trước chuồng của một chú hươu cao cổ. Lần đầu tiên nhìn thấy loài vật này trong lòng em đã cảm thấy vô cùng thích thú.
2.Thân bài: Miêu tả con hươu cao cổ trong vườn thú.
a. Miêu tả hình dáng:
Thân hươu cao to, bốn chân dài nhưng không dài bằng cái cổ của chú.
Cái cổ dài, đặc biệt giúp chú ăn được thức ăn trên những cành cây cao hay vươn hẳn ra ngoài để làm quen với các bạn nhỏ.
Cả thân hình khoác lên một bộ lông màu vàng xen lẫn những đốm nâu, nhưng chân thì không có những đốm ấy.
Đầu chú nhỏ, bên trên có hai cái tai bé bé xinh xinh.
Miệng thì nhỏ so với thân hình nhưng lưỡi chú lại rất dài.
Cặp mắt đen đen to như hai quả chanh, luôn nhìn mọi người thật hiền lành.
Cái đuôi hươu đen, dài đến khuỷu chân.
b. Miêu tả hành động:
Chú hươu lúc đứng vươn cao với cái cổ dài kiêu hãnh, lúc thì cúi xuống dụi dụi đầu vào vai người tham quan, hay há miệng nhận đồ ăn của các em nhỏ.
Tuy có dáng hình to lớn nhưng chú lại rất hiền lành, thân thiện với mọi người.
Bên cạnh chuồng người quản lý đã cố tình trồng một cây xanh rất cao to để làm thức ăn cho hươu, bởi tuy thân hình to lớn nhưng hươu lại rất hiền và chỉ là động vật ăn cỏ.
Nhìn chú hươu ăn trông đến là hay. Chú đưa miệng vào gần những khóm lá xanh gần nhất rồi há miệng ra ngoạm lấy, ngẩng cổ lên để cố dựt những chiếc lá đưa vào miệng rồi điềm tĩnh nhai như vừa ăn vừa thưởng thức những món ăn yêu thích của mình.
3.Kết bài: Nêu tình cảm và suy nghĩ của em.
Em sẽ nhớ mãi hình ảnh chú hươu trong buổi đi tham quan hôm nay, bởi em yêu vẻ đẹp hiền hòa của nó.
Loài vật cũng biết yêu thương và có tình cảm giống như con người. Vậy những hành động săn bắn thú hoang liệu có phải đã đến lúc nên dừng lại việc săn bắn thú hoang trái phép hay không?
Cân nặng? (nếu không rõ cân nặng cụ thể thì có thể so sánh với các đồ vật quen thuộc khác như quả mít lớn, chiếc ghế gỗ…)
Chiều cao? (từ đầu đến đuôi, hoặc từ chân lên đỉnh đầu, hoặc khi chú chó dùng hai chân trước để đứng lên…)
-Miêu tả chi tiết chú chó:
Bộ lông (ngắn hay dài, khi sờ vào có cảm giác gì, màu sắc của bộ lông…)
Chân (to khỏe, ngắn hay dài, có lông dày như ở phần thân không, móng vuốt dài hay ngắn, có được cắt tỉa thường xuyên, lớp lót dưới chân có màu gì, tác dụng ra sao…)
Bụng (to mềm, phần lông ở bụng có màu gì và độ dài có gì khác so với phần lông ở lưng, em có được chạm vào bộ phận này của chú chó không, vì sao…)
Đuôi (dài hay ngắn, thẳng hay cong, màu sắc và độ dài của phần lông ở đuôi, chiếc đuôi giúp chú chó biểu đạt những cảm xúc suy nghĩ gì…)
Đầu (to hay nhỏ, đôi mắt, cái tai, hàm răng, cái lưỡi có màu sắc, đặc điểm như thế nào…)
-Hoạt động của chú chó:
Công việc (trông nhà, báo hiệu có người đến nhà, bảo vệ đàn gà khỏi các con vật như chồn bắt trộm…)
Nghỉ ngơi (nằm ngủ ở bất kì đâu, thích nằm góc khuất, chỗ râm mát…)
Vui chơi (thích chạy nhảy, đuổi bắt, món đồ chơi thích nhất là quả bóng tròn màu cam…)